Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bầu / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Dó Bầu

Trồng và chăm sóc Dó Bầu đúng tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ giúp cây phát triển tốt, nhanh chóng tạo ra Trầm Hương.

Cây Dó Bầu là loài cây gỗ có khả năng hình thành một sản phẩm đặc biệt được gọi là Trầm Hương. Cây Dó Bầu thuộc loại cây mọc nhanh, là cây nhiệt đới thường xanh. Cây chịu bóng, nhất là trong 2 năm đầu sống thích hợp trong rừng hỗn giao.

Thời vụ trồng

Thường trồng cây từ tháng 6-8, nên chọn những ngày có mưa nhỏ liên tục, thời tiết râm mát, ẩm để trồng là tốt nhất.

Đào hố trồng Kích thước hố: 40x40x30cm. Khi đào hố phải để lớp đất mặt sang 1 bên. Bón phân lót cho hố bao gồm: 5 kg phân chuồng hoai, 100 g phân NPK cho một hố. Công việc bón phân lấp hố phải tiến hành trước khi trồng 15-20 ngày.

Mật độ cây trồng Tuỳ loại đất có thể chọn các loại mật độ sau: 625 cây/ha với cự ly 4×4 m; 800 cây/ha với cự ly 2,5×5 m; 1160 cây/ha với 3×3 m. Nếu trồng xen trong vườn Cà Phê, Điều, Nhãn, Tiêu… mật độ từ 250 -500 cây.

Kỹ thuật trồng

Khi vận chuyển hoặc xé vỏ bầu để trồng tránh làm vỡ bầu hoặc làm xây sát cây con. Dùng cuốc nhỏ moi một lỗ vừa với bầu đất, đặt cây ngay ngắn thân thẳng rồi lấp đất đều và chèn chặt, sau dó vun đất quanh gốc cao hơn lớp đất mặt 4-5 cm.Chăm sóc cây Sau khi trồng 15 ngày, tiến hành kiểm tra. Những cây chết phải trồng dặm thay thế bằng cây con có mức tăng trưởng tương ứng để cây phát triển đồng đều. Dẫy cỏ quanh gốc, vun xới nhẹ nhàng chung quanh gốc cây đường kính 1-1,2m. Bón phân 2 lần vào năm 1 và năm 2 hai lần/năm với lượng phân NPK 100gr/cây. Các năm sau chỉ làm cỏ, xới đất quanh cây, tỉa bớt cành tạo dáng cho cây vươn cao, không cần bón phân vô cơ, nên tạo độ ẩm xung quanh gốc bằng phân hữu cơ.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cho Cây Bầu Nhiều Quả

Nhờ sở hữu kỹ thuật trồng cây không quá phức tạp, giàn cây có tác dụng tạo bóng râm đồng thời là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon miệng nên cây bầu được trồng và sử dụng ở nhiều nơi.

Cây bầu có tên khoa học là Lagernaria siceraria (Molina) Standl, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản. Cây bầu có nguồn gốc Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên toàn thế giới.

Cây bầu có kỹ thuật trồng cây không khó nên được trồng ở nhiều nơi.

Bầu là cây hằng niên, thân leo quấn, tua cuốn phân nhánh, thân lá phát triển mạnh và có tính sinh nhánh lớn do đó khi canh tác phải bấm ngọn, làm dàn. Bộ rễ rất phát triển, ăn lan rộng, có khả năng ra nhiều rễ bất định ở đốt. Hoa thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Trái có hình dạng và kích thước rất thay đổi, thường là hình trụ, dài 50 – 100 cm, khi già vỏ trái hóa gổ, bầu ưa nhiệt độ cao từ 20-30 độ C và cường độ ánh sáng mạnh, vì vậy là rau vụ hè.

Để có được giàn bầu sai quả, người dân nên chú ý tuân theo một số kỹ thuật trồng cây cơ bản.

