Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Ở Miền Bắc / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Bưởi Da Xanh Ở Miền Bắc

Những năm gần đây người dân Lục Ngạn Bắc Giang nơi nổi tiếng với vải thiều cũng đã trồng thành công giống bưởi da xanh cho năng xuất cao. Đó là vườn bưởi da xanh của ông Nguyễn Đức Vụ vườn của ông đã có tới 200 cây bưởi và đang bắt đầu cho ra trái.

Với kỹ thuật trồng bưởi da xanh của ông Vụ thì trái sai trũi cành và đang trong thời gian thu hoạch những trái loại 1 đạt được từ 1,5 kg trở lên với những múi bưởi cực kỳ chất lượng, múi bưởi màu hồng đào, không có hạt thơm ngon.

Với hơn 3 năm học hỏi ông Vụ đã khá thành công với vườn bưởi của mình, cây phát triển tốt, sai quả chất lượng ngon không kém gì ở quê hương Bến Tre của bưởi da xanh.

Kỹ thuật trồng bưởi da xanh ở miền Bắc

Bưởi da xanh ưa nước nên không thích hợp trồng trên đồi dốc mà phải trồng dưới vườn thấp, khi trồng cần tạo luống rộng khoảng 4 m, ở giữa và xung quanh các luống có rãnh rộng khoảng 40 cm để trữ nước thường xuyên cho cây.

Về chăm bón phân: Chăm sóc bưởi da xanh cũng cần nhiều phân bón hơn so với giống bưởi Diễn. Người trồng nên sử dụng các loại phân NPK kết hợp phân chuồng cây mới phát triển xanh tốt và có sức để nuôi quả. Ngoài ra, yêu cầu của thị trường là quả bưởi da xanh loại 1 phải là quả to từ 1,5 kg trở lên mới được giá nên người trồng cần căn cứ vào độ lớn và sức khoẻ của cây để giữ lại lượng quả phù hợp. Nếu để cây nhiều quả quá, quả sẽ nhỏ, bán không được giá. Bên cạnh đó, người trồng cần lưu ý phòng trừ nhện đỏ, sâu vẽ bùa và bệnh gân xanh lá vàng. Đối với những vùng ở miền bắc Việt Nam thì cần những chú ý trên để cây bưởi phát triển nhanh và tốt.

Cây bưởi da xanh thật sự đang có triển vọng rất lớn để phát triển ở các tỉnh miền bắc Việt Nam đặc biệt đây lại là giống cây đặc sản của tỉnh miền nam như vậy sẽ khẳng định một điều nước ta vô cùng thích hợp để trồng cây ăn trái.

Lịch Trồng Rau Ở Miền Bắc

Vụ xuân bà con có thể gieo trồng các loại rau củ quả sau: 1. Các loại rau gieo trồng vàu mùa xuân ở Miền Bắc

– Rau muống

– Mồng tơi

– Đay

– Dền

– Tía tô

– Kinh giới

– Mùi ta chịu nhiệt

– Mùi tàu

– Hành hương

– Diếp thơm

– Xà lách

– Cải bó xôi

– Cải rổ (cải làn)

