Kỹ Thuật Trồng Bí Xen Ngô Nếp

Written by

Super User

Được đăng: 17-10-2023 –

6670

Từ thực tiễn nhiều năm qua, sản xuất của một số địa phương trên địa bàn huyện Gia Lộc, Hải Dương trồng bí xen ngô nếp cho hiệu quả kinh tế cao, năng suất bí vẫn bảo đảm, thu nhập từ ngô nếp trung bình 1 triệu đồng/1 sào Bắc Bộ. Trạm Khuyến nông Gia Lộc đã hoàn thiện kỹ thuật trồng xen các loại cây này và được nông dân vùng trồng bí tiếp nhận.

1. Về giống:

Bí xanh: chọn giống bí xanh số 1, số 2, hoặc bí Sặt.

Bí đỏ: chọn giống F1 có nguồn gốc Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan.

Ngô nếp: nên trồng các giống thích hợp với địa phương, đảm bảo năng suất, chất lượng.

2. Thời vụ:

Riêng bí xanh nên trồng kết thúc trước ngày 5/10. Ngô nếp và bí đỏ có thể trồng kết thúc ngày 15/10.

3. Chuẩn bị cây con:

Để tranh thủ thời vụ nên gieo hạt giống trong bầu. Chọn nơi đất cao, thoáng gió, nền phẳng, sạch cỏ dại để làm bầu.

Nếu hạt giống chưa xử lý mầm bệnh thì ngâm nước ấm 500C trong thời gian khoảng 20 phút, ngâm tiếp nước sạch 5 – 6 giờ rồi rửa sạch nhớt đem ủ trong vải ẩm, khi hạt nứt nanh đem gieo.

Cách làm bầu: bùn với trấu mục trộn đều với 1kg Supe lân hoặc 0,5 kg phân tổng hợp NPK 5-10-3 cho 1.000 bầu (đủ trồng và có dự phòng cho 1 sào Bắc Bộ). Sau đó, cán phẳng nền dày 3cm để ráo rồi dùng dao cắt từng ô vuông kích thước 5 x 5 cm, tiến hành đặt hạt rồi phủ một lớp mỏng đất bột trộn trấu mục, tưới nhẹ cho đủ ẩm.

Kết hợp khum tre và nilon trắng làm vòm che chống mưa to, vòm cách mặt nền khoảng 20cm. Sau khi cây mọc khoảng 3 ngày phun hoặc tưới thuốc chống bệnh lở cổ rễ và thuốc trừ sâu có hiệu lực kéo dài như: Radiant 60SC hoặc Regent 800WG. Cây để trong bầu tối đa 10 ngày.

Lưu ý: phần đất để rắc phủ hạt sau khi gieo gồm đất bột trộn trấu hoặc tro bếp mục, phân chuồng mục, lân. Đồng thời chuẩn bị khoảng 0,4 – 0,5 m3 đất bột trộn với phân chuồng, 5 kg Supe lân để khi trồng phủ bầu và phủ đốt bí.

4. Kỹ thuật trồng

Làm đất: áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu, trồng bí không làm giàn (bò lan) trên đất thu hoạch lúa mùa. Chọn chân ruộng cao, chủ động tưới tiêu.

Sau khi thu hoạch lúa mùa tiến hành làm rãnh thoát nước xung quanh ruộng và cứ 2,7 m làm 1 rãnh (luống rộng 3 m trong đó mặt luống 2,7 m, rãnh rộng 0,3 m). Vét đất rãnh lên mép luống tạo thành gờ cao để trồng bí. Cắt rạ và rải rạ, rơm trên mặt luống để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại và để dây bí bám.

Mật độ, khoảng cách: Bí: cây cách cây 30 – 35 cm, trung bình 1 sào trồng 350 cây. Ngô: trồng 2 hàng, hàng trồng bí xen ngô với khoảng cách cây cách cây 1 m, hàng phía rãnh cây cách cây 0,35 – 0,4m, trung bình 400 – 450 cây ngô/sào.

Cách trồng: trước khi đặt bầu bí, ngô rải một lớp đất bột đã trộn trước rồi đặt bầu, phủ đất bột xung quanh bầu rồi tưới nhẹ đủ ẩm.

 5. Bón phân:

Lượng phân bón tính cho 1 sào Bắc Bộ 360m2 đã quy đổi ra lượng phân đơn.

– Bón lót: phân chuồng 200 – 300kg, Urê 4 – 5 kg, Lân supe 30 – 35 kg, Kali 3 – 4 kg.