Hiện nay, có nhiều giống bầu nhưng chủ yếu có 4 loại: bầu thước, bầu sao, bầu trắng và bầu thúng. Tuy nhiên, ở phía Bắc, người dân nên trồng bầu sao bởi loại này cho năng suất cao và thu nhập ổn định.

Bầu trồng được quanh năm, mùa nắng cho trái nhiều hơn mùa mưa. Bầu phát triển thuận lợi khi gieo trồng từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch. Hạt bầu cần nhiệt độ cao và ẩm độ đầy đủ để nẩy mầm.

Kỹ thuật trồng cây

Người trồng nên ngâm hạt từ 10 – 12 giờ, sau đó gói ủ hạt trong tro hay cát nóng từ 4 – 5 ngày cho nẩy mầm. Bà con gieo hạt nẩy mầm vào bầu đất chăm sóc cho đến khi cây có 2 lá thật mới đem trồng. Ngoài ra, người dân cũng có thể gieo thẳng hạt ngoài đồng, mỗi lỗ từ 3 – 4 hạt, đào hốc có kích thước 50 x 50 x 30 cm, hốc cách nhau 1m, bón nhiều phân chuồng hay phân cỏ hoai mục và khoảng 100 g phân hỗn hợp NPK cho mỗi hốc trước khi trồng.

Đất trồng: Bầu là loại cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất. Nhưng tốt nhất vẫn là những loại đất tơi xốp, phì nhiêu và độ pH nằm trong khoảng 6 – 7 như đất mùn, đất phù sa. Nếu trồng bầu tại vườn nhà, có thể trộn thêm đất với một ít vỏ trấu, xơ dừa và phân động vật để bổ sung thêm một lượng lớn chất dinh dưỡng cho đất.

Bầu cần nhiều nước, do đó người chăm sóc phải tưới thường xuyên 1 – 2 lần/ngày cho cây đủ ẩm. Lượng nước tưới cần gia tăng khi bầu mang trái. Giai đoạn tăng trưởng kéo dài kể từ khi trồng đến khi bầu lên giàn (60 ngày sau khi trồng), người dân cần bón thúc thường xuyên mỗi tuần một lần để chuẩn bị cơ sở vật chất cho cây ra hoa kết trái.

Quả bầu có tính mát nên được sử dụng khá nhiều.

Giai đoạn ra hoa, đậu trái, cây cần được bón thúc nuôi trái 7-10 ngày một lần với lượng phân gia tăng dần để trái to và nhiều trái. Trong suốt thời gian canh tác (130 – 140 ngày) mỗi hốc nên được bón từ 1 – 1,5 kg phân hỗn hợp NPK.

Khi bầu mọc dài được 1m, bà con bắt đầu khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên ngay đốt, cách 1 – 2 đốt lại chặn đất để tranh thủ cho bầu ra rễ bất định, tăng khả năng thu hút dinh dưỡng nuôi trái sau này. Trồng được 2 tháng người dân mới nên nương dây cho bầu leo giàn, cần để dây ở thế tự nhiên, không lật úp hay xoắn dây. Nên làm giàn bằng để bầu đủ diện tích bò, bầu vừa lên giàn là có thể trổ hoa đậu trái. Từ 75 – 90 ngày sau khi trồng, bầu bắt đầu cho thu hoạch.

Bầu ra nhiều dây nhánh và mang trái ở dây nhánh. Các dây nhánh ở đoạn thân từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng. Khi bầu lên giàn, người trồng không nên tỉa để dây nhánh cho trái. Khi đã lấy được trái trên nhánh, người dân nên bấm ngọn để trái phát triển lớn và bầu tiếp tục cho trái ở dây nhánh khác.

Sâu hại bầu gồm ruồi đục lòn lá (Lyriomyza spp.), rầy mềm (Aphis sp.), bọ rầy dưa (Aulacophora similis). Bà con cần nhanh chóng phun thuốc khi thấy các côn trùng này xuất hiện.

Canh bầu nấu tôm là món ăn giải nhiệt mùa hè được nhiều người yêu thích.