– Cải ngọt

– Cải chip

– Cải cúc

– Cải mèo

– Bí siêu ngọn

– Cải bắp chịu nhiệt

– Tần ô

– Cải bẹ muối dưa

– Cải bẹ mào gà

– Cải bẹ xanh lá mỡ

– Cải bẹ muối dưa

– Cải cầu vồng

– Cải xoăn kale

– Thì là

– Diếp thơm

– Bạc hà

– Cải hoa hồng

– Cải bẹ dún

– Cải bẹ trắng

– Cải ngồng

– Mùi tây

– Xạ hương

– Oregano

– É

– Lá mè hàn quốc

– Càng cua

– Rau má

– Húng quế

– Mùi tàu răng cưa

– Cần tây

– Hẹ

2. Các loại củ quả gieo trồng vào mùa xuân ở Miền Bắc

– Rau ngót

– Súp lơ vụ muộn

– Su hào vụ muộn

– Bắp cải vụ muộn

– Cà rốt

– Củ dền

– Củ cải đỏ

– Cà chua

– Bầu, bí

– Cà pháo, cà bát

– Cà tím quả dài

– Bí Xanh

– Dưa Hấu

– Dưa lê siêu ngọt

– Dưa lưới

– Dưa lê Hàn Quốc

– Dưa kim cô nương

– Dưa kim hoàng hậu

– Dưa lê bạch ngọc

– Dưa lê lục ngọc

– Dưa hấu ruột vàng

– Dưa hấu tí hon

– Dưa leo, dưa chuột

– Cà chua bi

– Cà pháo

– Cà tím

– Đậu rồng

– Đậu bắp

– Ớt

– Mướp đắng

– Bí ngòi

– Dưa chuột

– Đậu đũa

– Đậu cove bụi, leo

– Bí đỏ hạt đậu

– Bí đao

– Bí nhật xanh

– Mướp nhật

– Mướp đắng

– Mướp Hương

– Củ cải muối dưa

– Củ cải trắng

– Măng tây

– Mướp khía

– Củ cải đường

– Củ cải ruột đỏ

– mướp 7 lá

– Bí đao chanh

– Đu đủ

– Dưa bở

Vụ Hè bà con có thể gieo trồng các loại rau củ quả sau: 1. Các loại rau trồng mùa hè ở Miền Bắc

– Ngô ngọt, ngô nếp

– Cải ngọt, cải mơ, cải bẹ xanh, cải ngồng, cải chip, cải bẹ muối dưa, cải bó xôi chịu nhiệt

– Mồng tơi

– Rau muống

– Rau đay

– Tía tô

– Kinh giới

– Lá é

– Lá mè Hàn Quốc

– Rau dền

– Mùi tàu

– Húng quế

– Ớt

– Rau ngót

– Rau má

– Cải bó xôi chịu nhiệt

2. Các loại củ quả trồng mùa Hè ở Miền Bắc

– Bí siêu ngọn

– Bầu, bí

– Cà pháo, cà bát

– Cà tím quả dài

– Bí Xanh

– Dưa Hấu

– Dưa lê siêu ngọt

– Dưa lưới

– Dưa lê Hàn Quốc

– Dưa kim cô nương

– Dưa kim hoàng hậu

– Dưa lê bạch ngọc

– Dưa lê lục ngọc

– Dưa hấu ruột vàng

– Dưa hấu tí hon

– Dưa leo, dưa chuột

– Cà chua bi

– Cà pháo

– Cà tím

– Đậu rồng

– Đậu bắp

– Ớt

– Mướp đắng

– Bí ngòi

– Dưa chuột

– Đậu đũa

– Đậu cove bụi, leo

– Bí đỏ hạt đậu

– Bí đao

– Bí nhật xanh

– Mướp nhật

– Mướp đắng

– Mướp Hương

– Củ cải muối dưa

– Củ cải trắng

– Măng tây

– Mướp khía

– Củ cải đường

– Củ cải ruột đỏ

– mướp 7 lá

– Bí đao chanh

– Đu đủ

– Dưa bở

Vụ Thu ( từ tháng 7 đến tháng 10) bà con có thể gieo trồng các loại rau củ quả sau: 1. Các loại rau ăn lá trồng mùa thu ở Miền Bắc

– Ngô ngọt, ngô nếp

– Bắp cải vụ sớm

– Cải thảo vụ sớm

– Cải ngọt, cải mơ, cải bẹ xanh, cải ngồng, cải chip, cải bẹ muối dưa, cải bó xôi chịu nhiệt

– Cải xoăn kale

– Cải bó xôi

– Cải củ

– Rau dền

– Rau đay

– Rau muống

– Húng quế

– Tía tô

– Kinh giới

– Lá mè hàn quốc

– Mùi ta, mùi tía

– Các loại xà lách

– Tỏi tây

– Cần tây

– Cải cúc

– Cải mèo

– Bí siêu ngọn

– Cải làn

– Cải hoa hồng

– Cải xoong

– Cải bẹ dún

– Cải cầu vồng

– Thì là

– Mùi tây

– Xạ hương

– Rau má

– Càng cua

– Diếp thơm

– Tần ô

2. Các loại củ quả trồng mùa Thu ở Miền Bắc

– Rau ngót

– Bầu, bí

– Cà pháo, cà bát

– Cà tím quả dài

– Bí Xanh

– Dưa Hấu

– Dưa lê siêu ngọt

– Dưa lưới

– Dưa lê Hàn Quốc

– Dưa kim cô nương

– Dưa kim hoàng hậu

– Dưa lê bạch ngọc

– Dưa lê lục ngọc

– Dưa hấu ruột vàng

– Dưa hấu tí hon

– Dưa leo, dưa chuột

– Cà chua bi

– Cà pháo

– Cà tím

– Đậu rồng

– Đậu bắp

– Ớt

– Mướp đắng

– Bí ngòi

– Dưa chuột

– Đậu đũa

– Đậu cove bụi, leo

– Bí đỏ hạt đậu

– Bí đao

– Bí nhật xanh

– Mướp nhật

– Mướp đắng

– Mướp Hương

– Củ cải muối dưa

– Củ cải trắng

– Măng tây

– Mướp khía

– Củ cải đường

– Củ cải ruột đỏ

– mướp 7 lá

– Bí đao chanh

– Đu đủ

– Dưa bở

– Ngô ngọt, ngô nếp

– Cà chua

– Cà chua bi

– Củ cải đỏ

– củ dền đỏ

– Dâu tây

– Súp lơ xanh, trắng

– Đậu rồng

– Su hào

Vụ Đông ( từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau) bà con có thể gieo trồng các loại rau củ quả sau: 1. Các loại rau trồng vụ Đông ở Miền Bắc

– Húng tây

– Mùi ta chịu nhiệt

– Mùi tía

– Mùi tàu

– Hành hương

– Diếp thơm

– Xà lách

– Cải bó xôi chịu lạnh

– Cải rổ (cải làn)

– Cải ngọt

– Cải chip

– Cải cúc

– Cải mèo

– Bí siêu ngọn

– Cải bắp chịu nhiệt

– Tần ô

– Cải bẹ muối dưa

– Cải bẹ mào gà

– Cải bẹ xanh lá mỡ

– Cải bẹ muối dưa

– Cải cầu vồng

– Cải xoăn kale

– Thì là

– Diếp thơm

– Bạc hà

– Cải hoa hồng

– Cải bẹ dún

– Cải bẹ trắng

– Cải ngồng

– Mùi tây

– Xạ hương

– Oregano

– É

– Lá mè hàn quốc

– Càng cua

– Rau má

– Cần tây

– Hẹ

– Rau ngót

– Súp lơ

– Bắp cải chính vụ

– Diếp thơm

– Thyme

– Oregano

– Húng Tây

2. Các loại củ trồng vụ đông ở Miền Bắc

– Càng cua

– Bầu

– Bắp cải

– Súp lơ

– Cà chua

– Cải thảo

– Đậu cove

– Đậu Hà Lan

– Su hào

– Carot

– Củ cải đường

– Củ dền đỏ

– Đậu bắp

– Ớt

– Ngô

– Cà chua

– Dâu tây

– Bí

Có Thể Trồng Hoa Địa Lan Ở Miền Bắc?

Xin cho biết thêm thông tin về việc trồng hoa phong lan, miền Bắc có trồng được địa lan hay không?

* Nhắn bạn Hiền Hòa, 38 Thanh Niên, Đồng Hới, Quảng Bình

Tôi làm sao có thể trả lời thay các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng được. Nên đưa cháu đi khám lại tại Bệnh viện Tai Mũi Họng, cạnh BV Bạch Mai.

* Xin cho biết thêm thông tin về việc trồng hoa phong lan, miền Bắc có trồng được địa lan hay không?

Lan được chia làm hai dòng chính là: Địa lan và phong lan. Phong lan có hai nhánh là: Lan bản địa Việt Nam (được lấy từ rừng núi Việt Nam) và Catlan có nguồn gốc từ những cánh rừng nhiệt đới Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XIX. Lan bản địa không chỉ có sắc mà hương thơm ngọt ngào, quyến rũ, toát lên vẻ thanh tao của người quân tử. Nhiều người ở miền Bắc chơi lan và thưởng lan theo lối truyền thống tao nhã và luôn tôn trọng niêm luật khắt khe đề ra. Với họ, lan không phải là một giò hoa bình thường mà là một tác phẩm nghệ thuật được người chơi dồn hết tâm sức vào đó.

Quý và sang trọng hơn cả là lan Hài đỏ, lan Ngọc điệp hay còn gọi là Ngọc điểm, lan Đái châu. Những loài hoa này đều có nguồn gốc từ rừng già nhiệt đới, hoa rực rỡ và luôn nở đúng dịp Xuân về. Kế đến là Trần Mộng. Truyền thuyết kể rằng Vua Trần Nhân Tông giao việc nước cho con lên Yên Tử đi tu, một đêm nằm mơ thấy có người đến trao vào tay một giò hoa quý, hương thơm ngát. Và đời sau loài phong lan này được dân gian gọi là lan Trần Mộng để chỉ điển tích rũ sạch bụi trần bước vào cõi thuần khiết của Vua Trần. Đặc tính của lan là “bán âm, bán dương”, tức là không chịu được hạn nhưng cũng không chịu được úng. Vì thế, việc chăm sóc lan đòi hỏi phải tỷ mỷ.

Điều kiện lý tưởng nhất là để lan phát triển trong môi trường có độ ẩm cao. Những khóm lan được mang về từ rừng sâu và giao bán cho những chủ vườn. Từ đây, họ chọn ra những cây khỏe đẹp để ghép thành giò. Lan mua về sẽ được người trồng treo ngược ngọn xuống đất để giữ ẩm giúp cây không bị thoát nước dẫn đến khô lá và kích thích mọc rễ. Khi lan đã thay một lượt lá, lúc đó người chơi lan mới cẩn thận ghép vào thân gỗ lũa. Thân gỗ đã được giãi dầu mưa nắng giúp cho lan có thể bám rễ nhanh, sinh trưởng tốt, đây là giá thể lý tưởng cho phong lan. Lan còn được trồng trong các giò bằng đất nung, với than hoa, củi mục, dớn (dương xỉ rừng).

Lan luôn được tưới dưới dạng sương nhiều lần trong ngày và đặc biệt không được mưa nắng ảnh hưởng trực tiếp đến cây. Với địa lan, đất trồng phải là đất xú (loại đất nằm sâu dưới tầng đất thịt nhưng vẫn chưa tới tầng đất sét). Người chơi lan lấy được đất về xắn nhỏ ra phơi đến khi nào thả cục đất vào nước đất nổi lên thì lúc đó mới dùng để trồng lan. Chăm sóc địa lan cũng vất vả, tỷ mỷ chẳng kém gì phong lan. Giới trồng địa lan miền Bắc vẫn ca tụng rằng ở vùng Hải Hậu, Nam Định là nơi đất tốt để trồng địa lan. Mỗi khi Xuân về, Tết đến những chậu Thanh Ngọc, Hoàng Vũ được trồng ở đây hoa to đẹp và rất thơm, giá bán thường đắt gấp rưỡi nơi khác.

* Cháu có một con rùa, nuôi cho vui, nhưng nó không chịu ăn uống gì một tuần nay rồi. Làm sao cho nó ăn được?

Cao Trí Vũ (trivu1088@gmail.com)

Rùa là loài sống rất lâu nhưng ăn rất ít. Cháu đừng nuôi trong nhà. Cứ thả ra vườn hay bể cạn, nó sẽ tự tìm rong rêu để ăn là chủ yếu.

* Phương pháp Thực dưỡng Ohsawa (Macrobiotic) Bộ Y tế chính thức công nhận hay chưa?

Lê Đức Tân (goodmorningtan@gmail.com)

Tra trên mạng sẽ thấy rất nhiều bài ca ngợi phương pháp Thực dưỡng này. Việc ăn gạo lứt muối mè đã được thực hiện từ lâu ở nước ta và được công nhận rộng rãi là có lợi cho sức khỏe. Còn nói phương pháp này chữa được các bệnh hiểm nghèo, kể cả ung thư thì tôi chưa thấy một công trình nghiên cứu nào được công bố chính thức và không thấy có sự thừa nhận của Bộ Y tế. Bạn nên hỏi BS chuyên khoa về bệnh của bạn nếu như chỉ muốn dùng phương pháp này để điều trị.

GS.TS Nguyễn Lân Dũng

Kỹ Thuật Trồng Mít Tái Siêu Sớm Ở Miền Bắc Tăng Năng Suất

Trước đây rất ít người trồng mít thái ở miền Bắ c, đa số người dân trồng các loại mít dai, mít mật.. Tuy nhiên, hiện nay thị trường lại yêu thích mít thái, thành ra nhiều bà con muốn tìm hiểu về kỹ thuật trồng.

Nhằm hỗ trợ bà con phương pháp tốt nhất, giúp rút ngắn thời gian và mang lại năng suất cao. Fao xin chia sẻ một số kỹ thuật trồng mít thái siêu sớm ở miền Bắc như sau..

Trồng Mít Thái ở miền Bắc yêu cầu chuẩn bị gì

Chọn giống

Bà con không nên trồng mít thái bằng hạt vì sẽ bị lai giống khiến cây lâu cho trái. Tốt nhất nên là dùng thế hệ F1 thuần chủng (đời đầu) để đảm bảo về năng suất và chất lượng.

Nhiều nơi sử dụng cây ghép có đường kính gốc ghép 1-1,5cm, cành ghép cao 20-30cm sẽ giúp cây khoẻ mạnh, chống sâu bệnh tốt hơn. Đây là yêu cầu căn bản về kỹ thuật trồng mít thái ở miền Bắc nói riêng và cả nhiều nơi khác nói chung.

Yêu cầu chất đất

Mít Thái có thể trồng được ở nhiều nơi, thậm chí ở vùng đất cằn cỗi, ít dinh dưỡng. Nhưng đất trồng yêu cầu phải khô ráo thoát nước tốt, không bị ngập úng kéo dài, thuận lợi cho việc tưới tiêu hoặc nguồn nước dồi dào để cây sinh trưởng.

Tại vùng đất trũng hay đồng bằng, thì nên chọn ở những chân đất có đê bao vững vàng kết hợp vun mô cao 0,3-0,8m tùy mức thủy cấp cao thấp.

Thời vụ

Mít Thái là loại cây dễ thích nghi nên bà con có thể trồng được quanh năm. Tuy vậy, miền Bắc có khí hậu 4 mùa xuân hạ thu đông, nên cần lưu ý phòng chống rét về mùa đông, vào mùa khô hanh cần thường xuyên cung cấp nước cho cây trồng.

Mật độ trồng phù hợp

Nếu diện tích đất bị giới hạn, bà con có thể trồng với mật độ dày khoảng cách cây 4m để sớm thu hồi vốn. Hàng năm sau thu hoạch nên cắt tẻ cành để tạo sự thông thoáng, sau 5-7 năm chặt bỏ bớt các cây năng suất kém hoặc cây chèn giữa để tăng độ thông thoáng, đảm bảo mật độ 7-8m mỗi cây.

Hoặc ngay từ đầu có thể trồng 5-6m khoảng cách mỗi cây, cắt bỏ hết cành thừa, chỉ để lại 4-6 cành chính, mỗi cành cắt bỏ nhánh chỉ để lại 4-6 nhanh chính.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng mít thái siêu sớm ở miền Bắc

Để trồng được cây mít thái tại miền Bắc, cũng giống như các vùng đất khác thì việc đào hố và bón lót là không thể thiếu. Tuy nhiên cần căn cứ theo đất cằn cỗi hay đất tốt để có cách xử lý phù hợp.

Với đất cằn cỗi nghèo dinh dưỡng: Đào hố rộng 0.8-1m, bón lót 25-35kg phân chuồng hoai mục, 300-500g lân và 1kg vôi bột.

Đối với đất tốt màu mỡ: Đào hố rộng 0,7-0.8m, sâu 0.6-0.7m, bón lót 20-25kg phân chuồng hoai mục, 200-300g lân và 0.5kg vôi bột.

Một bước rất quan trọng, đó là trước khi trồng 7 ngày cần tiến hành phải trộn đều phân với đất đất lấp đầy miệng hố rồi đợi đến ngày trồng thì moi đất đó sang một bên, thực hiện bón lót, trồng cây rồi lấp đất đó lại.

Thao tác trồng: Dùng quốc moi đất theo đúng kích thước đã nếu bên trên. Tiếp theo ta bóc vỏ bầu rồi đặt sao cho cây vuông góc mặt hố, lấp đất đầy và nén chặt xung quanh, chú ý không được làm vỡ bầu, đứt rễ của cây.

Sau khi trồng bà con cần cắm hai cọc chéo buộc giữa cây, rồi lấy rơm rạ, cỏ khô phủ gốc và tưới đẫm nước.

Bón phân

Đối với cây 1-2 tuổi, bón một lần mỗi tháng bằng phân chuồng hoai với tỉ lệ 1: 3 đến 5 (1 phần phân, 3 đến 5 phần nước), tưới 10 – 15 lít/cây kết hợp đạm Ure 1% cho lá tốt.

Với cây 2-3 năm tuổi, bón 30-50kg phân chuồng hoai, 0.5 – 1kg lân và 0.3 – 0.5kg kali.

Cây từ 4 năm tuổi bón tăng lượng phân. Bà con cần phải xới rãnh xung quanh với đường kính bằng tán cây và tiến hành rắc phân rồi lấp đất, tưới ẩm.

Tưới nước

Nếu trồng mít Thái vào mùa khô thì chú ý tưới nhiều nước để đất không bị khô, đặc biệt là lúc mới trồng phải cung cấp đủ nước cho cây sống và phát triển.

Tuy nhiên cũng cần để ý không để cây bị ngập úng. Còn nếu trồng vào mùa mưa thì không cần tưới.

Ngày nay mô hình trồng mít thái siêu sớm ở miền Bắc ngày càng phổ biến và được nhân rộng diện tích canh tác. Mong rằng với toàn bộ kiến thức bên trên sẽ giúp cho bà con thu được năng suất và chất lượng cao khi áp dụng.

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM: