Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Trên Bông Thải / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Trên Bông Phế Liệu

CN, 27/07/2014 – 11:38 – admin

(theo www.udkhcnbinhdduong.vn) Trồng nấm trên bông phế liệu có năng suất rất cao, bình quân thu được trong nuôi trồng là 30kg nấm tươi/100kg bông (khô). Nếu so với năng suất trên rơm thì cũng đã gấp hai hoặc ba lần. Xử lý bông phế thải: Bông phế liệu cần xé vụn, rồi ngâm bông đã xé trong nước vôi 0,5%, để bông ngấm no nước thì vớt bông lên và chất trên kệ tre để nước bên trong thoát ngoài bớt. Tiến hành ủ đóng và và phủ vải nhựa (nylon), ủ dưới ánh sáng mặt trời khoảng 3 ngày. Nhiệt độ đống ủ có thể lên đến 60 – 70oC. Lưu ý: Bông dễ nén chặt nên thường làm yếm khí, gây trở ngại và sự hô hấp của tơ nấm. Do đó nên độn thêm trấu hoặc mùn cưa vào giữa các lớp bông để tăng độ xốp. Trấu hoặc mùn cưa cần xử lý qua nước vôi 0,5% trong hai ngày (48 giờ). Vớt ra để ráo trước khi sử dụng. Kiểm tra độ ẩm đóng ủ: Nén nguyên liệu trong nắm tay, nước vừa rỉ kẽ tay thì độ ẩm khối ủ đã đạt yêu cầu. Tiến hành nén khối để trồng. Việc tạo khối cũng dùng khuôn và mẫu khuôn tương tự như trồng trên rơm hoặc có thể nhỏ hơn. Bông cho vào khuôn và nén thành lớp, mỗi lớp dày khoảng 10cm. Meo giống được cấp trên mặt lớp bông thành từng cụm nhỏ, dài theo bìa mép và cách bìa từ 5 – 10 cm, cách nhau khoảng 15 – 20cm. Sau mỗi lớp phủ lên một lớp trấu dày 1cm, trước khi chèn lớp kế tiếp. Thường đối với bông chỉ nên làm 4 lớp là vừa. Lớp thứ 4 cũng là lớp cuối, được dùng làm nóc và không cần cấy giống.Nuôi ủ và chăm sóc Mô nấm làm bằng bông không cần phải đốt và có thể xếp ngoài sân hoặc trong nhà để ủ cũng được. Một vài nơi còn làm kệ để tận dụng diện tích. Các mô đặt thành hàng song song, cách nhau 20 – 30cm, để tiện đi lại chăm sóc. Để giữ ẩm và ấm cho mô có thể dùng vai nhựa (nylon) phủ trùm lên các mô. Tuy nhiên mỗi ngày nên mở ra cho thoáng, đồng thời kiểm tra giống ăn lan. Nhiệt độ mô nên giữ khoảng 30 – 37oC trong suốt thời gian ủ. Còn độ ẩm thì gần như không thay đổi bao nhiêu (vì vậy nylon), nên không cần tưới nước bổ sung. Bình thường sau 7 ngày nuôi ủ, tơ nấm đã phủ gần như khắp bề mặt mô nấm. Chuẩn bị cho giai đoạn tưới đón nấm.Tưới đón nấm và thu hái Để nấm kết quả thể, cần hạ nhiệt độ và tăng ẩm độ cho mô, bằng cách tưới nước. Nước tưới trực tiếp lên mô nhưng ở dạng hạt càng nhỏ càng tốt (phun sương lần tưới này lượng nước nhiều và đều hơn trên khắp bề mặt mô. Sau khi tưới song, tiếp tục đậy vải nhựa. Khi phủ vải nhựa cấm lưu ý: không ép sát thành mô như giai đoạn ủ. Tốt nhất là làm khung để đỡ vải nhựa, không nên làm hư hỏng nụ non ở bề mặt khô. Cách đơn giản hơn là kệ tre hoặc tầm vông (kể cả căng dây kẽm phía trên của nhiều mô nấm cùng hàng, sau đó, phủ vải nhựa lên. Đối với các mô đặt trên dàn kệ thì chỉ cần thả nhựa vải bọc xung quanh là xong. Ở giai đoạn này, nấm cần oxy do đó vải nhựa không nên che phủ chân mà bao giờ cũng cách chân (mật đất) ít nhất là l0cm. Hai ngày sau khi tưới, nấm bắt đầu kết nụ. Lúc này cần giữ ẩm cho tốt và không để nhiệt độ lên cao ảnh hưởng đến sự phát triển của nụ nấm. Cách chăm sóc và tưới nước tương tự như đối với cách trồng trên rơm rạ. Tuy nhiên, gòn dễ hút ẩm hơn rơm, nên cẩn thận khi tưới, có thể nước tưới sẽ làm mô bị úng nước. Bình thường nụ nấm trên bông sau 4 đến 5 ngày đã bước sang giai đoạn thu hái. Cách thu hái cũng tương tự như trên rơm rạ. Nấm rơm trồng trên bông có thể thu hái hai hoặc ba lần, mỗi lần xong, cần có thời gian để tơ phục hồi (nuôi ủ tơ) khoảng 4 – 5 ngày. Ở một số nơi, người ta còn rải trấu (đã ngâm vôi) làm nền mô. Lớp trấu thường dày từ 1 – 2cm và rộng quanh chân mô khoảng 20cm. Trong trấu có thể trộn thêm tro rơm hoặc do trấu, vừa hạn chế côn trùng và vừa thêm khoáng cho nấm.Huỳnh Thư