Bệnh gây hại cho bầu thường gặp như bệnh héo cây con do nấm Rhizoctonia solani, bệnh khảm do virus, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium trong mùa mưa và bệnh phấn trắng do nấm Sphaerotheca fuliginea trong mùa khô. Trong thực tế do diện tích trồng ít, giá trị kinh tế của bầu không cao, nông dân có thể không phun ngừa thuốc trị bệnh, chỉ nhổ bỏ cây bệnh hay ngắt bỏ lá bệnh nếu có.

Thu hoạch và để giống

Trái bầu phát triển 10 – 12 ngày sau khi trổ hoa là bà con có thể thu hoạch để ăn. Người trồng nên cắt trái khi vỏ còn mềm, trái thon dài, hạt bên trong vừa tượng là ngon. Người dân không nên để trái già, vỏ hạt bên trong đã cứng, ăn kém ngon và cây mau tàn. Nếu chăm sóc tốt, giàn bầu 100 gốc sẽ cho thu trái 2 – 3 ngày/lần; mỗi gốc trung bình cho từ 10 – 15 trái.

Công dụng của quả bầu

Tỷ lệ chất dinh dưỡng ở bầu kém hơn các cây khác trong họ nhưng thịt quả non ngọt, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, có thể chữa bệnh đái tháo đường và mụn lở. Hoa và hạt bầu cũng được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Vỏ quả già rất cứng dùng làm chai, lọ hay chế tạo đồ gia dụng.

Trong bầu có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Quả bầu có thể nấu canh, xào luộc tùy thích, và lá non cũng có thể đem nấu làm canh rau ăn rất ngọt, ngon và đậm đà.

Theo thói quen, người nội trợ thường khoét bỏ ruột và hạt trước khi chế biến thành món ăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên bỏ ruột và hạt khi quả quá già. Không nên khoét bỏ đi bởi phần này không những chứa nhiều vitamin và dưỡng chất, hạt bầu còn có tác dụng trị giun hay đau đầu. Hoặc khi bị viêm lợi, tụt lợi bạn có thể lấy hạt bầu đun lấy nước để súc miệng. Còn rau bầu là món ăn thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm của nhiều gia đình. Rau bầu giàu chất xơ, giúp người ăn no bụng mà không sợ tăng cân.

Kỹ Thuật Trồng Cây Dó Bầu

Việt Nam là nước được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu rất thích hợp cho việc trồng Dó Bầu tạo Trầm. Bởi Cây Dó Bầu sống được trên nhiều loại đất và trên nhiều loại địa hình như đất trang trại, rừng nghèo kiệt, rừng sau nương rẫy hoặc vườn hộ.

Tuy nhiên, để có được vườn hoặc rừng Dó Bầu “đẹp” và chất lượng bà con nên chú ý trồng đúng kỹ thuật. Việc trồng đúng kỹ thuật giúp Dó Bầu sinh trưởng và phát triển cũng như thích nghi với môi trường sống nhanh hơn so với lúc ở vườn ươm.

Chuẩn bị cây giống trước khi trồng

Cây giống tiêu chuẩn là loại cây phải đạt 8-12 tháng tuổi, cao trên 40 cm, đường kính cổ rễ trên 0,35 cm và không bị sâu bệnh.

Thời điểm trồng cây: Chọn những ngày có mưa nhỏ liên tục, thời tiết râm mát, không có gió heo may để trồng. Tốt nhất là vào đầu mùa mưa.

Chuẩn bị cây giống trước khi trồng

Phương thức trồng: Tùy thuộc vào loại đất, dạng thực bì mà bà con có thể trồng độc canh hoặc trồng xen canh Cây Dó Bầu với những loại cây khác. Dó Bầu là loài cây chịu bóng râm, phát triển nhanh khi sống chung với những cây khác. Vì thế trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ta không phải đốn bỏ những cây đã có sẵn mà xen vào vườn Tiêu, Điều, Cà Phê, chè, các loại Cây Ăn Trái hoặc Cây Ngắn Ngày như Thơm( Dứa), Cây Họ Đậu, Bắp, Dưa, Ớt … lấy hoa lợi có sẵn nuôi Cây Dó Bầu( của để dành ). Riêng Cây Cao Su thì không nên trồng chung với Cây Dó Bầu vì nó phát triển nhanh và có tán lớn.

