Kỹ Thuật Trồng Dừa Miền Bắc / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Làm Giàu Từ Trồng Dừa Xiêm Lùn Ở Miền Bắc

Đây là giống cho năng suất cao nên rất được bà con ở miền Bắc ưa chuộng.

Không chỉ ở các tỉnh miền Tây, người nông dân an tâm với giống dừa xiêm lùn. Mà tại khu vực miền Bắc và miền Trung, nhiều người cũng đã cải thiện được cuộc sống nhờ giống dừa này.

Hiện nay, trong sự thúc đẩy của việc phát triển nông nghiệp, người ta càng chú trọng hơn những giống cây dễ trồng, có khả năng thích nghi với thời tiết, không kén đất và khí hậu. Do đó, nông dân miền Bắc đã lựa chọn giống dừa xiêm lùn là hướng đi tốt nhất cho người dân ở vùng này.

Đây là giống có nhiều ưu điểm, đặc biệt sức tiêu thụ khá lớn do nhu cầu thị trường. Đồng thời cây cho năng suất cao và nước dừa hợp khẩu vị người dùng. So với các giống dừa truyển thồng thì đây là loại có nhiều ưu thế. Sau 3 năm đã có thể cho quả.

Vì vậy, đây là giống dừa rất được “lòng” nông dân ở các tỉnh miền Bắc.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả kinh tế cao, bà con nên chọn lựa giống tốt.

Cây giống khỏe mạnh, xanh tốt, cổ thân to, không bị sâu bệnh và dị dạng, nhiều lá, lá màu xanh sậm, cao trên 20cm, có đeo thẻ kiểm định chất lượng của đơn vị sản xuất.

Đây được xem là hướng đi mới cho nông nghiệp miền Bắc. Với đặc tính không kén đất, dễ trồng, đây là món quà giúp nông dân miền Bắc đảm bảo cuộc sống có thêm thu nhập.

Thế nhưng, nếu như lựa chọn trồng giống dừa xiêm lùn thì nên xem xét thời tiết. Đặc biệt là khoảng thời gian có thời tiết khắc nghiệt. Theo nhiều nhà vườn có kinh nghiệm, cây dừa dưới 15 độ C sẽ bị rối loạn sinh lý, nếu nhiệt độ thấp kéo dài cây sẽ bị chết. Tại miền Bắc nước ta có 3 tháng nhiệt độ dưới 18 độ C. Đáng chú ý là khi gió mùa đông Bắc tràn về thì nhiệt độ có thể xuống thấp hơn. Vì vậy, việc trồng giống dừa này, bà con cần xem thời tiết và lựa chọn thời điểm trồng thích hợp để cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao.

Hiện tại, ở Thanh đã và đang trồng rất nhiều dừa, đặc biệt giống dừa xiêm lùn này phát triển rất tốt tại nơi đây. Cây cho sai quả và rất nhiều nước. Đặc biệt, tại Hàm Rồng dừa được xem như là đặc sản của nơi đây.

Nếu như trước đây vườn dừa Thanh Hóa được xem là một điều lạ lẫm thì hiện nay, dừa được xem như là món đặc sản của vùng này. Tưởng chừng như giống cây này chỉ có tại Nam Bộ, vậy mà nay lại xuất hiện tại vùng đất miền Trung đầy nắng và gió.

Ý tưởng trồng dừa ở Thanh Hóa được nông dân tại tỉnh này học hỏi được trong những lần thăm đất Nam Bộ, và rồi quyết định thử sức. Sau khoảng một năm trồng, giống dừa này đã thể hiện “bản lĩnh” trên đất “khách”. Cây sinh trưởng và phát triển khá tốt. Từ đó, giống dừa này trở nên đại trà tại nơi đây.