Trồng Nấm Rơm Trên Bông Thải Thay Thế Rơm Rạ Ở Thiện Nghiệp (Bình Thuận)

Anh Phan Văn Thảo ở xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là một trong những người đi đầu trong việc trồng thử nghiệm mô hình nấm rơm trên bông thải. Bước đầu cho thấy sự khả quan, có thể mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân.

Phần lớn hiện nay, nhiều nông dân trong tỉnh đã quen với việc trồng nấm rơm trên rơm rạ. Còn cách trồng nấm rơm trên bông thải thì khá mới mẻ. Sau 10 ngày tham quan và học hỏi mô hình trồng nấm rơm trên bông thải ở TP. Hồ Chí Minh, anh Thảo đang trồng nấm rơm trên diện tích gần 100 m2 với 300 kg bông thải. Theo anh Thảo, sản xuất nấm từ nguyên liệu bông thải ít tốn công hơn so với việc sản xuất từ nguyên liệu rơm rạ và quan trọng là năng suất nấm đạt cao hơn. Trung bình mỗi kg bông nguyên liệu thu hoạch được từ 6 – 7 lạng nấm (cao hơn 2 – 3 lạng so với nguyên liệu rơm rạ).

Giá nấm rơm hiện nay dao động từ 50 – 60 ngàn đồng/kg. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ở các chợ là rất lớn. Đây là nghề có thể làm những lúc rãnh rỗi, mặc dù vậy, để thành công trong nghề trồng nấm rơm, bà con phải hết sức tỉ mỉ trong từng công đoạn. Sau khi mua bông thải và giống nấm từ TP. Hồ Chí Minh, anh tiếp tục làm sạch đất trước khi xuống giống bằng cách dùng vôi khử trùng. Lúc xuống giống nấm, cần rải phân đạm urê, kali lên bông thải để tăng chất dinh dưỡng. Khoảng 9 đến 10 ngày sau khi xuống giống, nấm rơm sẽ nảy mầm. Lúc này người làm cần phải chú ý điều chỉnh độ ẩm cho phù hợp để nấm phát triển nhanh.