Cách bón: bón mặt ruộng phần đặt cây gồm: phân chuồng + 20 – 25 kg Lân supe + Urê + Kali, lấy đất rãnh phủ kín dày 5 – 7 cm.

– Tưới nhử: sau đặt bầu 3 – 4 ngày, dùng 1 kg Urê. Riêng đối với ngô tưới bổ sung thêm 5 kg Lân supe tập trung cho hàng ngô phía ngoài.

– Bón thúc:

+ Lần 1 (sau trồng 15 – 18 ngày): 4 kg Ure + 3 kg Kali tưới phía trong luống cách gốc bí khoảng 30 cm.

+ Lần 2: khi quả bí có đường kính 2 – 2,5cm, lượng bón Urê, Kali mỗi loại 3 kg, tưới xung quanh các đốt ra rễ bất định.

Đối với hàng ngô phía ngoài: bón 2 lần khi xoắn nõn và nhú cờ, mỗi lần bón Ure và Kali mỗi loại 1,5 kg.

Sau mỗi lần thu quả, tưới phân Urê và Kali cho bí với lượng tùy theo tình hình sinh trưởng và số quả non.

6. Điều tiết nước

Bảo đảm đủ ẩm đồng ruộng 70 – 85%, đặc biệt giai đoạn bí ra hoa, quả non và ngô giai đoạn trỗ cờ phun râu. Phải tiêu thoát nước tốt sau mưa.

7. Bấm ngọn, nương dây, phủ đốt, thụ phấn, định quả, kê quả

Bấm ngọn cho bí khi có 5 – 6 lá thật, mỗi cây để 2 nhánh.

Phủ đốt cho bí: Khi bí dài trên 1m thì dùng đất bột trộn phân chuồng, lân và đất rãnh phủ mỗi dây 2 – 3 đốt cách gốc 30 – 50 cm.

Nương cho các dây bí thẳng hàng từ gốc ra phía ngọn.

Thụ phấn cho bí và ngô: vào buổi sáng tùy theo thời tiết từng ngày, tập trung từ 7 – 9 giờ.

Định quả cho bí: Đối với bí xanh: khi quả bằng chuôi liềm, mỗi dây để 1 – 2 quả, chọn quả thẳng, tròn đều. Đối với bí đỏ: khi quả có đường kính khoảng 4 cm, chọn quả tròn đều, không bị bệnh.

Kê quả cho bí: nên kê bằng xốp hoặc túi nilon đựng trấu hoặc mùn cưa, thường xuyên kiểm tra quả để điều chỉnh hướng cho quả thẳng.

8. Phòng trừ sâu bệnh

– Sâu xám: dùng thuốc sâu dạng hạt trộn đất bột hoặc cát rắc xung quanh gốc hoặc dùng đèn soi bắt sâu vào 7 – 8 giờ tối.

– Sâu ăn tạp, sâu xanh, sâu vẽ bùa, sâu đục bắp, bọ phấn, bọ trĩ, rệp v.v…: nên phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Dupont Prevathon, Radiant 60SC…

– Bệnh lở cổ rễ: phun trừ bằng Validacin 5L.

– Bệnh khô vằn, đốm lá ngô, phấn đen, rỉ sắt ở ngô, thối đốt bí phun trừ bằng Tilt super 300 EC.

Để phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh do nấm gây hại, bổ sung canxi cho cây: khi cây ra hoa cái đầu, tưới nước vôi vào gốc và các rễ bất định với lượng 2 – 3 kg vôi cục, sau đó hòa loãng tưới.

9. Thu hoạch:

Việc thu hoạch căn cứ theo nhu cầu thị trường.

– Đối với ngô nếp: thu hoạch lúc ngô đang đông sữa, sau khi thụ phấn khoảng 20 ngày tùy theo thời tiết, nếu thời tiết lạnh có thể 30 ngày.

– Đối với bí xanh: nếu thu hoạch non, sau khi thụ phấn khoảng 20 ngày. Nếu thu hoạch bí già để dự trữ, khi có phấn khoảng 2/3 quả trở lên.

– Đối với bí đỏ: phần thu phụ là: ngọn, lá non, hoa, quả bao tử (khi định quả loại các quả xấu, dư thừa). Thu quả non khi quả còn xanh, vỏ mềm, sau thụ phấn khoảng 20 ngày. Thu hoạch quả già khi toàn bộ quả có màu vàng./.