Giống dừa này không quá cao nên việc thu hái rất dễ dàng. Theo chia sẽ của bà con nơi đây, yếu tố đầu tiên giúp cho việc trồng dừa xiêm thành công là lựa chọn nguồn giống, hiện nay có nhiều giống dừa xiêm bán tràn lan trên thị trường không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng không đảm bảo. Vì vậy, bước đầu tiên phải thật kỹ càng và khó tính trong việc chọn giống, đừng vì giá bán rẻ mà chịu hậu quả về sau.

Đồng thời, kỹ thuật chăm sóc là yếu tố thứ 2 quyết định đến cây trồng. Người trồng phải thường xuyên kiểm tra để khi hoa dừa xòe thì tiến hành cắt bẹ mèo, tạo điều kiện thuận lợi để dừa thụ phấn. Ngoài ra, yếu tố thị trường cũng vô cùng quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh tế ổn định và phát triển bền vững của cây dừa.

#lamgiaututrongduaxiemlunomienbac #mohinhtrongduaxiemlunomienbac #trongduaothanhhoa #mohinhtrongduaothanhhoa #MuaBanNhanh #MBN #LyMuaBanNhanh

Kỹ Thuật Ươm Trồng Ngọc Điểm (Đai Châu) Rừng Miền Bắc, Miền Nam

Đặc biệt hương hoa rất thơm – đó là ưu điểm lớn của hoa lan Việt Nam. Vì hầu hết lan ngoại tuy đẹp và bền lâu nhưng không có hương, mà đã là hoa thì phải có hương – thế mới sắc hương vẹn toàn.

ĐAI CHÂU là loại lan khá dễ trồng và chăm sóc nếu hiểu được các đặc tính sinh trưởng của chúng

Chính vì vừa có hương, có sắc lại ít bệnh tật, dễ trồng, nên rất nhiều người chơi lan luôn sở hữu cho mình những giò lan Ngọc điểm (Đai châu) đẹp rực rỡ, kiêu sa. Kinh nghiệm về cách trồng lan Ngọc điểm được rất nhiều người chia sẻ:

“Riêng mình thì trồng Ngọc Điểm không khó lắm đâu, lúc trước mình trồng nó tốt lắm, cây cao gần một mét, lá xanh mướt và lá ở gốc ít bị rụng lắm, và nhảy nhiều con ở gốc nữa, nhà mình ở ngay con rạch nhỏ nến khí hậu mát và luôn có gió nhẹ, ánh sáng khoảng 65% thôi, mình chỉ dùng phân vô cơ mà thôi, một ngày mình phun nước cho nó 4-5 lần, phun sơ sơ không hoàn toàn ướt hết cả cây, cây mua từ lúc nhỏ, chăm sóc sau gần 2 năm là cây tăng trưởng rất mạnh.” – bạn luan_thao chia sẻ“Thực ra trồng Đai châu (Ngọc điểm) ở chậu đất nung và than là ngon ăn nhất. Than mua về, chịu khó ngâm nước hoặc đun sôi cho chìm – riêng mình, mình mua một bọc to bự, ngâm vài tháng, dùng dần, xếp vào chậu, đặt chậu lan ngồi chắc chắn. Phun ẩm. Đai châu sống khỏe, ít bệnh tật. Mình thích đai châu nhất” – chia sẻ của bạn thuannguyenanh

Chia sẻ kỹ thuật ươm trồng và chăm sóc Ngọc điểm rừng từ Vườn hoa lan: “Ươm trồng và chăm sóc Đai châu rừng”

ĐAI CHÂU là loại lan khá dễ trồng và chăm sóc nếu hiểu được các đặc tính sinh trưởng của chúng.

