Kỹ Thuật Trồng Lúa Om 5451 / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Chăm Sóc Lúa Om 6976 Vụ Thu Đông 2012

Giống lúa OM6976 là giống lúa triển vọng mới, được canh tác từ vụ Hè Thu T 2009. Giống lúa được chọn từ tổ hợp lai IR68144, OM997, OM2718. Đây là giống có hàm lượng sắt trong gạo khá cao.

Đặc tính:

– Thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày.

– Chiều cao cây: 95 – 100cm, dạng hình đẹp, rất cứng cây, đẻ nhánh ít, bông to chùm, đóng hạt dầy.

– Chống chịu Rầy nâu và bệnh đạo ôn tốt, chống chịu bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá khá.

– Năng suất trung bình vụ Đông Xuân: 7 – 9 tấn/ ha, Hè Thu: 5,0 – 6,0 tấn/ ha.

– Trọng lượng 1.000 hạt: 25 – 26g.

– Hạt gạo dài trung bình, trong, ít bạc bụng, cơm vẫn còn hơi mềm khi nguội.

– Giống thuộc nhóm lúa bông to, thích nghi rộng trên nhiều loại đất, từ phù sa ngọt đến phèn nặng.

– Tiềm năng năng suất cao và ổn định trong cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu.

Bón phân cho lúa Thu Đông:

Cơ bản vẫn là bón đầy đủ và cân đối. Hạn chế việc bón thừa phân đạm, đây là nguyên nhân dẫn đến việc làm sụt giảm năng suất do dễ gây phát sinh và phát triển dịch hại, cây lúa dễ bị mềm yếu, đổ ngã, nhất là trong điều kiện mưa, bão. Cần tính toán và khuyến cáo bón phân cân đối, tiết kiệm, bón phân theo 4 đúng, sử dụng phân chậm tan. Lượng phân cần chia nhỏ và bón nhiều lần (3 – 4 lần/vụ).Đối với phân đạm, bón theo bảng so màu lá lúa. Bón khi màu lá nhạt hơn dãy màu chuẩn, ứng với từng nhóm giống lúa.

Trong vụ Thu Đông, trời âm u, việc hấp thu phân bón của cây lúa thấp hơn các vụ lúa khác, cần phải lưu ý đến tình trạng của cây để bón phân.Nếu sử dụng phân NPK chuyên dùng, bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nếu sử dụng phân đơn, có thể áp dụng theo công thức sau: 80N – 50 P 2O 5 – 30 K 2 O. Cụ thể 140kg urea, 85kg DAP và 50kg KCl cho mỗi ha.

Chia làm các lần bón như sau:

– Lần 1: 8 – 10 ngày sau sạ; bón 50kg urea + 45kg DAP + 25kg kali/ha.

– Lần 2: 16 – 20 ngày sau sạ; bón 50kg urea + 40kg DAP/ha.

– Lần 3: 38 – 42 ngày sau khi sạ; bón 40kg urea + 25kg kali/ha.

(Lưu ý trước khi bón phân đón đòng (30 – 35 ngày sau sạ) nên rút nước ra khỏi ruộng, khi thấy 2/3 số cây chuyển từ màu xanh sang màu vàng thì đưa nước vào và tiến hành bón phân).

Lúc lúa Thu Đông trổ chín cũng đã bắt đầu vào cuối mùa mưa, cần xem tình trạng của lúa để có thể bổ sung thêm một số loại phân bón qua lá.

(Theo Khuyến cáo Cục Trồng trọt)

Ngộ độc hữu cơ

Đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trên cây lúa ở vụ Hè Thu và Thu Đông, đặc biệt là vùng sản xuất lúa 3 vụ, do rơm rạ, tàn dư thực vật của vụ trước chưa kịp phân hủy bị vùi lắp trong điều kiện ngập nước tạo ra các gốc phênol, axit hữu cơ gây độc cho cây lúa, cây lúa bị nhiễm ngộ độc hữu cơ thường sinh trưởng, phát triển kém và cho năng suất thấp.