TTKNQG

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Ngô Nếp Lai

Ngô nếp lai nằm trong danh sách cây vụ đông được trồng phổ biến, để mang lại hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật trồng loại cây này:

1. Giống

Hiện nay có các loại giống Wax 44, HN88, AG500, Max 68, …

2. Thời vụ gieo trồng

Vụ xuân: gieo trồng quanh tiết lập xuân từ 20/1 – 25/2; Vụ thu đông: trồng 1-15/9; Vụ đông trồng: 20/9 – 15/10.

3. Kỹ thuật ngâm ủ

– Để đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cao, cần phơi ngô giống qua nắng nhẹ nhằm phá sự ngủ nghỉ của hạt.

– Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh từ 3 – 5 tiếng, sau đó ủ trong khăn ẩm hoặc tra trực tiếp xuống đất cát rồi giữ ẩm cho đến khi mầm mọc khỏi mặt đất.

4. Mật độ, cách thức gieo trồng

– Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống và đặc tính của giống ngô, mật độ trồng 6 – 7 vạn cây/ha. Khoảng cách: hàng cách hàng: 60cm – 70cm; Cây cách cây: 25cm – 30cm.

– Về cách thức gieo: có nhiều hình thức gieo khác nhau, có thể gieo trực tiếp 1 hạt/hốc hoặc gieo trong bầu, khi ngô đạt từ 2 – 3 lá sẽ đưa ra ngoài ruộng. Đối với làm bầu, chỉ nên áp dụng đối với các giống ngô có tỷ lệ nảy mầm thấp, cây con yếu hoặc trồng trên chân đất sau lúa mùa chưa được gặt (do tốn nhiều công).

5. Bón phân và cách bón

Lượng phân bón:

+ Phân chuồng: 2 – 3 tạ/sào hoặc 15 – 20 kg phân vi sinh

+ Đạm Ure: 10 – 12 kg/sào.

+ Supe lân: 12 – 15 kg/sào.

+ Kali: 5 – 7 kg/sào.

Nên sử dụng phân NPK với lượng tương đương theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Cách bón:

+ Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng, phân vi sinh + toàn bộ lân (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt).

+ Bón thúc: bón làm 3 đợt:

Đợt 1: khi ngô 3 – 4 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali

Đợt 2: khi ngô 7 – 9 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali

Đợt 3: bón trước trổ cờ: 1/3 kali + lượng đạm còn lại

6. Chăm sóc

– Vun gốc kết hợp làm cỏ sau khi bón thúc đợt 1.

– Vun cao gốc kết hợp làm cơ lần cuối cho ngô khi bón thúc lần 2.

– Tưới nước: dựa vào nhu cầu sinh trưởng của cây tưới nước 3 lần:

+ Lần 1: khi cây 7 – 9 lá tưới ngập 1/3 luống sau khi bón thúc

+ Lần 2: trước trổ cờ 10 – 15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn.

+ Lần 3: sau khi cây thụ tinh xong tưới ngập 1/3 luống rồi rút cạn.

Sau khi cây trổ cờ phun râu, ta có thể tiến hành rút 10 – 15% cờ trên cây xấu hoặc bẻ cờ sau khi thụ phấn xong để tập trung dinh dưỡng về bắp.

7. Phòng trừ sâu bệnh hại ngô

Cây ngô có các loại sâu bệnh hại thường gặp là: sâu xám, sâu đục thân và đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn, đốm lá, bệnh phấn đen… Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.

Lưu ý: phòng bệnh huyết dụ cây con hoặc sau mưa lớn, đất bị ngập nước, bằng cách ngâm 5 – 7kg lân supe hòa loãng với nước lã tưới 1 – 2 lần trong 7 – 10 ngày sau trồng.

Kỹ Thuật Trồng Ngô Nếp Lai Cho Năng Suất Thu Hoạch Cao

Quy trình kỹ thuật trồng ngô nếp lai Giống

Cách giống ngô nếp lai phổ biến trên thị trường hiện nay hộ nông dân có thể chọn là Wax 44, HN88, AG500, Max 68…

Thời vụ Kỹ thuật ngâm ủ

Nhầm đảm bảo được tỷ lệ hạt nẩy mầm cao, hộ trồng nên tiến hành phơi sơ qua nắng nhẹ trước đó để hạt hoạt động trở lại sau một thời gian dài ngũ nghỉ trước đó.