Về giá thể trồng lan Ngọc điểm (Đai châu):

Có thể nói, bất cứ giá thể trồng lan nào cũng có thể trồng được lan ĐAI CHÂU, tuy nhiên, trồng như thế nào còn phụ thuộc vào sở thích và điều kiện của từng người, từng nơi,… Thông thường, ĐAI CHÂU được ghép vào các khúc gỗ (gỗ cây, gỗ lũa,….có hình dáng đẹp) khúc gỗ nhỏ vừa phải có thể treo trên giàn lan, những khúc gỗ to thường được đặt trong chậu và đổ xi măng chết ở gốc cho vững. Nếu điều kiện cho phép như nhà biệt thự, sân rộng thoáng, xung quanh có 1 số cây cổ thụ và 1 vài cây bonsai kết hợp vẫn có thể tạo được 1-2 cây đai châu đẹp hài hoà, hợp lý. Cây ghép phải có hình dáng đẹp, mang phong cách cổ thụ hoặc giả sơn. ĐAI CHÂU cũng có thể trồng trong chậu đất nung với giá thể là than củi, vỏ thông,…..hoặc trồng trong chậu nhựa với than củi trộn với dớn cọng nhỏ. Thông thường các giống ĐAI CHÂU có nguồn gốc khai thác tự nhiên thường được ghép vào các khúc gỗ, còn các cây ĐAI CHÂU công nghiệp được trồng trong chậu.

Nếu ghép gỗ: nên lựa chọn gỗ sưa, gỗ nhãn hoặc vú sữa là tốt nhất. Nếu trồng chậu: nên chọn chậu đất nung hoặc chậu gỗ (cũi) trồng bằng than củi kết hợp với dớn cọng nhỏ hoặc vỏ thông.

Tóm lại, trồng lan ĐAI CHÂU bằng cách nào cũng được nhưng phải đảm bảo được tính cấn đối hài hoà và thụân tiện cho sự phát triển của cây lan.

Ươm trồng Đai châu ngoài Bắc

Nếu bạn ở phía Bắc thì nên chọn mùa Xuân-Hè mà ươm, vì mùa Thu-Đông hanh khô, gặp lạnh, nghinh xuân sinh trưởng rất kém, dễ bị héo, chậm mọc rễ.

– Đừng ham lấy những ngọn non mơn mởn, nó sẽ bị sút rất nhiều. Nên chọn những ngọn đanh chắc lá.

– Nếu bạn ươm vào vụ này, nên cắt bỏ ngồng hoa từ khi mới nhú để tập trung sức cho cây mọc rễ, nếu để ra hoa cây sẽ bị kiệt sức, chuồn lá, rất chậm mọc rễ.

.- Kinh nghiệm: khi mới mua về, cắt sửa chổ nào thì bôi vôi hoặc thuốc Daconil vào đó, hoặc pha thuốc nhúng hoặc phun ướt toàn bộ, treo 2-3 ngày cho liền sẹo. Sau đó ngâm phần gốc bằng ANTONIC 1/500 + B1 1/1000 trong 30 phút, lại treo tiếp 2-3 ngày. Tiếp theo, cứ 2 lần/tuần, pha 30-10-10 hoặc 20-20-20 với ROOTPLEX (hoặc KELPACK, là 2 loại chất kích thích sinh trưởng rất tốt cho ươm cây) 1/4 liều, bón luôn. 2 tuần sau đã thấy nhú rễ, khi rễ nhú dài độ 1 cm là ghép lên giá thể luôn, rễ mọc tiếp sẽ bám nhanh, cây ít bị kiệt sức, ít bị chuồn lá, phục hồi sinh trưởng rất nhanh. Sau đó, chỉ dùng ROOTPLEX hoặc B1 2-3 tuần/lần vào phân.- Thời gian này phải để ở nơi ẩm mát, tránh nắng, không được tưới ướt mà chỉ phun sương cho lấm tấm nước bám lên thôi, bón phân cũng vậy, và chỉ ở mặt dưới lá.

– Trồng trên chậu và giá thể tạm. Dùng chậu đất nung có nhiều lỗ loại size lớn, càng lớn càng tốt.

– Buộc cây bằng dây điện thoại vào chậu (lòng qua các lỗ hông chậu để buộc).