Cách khắc phục

Cây lúa bị ngộ độc hữu cơ, phát triển kém do rễ không hấp thu dinh dưỡng nuôi thân, lá, do vậy bón phân đạm không giúp cây lúa phát triển, mà còn làm nồng độ độc chất nâng cao, gây thối rễ ở mức độ nặng hơn. Vì vậy can thiệp bằng biện pháp canh tác tháo nước rữa đất ở thời điểm 15 và 30 ngày sau khi sạ để pha loãng độc tố trong đất, để đất nứt vết chân chim, làm cho đất thoáng và bớt đi khí độc CO2, kết hợp bón phân vôi (khoảng 30kg đá vôi nung/công 1.000 m2) hoặc super lân, hydrophos… bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali, chú ý sử dụng các loại phân có hàm lượng lân cao như DAP, phân lân nung chảy Văn Điển, Ninh Bình. Ngoài ra có thể sử dụng phân bón lá cung cấp dưỡng chất hấp thu qua lá, giúp cây lúa hồi phục. Khi thấy cây lúa ra rễ mới (màu trắng) thì bón thêm DAP, NPK.

Kỹ Thuật Trồng Rau Ngò Om

Ngày đăng: 2023-01-20 06:21:12

Cây ngò om hay còn gọi là rau om, ngổ om có tên khoa học là Limnophila aromatica thuộc họ Mã Đề (Plantaginaceae), đây là loại rau thơm rau gia vị vùng nhiệt đới được sử dụng nhiều trong các món ăn Việt Nam.

Vì ngò om có thể mọc hoang dựa mé rạch hay trong bùn ruộng nhưng khi trồng trong chậu tại nhà khá phức tạp, trongraulamvuon xin hướng dẫn cách trồng rau ngò om tại nhà như sau.

1. Chọn giống và đất trồng rau om

Nhân giống rau ngò om bằng cách giâm gốc, cắt gốc hom rau om dài khoàng 15-18 cm, ghim vào chậu phần gốc có dính rễ non.

Chọn đất trồng rau om phải là đất nhiều mùn giữ ẩm tốt, nên sử dụng đất dinh dưỡng phân trùn quế hay đất trồng rau, đặc tính cần lưu ý là rau ngò om không thích hợp với giá thể mới trộn , dùng chậu nhựa có đường kính miệng 20 cm, cho đất dinh dưỡng vào 2/3 chậu, sao đó ghim 3-4 hom giống rau ngò om vào một chậu, nhớ đặt hom nghiêng góc 30o và chèn chặt không cho lay gốc. Để chậu rau mới trồng nơi mát hay có ánh sáng ít nắng, khi thấy cây mọc tốt thì đưa ra nơi có độ chiếu sáng 60-70 %.

Thời gian để rau ngò om ra rễ mới khá lâu khoảng 15-20 ngày, nên tưới nước ngày 2 lần cho ướt đẫm bằng vòi phun nhẹ.

2. Hướng dẫn cách chăm sóc và bón phân cho cây ngò om

Rau ngò om ít khi bị sâu bệnh, khi cây giống rau ngò om đã phát triển thường cho nhiều chồi con xung quanh và cây mọc cao từ 25-30 cm là có thể thu hoạch.

Có thể dùng phân Urê hay DAP với liều dùng 1 muỗng cà phê pha lít nước tưới lúc chiều mát, hoặc chỉ bón thêm lớp đất dinh dưỡng phân trùn quế vào mặt chậu lớp 2-3 cm mỗi khi thu hoạch.

3. Thu hoạch

Khi thu hoạch nhớ dùng dao bén sạch cắt qua ngang thân rau om chỉ chừa lại khoảng 3 cm từ mặt chậu, bón thêm phân hữu cơ rồi tiếp tục tưới nước bình thường, sau 40-45 ngày là có thể cắt đợt mới.

Sau 3-4 tháng là rễ rau ngò om hết chất dinh dưỡng, lá nhỏ dần hơi ngã vàng, cần phải thay chậu lớn hơn để giúp rau phát triển lâu dài.

4. Vị thuốc từ rau ngò om

Trong y học cổ truyền khuyên dùng rau ngò om trị sạn thận bào nhỏ sạn để dễ dàng cho sạn ra ngoài bàng quang, thuốc lợi tiểu hay giảm đau thắt lưng, có thể dùng tươi rau ngò om giã chắt lấy nước uống hay dùng dạng phơi khô.Vị thuốc từ rau om khá an toàn không có độc tố.