Trước khi mang hạt đi gieo cần ngâm hạt trong nước ấm pha với tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh thời gian từ 3-5h đồng hồ. Giữ ẩm bằng cách ủ trong khăn hoặc cho ra đất cát trực tiếp tưới nước lên để giữ ẩm đến khi nào ngô nhú mầm ra khỏi hạt.

Cách thức gieo trồng ngô nếp lai

Gieo trồng ngô nếp lai tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống cũng như những đặc tính riêng biệt của giống lẫn điều kiện khí hậu địa phương. Thông thường mật độ trung bình là 6-7 vạn cây/ 1 ha. Hàng cách hàng là 60-70cm, khoảng cách cây cách cây chừng 25-30cm.

Bón phân cho cây ngô nếp lai

Liều lượng phân bón được phân chia như sau:

Khi bón lót cho phân chuồng cùng với phân vi sinh, phân lân vào rãnh và vào hốc rồi lấp 1 lớp đất mỏng lên sau đó mới gieo hạt xuống hố hoặc xuống rãnh.

Phân chuồng nên bón từ 2-3 tạ/ 1 sào nếu không có phân chuồng thì bón 15-20kg phân vi sinh để thây thế.

Đạm Ure: 10 – 12 kg/sào, supe lân: 12 – 15 kg/sào, kali: 5 – 7 kg/sào

Bón thúc chia ra làm 3 đợt bón.

+ Lần 1 khi cây được 3-4 lá bón bổ sug thêm 1/3 đạm cộng với 1/3 kali.

+ Lần 2 khi cây ra được 7-9 lá bón 1/3 đạm với 1/3 kali.

+ Lần 3 trước khi cây bắp trổ cờ 1/3 kali cùng với số lượng phân đạm còn lại

Chăm sóc

Nếu như có mưa thì không cần tưới nhưng nếu không có mưa thì tiến hành tưới nhiều đợt và trong đó có 3 đợt chính.

+ Tưới nước lần 1 vào thời điểm cây được 7-9 lá nước tưới ngập 1/3 luống sau thời điểm bón thúc cho cây

+ Tưới nước lần 2 thời điểm trước khi bắp trổ cờ 15 ngày mức nước tưới ngập 2/3 luống cho nước thấm đều rồi rút cạn xuống

+ Tưới nước lần 3 khi cây thụ phấn xong thì tưới nước ngập 1/3 luống

Sau khi cây ra trái có rau chúng ta tiến hành bẻ cờ để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi trái.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Mùa mưa phòng bệnh huyết dụ cho cây ngô bằng cách ngâm tầm 5-7 kg lân supe pha loãng với nước rồi tưới lên trên lá 1-2 lân trong thời gian 7-10 ngày sau khi trồng.

Trồng và chăm sóc ngô nếp lai bao gồm những công đoạn cơ bản bên trên, thực hiện đúng quy trình cây sẽ cho năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giúp cho đời sống của các hộ trồng được cải thiện một cách đáng kể khi mùa thu hoạch được bội thu.

Ngô Nếp Tím Fancy 111

C3G (Cyanidin 3-glucoside), loại anthocyanin chủ yếu trong bắp tím (ngô tím), có chức năng làm giảm hoạt động của các gốc tự do độc, tạo ra khi cơ thể mệt mỏi hay gặp stress, từ đó làm chậm quá trình lão hóa. Tiến sĩ Trần Công Luận – giám đốc Trung tâm Sâm và dược liệu, chúng tôi – cho biết: “C3G (Cyanidin 3-glucoside) C3G còn kìm hãm sựtăng sinh, tác động lên sự chết theo chu trình tế bào, từ đó ức chếsự phát triển tế bào ung thư, làm teo nhỏ các khối u.

Hiện trên thị trường hiện xuất hiện một loại bắp (ngô) hai màu lạ mắt. Ngại ngần không dám mua, có người ngỡ đó là “bắp thối” vì hạt đen thẫm xuất hiện lấm chấm trên cả quả bắp. Đến khi trực tiếp nhìn thấy màu tím rực rỡ trên trái bắp tươi, nhiều người mới định hình được khái niệm về loài mới: bắp tím. Bắp tím (tên khoa học là Zea mays L.) từ lâu được người dân ở dãy Andes, Peru chiết xuất lấy màu thực phẩm và làm đồ uống. Khác với giống bắp thuần hạt tím, loại bắp tím nếp dẻo hiện trồng ở Việt Nam là giống bắp lai, gồm hai màu tím trắng xen lẫn, có xuất xứ từThái Lan, được lai tạo giống nhằm cải thiện năng suất và phù hợp nhiều loại đất trồng.

