Kỹ Thuật Trồng Ớt Chánh Phong 131 / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Ớt Chánh Phong Cho Nhiều Trái Với Chất Lượng Tốt Nhất

Ớt chánh phong được đánh giá cao vì có màu sắc đẹp mắt, có vị cay nhưng không cay nồng hay làm khó chịu ở vị giác. Không những vậy, ớt chánh phong còn là loại cây ít sâu bệnh và rất dễ trồng. Nếu ớt chánh phong được chăm sóc trong điều kiện tốt thì năng suất mang lại rất cao và thu hoạch được nhiều lần trong năm.

Để trồng ớt chánh phong, đất cần được xử lý để đảm bảo những yếu tố như:

Đất được làm tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt và được đắp bờ ao để chống lũ.

Trước khi trồng ớt, đất phải được dọn sạch cỏ và bỏ vôi bột, trong thời gian sử dụng vôi không được dùng đến các loại phân hóa học.

(Trường hợp trồng ớt chuông, bà con có thể tham khảo Bịch giá thể trộn sẵn Grow bag chuyên cho ớt chuông. Đây là sản phẩm giá thể đã trộn sẵn theo tỉ lệ nhất định phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây ớt chuông, tiện lợi, chi phí hợp lý, không ảnh hưởng tới môi trường)

Nếu như bạn quyết định trồng ớt theo quy mô lớn thì việc sử dụng màng phủ công nghiệp mang đến nhiều lợi ích lớn. Cụ thể như:

Ngăn ngừa cỏ dại phát sinh.

Hạn chế một số loại sâu bệnh hại và côn trùng làm tổn thương cây.

Giữ cho độ ẩm của đất trồng được ổn định.

Hạn chế độ phèn và giữ được nhiệt độ ổn định cho đất trồng.

Hiện tại, ớt chánh phong có thể trồng từ cây giống con hoặc trồng theo cách gieo hạt. Nếu bà con nông dân sử dụng phương pháp gieo hạt thì cứ 1ha sẽ dùng khoảng 200g hạt giống.

Hạt giống cần được ngâm trong nước sạch từ 6 – 8 giờ, sau đó vớt hạt giống ra ngâm cùng thuốc trừ nấm khoảng 30 phút. Tiếp đến bà con vớt hạt giống ớt chánh phong ra và để cho ráo nước.

Sử dụng khăn ẩm để gói số hạt giống đã ngâm lại, bao bọc khăn bằng bọc nilon cột kín để hạn chế tình trạng thoát hơi nước. sau khoảng 3 ngày sẽ thấy hạt ớt bắt đầu nứt mầm.

Khi hạt bắt đầu có rễ, gieo hạt vào trong bầu đất đã chuẩn bị (Phân chuồng ủ hoai, phân lân, tro trấu, vôi, đất thịt tơi xốp).

Khi cây ớt bắt đầu phát triển từ 4 – 5 lá thật thì có thể chọn lọc những cây to, khỏe để đem trồng ra ngoài môi trường đất.

Nếu đất trồng ớt có sử dụng màng phủ nông nghiệp thì sau khi trồng, tưới nước có thể tiến hành bón lót. Sau khoảng 4 tuần từ khi mới trồng, bà con nông dân có thể tiến hành bón thúc.

Nếu trồng ớt chánh phong không sử dụng màng phủ, lượng phân bón lót và bón thúc cho cây có thể điều chỉnh tùy theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển.

Trong giai đoạn đầu khi mới gieo trồng, bạn cần chú ý tước nước đầy đủ cho cây để giữ được độ ẩm của đất. Giai đoạn cây ớt chánh phong cần nhiều nước nhất đó là lúc ra hoa rộ và khi bắt đầu cho trái mạnh nhất.

Cây con sau khi được trồng ra đất khoảng 3 tuần thì bạn có thể tiến hành bấm ngọn để thúc đẩy cây ra nhánh cách tốt nhất.

Những nhánh gần gốc cây nên được tỉa đi để đảm bảo độ thông thoáng, giúp cây thoát nước tốt và hạn chế sâu bệnh.