Tuy nhiên rau ngò om mọc ngoài thiên nhiên do nguồn nước tự nhiên thường bị ô nhiễm cần cẩn thận đề phòng bị nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hóa, phải rửa sạch rau ngò om mua ngoài chợ trước khi dùng.

Ngọc Hân – Trồng rau trong vườn

TIN TỨC KHÁC :

Kỹ Thuật Trồng Lúa Nhật

ĐIỂM TƯ VẤN SẢN XUẤT LÚA NHẬT

Địa chỉ: THONGRICE FARM 45 Cao Văn Lầu, Mỹ Thới, Long Xuyên, An Giang Email: nguyenhuythongag@gmail.com Phone: 0944.099.345

Lúa Nhật là giống lúa thuần thuộc loài phụ Japonica. Những giống phổ biến đang được trồng nhiều ở Việt Nam như Akita Komachi, Hananomai, Koshi Hikari hay một giống phổ biến nữa mà nông dân rất thích trồng là DS1. Để giúp bà con nông dân có thêm thông tin đầy đủ về Quy trình sản xuất lúa Nhật trong quá trình sản xuất và chỉ đạo sản xuất, xin chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ sau:

1. Đặc điểm chính: Lúa Nhật (Japonica) là giống cảm ôn nên trồng được nhiều vụ trong năm; khả năng thích ứng rộng, đang được trồng ở hầu hết các vùng trong cả nước như: Trung du miền Núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng ven biển Bắc và Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong đó vụ Đông xuân chính vụ là vụ mùa thích hợp nhất, cho năng suất cao nhất, chất lượng lúa và gạo tốt nhất, đồng thời chi phí sản xuất thấp.

* Thời gian sinh trưởng:

Giống Akita Komachi: 87-90 ngày. Chiều cao cây: 80-85 cm.

Giống Koshi Hikari: 90-95 ngày. Chiều cao cây: 85-90 cm.

Giống Hananomai: 95-100 ngày.Chiều cao cây: 90-95 cm.

Giống DS1: 110-120 ngày.Chiều cao cây: 100-110 cm.

* Thời vụ: vụ chính là vụ Đông xuân.

* Mật độ cấy:

Giống Akita Komachi: 20 x 20

Giống Koshi Hikari: 20 x 20

Giống Hananomai: 20 x 20

Giống DS1: 30 x 30

* Phân bón cho lúa Nhật: * Chăm sóc:

Chăm sóc mạ: Tưới mạ thường xuyên, lưu ý bù lạch và sâu keo.

Chăm sóc lúa cấy: Giai đoạn đầu điều tiết nước để giết cỏ. Giai đoạn đẻ nhánh phải điều tiết nước ít lại để lúa đẻ nhánh, nước nhiều sẽ hạn chế đẻ nhánh.

-Sau cấy 3-4 ngày cho nước vào.

– Khử lẫn thường xuyên, đặc biệt giai đoạn trước thu hoạch 10 ngày.

* Phòng trừ sâu bệnh cho lúa Nhật:

Thuốc trừ sâu rầy cho lúa Nhật:Sâu rầy thường gặp: rầy nâu, muỗi hành, sâu keo.

Thuốc trừ bệnh cho lúa Nhật: Bệnh thường gặp: Cháy bìa lá, đạo ôn, đốm nâu.

Lưu ý: Lúa Nhật rất mẫn cảm với thuốc BVTV nên khi sử dụng phải biết loại thuốc đó có ảnh hưởng cây lúa hay không. Triệu chứng ảnh hưởng do thuốc thường gặp: Lúa ngưng phát triển, lá se lại, bó rễ,…

* Cách ngâm ủ hạt giống

Lúa Nhật là giống có tính ngủ nghỉ sau thu hoạch nên khi ngâm ủ hạt giống phải thực hiện phá ngủ như sau:

– Đối với giống cũ đã qua bảo quản 1 vụ cần ngâm trong 48h, cứ sau 12 giờ đãi hạt và thay nước một lần. Khi thấy hạt đã hút đủ nước (phần phôi hạt trắng đều) thì đãi sạch rồi ủ.