Để thuận lợi cho việc kiểm tra nhiệt độ, anh Thảo đã trang bị cho mình một chiếc đồng hồ đo độ ẩm. Anh cho biết, độ ẩm hợp lý để xuống giống là 45 – 65 độ C. Khi nấm đã nảy mầm, độ ẩm phù hợp là 32 – 35 độ C. Bình thường sau 7 ngày nuôi ủ, tơ nấm đã phủ gần như khắp bề mặt mô nấm. Chuẩn bị cho giai đoạn tưới đón nấm. Hai ngày sau khi tưới, nấm bắt đầu kết nụ. Lúc này cần giữ ẩm cho tốt và không để nhiệt độ lên cao ảnh hưởng đến sự phát triển của nụ nấm.

Cách chăm sóc và tưới nước tương tự như đối với cách trồng trên rơm rạ. Tuy nhiên, bông gòn dễ hút ẩm hơn rơm, nên cẩn thận khi tưới, có thể nước tưới sẽ làm mô bị úng nước. Bình thường nụ nấm trên bông sau 4 đến 5 ngày đã bước sang giai đoạn thu hái. Cách thu hái cũng tương tự như trên rơm rạ. Nấm rơm trồng trên bông có thể thu hái hai hoặc ba lần, mỗi lần xong, cần có thời gian để tơ phục hồi (nuôi ủ tơ) khoảng 4 – 5 ngày.

Nấm rơm trên bông thải cho thu hoạch sau 12 ngày và thu hoạch liên tục trong khoảng 1 tháng. Sau 1 tháng, bà con lại tiếp tục dùng bông thải cũ để ủ giống. Tuy nhiên, cứ sau mỗi lần dùng lại bông thải, bà con cần tăng cường phân bón và làm sạch đất để nấm phát triển bình thường. Dự kiến trong thời gian tới, anh sẽ mở rộng diện tích tại xã Thiện Nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm có được cho một số bà con muốn làm nghề trồng nấm.

Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Trên Bã Mía

Nấm có thể nảy mầm trên đất giống với các loại cây khác, do đó chúng ta hoàn toàn có thể dùng gỗ mục, bìa cứng, bã mía để trồng nấm ngay tại nhà… chỉ 5 ngày đã có để dùng.

1. Cải tạo đất

– Trước khi bắt tay vào trồng thì ta phải là việc đầu tiên, đó là cải tạo đất. Mục đích của việc cải tạo đất giúp cho đất được tơi xốp, hạn chế đến mức thấp nhất việc đât bị ô nhiễm, mất vệ sinh thì sẽ dẫn đến việc thất bại ngay từ đầu tiên.

– Kế tiếp là xử lý côn trùng. Do nguyên liệu ta làm là bả mía cho nên trong bả mía vẫn còn 1 lượng đường không nhỏ còn tồn. Vì vậy, kiến, ruồi sẽ rất thích thứ nguyên liệu này. Cho nên ta phải phun thuốc trừ kiến, ruồi, nói chung là côn trùng trước khi bắt tay vào làm. Bà con nên mua loại thuốc nào diệt được kiến, ruồi mà không gây hại và tồn đọng lâu trong đất và không khí để tránh đi việc thuốc diệt côn trùng ảnh hưởng trực tiếp đến luống/mô nấm.

2. Ngâm – Ủ nguyên liệu a. Chuẩn bị nguyên liệu để ngâm

– 100kg bả mía tươi. Có thể cắt nhỏ từng đoạn cỡ 20 – 40 cm. – 06kg vôi cục pha loãng – 01kg phân urê – 01kg phân DAP

– Sau đó ta trộn bả mía + 1000l nước + 06kg vôi vào trong 1 hồ để ngâm. Kích thước hồ ngâm tùy ý miễn sao ta có thể leo vào dễ dàng trộn nguyên liệu. Ta ngâm trong 24h. – Sau 24h ta trộn đều lại bả mía có ngâm vôi. Sau khi trộn đều xong, ta pha loãng các nguyên liệu kể trên còn lại vào chung với bả mía đã ngâm vôi. Ta tiếp tục ngâm trong 24h nữa.

– Sau khi ngâm xong ta tiến hành chất đống. Dùng 1 kệ gổ ( đã vệ sinh ) có kích thước ngang 2m, dài 1,5m, cao 20cm để lót phía dưới. Sau đó ta vớt nguyên liệu đã ngâm và chất thành đống có chu vi là Dài 1m, Rộng 1,5m và Cao 1,5m. Khi chất đống xong ta phải cắm 1 cọc tre khoảng 2m ở chính giữa đống để thoát hơi ( Cách làm này tương tự như cách làm trên nguyên liệu là rơm). Sau khi chất đống xong ta tiến hành dùng bạt hoặc nilon để che phủ toàn bộ đống nguyên liệu.

Lưu ý : Khi che bạt/Nilon phải cách mặt đất 20cm để không khí có thể lưu thông. Thời gian ủ là 20 ngày.

b. Nhiệt độ – Cách đảo đống ủ

– Nhiệt độ của đống ủ sẽ diễn biến như sau :

+ Ngày thứ 1 : 31-33 độ C + Ngày thứ 4 : 38-41 độ C + Ngày thứ 8 : 40-42 độ C + Ngày thứ 12 : 36-38 độ C + Ngày thứ 16 : 35-37 độ C + Ngày thứ 20 : 31-33 độ C

– Độ ẩm của đống nguyên liệu phải đạt từ 65-75% – Cứ sau mỗi 4 ngày ta phải đảo đống ủ 1 lần bằng cách : Đảo từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới. Từ trái qua phải, từ phải qua trái.

3. Cấy meo

– Sau thời gian ủ, ta tiến hành cấy meo.

– Vớt nguyên liệu ra để ráo chừng 03-05 phút (duy trì độ ẩm lúc này là 75%). Sau đó ta tiến hành bỏ nguyên liệu vào khuôn đã chuẩn bị sẳn (Xem lại bài trồng nấm làm giàu). Sau khi bỏ nguyên liệu vào khuôn thì ta tiến hành rải meo. + Đầu tiên là 1 lớp bả mía. Đến lớp meo. Đến lớp bả mía. Đến lớp meo. Ở trên cùng ta dùng rơm để phủ lên bề mặt. Lớp rơm phủ có chiều cao khoảng 30cm.

– Sau khi cấy meo xong, tiến hành phủ màng phủ lên tất cả các mô nấm vừa mới cấy.

– Sau 3-5 ngày tơ sẽ giăng xung quanh bề mặt mô nấm.

– Ngay sau khi tơ đã giăng kín toàn bộ mô nấm, ta tiến hành gỡ bỏ màng phủ. Khi gở bỏ màng phủ rồi, ta dùng bao bố hoặc nilon có đục lổ để phủ lên mô nấm. Lưu ý : Bao bố hoặc nilon phải cách mặt mô nấm từ 20cm trở lên, để tránh việc bao bố hoặc nilon đè lên tơ nấm đang giăng.

– Trong thời gian này, cần theo dõi và kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm. Nhiệt độ thì theo dõi bảng trên, còn độ ẩm thì phải đạt 70%. Nếu độ ẩm dưới 70% thì ta phải tưới thêm nước. Tưới nước thì phải tưới phun sương để tránh việc tơ nấm bị giập. Tưới đều xung quanh mô nấm. Không cần tưới nhiều nước mà chỉ cần tưới nhiều lần.

– Đến ngày thứ 12 sau khi cấy, tơ giăng sẽ hình thành quả thể. Đến ngày thứ 15 ta có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch khoảng 12 ngày là hết.

– Sau khi hái lần đầu tiên, ta tiếp tục phủ bao bố hoặc nilon lại, đồng thời kiểm tra độ ẩm để tưới nước. Sau 3-4 ngày sau ta tiếp tục thu hái lần nữa. Cứ như thế cho đến khi hết thu hái.

– Năng suất của mô hình đạt từ 20-30%. Nghĩa là cứ 100kg nguyên liệu bả mía sẽ cho ta 20kg – 30kg nấm. – Sau khi hết thu hái, ta còn tận dụng được nguyên liệu này dùng để bón cho cây, dùng làm phân bón …….

Do bã mía thường được người ta vứt bỏ hoặc bán với giá rẻ ( có lẻ cho nhiều hơn bán ). Ở đây tui cứ cho là mua với giá 1000đ/1kg. Tiền đầu tư tạm tính như sau :

– 100kg bả mía x 1000đ = 100.000 đ (sử dụng 1 lần) – 20 bịt meo giống x 4000đ = 80.000 đ (sử dụng 1 lần) – Màng phủ = 10.000 đ (sử dụng 10 lần) – 20 Bao bố x 6000đ = 120.000 đ (sử dụng 3 lần) – Khuôn gổ tự đóng = 10.000 đ (sử dụng nhiều lần) – Kẽm giăng = 10.000 đ (sử dụng 3 lần ) – Phân u rê _ DAP = 30.000 đ (sử dụng 1 lần) – Thuốc diệt côn trùng = 20.000 đ (sử dụng 1 lần)Tổng cộng = 350.000 đ

* Như vậy, tổng vốn đầu tư ban đầu là 350.000 đ, trong đó có 1 số loại sử dụng được nhiều lần. Nếu bả mía ta xin được thì chi phí sẽ giảm được cả trăm ngàn đồng.

* Năng suất thấp nhất là 20% tương đương 20kg nấm x 50.000 đ ( giá hiện tại ) = 1.000.000 đ. Sau khi trừ chi phí ta còn lãi được 650.000 đ.

* Lưu ý: Số vốn đầu tư ban đầu là tui chỉ tính theo trường hợp cụ thể của tui. Chi phí trên chưa bao gồm các khoản như : Điện, nước, mặt bằng ( nếu thuê ), hồ ngâm, ……. ăn uống :lol:trong những ngày đợi hái nấm.

chúng tôi tự hào là “người bạn đồng hành tin cậy của nhà nông”. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng bà con nông dân hướng tới một nền nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng bền vững và hiệu quả. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp rất nhiều các dòng chế phẩm sinh học chất lượng cao dùng trong nông nghiệp. Mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY !

Trồng Nấm Rơm Trên Bông Vải Và Bột Cưa

Mô hình trồng nấm rơm đã trở nên khá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, trồng nấm rơm trên bông vải và bột cưa thải thì ít ai biết đến.

Anh Nguyễn Duy Hưng – Giám đốc Hợp tác xã Nuôi trồng và Kinh doanh nấm Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã thực hiện thành công mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Do nguồn nguyên liệu rơm ngày càng khan hiếm, giá thành cao vì nhiều nơi phát triển chăn nuôi trâu bò và phục vụ vận chuyển dưa hấu nên anh Hưng nghĩ ra cách tận dụng mùn cưa thải ra sau khi trồng nấm bào ngư và linh chi ở gia đình kết hợp với bông vải thải để trồng nấm rơm. “Cách làm này vừa tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường”, anh Hưng chia sẻ.

Để chủ động meo giống và nâng cao chất lượng sản phẩm, anh Hưng không mua meo giống ở các nơi khác mà tiến hành nuôi cấy mô. Cách làm này cũng đã giúp anh Hưng tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong đầu tư. Còn về nguyên liệu bông vải thải thì mỗi ngày nhà máy dệt ở Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi thải ra rất nhiều.

Chia sẻ về kỹ thuật trồng nấm rơm, anh Hưng tiết lộ: “Có nhiều cách trồng nấm rơm như trồng trong nhà, ngoài đồng ruộng. Thế nhưng, để tiết kiệm diện tích và dễ chăm sóc thì nên đưa lên kệ. Xung quanh kệ phải che chắn bạt cho kín gió và lắp đặt hệ thống tưới phun. Đồng thời, nước dùng để tưới nấm cũng phải là nguồn nước sạch, không được nhiễm phèn, nhiễm mặn…”. Bên cạnh đó, nhiệt độ thích hợp trong mô phải từ 35 – 40 độ C. Để tạo nhiệt độ cho mô nấm thì phải phủ bạt khoảng 4 – 5 ngày. Sau khi cấy mô khoảng 12 ngày thì nấm sẽ ra quả và đến 15 ngày là thu hoạch được. Thời gian nấm ra quả cần thường xuyên tưới nước để nấm phát triển tốt. Đối với một mẻ nấm, người trồng có thể thu hoạch được nhiều lần. Tuy nhiên, những lần thu hoạch sau năng suất sẽ không đạt bằng lần đầu do lượng chất dinh dưỡng nuôi nấm đã giảm sút.

Sản phẩm nấm rơm được trồng trên bông vải và bột cưa thải của anh Hưng hiện rất được nhiều người ưa chuộng. Với giá bán 70 nghìn đồng/kg nấm rơm đối với những ngày bình thường và 140 nghìn đồng/kg đối với ngày rằm, mùng một, dịp Tết thì quả thật nấm rơm là nghề “một vốn bốn lời”. “Sắp tới tôi sẽ mở rộng mô hình trồng nấm rơm này và tiếp tục trồng thử nghiệm một số loại nấm “khó tính” khác để cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm nấm sạch, chất lượng”, anh Hưng cho biết.

Bài, ảnh: HỒNG HOA/Báo Quảng Ngãi

Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Trên Mùn Cưa

KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM BẰNG MÙN CƯA

Trồng nấm, đặc biệt là nấm rơm đã được nhiều bà con triển khai trong những năm gần đây. Đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tạo ra công việc cho nhiều người nông dân. Nấm rơm có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, cách trồng chăm sóc cũng không phức tạp. Chỉ cần trang bị một số kiến thức là chúng ta có thể bắt tay vào triển khai rồi

Trồng nấm rơm bằng mùn cưa không những tận dụng được những phế phẩm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao

Chuẩn bị nguyên liệu

Mùn cưa

Túi nilong để trồng nấm

Vôi bột

Cám, tấm hoặc ngô

Giấy báo để bao kín bịch nấm

Ống nhựa, bông để nút cổ túi nấm

Chọn loại mùn cưa đảm bảo 3 KHÔNG: không bị mốc, không có tinh dầu, không chứa độc tố (hóa chất, xăng dầu…)

Làm ẩm mùn cưa đến khi đạt độ thủy phân 70% rồi ủ mùn cưa thành đống (mỗi đống khoảng 300kg). Thời gian ủ là 4 – 6 ngày, cứ 2 – 3 ngày đảo 1 lần. Có một số lý do mà bà con phải ủ mùn cưa là:

Kích thích xạ khuẩn phát triển giúp phân hủy mùn cưa được tốt hơn. Khi mùn cưa phân hủy, nó sẽ bị phân giải thành các chất dễ tiêu giúp nấm hấp thu tốt hơn.

Quá trình ủ góp phần làm nguyên liệu chín và tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong mùn cưa.

Để nâng cao năng suất nấm thu hoạch sau này, bà con có thể trộn thêm phân hữu cơ (phân chuồng, xác thực vật) và khoáng (tro…) vào đống ủ với lưu ý: các loại phân hữu cơ bổ sung không quá 20% khối lượng đống ủ, khoáng cần bổ sung khoảng 1%.

Sau khi mùn cưa đã được ủ, bà con cho thêm khoảng 3% bột nhẹ CaCO3 hoặc 1,5% vôi bột vào trộn với mùn cưa. Tiếp theo, bà con cho hỗn hợp mùn cưa vào các túi với kích thước 25cm, dài 40cm có khả năng chịu nhiệt, mỗi túi đựng 1,5kg mùn cưa. Sau đó, bà con dùng ống nhựa và bông để nút cổ túi lại.

Bước tiếp theo, bà con thực hiện thanh trùng cho các túi mùn cưa. Có nhiều cách thanh trùng như hấp trong thùng phi, xây lò hấp hoặc dùng nồi Autoclave. Đối với cách đầu tiên, bà con xếp các túi mùn cưa vào thùng và hấp cách thủy ở nhiệt độ 100 độ C trong 10 – 12 giờ kể từ thời điểm nước sôi.

Lựa chọn meo nấm

Lựa chọn meo giống là bước cơ bản trong cách trồng nấm rơm bằng mùn cưa. Meo giống được lựa chọn phải đáp ứng các nhu cầu sau: 

Meo giống không bị nhiễm tạp chất.

Meo không có dấu hiệu bị hỏng hay có mùi khó chịu.

Đối với những bịch meo giống có chất lượng tốt biểu hiện bên ngoài là màu trắng trong, phía trên có lốm đốm một chút màu hồng và đặc biệt meo sẽ tỏa ra một mùi hương đặc trưng của nấm rơm.

Gieo trồng nấm

Cách trồng nấm rơm bằng mùn cưa theo phương pháp vô khuôn 

Với việc sử dụng phương pháp này những người trồng nấm phải chuẩn bị cho mình những chiếc khuôn có dạng hình thang đáy cụt có hai đầu hở. Đầu tiên rải lớp mùn cưa theo từng lớp vào trong khuôn, mỗi lớp mùn sẽ dày khoảng 10 cm, cứ rải xong 1 lớp mùn thì trên đó sẽ rắc một lớp meo giống. Tùy theo thời tiết và nhiệt độ mà xếp lớp mùn cưa dày hay mỏng, nếu là mùa hè thì chỉ nên chất 3 lớp, còn với mùa đông thì nên chất 4 lớp để giữ cho nấm không bị chết cóng. Đây là phương pháp thích hợp để trồng trong nhà có kệ hoặc trồng ở những nơi ngoài trời nhưng có bạt phủ kín.

Cách trồng nấm rơm bằng mùn cưa theo phương pháp đắp mô

Với phương pháp này, người trồng phải đem lớp mùn cưa ra rải đều, lớp mùn này sẽ dày khoảng 5cm và có chiều rộng dao động trong phạm vi 30 – 40cm. Còn với lớp meo nấm thì chia làm đôi và rải dọc theo hai bên luống. Rải xong một lớp meo thì lại tiếp tục rải mùn cưa lên trên, cứ như thế cho đến khoảng 4 lớp thì dừng lại. Để giữ ấm cho lớp mô thì tốt hơn hết hãy phủ một lớp rơm lên trên mô.

Chăm sóc nấm và thu hoạch

Muốn cho nấm của bạn phát triển khỏe mạnh và đạt được chất lượng tốt nhất thì điều cần phải lưu ý đầu tiên là theo dõi độ ẩm và nhiệt độ. Nếu độ ẩm quá cao hoặc quá thấp cũng sẽ gây cản trở rất nhiều cho quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm. Nên duy trì độ ẩm trong khoảng 55 – 60% cho mùn cưa và 80 – 90% cho môi trường xung quanh mùn, còn với nhiệt độ nên duy trì ở mức vừa phải từ 32 – 37ºC là hợp lý nhất. Ngoài ra việc tưới nước cho nấm cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc nấm, nên sử dụng phương pháp tưới tia nhỏ hoặc phun sương để tránh gây hỏng tơ nấm. Vào những tháng nắng gắt nên tưới nước xung quanh nền đất để hạ nhiệt độ và giúp duy trì độ ẩm.   

Sau khoảng thời gian từ 15 – 20 ngày kể từ khi cấy meo có thể bắt đầu thu hoạch nấm. Trong quá trình thu hoạch nên hái các búp hơi nhọn đầu trước sau đó dùng tay xoay nhẹ để giúp dễ dàng tách tai nấm ra khỏi mô. Khi thu hoạch nên chú ý không để sót lại chân nấm bị đứt ở trên mô. Và cuối cùng khi thu hoạch xong hãy đậy kỹ áo mô lại.