Kỹ thuật trồng Cây Dó Bầu

Trong quá trình vận chuyển, cây có thể bị động rễ. Khi nhận cây con nhà vườn nên để ở chỗ có bóng mát để theo dõi, chăm sóc một thời gian ( 1-2 tuần lễ) cho tốt trước khi trồng. Quá trình trồng Dó Bầu gồm 2 giai đoạn

Kỹ thuật trồng Cây Dó Bầu

Giai đoạn 1: Dùng dao bén hoặc kéo sắc rạch vòng quanh phần nylon ở đáy bầu và bỏ đi, còn phần trên bầu đất vẫn giữ phần bọc ny lon việc này nhằm mục đích để giảm thiểu sự bể bầu con, đứt rễ cây. Dùng cuốc, bay khơi rộng lòng hố vừa đủ đặt bầu, chiều sâu cao hơn chiều cao của bầu của bầu từ 1-2 cm. Sau đó đặt cây ngay ngắn, thân thẳng, bầu tựa vào một thành hố, lấp đất và lèn chặt (còn giữ lại phần bọc nylon bao quanh bầu con ). Vun đất quanh gốc cây cao hơn mặt đất tự nhiên 4-5 cm. Không trồng ở giữa hố để tránh bị sụp gốc.

Giai đoạn 2: để một thời gian khoảng một tháng cho cây quen từ từ với môi trường đất mới và khi rễ cây ổn định, ta mới bới nhẹ gốc cây, dùng dao rạch thẳng một đường xuống vào bọc nylon chứa bầu đất con trước đây còn chừa lại và lấy bỏ đi bao nylon để giải phóng hoàn toàn bầu đất cho rễ cây được tự do phát triển.

Kĩ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Trầm Hương ( Gió Bầu )

Dựa vào cách tạo trầm tự nhiên của cây Gió Bầu như gió bão gẫy cành hoặc bom đạn làm cây bị thương tích mà tạo Trầm. Aquilaria Crasna Pierre, thuộc họ Thymeleaceae, bộ Thymealas, lớp Song tử diệp. Ngoài ra, cây Gió Bầu còn có tên gọi khác tùy theo tính chất và hình thể như: Gió Me, Gió Nghệ, Gió Dây … Cây Gió Bầu có thịt gỗ màu trắng và mềm, còn gió nghệ thị thịt có màu vàng và cứng. khi cây tạo trầm thì tùy chất lượng và hình thể được gọi là Trầm kỳ, Trầm bắp, loại 1, 2, 3, 4, 5, 6… Trầm có nghĩa là chìm, khi đốt thì có mùi hương thơm nên gọi là Trầm Hương. Cây Gió Bầu hay cây Trầm Hương ngoài mọc tự nhiên ở miền Trung, nay còn được trồng ở Tây nguyên, Miền Đông và cả Miền Tây Nam bộ

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Cây Gió Bầu 5 tuổi mới ra hoa kết trái. Ra hoa vào đầu tháng 3 – 5 âm lịch, trái chín và kết hạt vào cuối tháng 5 – âm lịch. Trái chín sẽ tách ra làm 2 và bên trong có 2 hạt màu nâu sậm, có thể tự rụng. Muốn thu hạt dễ nhất là trải nilon ở dưới gốc cây hứng hạt rơi xuống đe, gieo trồng. – Chú ý: Hạt không được phơi khô, mà phải gieo ngay. – Cách gieo: + Hàng cách hàng 10 cm; hạt cách hạt 2 cm. + Rải một lớp đất trên hạt dày 1 cm. + Nếu có che đậy thì tưới 1 lần/ ngày. Nếu không 3 lần/ ngày. + Ươm được 6 tháng tuổi mới đem trồng.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Hàng cách hàng 5 m; Trồng cây cách cây 4 m. Có thể 3 x 3 (m) hoặc 3 x 6 (m).

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

– Đào hố 25 x 25 x 25 (cm)

– Sau khi trồng 20 ngày bón phân urê 1 muỗng café/ gốc.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Trầm Hương:

– Mặt bầu cách mặt đất 5 cm. – Kiểm tra từ 1 đến 2 tháng sau khi trồng nếu thấy cây chết thì trồng dặm.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Trầm Hương:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Cây 2 năm tuổi thì bắt đầu tỉa nhánh. Mỗi cây chỉ chừa lại 15 – 20 nhánh chính mọc từ thân cây. Mỗi năm tỉa 4 đợt (1 lần/ quí). Chỗ cắt nhánh cũng được trầm gọi là Trầm mắt kiếng. Dựa vào cách tạo trầm tự nhiên của cây Gió Bầu như gió bão gẫy cành hoặc bom đạn làm cây bị thương tích mà tạo Trầm. – Cách tạo trầm: Dùng khoan đề khoan vào thân cây 2 – 3 lỗ, mỗi lỗ cách nhau 2 – 3 cm, khoan theo chiều ngang, độ sâu phụ thuộc vào cây lớn hay nhỏ. Khoan cách dọc theo thân cây ta khoan lỗ chừa từ 20 – 30 cm để sau này dễ cưa khúc lấy trầm. – Cách cây tạo trầm: Chỗ lỗ khoan người ta cho dung dịch hóa chất vào, thịt cây thối rửa, quanh vùng thối rửa sẽ tạo một lớp viền có màu đen, đó chính là trầm. Nếu để lâu hơn sẽ có những chỉ đen chạy dọc theo thân cây tạo một lớp trầm mới. Tóm lại, cây không có sự cố gây thương tích thì chắc chắn sẽ không tạo được trầm.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Trầm Hương:

– Sau khi trồng 20 ngày bón phân urê 1 muỗng café/ gốc. – 20 ngày kế tiếp bón NPK cũng 1 muỗng café/ gốc. – Cây đạt 1 năm tuổi, tưới 2 lần/ tháng. Cây 2 năm tuổi tưới 1 lần/ tháng. Từ năm thứ 3 trở đi không cần tưới. – Cây 4 – 5 tuổi thì chăm sóc tỉa cành để lấy hạt giống.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Trầm Hương: 8, Thu Hoạch và Bảo Quản: 9, Kinh nghiệm và Thị Trường:

– 1 kg hạt Gió Bầu có từ 7.000 đến 7.500 hạt được bán với giá 5 – 7 triệu đồng. – 1 kg hạt nếu gieo đạt tỷ lệ 80% thì được 5.600 cây giống. Giá trị 1 cây là 5.000 đồng thì được 28 triệu đồng. Nếu trừ chi phí cũng còn được 15 triệu đồng. – 1 ha trồng 1.000 cây giống. Cây Gió Bầu 12 – 15 tuổi có đường kính từ 25 – 30 cm, cao 8 – 10 m. Bình quân mỗi cây có từ 50 – 80 kg trầm. Tính ra mỗi cây có 60 – 70 kg trầm, nếu bán 100.000 đồng/ kg thì sẽ có 6 – 7 triệu đồng/ cây. – Tính ra 1 ha ta lấy 6 triệu đồng x 1.000 cây = 6 tỉ đồng. nếu trừ chi phí ra còn lại 5 tỉ đồng. – Trầm loại 1, 2, 3, 4, 5 ,6 giá bán cũng được hàng trăm USD/ kg. Ngoài ra trong y học trầm còn dùng làm thuốc trị huyết áp, sưng phổi, thấp khớp, đau tim, suyễn, bí tiểu tiện…

Trung Tâm Giống Cây Dược Liệu Việt Nam

Câu Lạc Bộ Trang Trại Và Ngành Nghề Việt Nam

Hotline: 0973358333 – 0973356999