– Đối với hạt giống mới chuyển vụ cần xử lý phá ngủ trước khi ngâm ủ. Cách phá ngủ thông thường nhất là xử lý bằng dung dịch axit ngâm giống.

Cách làm: Phá ngủ bằng axit nitơric 0,3% (pha 3ml axit nitơric trong 10 lít nước) ngâm trong 24 giờ. Sau đó đãi sạch axit rồi ngâm trong 40 giờ, cứ 10-12 giờ lại đãi chua và thay nước 1 lần. Sau khi vớt thóc phải đãi sạch nước chua, để ráo nước rồi ủ bình thường. Trong quá trình ủ hạt giống chỉ thực hiện tưới nước khi hầu hết các hạt giống đã nứt nanh (Gai dứa).

Kỹ Thuật Trồng Lúa Nước

Nên dọn sạch cỏ, đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang kèm theo.

Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm. Phơi ải trong thời gian 1 tháng. Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng mặt ruộng kèm theo.

Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn. Tùy theo diện tích ruộng lớn hay nhỏ mà dùng máy kéo lớn (trên 50 HP), trung bình (20-35HP) hoặc nhỏ như máy xới tay (12-15HP), máy trục bùn tự hành hoặc phay lồng (6-12 HP).

+ Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp.

+ Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ.

+ Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm.

+ Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Regent hoặc Carban 3%.

+ Gieo hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo.

+ Lượng hạt giống gieo: 100-120 kg/ha.

+ Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm.

Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali.

+ Ở giai đoạn để nhánh (22-25 NSS) và làm đòng (42-45 NSS), sử dụng bảng so màu lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón.

+ Liều lượng và thời kỳ bón:

Loại phân, liều lượng và thời gian bón cho lúa (tính cho 1000 m2)

Ghi chú: NSS = Ngày sau sạ

+ Giai đoạn cây con (0-7 NSS): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt ruộng trong vòng 3 ngày sau khi sạ, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng.

+ Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (đẻ nhánh – bước vào thời kỳ làm đòng) (7-42 NSS): Sau khi sạ được 7-10 ngày, bắt đầu cho nước từ từ vào ruộng và giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-7 cm. Trong giai đoạn này, thay nước trong ruộng lúa từ 2-3 lần, sau mỗi lần thay nước giữ cạn trong 2-3 ngày.

+ Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (làm đòng-trổ bông-thụ phấn-tạo hạt) (42-65 NSS): Giữ nước trong ruộng ở mức 3-5 cm.

+ Giai đoạn chín (65-95 NSS): Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến giai đoạn chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng.

Phòng trừ sâu hại,cỏ dại cho lúa

+ Ngoài việc áp dụng đồng bộ các biện pháp trên, luân phiên sử dụng hóa chất diệt cỏ bao gồm: Sofit 300EC, Meco 60EC, Vigor 33EC, Sirius 10WP, Nominee 10SC, Tiller-s, Ronstar 25EC, OK 720DD, Facet 25SC,…

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bao gồm:

+ Bắt bướm hay rầy trưởng thành bằng vợt hay bẫy đèn, ngắt ổ trứng các loại sâu và các lá có mang sâu.

+ Duy trì và bảo vệ các sinh vật có ích như ếch nhái, nhện, bọ rùa, dế nhảy, muỗm muỗm, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, kiến ba khoang, ong mắt đỏ, ong kén trắng, ong đen, ong xanh, ong đùi, nấm tua, nấm xanh, nấm phấn trắng,… bằng cách không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu khi trên ruộng xuất hiện nhiều loài thiên địch. Nếu bắt buộc phải phun thuốc khi có dịch thì phải chọn loại thuốc chọn lọc ít độc đến thiên địch.

+ Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu rầy hại lúa như chế phẩm từ vi khuẩn Bacillus thuringienis (Bt) để trừ sâu non của các loài sâu thuộc bộ cánh vảy và 2 chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng như Ometar (chế phẩm nấm xanh) và Biovip (chế phẩm nấm trắng) để trừ các loài rầy, bọ xít và sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.