Có cùng đặc điểm với dòng bắp nếp dẻo, thơm, ngọt, bắp tím có thành phần và giá trị dinh dưỡng cao: chứa nhiều beta caroten, vitamin A, sinh tố B (thiamin, riboflavin, niacin), C, hợp chất phenolic và nhiều khoáng vi lượng như Ca, P, Fe, Na, K, protein, chất xơ, dầu, đường.

Bên cạnh đó, màu tím hạt bắp được quy định bởi sắc tố anthocyanin rất có ích cho sức khỏe. Anthocyanin từ lâu được biết như một hợp chất kháng khuẩn và nấm gây bệnh như Salmonella enteritidis, Staphylococcus aureus, Candida albicans… Hàm lượng anthocyanin trong bắp tím cao gấp năm lần trong bắp cải tím, gấp 10-100 lần so với các loài nho, 30 lần so với các loại đậu đen, cao gấp 20 lần cà tím hay 30 lần hành tím.

Bắp tím được chế biến thành: bắp luộc, xôi bắp, sữa bắp… Do tính bền, ổn định nhiệt trong biên độ rộng, anthocyanin vẫn giữnguyên các hoạt tính sau khi chế biến. Trên thế giới cũng có nhiềuđặc sản từ bắp tím nổi tiếng: người dân Peru với thức uống lên men Chica morada, dùng hạ huyết áp và giảm viêm; món bánh ngô với bắp tím nấu trong nước vôi, sau đó xay ra cán lên đĩa là đặc sản của Mexico.

Tiến sĩ Trần Công Luận – giám đốc Trung tâm Sâm và dược liệu, chúng tôi – cho biết: “C3G (Cyanidin 3-glucoside), loại anthocyanin chủ yếu trong bắp tím, có chức năng làm giảm hoạt động của các gốc tự do độc, tạo ra khi cơ thể mệt mỏi hay gặp stress, từ đó làm chậm quá trình lão hóa. C3G có tác dụng gấp sáu lần vitamin E trong việc chống lão hóa do tác động của tia UV-B. Đặc biệt, C3G còn kìm hãm sự tăng sinh, tác động lên sự chết theo chu trình tế bào, từ đó ức chế sự phát triển tế bào ung thư, làm teo nhỏ các khối u.

Việc sử dụng thực phẩm giàu anthocyanin sẽ giúp cơ thể chống lại lão hóa và phòng ngừa ung thư. Gần đây, các nghiên cứu trên thếgiới đã chứng minh thực phẩm giàu anthocyanin còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh béo phì và tiểu đường”.

Theo Tuổi trẻ

Hạt Giống Ngô Nếp Tím

Có cùng đặc điểm với dòng bắp nếp dẻo, thơm, ngọt, bắp tím có thành phần và giá trị dinh dưỡng cao: chứa nhiều beta caroten, vitamin A, sinh tố B (thiamin, riboflavin, niacin), C, hợp chất phenolic và nhiều khoáng vi lượng như Ca, P, Fe, Na, K, protein, chất xơ, dầu, đường. Bên cạnh đó, màu tím hạt bắp được quy định bởi sắc tố anthocyanin rất có ích cho sức khỏe.Anthocyanin từ lâu được biết như một hợp chất kháng khuẩn và nấm gây bệnh như Salmonella enteritidis, Staphylococcus aureus, Candida albicans… Hàm lượng anthocyanin trong bắp tím cao gấp năm lần trong bắp cải tím, gấp 10-100 lần so với các loài nho, 30 lần so với các loại đậu đen, cao gấp 20 lần cà tím hay 30 lần hành tím.

Hạt giống ngô nếp tím chất lượng

Ngừa tiểu đường và béo phì

Theo nghiên cứu của trường Đại học Doshisha, Nhật Bản, một trong những sắc tố anthocyanin ở bắp tím có tên cyanidin 3-O-beta-D-glucoside cũng có tác dụng ngăn ngừa bệnh béo phì và tiểu đường .

Tốt cho bệnh tim mạch

Sắc tố anthocyanin trong bắp tím giúp điều hòa huyết áp, do vậy với những bệnh nhân bị cao huyết áp và những bệnh nhân bị tim mạch ngô tím đem tới nhiều tác dụng hiệu quả.

