Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cam Canh / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Cây Và Chăm Sóc Cam Canh

Hiện nay trên địa bàn huyện Lục Ngạn có nhiều diện tích trồng Cam Canh bởi đây là loại quả phổ biến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để Cam Canh cho năng suất cao cần áp dụng đúng các bước kỹ thuật trồng cơ bản và khoa học nhất.

Việc cắt tỉa cành thường xuyên cũng là cách tạo cho cây có độ sinh trưởng mạnh hơn. 

Chọn giống

Trồng cây Cam Canh nếu muốn đạt năng suất cao trước hết chọn cây giống phải khỏe, mập không mang mầm mống bệnh, có bộ rễ khỏe, cây giống có chiều cao trung bình từ 40-60cm. Trồng Cam Canh thích hợp nhất là vào vụ Xuân từ tháng 2-4 và vụ Thu là từ tháng 8 cho đến tháng 10.

Kỹ thuật trồng Cam Canh

Khi đem cây giống trồng xuống đất cần phải đào hố trước 15-30 ngày. Sau đó cần chuẩn bị đất trộn đều với một lượng phân sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây. Tùy theo từng vùng đất xấu tốt mà bố trí mật độ khác nhau nhưng khoảng cách trung bình là từ 3 đến 5m/cây, mật độ 333 cây/ha.

Kỹ thuật chăm sóc

Ngay từ khi mới trồng Cam Canh cần phải thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây. Thời gian cây ra hoa, đậu quả và nuôi quả, nếu thiếu nước quả sẽ đậu ít và bị rụng nhiều. Thừa nước cây dễ bị bệnh thối rễ cũng gây hiện tượng vàng lá, chết cây.

Trường hợp trời nắng hạn tưới 1 lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tùy điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới nước cho phù hợp. Chăm sóc cây Cam Canh cũng cần phải thường xuyên bón phân nhất là từ khi chúng còn nhỏ. Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm từ tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11 để giúp cây luôn đủ chất dinh dưỡng để ra quả.

Trồng Cam Canh bệnh hại ít tuy nhiên cũng cần phải để ý tới bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp hoặc bệnh đốm lá. Nếu trường hợp thấy cây có những hiện tượng trên cần phải dùng thuốc bảo vệ thực vật phun. Sử dụng thuốc theo nồng độ ghi ở nhãn thuốc hoặc theo sự hướng dẫn của dược sĩ.

Tỉa cành, tạo tán

Việc cắt tỉa cành thường xuyên cũng là cách tạo cho cây có độ sinh trưởng mạnh hơn. Do đó hãy tiến hành cắt tỉa thường xuyên, cân đối. Cụ thể cần cắt bỏ các cành vượt, cành mọc ra từ gốc ghép, cành sâu bệnh, dập gãy. Việc tỉa cành tạo tán bắt đầu từ khi cây cao 0,5 – 0,6m tạo khung thân hợp lý ban đầu vững chắc, cành được phân bố dạng ngôi sao trên thân cây để không che khuất ánh sáng lẫn nhau. Những cành già cỗi sau một thời gian cho quả cũng cần chặt bỏ nuôi những cành non mới cho quả trong những năm tiếp theo.

Thu hoạch Cam Canh

Khi quả già, vỏ quả hơi vàng màu đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại sau đó đem bảo quản./.

Cam Canh Và Kỹ Thuật Trồng Cây Cam Canh Cho Quả Ngọt

Chọn chậu trồng cam canh

Trước tiên, bạn cần phải chọn được cho mình một loại chậu phù hợp với cây của mình. Chậu phải có độ rộng vừa phải, không quá rộng, quá hẹp. Bạn nên mua chậu lớn hơn khoảng 25% so với chùm rễ của cây định trồng. Chậu đất nung chính là loại chậu tối ưu nhất để sử dụng bởi chúng có khả năng thoát hơi nước cao hơn chậu nhựa giúp cây không bị úng nước.

Việc dùng hạt cam canh để trồng cũng được nhưng sẽ lâu có quả ăn. Do đó, hãy mua cây bán sẵn ở các chợ hoặc những nơi bán cây cam canh cảnh.

Trong quá trình sử dụng, nên thay chậu khoảng 2 năm một lần, phù hợp với kích thước đang phát triển của cây. Thông thường mỗi lần chúng ta thay chậu nên thì lựa chọn những chậu lớn hơn chậu cũ và nên tiến hành thay chậu vào mùa đông là tốt nhất.

Chọn đất trồng cam canh

Đất có chất lượng tốt cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm hàng đầu khi trồng cam canh. Cây cam canh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất thịt tơi xốp và nhiều mùn và có thể bón lót thêm phân hóa học Monoammonium phosphate. Đất không quá chua, không quá mặn.