+ Không phun thuốc trừ sâu trong vòng 40 ngày đầu sau sạ để bảo vệ hệ thiên địch, chỉ phun thuốc trừ sâu khi mật số tới ngưỡng phòng trừ quy định và phải tuân thủ kỹ thuật 4 đúng:

Kỹ thuật 4 đúng trong trồng lúa nước

+ Đúng thuốc: Chọn thuốc đúng đối tượng sâu hại.

+ Đúng liều lượng: Tuân thủ quy định về liều lượng thuốc và nước pha theo chỉ dẫn ghi trên nhãn chai.

+ Đúng lúc: Phun khi mật số sâu hại phát triển nhiều hơn mật số thiên địch.

+ Đúng cách: Phải phun trúng vào nơi có sâu rầy sinh sống như rầy ở gốc lúa, sâu ở trên lá hay trên thân.

Thuốc trừ sâu bệnh cho lúa nước

+ Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin 25BHN và Trebon 10ND.

+ Bù lạch: Actara 25WG, Bassa 50ND, Fastac 5ND, Regent 300WDG và Trebon 10ND.

+ Sâu phao: Fastac 5ND, Padan 95SP và Regent hai lúa xanh 300WDG.

+ Sâu cuốn lá: Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon 10ND.

+ Sâu dục thân: Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG và Regent 10H.

+ Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H.

Một số bệnh thường gặp và cách trị bệnh cho cây lúa

Bệnh cháy lá là do nấm gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại trong cả 2 vụ ĐX và HT và ở tất cả các giai đoạn của cây lúa. Bệnh thường tấn công trên lá, đốt thân, cổ lá và cổ gié. Bệnh đặc biệt thích hợp với điều kiện thời tiết khí hậu mát lạnh, có sương mù như trong vụ đông xuân. Sử dụng biện pháp sau đây để phòng trị:

+ Thăm đồng thường xuyên 5-7 ngày lần để phát hiện bệnh kịp thời.

+ Khi thấy có một vài vết bệnh xuất hiện, sử dụng thuốc hóa học Tricyclazole hay Probenazole để phun.

Bệnh khô vằn trên cây lúa

Bệnh khô vằn do nấm gây ra và phát triển mạnh ở vụ Hè thu vào giai đoạn sau khi đẻ nhánh tối đa, hoặc khi tán lúa vừa phủ kín mặt ruộng (35-40 NSS).

Để phòng trừ bệnh này cần áp dụng các biện pháp sau đây:

+ Vệ sinh đồng ruộng như làm sạch cỏ và các tồn dư của vụ trước.

+ Xử lý đất bằng biện pháp cày phơi ải hoặc cho đất ngập nước trong thời gian 15-30 ngày để diệt mầm bệnh

+ Sử dụng thuốc hoá học: không cần phải phun hết cả ruộng mà chỉ phun cục bộ ở từng điểm có bệnh. Sử dụng các loại thuốc sau để phòng trị bệnh: Hexaconazol, Iprodione.

Bệnh Bạc lá do vi khuẩn gây ra, bệnh thường phát triển và gây hại nặng vụ Hè Thu trong giai đoạn 40 NSG trở đi. Bệnh lây lan qua con đường hạt giống. Để phòng trị bệnh chủ yếu sử dụng giống kháng kết hợp với xử lý hạt giống như đã khuyến cáo.

Cách phòng chuột hiệu quả khi trồng lúa nước

+ Phối hợp nhiều biện pháp cùng 1 lúc: Thời vụ tập trung, vệ sinh đồng ruộng, đặt bẫy, đào hang, bỏ khí đá vào hang, bơm nước vào hang, dùng chó săn bắt.

+ Bẫy cây trồng: trong khu vực khoảng 1 km2 (100 ha) bố trí 5 ruộng gieo trồng sớm hơn 1 tháng, cách nhau 500 m, mỗi ruộng có hàng rào ny lông cao 80-100cm và 8 lồng hom (2/bờ). Sử dụng giống lúa thơm để dẫn dụ chuột.

+ Gặt lúa dồn từ xung quanh vào giữa, cuối cùng bao lưới để bắt.

Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt.

Nên sử dụng máy gặt dải hàng để cắt lúa. Sau khi cắt tiến hành suốt ngay, không nên phơi mớ trên ruộng. Sử dụng máy đập lúa trục dọc (tuốt lúa, máy nhai) để suốt lúa.