Làm chậm quá trình lão hóa

Trong ngô tím có “C3G – Cyanidin 3-glucoside, loại anthocyanin chủ yếu trong bắp tím có tác dụng làm giảm hoạt động của các gốc tự do độc, tạo ra khi cơ thể mệt mỏi hay gặp stress, từ đó làm chậm quá trình lão hóa.

Chống viêm, sưng

Tại Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu tại trường đại học Hallym đã cho xuất bản nghiên cứu của họ trên tạp chí Nutritional Biochemistry rằng sắc tố tố anthocyanin trong bắp tím có tác dụng giảm viêm, sưng.

Ngăn ngừa ung thư

Viện nghiên cứu ung thư Quốc gia Mỹ đã chứng minh rằng thành phần anthocyanin trong ngô tím có chức năng chống oxy hóa do đó có tác dụng trị ung thư hiệu quả. Các chất chống oxy hóa có chức năng bảo vệ các tế bào khỏi các tác nhân gây hại bởi gốc tự do. Khi các gốc tự do gây hại cho tế bào, thể thể dẫn đến bệnh ung thư không mong muốn.

Quy trình kỹ thuật trồng bắp nếp tím 

Thời vụ trồng

Trồng được quanh năm, cần tính kỹ thời điểm xuống giống để tránh bắp trổ cờ, phun râu vào lúc nhiệt độ quá cao (trên 35 độ C) hoặc quá thấp (dưới 15 độ C).

Chuẩn bị đất trồng

Tím ngọt 099 có phổ thích ứng rộng, thích hợp trên các chân đất màu mỡ.

Làm sạch cỏ dại, cày bừa đất tơi xốp, bón 50 – 100 kg vôi/1.000 m2 (tùy loại đất) hoặc các loại phân hữu cơ vi sinh khác tùy điều kiện canh tác mỗi vùng.

Gieo trồng

Mật độ gieo trồng: Nên trồng thưa hơn các loại bắp nếp khác với mức từ 4.000 – 4.600 cây/1.000 m2, khoảng cách cây cách cây 30 – 35 cm, hàng cách hàng 70 – 75 cm.

Cần 0,8 – 1,0 kg hạt giống/1.000 m2, do hạt giống nhỏ (5.500 – 6.000 hạt/kg).

Gieo trực tiếp hạt khô, không cần ngâm ủ, gieo 1 hạt/lỗ vì giống có tỷ lệ nảy mầm tốt.

Để ruộng bắp được đồng đều và tránh mất cây, bà con nên gieo dự phòng khoảng 5% hạt giống so với tổng lượng giống ta gieo và cây gieo dự phòng nên gieo trước 2 ngày trong bầu hoặc trong cát để dặm các cây bị mất.

Bón phân

Ngoài lượng phân chuồng và phân hữu cơ bón lót sau lhi làm đất 5 – 10 m3/ha, cần bón phân vô cơ như sau (lượng bón tính cho 1.000 m2).

+ Thúc đợt 1 (8 – 10 ngày sau gieo): 20 – 25 kg NPK (20-20-15) + 10 kg DAP.

+ Thúc đợt 2 (20 – 25 ngày sau gieo): 30 – 40 kg NPK + 5,0 kg kali đỏ (KCl).

+Thúc đợt 3 (30 – 35 ngày sau gieo): 20 – 25 kg NPK + 5 kg kali.

Bắp cần rất nhiều nước tưới, đặc biệt ở giai đoạn trỗ cờ, phun râu nếu thiếu nước sẽ gây ra hiện tường không đầy hạt (bổ cào), do đó cần chú ý tưới nước đầy đủ.

Phòng trừ sâu bệnh

Sâu hại: Phòng trừ sâu bằng 2 – 3 kg diazan hoặc Basudin 10H để diệt sâu trừ đất, dế và các loại côn trùng gây hại khác. Bỏ thuốc vào loa kèn (đọt non) để phòng ngừa sâu đục thân ở giai đoạn 20, 30 và 40 ngày sau gieo. Dùng Procliam, Voliam targo, Virtako… để diệt trừ sâu đục trái ở giai đoạn ngay sau khi thụ phấn xong.

Bệnh hại: Phòng trừ các bệnh khô vằn, cháy lá, gỉ sắt bằng Tilt Super, Score. Phòng bệnh sọc lá bằng trộn hạt với Cruiser plus trước khi gieo hoặc tưới Ridomil gold ở giai đoạn cây con.

Quý khách vui lòng gọi vào số 0997007668 để được tư vấn và mua hạt giống của chúng tôi.