Nếu bạn muốn cây ớt được bảo vệ cách tốt nhất thì có thể kết hợp làm giàn. Hệ thống giàn sẽ giúp cây ớt đứng vững hơn, thời gian thu hoạch có thể kéo dài, dễ thu hoạch. Không những vậy, ớt chánh phong phát triển trên giàn sẽ ít bị sâu đục trái tác động, giảm tình trạng thối trái.

Để giảm tối đa thiệt hại từ sâu bệnh hại cho cây ớt chánh phong, người nông dân có thể áp dụng những biện pháp sau:

Chọn loại ớt giống có sức đề kháng cao, ít bị sâu bệnh hại tác động.

Lựa chọn thời vụ trồng ớt thích hợp để hạn chế mầm bệnh phát sinh.

Không trồng ớt với mật độ quá dày.

Áp dụng phương pháp luân canh các loại cây trồng.

Sử dụng màng phủ nông nghiệp.

Vệ sinh cỏ dại và tàn dư nông nghiệp của mùa vụ trước.

Sử dụng thiên địch hay các loại thuốc cỏ có nguồn gốc sinh học.

Kỹ Thuật Trồng Ớt Cay ( Ớt Xanh)

1. Thời vụ trồng ớt:

Ớt có thể trồng được 3 vụ trong năm:

– Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 – 9, thu hoạch từ tháng 12 – 1 dương lịch.

– Vụ chính (Đông Xuân): Gieo hạt tháng 10 – 11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch.

– Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch.

2. Giống:

Hiện nay, giống ớt được trồng phổ biến: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm…

3. Chuẩn bị đất:

Cày xới phơi đất kỹ, lên luống cao 20cm, rộng 1m. Bón lót: 100kg vôi và 1 tấn phân chuồng, 50kg super lân, 3kg Kali, 2kg Calcium nitrat, 10-15kg phân NPK(16-16-8) cho 1.000m2. Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.

4. Gieo trồng:

Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng. Có thể trồng theo khoảng cách: 50 x 30 cm hoặc 70 x 60 cm.

5. Chăm sóc:

– Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.

– Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.

– Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

– Bón phân: Phân nên chia làm 4 lần bón:

Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng: 4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.

Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.

Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali, 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.

6. Thu hoạch:

Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng năng suất trái đạt 20-30 tấn/ha.

7. Một số sâu, bệnh thường gặp:

– Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có thể dùng Confidor, Admire… để phòng trị.

– Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.

– Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá, và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Decis…

– Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B,….

– Bệnh héo chết cây: Đối với bệnh do vi khuẩn, cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rãi vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.

– Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil,…

Kỹ Thuật Trồng Ớt (Cay)

 

Ớt là loại cây trồng đang được sản xuất và sử dụng rộng rãi hiện nay. Giống địa phương vẫn được sử dụng canh tác rộng rãi. Giống trồng phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm, ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi. Khoa học ngày càng phát triển nhiều công trình nghiên cứu lai tạo ra các giống F1 cho năng suất vượt trội trong điều kiện thâm canh cao, nên bắt đầu được ưa chuộng và thay thế dần các giống địa phương.

1. Thời vụ trồng ớt (cay)

+ Vụ thu đông (vụ sớm): Gieo hạt T8 – T9 dương lịch, trồng vào T9 – T10, thu hoạch từ T12 -T1 đến T4 – T5 năm sau.

+ Vụ đông xuân (Vụ chính): Gieo hạt T10 – T11 dương lịch, trồng vào T11 – T12, thu hoạch từ T2 – T3 trở đi. Trong vụ này cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh.

+ Vụ xuân: Gieo hạt giữa T1 dương lịch, trồng vào cuối T2, thu hoạch từ T4 – T7.

+ Vụ hè thu: Gieo tháng 4 – 5, trồng T5 -  T6, thu hoạch từ T8 trở đi. Mùa này cần được trồng trên đất thoát nước tốt, để tránh ngập úng và chọn các giống kháng bệnh thán thư.

2. Kỹ thuật trồng ớt (cay)

2.1. Chuẩn bị đất trồng

+ Đất được luân canh với các cây trồng nước như lúa, các cây vụ đông như ngô, đậu, lạc…Vụ trước không nên trồng các vây thuộc họ cà: cà chua, cà tím… để hạn chế mầm bệnh tồn tại trong tàn dư.

+ Đất được cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và thoát nước tốt.

+ Mùa mưa cần lên luống cao kích thước trung bình: rộng 1m, chiều cao luống 25 – 30 cm, và có mương thoát nước. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp để trồng hiệu quả cao hạn chế cỏ dại và mất nước.

2.2. Ngâm ủ hạt giống

Lượng hạt giống cần cho 1 ha tùy thuộc vào mùa vụ, giống, điều kiện thời tiết. Trung bình khoảng 150 – 200 g/ha.

+ Ngâm hạt giống trong nước sạch 6-8 giờ, sau đó ngâm ướt với thuốc trừ nấm Funomyl (1g thuốc pha với 1 lít nước) trong 30 phút.

+ Vớt lên rửa sạch, để ráo nước, lấy 1 khăn ấm gọi lại và cho vào bao nylon cọt kín miệng để hạn chế bốc hơi nước.

+ đem gói giống ủ 27 – 28 độ trong khoảng 48 giờ.

2.3. Chuẩn bị gieo hạt

Gieo hạt vào bầu, bầu thường làm bằng túi nylon.

Thành phần đất vô bầu thông thường với tỷ lệ: Đất tơi xốp: 60%, phân chuồng hoai mục 29%, tro bếp 10%, lân 0,5-1%, vôi 0,2-0,3%.

Lưu ý: Trộn đều các thành phần trên và sàng kỹ loại bỏ rác và cục đất to trước khi vô bầu.

2.4. Trồng cây

Khi cây con có 4 lá thật, chọn cây phát triển tốt, mật tiến hành đem ra trồng.

2.5. Khoảng cách và mật độ trồng

+ Vào mùa khô: Mật độ trung bình: 1700 – 1900 cây/1000 m2.

+ Mùa mưa: Mật độ trung bình từ 1400 – 1500 cây/1000m2.

Khoảng cách: hàng đơn cây cách cây 40cm, hàng đôi cây cách cây 40, hàng cách hàng 50cm. (nên phủ bạt trước khi trồng).

2.6. Tưới nước

Tùy thuộc vào dạng đất, độ ẩm và thời vụ

Tưới thấm là tốt nhất vì nước cũng có thể chưa nhiều mầm bệnh, bệnh truyền qua lá, do đó cần tránh tiếp xúc trực tiếp vào thân lá. Thời gian ra hoa và kết trái cần cung cấp đầy đủ nước để ngăn ngừa rụng bông, quả.

Nguồn: giáo trình bệnh cây nông nghiệp

Kỹ Thuật Trồng Ớt Sừng Trâu.

Đầu năm 2014, người trồng ớt đang hân hoan với những vụ mùa bội thu khi giá ớt luôn duy trì ở cao. Với mức giá hiện tại 15 000đ/kg và sản lượng trung bình 40 tấn/ha người trồng ớt có thể thu về trên 600 triệu. Đó là chưa kể mức giá đầu vụ có lúc vượt quá 30 000đ/kg và sản lượng 40 tấn/ha là mới tính cho đợt đầu.

Trước mức lợi nhuận không hề nhỏ từ trồng ớt mang lại, ngày nay người dân xem ớt như một cây trồng chính. Mặc dù có những thời điểm giá ớt rất thấp. Điển hình như năm ngoái giá ớt dao động trong khoảng 3000đ/kg vẫn không làm người trồng ớt nản chí. Về kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt nói chung và ớt sừng trâu nói riêng có thể tóm tắt như sau:

Ươm giống:

Hạt giống được các công ty xử lý trước khi đóng bao bì nên với hạt ớt giống cần chuẩn bị đất tơi xốp, thoát nước tốt, phối trộn một ít phân chuồng hoai mục gieo ớt giống. Dùng ngón tay hay que nhỏ vạch từng hàng rồi đặt hạt ớt vào sau đó lắp nhẹ lại. Nên gieo cạn (1cm) và phủ nhẹ một lớp xơ dừa hay trấu hoặc rơm mục để giữ ẩm bề mặt đồng thời dễ nhỏ cây con đem trồng sau này. Cần chú ý xử lý kiến trong giai đoạn này vì hạt ớt khá nhỏ nên dễ bị kiến tha mất hạt. Tưới nước đủ ẩm hằng ngày sau 25 ngày có thể đem cây con ra đồng trồng được. Cây cao khoảng 10 – 12cm trồng là thích hợp nhất. Nên trồng vào lúc chiều mát, và tưới đẫm ngay sau khi trồng để hạt đất tan ra và bám được lên rễ cây non. Nếu trồng gặp trời nắng gắt nên che chắn cho cây.

Mật độ trồng khoản 18000 – 20000cây/1000m2; luống trồng có thể trải màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ hoặc không. Sau khi trồng 10 ngày tiến hành bón thúc cho cây con. Tuỳ vào quá trình phát triển và lượng phân bón lót mà chế độ bón thúc có khác nhau. Với những vùng trồng có sử dụng màng phủ nông nghiệp thì việc bón thúc là rất quan trọng vì khi phủ rồi rất khó bón phân và tốn công. Còn với vùng trồng không dùng màng phủ thì có thể để ớt bén rễ (10 ngày sau khi trồng) tiến hành bón phân cũng được. Lượng phân chuồng với trồng ớt là rất quan trọng. Nó quyết định đến thời gian thu hoạch sau này. Nếu lượng phân chuồng ít thì thời gian ớt cho thu hoạch sẽ ngắn lại. Quy trình chung cho giai đoạn này là dùng phân DAP liều 1kg/1 lần bón/1000m2 ngâm rồi tưới trực tiếp vào gốc cây vào chiều mát. Nếu diện tích trồng lớn có thể bón trước lượng phân này trong quá trình làm đất và tưới đủ ẩm để hạn chế phân bay hơi (bốc phân). Nếu dùng DAP liều như trên bón liên tục trong 10 ngày đầu (2 ngày/lần) là rất tốt cho cây con. Lúc này hệ thống rễ và cây đẻ nhánh nhiều. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây trồng.

Chú ý: không dùng phân đạm (UREA) cho cây ớt để hạn chế bệnh ở cây. Chúng ta có thể bổ sung định kỳ 2 tuần/lần phân Canxi Nitrate với liều 2kg/1000m2 để tăng sức đề kháng và giảm hiện tượng rụng hoa, rụng trái sau này.

Phân chuồng:3 khối

Lân 1 tạ

NPK 1 tạ

DAP 50kg

Canxi Nitrate 15kg

Chia đều ra các lần bón; bón càng nhiều lần càng tốt; tuỳ vào điều kiện phát triển của cây mà có thể giảm lượng NPK bớt.

Sâu bệnh trên cây ớt:

Ớt có thể gặp phải các vấn đề sau

Sâu, rầy, bọ trĩ dùng các thuốc trị sâu, rầy bọ trĩ thông thường như Actara, Karate, Masal, Confidor, Ba Đăng, Rholam,… liều dùng theo hướng dẫn trên boa bì.

Bệnh đốm lá, thán thư có thể dùng các thuốc như Mancozeb; Zineb; Antracol; Anvil, Daconil dạng nước,… liều dùng theo hướng dẫn in trên bao bì.

Ngoài ra, với những vùng trồng ớt thường xuyên chúng ta có thể gặp các bệnh do vi khuẩn gây ra như héo xanh, thối thân,… Những trường hợp này gần như không có thuốc đặc trị hiệu quả. Phương pháp tốt cho trường hợp này là phòng bệnh. Chúng ta có thể sử dụng chế phẩm trichoderma ủ trong phân chuồng hoặc cung cấp trực tiếp vào đất (đất phải đủ ẩm). Biện pháp này là phương án phòng hiệu quả với cả 2 bệnh trên.

Thuốc có thể dùng kèm theo trong trường hợp vườn ớt đã bị bệnh là Phytoside liều 2g/l phun liên tục trong 2 tuần (3 ngày/lần). Thuốc này không có tác dụng làm cây bệnh hết mà chỉ có tác dụng không lây lan sang cây khác.

Tuy nhiên, nếu dùng đúng lịch trình phân bón thì bênh hại gần như giảm đáng kể nhất là triệu chứ rụng trái, thối trái do thán thư.

Nguồn: Sưu tầm