Bảo quản lúa nước như thế nào?

Trong vụ đông xuân, phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc sân đất. Nên sử dụng lưới nilon lót dưới trong quá trình phơi, phơi từ 2-3 ngày là được.

Trong vụ hè thu, sử dụng máy sấy trụ đứng STĐ-1000, máy sấy tĩnh vỉ ngang hoặc lều sấy liên hợp với quạt thông gió SLQ-2000 để làm khô lúa.

Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng. Bảo quản lúa ở những nơi khô ráo và thoáng. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm thóc đạt 13-14%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 13%.

Giống Lúa Om 4900 Có Những Đặc Điểm Gì Nổi Bật?

Giống lúa thuần OM 4900 đã được lai tạo chọn lọc bởi các cán bộ khoa học tại Bộ môn di truyền chọn giống thuộc Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (VLĐBSCL). Tác giả là chúng tôi Nguyễn Thị Lang và chúng tôi Bùi Chí Bửu. Phương pháp lai cổ truyền được áp dụng với giống bố là Jasmine 85 và giống mẹ là C53 (Lemont).

Trong quá trình chọn lọc các đời con lai có áp dụng kỹ thuật trợ giúp của dấu chuẩn phân tử (MAS= marker assisted selection) từ năm 2002. Mục đích đặt ra là kết hợp các đặc điểm di truyền cho năng suất cao, mùi thơm và hàm lượng amylose thấp.

Đặc tính sinh học của cây lúa

Thời gian sinh trưởng 95-100 ngày (vụ Xuân), 95-100 ngày (vụ Hè Thu).

Chiều cao cây trung bình 100-110cm

Khối lượng 1000 hạt: 29-30 gram, chiều dài hạt gạo 7,0 – 7,3mm.

Hạt gạo đẹp, trong, thon dài, hàm lượng amylose 16,0-16,8%, mùi thơm cấp 1.

Cơm ngon, mềm, dẻo.

Giống phản ứng với đạo ôn (cấp 5), rầy nâu (cấp 3-5), phản ứng trung bình với bạc lá, chịu mặn tốt, chống đổ ngã (cấp 1).

Chịu phèn, mặn 2-3‰, thích hợp vùng đất phèn, phèn mặn, phù sa.

Tiềm năng năng suất 7,0-8,0 tấn/ha.

Hơi nhiễm nhẹ với bệnh đạo ôn.

OM 4900 Lá nhỏ có thời gian sinh trưởng từ 90-95 ngày đối với vụ Hè Thu và Thu Đông, còn về vụ Đông Xuân còn phụ thuộc vào thời tiết và điều kiện canh tác và về mật độ gieo sạ có thể tăng thêm từ 3-5 ngày.

– Chiều cao cây từ 90-95 cm. Chịu phèn mặn từ 4-5‰.

– Đẻ nhánh khỏe, hơi cứng cây, lá cờ thẳng dạng lá hình lòng mo hơi héo, ít nhiễm sâu bệnh, rất dễ canh tác.

– Về phẩm chất gạo vì hạt lúa có vỏ trấu mỏng, hạt gạo dài, trong, cơm thơm và dẽo, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

– Năng suất từ 7-8 tấn/ ha, nếu chăm sóc đúng theo quy trình và giỏi có thể năng suất lến đến 10 tấn/ ha, nhưng cũng phải đủ về các mặt kỷ thuật như về vùng đất nên tăng hoặc giảm số lượng giống và phân bón để cho thích hợp và vấn đề quan trọng là do thời tiết.

Kỹ thuật chăm sóc cây lúa OM

Chăm sóc như các giống khác, nhưng giống OM 4900 Lá Nhỏ này dạng lá hình lòng mo, có màu mở gà “vàng tranh” chứ không xanh như những giống khác, vì lý do này bà con không biết cứ bón phân thật nhiều cho lá xanh thì rất nguy hiểm đặc biệt là UREA.

Trước khi sạ bà con nên trục trạt cho đất nhão nhuyễn và trang bằng mặt ruộng, đánh rãnh thoát nước cứ 4-5m là 1 rãnh, đồng thời bón lót phân lân vôi có tác dụng khữ phèn, khữ chua và ngộ độc. Nếu có điều kiện bà con nên phun thuốc cỏ Diệt mầm và xữ lý thuốc trị ốc bưu vàng, đến khi sạ tháo nước ra và tiến hành kéo hàng theo chiều dài của đường thẳng cặp rãnh nước.

Đến 4-5 ngày sau khi sạ bà con đưa nước vào với mực nước ít “đủ để ngập mặt ruộng” nhằm để khống chế lúa cỏ lúa nền lên trong đám ruộng.

Đến 8-9 ngày sau khi sạ bà con tháo bỏ hết nước cho khô rồi đến ngày 10-12 ngày sau khi sạ đưa nước vào bón phân lần 1 là UREA 5kg + DAP 5kg + KALI 3kg + Con bò sữa 5kg. Tạo cho cây khỏe giảm tỷ lệ bệnh đầu vụ.

Đến 18 – 20 ngày bà con tháo bỏ hết nước cho khô, tiến hành phun gói Bidamin theo khuyến cáo nhằm giúp cho cây lúa ra chồi khỏe, hạn chế độ dài của thân và lá tạo cho thân cây cứng hơn, tăng số hạt trên bông, hạn chế sự đổ ngã, hạn chế sâu bệnh ở giai đoạn đẻ nhánh đến phân hóa đòng cho đến khi 22-23 ngày bà con tiến hành đưa nước vào tỉa dậm và khử lẩn, qua ngày sau bón phân tiếp lần 2 với liều lượng UREA 7kg + DAP 7kg + HUMIX 1kg đồng thời tiến hành phun thuốc ngừa bệnh cháy lá đầu vụ “nên ngừa hơn trị”, có thể tăng hoặc giảm lượng phân theo từng vùng đất và từng thời điểm mùa vụ.

Đến khi 36-38 ngày bà con tháo nước lần nữa cho khô và phun lại gói Bidamin theo khuyến cáo nhằm thúc đẩy sự tạo đòng to, tạo tỷ lệ thụ phấn cho cây sau này, đặc biệt là giúp cho cây có thân ngắn lại và cứng hơn, bộ lá cứng hơn và thẳng đứng, hạn chế được sâu bệnh ở giai đoạn trước và sau khi đòng trổ đến chín, trong thời gian này nên theo dõi lúa đến lúc 42-45 ngày khi lúa có tim đèn thì đưa nước vào và bón phân đón đòng trong thời gian này cây lúa có màu vàng tranh thì bà con chia làm 2 lần bón phân đón đòng rất hiệu quả:

Lần 1: 42-45 NSKS bón N 4kg + KALI 5kg + Con bò sữa 3kg + Cansibo 3kg + thuốc đặc trị sâu đục thân 1kg.

Lần 2: 48-50 NSKS bón N 2kg + KALI 3kg + Con bò sữa 2kg + Cansibo 2kg.Ý nghĩa của 2 lần bón nhằm hỗ trợ số cây con cho đủ dinh dưỡng cùng cây mẹ. Bà con có thể giảm lượng phân N (UREA) tùy theo màu sắc của lá và tùy theo mùa vụ , khi bón phân xong tiến hành khử lẫn lần 2.

Đến thời điểm này bà con nên kiểm tra bệnh cháy lá, đốm vằn, vàng lá nếu có dấu hiệu thì bà con nên phun ngừa các loại thuốc đặc trị là tốt nhất và có độ an toàn cho cây lúa cao hơn, không nên để có bệnh rồi mới phun.

Đến khi lúa chuẩn bị trổ lát đát là từ 60-65 ngày bà con nên tháo bỏ nước cho khô đợi đến khi lúa trổ đưa nước vào cho ngập gò và giữ nước lại phun thuốc trị vi khuẩn, nấm đạo ôn, lem lép hạt, nhện gié, có thể phun thêm KALI dạng hòa tan và HUMIX cho trổ vào gạo nhanh hơn, đến thời điểm này tiến hành khử lẩn lần 3.

Đến khi lúa trổ điều bà con phun thêm thuốc như trên là cho an toàn và không nên phun các chất kích thích như siêu to hạt hoặc GA3 cho lớn hạt, nó sẽ làm hư hạt và nức hạt rất dễ bị đổ ngãn thì thất mùa là cái chắt.