Chăm sóc cây cam canh

Việc chăm sóc cây cam canh không thể bỏ qua việc bón phân cho cây khoảng 1 tháng một lần vào mùa phát triển. Cây cam canh nếu được bón phân đều đặn, vừa đủ định lượng sẽ cho quả to mọng, đẹp hơn so với cây cam canh không được chăm bón.

Ngoài quá trình bón phân lót ban đầu thì khi cam canh bắt đầu ra hoa bà con nên bón thêm phân kali bột đỏ, Monopotassium phosphate cho cam canh nhanh đậu quả.

Tưới nước cho cây cam canh khi mới trồng cần chú ý tới lượng nước để tránh tình trạng ngập úng thối ủng cây. Nếu đất trồng quá khô, muối có thể xuất hiện và gây hại cho rễ cây. Do vậy, cần phải giữ cho đất trồng luôn đảm bảo được độ ẩm hợp lý nhất.

Cuối cùng, cây cam canh vừa dùng dể lấy quả ăn lại vừa dùng làm đẹp cho căn nhà. Do vậy, bạn nên chăm sóc tỉa cành lá thường xuyên, tạo kiểu dáng cho cây theo cá tính riêng của mình và đừng quên bổ sung Borax 10 phan tu nuoc đúng định lượng để cây kịp thời ra hoa, quả đúng mùa cho chất lượng tốt nhất.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cam Đường Canh Ra Quả Sai

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam đường canh ra quả sai

Cam đường canh là giống cây ăn quả có năng suất cao trong nông nghiệp Việt Nam , có khả năng thích nghi rộng, trồng được trên núi cao, vùng đồng bằng và ven biển thoát nước. Tính chống chịu với sâu bệnh hại khá tốt.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam đường canh ra quả sai

Cam đường canh là loại cây ăn quả có khả năng sinh trưởng khoẻ, ít gai hoặc không có gai, cây phân cành mạnh, cành nhỏ, có dạng hình lá to hoặc lá nhỏ, nhưng hình thái giống nhau: mép lá gợn sóng dài, đuôi lá nhọn và dài, gần như không có eo lá.

Quả cam đường canh có hình cầu hơi dẹp, vỏ mỏng, nhẵn, ít túi dầu tinh, khi chín có màu đỏ gấc; giống chín sớm có màu vàng đa số chín vào trước tết Nguyên đán 1 tháng.

Cây giống phải khoẻ, mập không mang mầm mống bệnh, có bộ rễ khoẻ, đường kính thân cây cách vị trí ghép 3cm lớn hơn 0,5cm, chiều cao trên 30cm đối với cây ghép, với cây chiết đường kính thân lớn hơn 0,8-1cm.

Cam thường được trồng vào đầu (tháng 2) hoặc cuối mùa mưa (tháng 9) là thích hợp nhất.

Hướng dẫn làm đất: Đất trồng cam phải cao ráo, có hệ thống thoát nước tốt để tránh ngập lụt hàng năm. Ở vùng đồng bằng, vùng trũng phải đào mương, lên luống. Trung du và miền núi nên chủ động nguồn nước để tưới khi cây bị khô hạn.

Đào hố: Hố trồng có kích thước 60x60x50cm. Bón lót 50kg phân chuồng hoai mục + 1kg lân + 1kg vôi bột cho mỗi hố, trộn kỹ với đất trước khi trồng 30 ngày.

Khoảng cách và cách trồng: (3 x 1,5) (luống cách luống 3m, cây cách cây 1,5m). Đặt bầu cây ngang mặt đất, chính giữa hố, vun đất nhẹ lên mặt bầu và nén chặt xung quanh để cây đứng vững. Trồng xong tưới đủ nước để cây nhanh bén rễ. Nếu trời nắng nóng phải che cho cây. Nơi có gió mạnh phải buộc cây vào cọc nhỏ cắm chính giữa hố để cây không bị gió lay.

Bà con lưu ý: Theo chuyên gia tư vấn kỹ thuật trồng trọt , khi cây còn nhỏ, chưa giao tán, nên trồng quanh cây đậu đỗ để tận dụng đất, hạn chế cỏ dại và dùng làm phân cải tạo đất.

Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây nhất là từ khi mới trồng đến khi cây 3 tuổi. Thời gian cây ra hoa, đậu quả và nuôi quả, nếu thiếu nước quả sẽ đậu ít và bị rụng nhiều. Thừa nước cây dễ bị bệnh thối rễ cũng gây hiện tượng vàng lá, chết cây.

Cắt bỏ các cành vượt, cành mọc ra từ gốc ghép, cành sâu bệnh, dập gãy. Nuôi dưỡng những cành cần thiết để tán cây đều đặn, cân đối.

Việc tỉa cành tạo tán bắt đầu từ khi cây cao 0,5- 0,6m tạo khung thân hợp lý ban đầu vững chắc, cành được phân bố dạng ngôi sao trên thân cây để không che khuất ánh sáng lẫn nhau. Những cành già cỗi sau một thời gian cho quả cũng cần chặt bỏ nuôi những cành non mới cho quả trong những năm tiếp theo.

Trồng cây chắn gió có tác dụng làm giảm sự bốc hơi nước, giảm sự cọ sát của các quả với cành và làm chậm sự di chuyển của các loại côn trùng, nhất là rệp và rầy chổng cánh.

Hàng cây chắn gió được trồng chủ yếu ngăn được các hướng gió chính, cách hàng cây cam đầu tiên ít nhất 5m để tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Cây chắn gió có thể trồng bằng keo tai tượng, keo lá tràm, keo dậu,….

Sau một tháng cây hồi phục dùng nước phân lợn hoặc nước giải đã ủ pha loãng 10 lần với nước lã hoặc nước phân đạm 1%, 15-20 ngày tưới 1 lần.

Bón phân thời kỳ thiết kế cơ bản (sau trồng 1-3 năm). Lượng phân bón cho 1 cây: 10kg phân chuồng + 100g ure + 300g supelân + 100g kali

Cách bón: tháng 9, tháng 11 bón 100% hữu cơ + 100% lân; từ ngày 15/1 đến 15/3: 40% urê + 40% kali (nhằm thúc cành xuân); tháng 5 bón: 30% urê + 30% kali; tháng 7-8 bón: 30% urê + 30% kali (bón cành thu)

Bón phân thời kỳ kinh doanh (Từ năm thứ 3 trở đi): với cây vào kinh doanh từ tháng 11 hạn chế tưới nước và dùng thuổng hay mai xẻ xung quanh gốc, cách gốc 25-30cm. Chặt đứt rễ xung quanh, phơi gốc 10-15 ngày cho cây cằn, lá vàng hơi héo sau đó bón cho 1 cây từ: 10-40kg phân chuồng hoai mục + 0,5-1 kg supe lân, bón quanh tán lấp kín phân.

Chú ý: Khi xén rễ phải dùng dụng cụ sắc, không làm xơ, dập rễ, lay động gốc ảnh hưởng đến cây, sau đó tưới giữ ẩm cho cây. Khi cây ra hoa kết quả tránh tác động vào gốc, ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu hoa, quả.

Đông Trần ( Nguồn: Mạng thông tin KH – CN Bắc Giang)

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cam Đường Canh Cho Năng Suất Cao

Tin tức Ngày: 23-10-2020 bởi: Trung Quỳnh

– Vụ xuân: Tháng 2 đến tháng 4

– vụ thu: Tháng 8 đến tháng 10

Tùy theo những phương pháp nhân giống và điều kiện của từng vùng đất, mọi người có thể trồng theo các mật độ sau đây:

– Với phương pháp chiết: Mật độ trồng sẽ là 625 cây/ha, cây cách cây 4m và hàng cách hàng 5m

– Với phương pháp ghép: Mật độ trồng sẽ từ 500 cây/ha, cây cách cây 4m và tạo hàng cách hàng 5m.

-Kích thước hố đào sẽ là 60 x 60 x 50 cm

-Đối với nơi đất xấu: Kích thước hố đào 80 x 80 x 60 cm

-Đối với cây trồng ven bờ kênh, bờ ao sẽ có kích thước hố đào 80 x 80 x 70 cm.

Trong quá trình chăm sóc cây cam đường, người dân có thể sử dụng bên phân bón hữu cơ và sử dụng men vi sinh trồng trọt. Như vậy sẽ tạo được năng suất và hiệu quả cao hơn.

Mọi người có thể phân bón lót theo lượng trước khi trồng như sau:

-Phân chuồng hoai mục là 20-30kg/hố

Để tưới nước cho cây cam đường hợp lý, mọi người sẽ cần tưới nước hai lần một ngày sau khi đã trồng trong tháng đầu. Mỗi ngày cần tưới vào thời điểm sáng sớm và chiều mát với nước và số lần phù hợp với thời tiết trong ngày. Sau khi cây đã bén rễ và chồi xanh, mọi người chỉ còn túi nước bổ sung để dưỡng ẩm thường xuyên.

-Trộn đều vi sinh với vật liệu ủ. Sau đó, mọi người hãy ủ từ 28-35 ngày với liều lượng 10l vi sinh ủ 500-700kg vật liệu ủ.

– Dùng 1 lít vi sinh EM thứ cấp pha với 100l nước phun trức tiếp lên cây trồng..

Chế Phẩm Thông Minh là công ty chuyên về môi trường nông nghiệp và cung cấp các sản phẩm về men vi sinh cho nông nghiệp. Chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm về men vi sinh hải sản và men vi sinh EM dung dịch gốc,…

Với chất lượng sản phẩm tốt, quý khách có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. cây trồng và vật nuôi sẽ cho một năng suất hiệu quả nhất.

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP HOÀNG MAI

Địa chỉ: Phường Quỳnh Phương, Thị xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ An

Email: bienquynhqp@gmail.com

Website: chúng tôi