Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cam Vinh / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cam Vinh

Chọn cây giống ghép, đảm bảo tiêu chuẩn trồng và đúng giống, qui cách 60-80 cm, cây xanh tốt, không vàng lá, sâu bệnh

Thời vụ trồng: – Miền Bắc: Vụ Xuân tháng 2, 3, 4. Vụ Thu trồng trong tháng 8 – 10. Đặt bầu cây thẳng đứng và cao hơn mặt đất ở giữa hố đã đào, nén chặt đất và tưới nước giữ ẩm. Trồng xen cây họ đậu khi cây cam còn nhỏ.

2. Làm đất, đào hố, bón phân: Trước khi trồng, cày cuốc sâu 20 – 30 cm, bừa nhỏ và phẳng, nhặt hết cỏ. Đào hố rộng 60cm – 80cm, sâu 60cm. Lượng phân bón cho 1 hố như sau: Phân hữu cơ 30 – 50kg, super lân 250 – 300kg, kali 200 – 250gr + 1kg vôi bột trộn đều với lớp đất mặt. Việc đào hố, bón lót phải chuẩn bị xong trước khi trồng 1 tháng.

Tuỳ theo giống, đất đai, khí hậu, địa hình để xác định khoảng cách trồng có thể 5m x 4m, 4m x 4m, 3m x 4m. Mật độ tương ứng các khoảng cách này là 500 cây/ha, 620 cây/ha và 830 cây/ha.3. Mật độ, khoảng cách trồng:

– Làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ dại cho vườn cam, quýt.4. Chăm sóc vườn cam, quýt: – Bón phân: Lượng phân bón tính theo tuổi và tuỳ tình hình sinh trưởng của cây theo 2 thời kỳ: cam, quýt chưa có quả (từ 1 đến 3 năm tuổi) và cam quýt đã có quả (từ 4 năm tuổi trở đi).

– Thời vụ bón cho vườn cam đang có quả: Bón làm 4 đợt trong năm: + Đợt 1: Bón vào tháng 9 – 11, 100% lượng phân hữu cơ, lân, vôi. + Đợt 2 (bón đón hoa, thúc cành Xuân): từ ngày 15/1 – 15/2 bón 40% lượng đạm urê + 30% lượng kali. + Đợt 3 (bón thúc quả, chống rụng quả): Tháng 5 bón 30% lượng đạm urê + 40% lượng kali. + Đợt 4 (bón thúc cành Thu và tăng khối lượng quả) Tháng 7 – 8, bón 30% lượng đạm + 30% lượng kali. Nếu có điều kiện, sau khi cam đậu quả 10 – 15 ngày phun phân bón qua lá phức hữu cơ Pomior 4 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần. – Phương pháp bón phân: – Bón lót: Đào rãnh quanh tán lá sâu 20 – 30cm, rộng 30 – 40cm, cho phân hữu cơ, lân, vôi xuống lấp đất lại, ủ rơm rạ. – Bón thúc: Xới nhẹ đất theo tán cây sau đó rắc phân, rồi tưới nước cho cây để phân ngấm vào đất.

a. Sâu vẽ bùa: Phá hại quanh năm nhất là từ tháng 4 đến tháng 10. – Phòng trừ: Phun cho các đợt lộc của cây từ 1 – 2 lần bằng 1 trong các loại thuốc sau đây: Sumisizin pha đồng độ 0,1%, Decis pha nồng độ 0,1%, Sherpa pha nồng độ 0,1% Padan pha nồng độ 0,1 – 0,2%, Nicotex, Supracide nồng độ 0,1-0,2%. b. Nhện đỏ: Hoạt động quanh năm, nhiều nhất là mùa Đông và mùa Xuân phá hoại cành lá non và quả.5. Phòng trừ sâu bệnh cho cam, quýt: – Phòng trừ: Dùng 1 trong các loại thuốc sau đây để phun: lưu huỳnh vôi (Vụ Hè Thu: 0,2-0,30 Bô mê, Vụ Xuân: 0,5 – 10 Bômê), Kentan pha nồng độ 0,1%, Danitol – S 50EC pha nồng độ 1%, Monocrotophos 56% pha nồng độ 0,1 – 0,2%, Methamidsphos 600 dạng nước nồng độ pha 0,2%. c. Sâu đục cành: Sâu bắt đầu phá từ tháng 5 và tháng 6. Trên 1 cây có thể có hàng chục con sâu đục cành, nếu 2 – 3 năm liền bị hại thì cây sẽ mau chết. – Phòng trừ: Dùng vợt để bắt khi chúng bắt đầu vũ hoá, dùng rơm, rạ, Ofatox pha nồng độ 0,1% quất chặt thâ cây và cành to, khi xén tóc chiu ra gặp thuốc sẽ chết. + Trừ sâu non: Dùng ống tiêm bơm thuốc Ofatox hoặc SumisiZin pha nồng độ 1/200 hoặc 1/100, Monito nồng độ 0,2% vào đường hầm của sâu non rồi dùng đất sét bịt kín lỗ lại. d. Rầy chổng cánh: Đây là môi giới truyền bệnh vàng lá cam, một bệnh nguy hiểm trong sản xuất cam, quýt hiện nay. – Phòng trừ: Dùng 1 trong các loại thuốc Bassa 50EC (pha nồng độ 0,2%) Applaud – Mipcin pha nồng độ (0,2%), Shrezol pha nồng độ 0,2% phun cho các đợt lộc của cây, mỗi đợt lộc 2 lần (lần đầu khi cây phát lộc, lần 2 khi lộc ra rộ). e. Ruồi đục quả: Dùng bẫy bả để diệt là chủ yếu. Pha Methyl. Euzennol loãng cùng với Nales 5% bôi vào mặt cắt quả cam, quýt đổ bôi lên cây dẫn dụ và diệt ruồi đực, ngoài ra có thể phun Dipterex 0,05%. f. Bệnh loét: Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Citri hại lá, cành, quả, gai, lá bị loét nặng sẽ mau rụng, quả bị bệnh có thể rụng nhưng phần lớn các quả bị bệnh dễ thối. – phòng trừ: + Làm vệ sinh vườn ươm, vườn sản xuất cam, cắt bỏ cành bị bệnh đem đốt. + Diệt sâu vẽ bùa trong các tháng mùa hè để tránh vi khuẩn xâm nhiễm theo vết đục của sâu non. + Phun 1 trong các loại thuốc: Booc-đô nồng độ 1%, Zineb nồng độ 0,5 – 1%, Casuran nồng độ 1%.

Chúc bà con thành công!

Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC TRANG TRẠI VIETGRAP

Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

HOTLINE – 0432161283/ 0942760699

Website chính: http://viencaygiongtrunguong.com/

CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU

Quy Trình Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cam Vinh

Cam Vinh là đặc sản nổi tiếng của xứ Nghệ với vị ngọt thanh , mát dịu. Hiện nay cam Vinh không chỉ được trồng chủ yếu ở một vùng mà còn được nhân giống rộng rãi khắp các vùng miền của tổ quốc. Để đạt được chất lượng cao trong nuôi trồng không chỉ nhờ vào sự ưu đãi của thiên nhiên mà phần lớn là do kỹ thuật nuôi trồng và chăm sóc của người nông dân, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một vài phương pháp kỹ thuật chăm sóc cam Vinh.

* Bón lót:

– Phân chuồng hoai mục: 20-30 kg/hố

– Super lân: 0,5-0,7 kg/hố

– Vôi bột: 0,3-0,5 kg/hố

Mật độ khoảng cách Tuỳ theo từng vùng đất xấu tốt mà bố trí mật độ khác nhau: Khoảng cách trung bình (5 x 6 m), mật độ 333 cây/ha. Có điều kiện thâm canh cao trồng dày khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 800 – 1.000 cây/ha.

* Chăm sóc sau khi trồng Tưới nước:

Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới.

Bón phân:

Thời kỳ cây còn nhỏ 1-3 tuổi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: Tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11.

– Phân hữu cơ hoai mục: 5-20 kg

– Đạm Urê: 0,1-0,2 kg/cây

– Super lân: 0,2-0,5 kg/cây

– Kali: 0,1-0,2 kg/cây

Cách bón:

Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước.

cây có quả, sau mỗi lần thu hoạch cần đốn tỉa bỏ cành nhỏ, cành trong tán, cành sâu bệnh… và tiến hành thường xuyên tạo thuận lợi cho việc hình thành quả.

Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp phun: Sherpa 25 EC; Trebon 2,5 EC; Pegasus 500 EC; Actara 25 WG; Danitol 10 EC…

Bệnh loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả cần phun: Rhidomil MZ 73 WP; Score 250 EC; thuốc gốc đồng…

Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng: Trộn tỷ lệ 1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc và hố.

Cam Vinh khi thu hoạch có thể để vỏ xanh hoặc gần chín tới có màu vàng nhạt, vỏ mỏng, múi mọng nước có vị thơm chua ngọt đặc trưng.

Chúc mọi người thành công và có một vụ mùa bội thu!

Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao

Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại: 0912 850 282

Dinh Dưỡng Và Chăm Sóc Cho Cây Cam Vinh

Cam vinh là giống cây được đặt theo một địa danh của Nghệ An, đây là một giống cam ngon và rất được ưa chuộng ở nước ta.Đây là loại cây ăn quả lâu năm, cây cao trung bình từ 3,5 đến 5,5m, nó thường cao và có tán lá rộng xanh hơn các loại cam khác.

Cam vinh thích nghi tốt với nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Quả cam vinh có vị ngọt thanh, thơm mát, tròn đều, khi chín vỏ có màu vàng chanh pha với màu xanh. Hiện nay cam vinh được nhân giống và trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh nước ta cho năng suất và giá trị kinh tế cao.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây

Đào hố trồng cây

Mật độ: Mật độ trồng nên trồng 4 x 5 m.

Đào hố: Kích thước 0,8 x 0,8 x 0,8m hoặc 1 x 1 x 1m, khi đào hố cần lưu ý để lớp đất mặt về một phía, lớp đất phía dưới về một phía. Sau khi đào hố xong, hố được phơi khô ít nhất là 1 tháng, dùng 1kg vôi bột rắc xung quanh hố. Ở các vùng đất cứng, thoát nước kém hố đào sâu có thể trở thành vũng nước mưa, gây nghẹt rễ, cần có biện pháp thoát nước.

Bón lót: Mỗi hố bón từ 50- 80kg phân chuồng hoai mục + 1kg P2O5 + 5 – 10 kg xỉ than trộn với lớp đất phía dưới cho vào hố, lớp đất mặt + 100g urê + 100g K 2O5. Trồng xong nên phủ gốc để chống thoát hơi nước và cỏ dại, phủ cách gốc 10cm.

Làm cỏ: Cỏ xung quanh gốc cần được nhổ sạch. Cắt cỏ để giữ ẩm, chống xói mòn đất và là nơi cư trú của côn trùng có ích trong vườn cam.

Tỉa cành tạo tán: Sau khi trồng cây đã ổn định tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển thành 3-4 cành cấp I theo 4 hướng, từ mỗi cành cấp I lại để 3-4 cành cấp II… Các cành vượt cũng thường xuyên cắt tỉa (chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo). Cành mang quả nhiều cũng cần tỉa quả để quả phát triển đồng đều.

Tưới nước: Sau khi trồng nên tưới nước 2-3 lần để tạo điều kiện cho rễ phát triển. Những nơi có hệ thống tưới cần chú ý tưới cho cây ở thời kỳ phát lộc hoặc sau các đợt bón phân.