– Buộc 4 cây Lan thành hình chữ nhật trên một chậu. Buộc sao cho lá gần rể nhất nằm ngang mặt chậu

– Sau đó bỏ một ít sơ dừa loại xay nhuyễn (loại trộn với tro trấu để trồng cây – loại này rất rẻ tiền và dễ kiếm, khoảng 5ngàn 1 bao cát) ở đáy chậu (khoảng 5mm) sau đó bỏ các than cục cỡ trung (khoảng 5cm mỗi cạnh), bỏ than lên đến cách lá cuối cùng 2cm. Tiếp tục dùng sơ dừa xay nhuyễn bỏ khoảng 3 nắm tay vào phần chính giữa những cục than.

– Tưới B1 + chúng tôi + 30-10-10 trong tháng đầu (tưới hàng ngày, dùng nồng độ 50% bình thường. Nếu là cây lớn khi cây nhú mầm rể chuyển sang tưới B1 + chúng tôi + 20-20-20.

Sau khi Rể dài khoảng 5-7cm, nếu muốn chuyển chậu thì ngâm chậu lấy cây ra, tháp lên cây vú sữa hay chơi 1 cây / chậu treo. Còn nếu muốn để 4 cây / chậu như củ thì dốc ngược chậu lên (chổng đầu), dùng vòi nước xịt cho trôi các sơ dừa xay ra, vì lúc này không cần nữa, sợ tưới quá nhiều nước mà sơ dừa giữ nước làm úng rể. đối với ĐAI CHÂU nên tưới phun sương cho tới khi thấy rể chuyển sắc. tưới 2-3 lần / ngày vào mùa nắng, còn mùa mưa thì tùy ngày.Cách làm này chỉ sử dụng cho những người chơi 10kg trở xuống, Nếu trồng số lượng lớn thì không thể áp dụng được, mặc dù hiệu quả – an toàn nhưng rất tốn kém chi phí. Trồng nhiều thì dùng phương pháp kích rể mạo hiểm hơn, tỉ lệ hư cây có thể lên tới 3% nhưng bù lại chi phí khác sẽ rẻ hơn nhiều.

Kỹ thuật ươm trồng Ngọc điểm (Đai châu) rừng miền Bắc, miền Nam Trồng trọt, Kỹ thuật trồng, Giống cây hoa cảnh, Giống cây hoa Lan

Đăng bởi Mai Tâm

Tags: cách chăm sóc ngọc điểm rừng, cách trồng lan đai châu, kinh nghiệm chăm sóc lan đai châu, kỹ thuật trồng lan ngọc điểm, kỹ thuật ươm trồng lan ngọc điểm

Kĩ Thuật Trồng Cây Xoài Ở Miền Bắc

Viện Nghiên cứu Rau quả đã nhập nội giống xoài từ Trung Quốc và Australia để chọn lọc được một số giống xoài, trong đó có giống GL1 và GL6 có khả năng sinh trưởng và phát triển ở các tỉnh phía Bắc cho năng suất cao, thâm canh tốt.

Quy hoạch vùng trồng

Hai giống GL1 và GL6 trước mắt chỉ nên trồng trong vườn nhà. Vùng trồng là các tỉnh đồng bằng sông Hồng, khu vực thấp một số tỉnh miền Trung, miền núi, nơi có nhiệt độ không quá thấp, không có sương muối, không bị ảnh hưởng của mưa phùn mùa xuân.

Kỹ thuật thâm canh

Mật độ trồng

Do có khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên mật độ trồng tăng lên: với giống GL1 800-850 cây/ha (khoảng 3x4m); giống GL6 từ 1.100-1.300 cây/ha (khoảng cách 3x3m hoặc 3×2,5m).

Nhân giống

Nhân giống bằng phương pháp ghép cành. Nên dùng 2 giống xoài địa phương là xoài LHP và XB làm gốc ghép cho hai giống GL1 và GL6.

Cách trồng

Trồng mới đào hố vuông từ 80-100cm. Bón lót 50kg phân chuồng+2kg Super lân + 100kg urê+10kg KCl. Trong 3 năm đầu bón trung bình 3,5kg Supe lân + 0,8g urê + 0,5kg LCl/cây/năm. Năm sau bón tăng hơn năm trước từ 1,2-1,5 lần. Sau 3 năm cây cho quả. Sau khi thu hoạch tiến hành:

– Cắt cành: cắt để lại lộc đầu tiên của năm trước, từ đợt thứ 2 đến đợt lộc cuối (mang quả bỏ đi); cắt bỏ toàn bộ cành trong tán.

– Phun Boocdo 1% định kỳ 1-1,5 tháng/lần, dừng phun khi cây ra hoa. Xử lý Culta vào đất, phun KNO3 lên lá với lượng và nồng độ tương ứng Culta 30g/cây 5 tuổi; KNO3 1-2%. Xử lý Culta từ tháng 9-11, sau xử lý sớm nhất khoảng 70-90 ngày cây ra hoa, phun KNO3 lên lá khi đợt lộc cuối năm đã chuyển già. Sau phun 70-90 ngày cây ra hoa. Nên xử lý muộn để hoa nở vào trung tuần và cuối tháng 3, thu hoạch vào cuối tháng 7, đầu tháng 8

– Tiến hành bao quả vào đầu tháng 5 với túi chuyên dụng có kích thước 20x30cm.

Thu hoạch

Từ khi đậu quả đến thu hoạch từ 120-130 ngày. Thu quả vào ngày nắng, để vào nơi râm, không để xuống đất và phơi ngoài nắng. Rửa sạch vỏ để ráo nước rồi cho vào rấm với lượng 2g đất đèn (CaC2) cho 1kg quả, rấm trong 48 giờ, sau đó xếp ra ngoài để quả chín tự nhiên.

NTNN, 1/9/2003

Biện pháp thâm canh mới cho cây xoài phía Bắc

Nhờ những tiến bộ mới trong công tác chọn tạo giống trong những năm gần đây, cây xoài cũng đã được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc có mùa đông lạnh. Các giống xoài mới được chọn tạo cho phù hợp với điều kiện các tỉnh phía Bắc như GL1. GL2, GL6, xoài vỏ tím, Irwin, Đài Loan… bước đầu đã khắc phục được hiện tượng không ra hoa hoặc ra hoa nhưng đậu quả kém. Để khắc phục tình trạng này, các cán bộ khoa học bộ môn cây ăn quả thuộc Viện Nghiên cứu Rau quả đã nghiên cứu, thí nghiệm thành công một số biện pháp thâm canh nhằm tác động làm cho cây ra hoa tập trung, đậu quả tốt, phòng chống sâu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh thán thư hại quả.

Kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán: Áp dụng kỹ thuật cắt tỉa, nhằm điều chỉnh sự cân bằng của bộ tán, vừa chủ động điều chỉnh sự đồng đều của quá trình ra lộc, nhằm giúp cho cây tập trung phân hóa mầm hoa và ra hoa tập trung đồng thời giúp tạo tán cây thấp dễ chăm sóc, thu hoạch. Việc cắt tỉa được tiến hành ngay sau khi thu hoạch quả (cuối tháng 8 đầu tháng 9) . Tùy theo giống, thời vụ, điều kiện khí hậu của từng năm mà quyết định thời gian cắt tỉa cho thích hợp. Theo các tác giả của đề tài thì thời vụ cắt cành sớm có lợi cho khả năng hình thành và sinh trưởng của lộc. Việc cắt cành chậm nhất nên kết thúc trước 25/8. Cắt đồng loạt tất cả các cành có đường kính 2cm. Trên cây cắt cành, lộc bật ngay sau khi cắt một tuần, quá trình ra lộc diễn ra đồng đều và liên tục đến tháng 11 đã có 3 đợt lộc mới.

Xử lý ra hoa: Kết hợp với biện pháp cắt tỉa là chế độ bón phân, tưới nước và xử lý bằng hóa chất nhằm giúp cho cây phân hóa mầm hoa và ra hoa đồng đều, theo yêu cầu thời vụ của ta. Hai hợp chất được các tác giả sử dụng để kích thích quá trình phân hóa mầm hoa là nitrát kali (KNO3) và Culta với liều lượng tương ứng là 30 và 25g/m đường kính tán pha trong nước sạch để phun lên tán hoặc tưới trong phần rễ của tán cây. Thời gian xử lý thích hợp từ khoảng tháng 9 đến tháng 11. Các kết quả cho thấy, ở các cây xử lý KNO3 hoa ra đồng loạt, tỷ lệ cành mang hoa và đậu quả cao hơn rất nhiều so với đối chứng. Các cây xử lý Culta hoa ra nhiều và tập trung, tuy nhiên theo các tác giả thì thời gian ra hoa và kết thúc nở hoa cũng như tỷ lệ cành mang hoa, quả ở các thời điểm xử lý phụ thuộc rất nhiều vào loại cành, tuổi cành khi ta cắt tỉa… Xử lý Culta có xu hướng làm tăng tổng số hoa trên chùm, xử lý sớm sẽ cho tổng số hoa cũng như số lượng hoa lưỡng tính trên chùm cao hơn. Một thí nghiệm được các tác giả tiến hành xử lý culta vào thời điểm 30/9 trên loại cành mọc sau khi cắt tỉa ngày 5/8 cho năng suất cao nhất, 30kg/cây.

Kỹ thuật bao quả: Vào đầu tháng 4 đến trung tuần tháng 5 khi thấy quả đã đậu, ổn định và sau khi đã tỉa bỏ bớt những quả nhỏ, chỉ giữ lại số lượng quả phù hợp trên chùm thì tiến hành bao trái bằng túi giấy chuyên dụng. Mục đích của việc bao trái là ngăn chặn sự gây hại của nấm bệnh (đặc biệt là bệnh thán thư hại quả), côn trùng và các tác động bất lợi của thời tiết để có quả xoài đẹp về mã quả, chất lượng tốt. Trước khi bao quả nên tiến hành phun thuốc BVTV một lần. Trước khi thu hoạch khoảng một tuần nên tháo bỏ bao giấy cho mã quả đẹp hơn, hấp dẫn người tiêu dùng hơn. Theo tính toán của các tác giả đề tài thì với biện pháp bao quả chúng ta đã tiết kiệm được ít nhất 3-4 lần phun thuốc BVTV, giảm chi phí giá thành mà lại nâng cao được năng suất và chất lượng quả.

Được biết, hiện Viện Nghiên cứu Rau quả đang chỉ đạo để nhóm đề tài sớm hoàn thiện qui trình, nhằm kịp thời phục vụ bà con nông dân trong chương trình cải tạo vườn tạp để trồng CAQ đặc sản tăng thêm thu nhập.

NNVN, 1/9/2004

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Mít Thái Ở Miền Bắc Hiện Nay

Thông thường ở các địa phương phía Bắc chủ yếu trồng những loại mít như mít mật, mít dai, nhưng thị trường hiện nay rất ưa chuộng giống mít thái. Nhằm tăng thêm nguồn thu nhập cho người nông dân, viện Eakmat sẽ chia sẻ kỹ thuật trồng mít thái ở miền Bắc tương đối cụ thể sau đây.

1.Chọn giống

Các bạn không nên chọn giống mít bằng hạt vì sẽ bị lai giống và cây lâu cho trái. Chúng ta nên sử dụng cây ghép có đường kính gốc ghép 1 – 1,5cm, cành ghép cao 20 – 30cm, khoẻ mạnh, sạch bệnh nhưng tốt nhất nên là dòng F1 thuần chủng để đảm bảo về năng suất và chất lượng. Đây là yêu cầu căn bản của kỹ thuật trồng mít thái ở miền Bắc nói riêng và nhiều nơi khác nói chung.

Bà con có thể trồng mít thái ở nhiều nơi, thậm chí là những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên đất trồng phải ở nơi khô ráo thoát nước tốt, không bị ngập úng kéo dài, nguồn nước tưới thuận lợi để cây sinh trưởng. Nơi đồng bằng, vùng trũng chỉ trồng mít ở những chân đất có đê bao vững vàng và phải vun mô cao 0,3m-0,8m tùy mức thủy cấp cao thấp.

Thời vụ: đây là loại cây khá dễ tính nên các bạn trồng được quanh năm. Tuy nhiên, ở khí hậu miền Bắc có 4 mùa nên cần chú ý phòng chống rét cho cây về mùa đông, mùa khô hanh thường xuyên phải tưới ẩm khi cây mới trồng.

Mật độ trồng phù hợp: nhà vườn có thể trồng mít với mật độ dày 3,5m x 3,5m hoặc 4m x 4m. Sau khi thu hoạch được 5 – 7 năm có thể chặt bỏ cây ở giữa để đảm bảo độ thông thoáng 7 – 8m một cây. Hoặc thể trồng gốc cách gốc 5m ngay từ đầu.

Miền bắc có trồng mít ruột đỏ cây sinh trưởng rất khỏe và cho năng suất cao.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng mít thái ở miền Bắc

Đào hố và bón lót

Đối với đất cằn, nghèo dưỡng chất thì chúng ta đào hố rộng 0,8 – 1m; bón lót 25 – 35kg phân chuồng hoai mục; 300 – 500g lân và 1kg vôi bột.

Đối với đất tốt thì đào hố rộng 0,7 – 0,8m; sâu 0,6 – 0,7m; bón lót 20 – 25kg phân chuồng hoai mục; 200 – 300gam lân và 0,5kg vôi bột. Ngoài ra, phải trộn đều phân các loại cùng đất lấp đầy miệng hố trước khi trồng 7 ngày.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng mít thái ở miền Bắc: Đầu tiên, các hộ canh tác dùng cuốc moi đất giữa hố. Tiếp theo ta bóc vỏ bầu rồi đặt sao cho thẳng đứng bằng mặt hố, lấp đất đầy và nén chặt xung quanh, lưu ý không được làm vỡ bầu, đứt rễ của cây. Sau khi trồng xong thì ta cắm hai cọc chéo buộc giữa cây, rồi dùng rơm rạ, cỏ khô phủ gốc và tưới đẫm nước.

Đối với cây một năm tuổi, mỗi tháng ta bón 1 lần với phân chuồng hoai với tỉ lệ 1: 3 – 5 (3 – 5 phần nước), tưới 10 – 15 lít/cây hoặc đạm Ure 1% để tưới. Cây 2 – 3 năm tuổi, bón 30 – 50 kg phân chuồng hoai; 0,5 – 1kg lân; 0,3 – 0,5kg kali. Cây từ 4 năm tuổi trở lên bón tăng lượng phân. Hộ nông dân cần phải xới rãnh xung quanh theo đường kính tán cây bơ và tiến hành rắc phân rồi lấp đất, tưới ẩm.

Nếu các bạn trồng mít vào mùa khô thì cần tưới nước cho cây thường xuyên, đặc biệt là lúc mới trồng để cung cấp đủ nước cho cây sống và phát triển. Tuy nhiên cũng cần chú ý không để cây bị ngập úng. Còn nếu trồng vào mùa mưa thì không cần phải tưới.

Càng ngày thì mô hình trồng mít thái siêu sớm ở miền Bắc ngày càng phổ biến và được mở rộng diện tích canh tác. Mong rằng với những kiến thức ở trên sẽ giúp cho bà con thu được năng suất và chất lượng cao khi áp dụng.

Trung tâm cây giống – vườn ươm Eakmat.

Địa chỉ: Thôn 10, xã Hoà Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, Daklak.