Bón phân: Bón phân nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây bao gồm nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), các nguyên tố vi lượng (Bo, Cu, Zn, Mn, Mg…) để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao. Hàng năm cần bón bổ sun g 30- 40kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ/cây kết hợp với bón phân hoá học.

Phòng trừ sâu, bệnh hại

Sâu vẽ bùa: Sâu phá hoại mạnh nhất là từ tháng 2 – tháng 10. Phun thuốc Trebon hoặc Sherpa pha với nồng độ 1/1000 – 1,5/1000 phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúc lá non dài1-2 cm).

Sâu đục thân, đục cành: Quét vôi vào gốc cây để diệt trứng, Bơm các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% vào các vết đục, sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.

Nhện đỏ: Dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2% (10- 20 ml thuốc/10l nước), thuốc Methamidophos 600 dạng nước pha nồng độ 1- 2% hoặc dùng Kentan pha nồng độ 1- 2/1000 phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị phá hại phải phun liên tục 5- 7 ngày/lần.

Công dụng của quả

Quả cam vinh giàu chất dinh dưỡng ,chứa nhiều vitamin C,A giúp chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư, chống suy nhược cơ thể, vỏ cam có thể lấy tinh dầu, cây cho giá trị kinh tế cao giúp cải thiện đời sống cho người nông dân và có tiềm năng xuất khẩu.

Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao

Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại: 0912 850 282

Cam Vinh: Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc

Các loại quả thuộc họ nhà cam đều có giá trị dinh dưỡng rất lớn và giá trị kinh tế rất cao. Trong đó, cam Vinh là loại quả chứa hàm lượng chất xơ, vitamin C, thiain, folate, các chất oxy hóa dồi dào và được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Và cũng chỉ có duy nhất vùng đất Nghệ An mới nuôi lớn được chúng, cho ra những quả cam chất lượng như vậy.

Giống Cam Vinh

Như tên gọi của nó, cam Vinh chính là những quả cam được trồng từ mãnh đất Nghệ An – nơi có thành phố Vinh sầm uất. Từ những năm 80 – 90 của thế kỉ XX cam Vinh không những đã có sản lượng cam lớn cung cấp cho thị trường trong nước, mà đã xuất khẩu sáng các nước Đông Âu, Liên Xô,…với sản lượng lên đến hàng nghìn tấn mỗi năm.

Hương vị và đặc trưng của cam Vinh không một nơi nào khác có được, bởi chỉ từ khí đậu, đất đai,…xứ Nghệ mới tạo nên được hương vị, màu sắc, dáng hình mang tính đặc trưng của loại cam này.

Cam sành: Những điều cần biết

Kỹ thuật trồng cam Vinh

Cam Vinh từ lâu đã được trồng và sản xuất rất nhiều ở xứ Nghệ. Tuy nhiên, những rủi ra trong quá trình trồng cam vẫn thường xảy ra đối với bà con. Cam là là một loại cây khá khó chiều. Đặc biệt, để trồng cây đạt hiệu quả và năng suất kinh tế cao, khi trồng cây cần phải thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật trồng và chăn sóc cây đúng phương pháp. Đồng thời cũng để giảm đến tối đã các rủi ro có thể xảy ra, bà con cần lưu ý các vấn đề sau:

1. Mùa vụ

Nghệ An là một tỉnh của miền Trung tuy nhiên lại có đặc điểm khí hậu tương đối giống với các tỉnh miền Bắc, mát mẻ quanh năm nên hầu như lúc nào cũng có thể trồng được cây. Tuy nhiên tốt nhất vẫn nên trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa. Tức là khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 hằng năm. Đặc biệt cấn tránh những tháng mùa hè nóng bức như tháng 6, 7 sẽ làm cây chậm phát triển, không bám được vào đất lại tốn nhiều công sức để tưới tiêu.

2. Làm đất

Thông thường, trong kĩ thuật trồng cam Vinh, khâu làm đất chính là khâu chiếm của bà con nhiều thời gian, công sức nhất. Bởi vì trong giai đoạn này, bà con vừa phải làm cỏ, đào đất để trồng.

Đầu tiên, bà con phải làm sạch cỏ trong vườn. Để làm cỏ cũng như đào đất bà con nên thuê thêm nhân công để đẩy nhanh tiến độ, kịp thời vụ. Đồng thời, không nên phun thuốc diệt cỏ bởi chúng vừa làm ảnh hưởng đến đất trồng, vừa tốn thời gian chờ cỏ chết. Sau khi cỏ chết vẫn phải làm đất.

Các hố trồng cây sẽ được đào cách nhau 4x5m hoặc 5x6m tùy theo diện tích lớn, nhỏ của khu vườn. Hố được đào có tỉ lệ sâu x dài x rộng là 0.6m x 0.6m x 0.6m, 0.4m x 0.4m x 0.4m hoặc 1m x1m x1m. Đặc biệt, khi đào bà con cần chú ý để lớp đất trên mặt về một phía, lớp đất dưới về một phía để khi lấp đất xuống lại không ảnh hưởng đến sự phát triển của bề mặt đất.

Sau khi đào hố xong, phơi khô hố ít nhất 1 tháng, sau đó dùng 1kg vôi bột rắc xung quanh hố. Một thời gian sau mới bắt đầu bón lót.

3. Bón lót

Đất trồng cam Vinh hay bất cứ loại cây họ cam nào bao giờ cũng phải chứa nhiều mùn cho nên cần phải bón lót để cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất. Thông thường, mỗi hố bà con bón:

+ 20 – 30 kg phân chuồng hoai mục (có thể là phân trâu, phân bò hoặc phân lợn đều được).

+ 5 – 10 kg xỉ than trộn với lớp đất phía dưới cho vào hố.

4. Trồng cây cam Vinh giống

Cây giống cam Vinh bà con có thể lấy ở các trại giống trên địa bàn tỉnh, giá chỉ từ 13.000 đến 15.000 đồng. Ngoài ra bà con cũng có thể tự nhân giống bằng cách chiết cành,…

Bà con đặt cây giống xuống hố, lấp đất lại. Sau đó lấy rơm hoặc lá chuối khô phủ quanh gốc cây để chống thoát hơi nước và cỏ dại, phủ cách gốc 10cm.

5. Chăm sóc cam Vinh

* Làm cỏ, tưới nước

Trồng cam Vinh có hiệu quả cần chăm sóc rất chu đáo và tỉ mỉ. Sau khi trồng cây, mỗi ngày nên tưới nước ít nhất 2-3 lần tạo điều kiện cho rễ cây cam Vinh phát triển. Đồng thời phải nhổ sạch cỏ xung quanh gốc. Phần đường lô phía ngoài chỉ nên cắt cỏ để vừa chống xói mòn đất vừa là nơi cư trú của côn trùng có ích trong vườn cam.

* Cắt tỉa cành

Khi cây đã phát triển ổn định hơn, cần tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển…. Các cành vượt cũng phải thường xuyên cắt tỉa. Khi tỉa bà con cần chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo.

* Bón phân

Bón phân thường xuyên nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Hàng năm cần bón bổ sung 30 – 40kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ cây kết hợp với bón phân hoá học.

Khi bón phân, bà con có thể đào rảnh sâu 20-25cm xung quanh gốc, bón phân xuống rồi lấp lại.

6. Thu hoạch và bảo quản

Bên cạnh các yếu tố về phòng trừ sâu bệnh hại cho cây, thì khâu t hu hoạch và bảo quản cũng là một quy trình đặc biệt quan trọng và không thể xem nhẹ nhằm đảm bảo năng xuất và chất lượng cho quả cam Vinh.

Bà con cần chú ý thu hoạch kịp thời để không ảnh hưởng tới phẩm chất quả. Khi quả có 1/3 – 1/2 vỏ quả chuyển màu là thu hoạch được. Khi thu hái nên duùng kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường.