Kỹ Thuật Trồng Dưa Lê Siêu Ngọt Ngân Huy / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Hiệu Quả Từ Trồng Dưa Lê Siêu Ngọt Ngân Huy

Những năm gần đây, dưa lê siêu ngọt Ngân Huy trở thành một trong những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân ở Vĩnh Phúc. Ở nhiều địa phương, các hộ dân mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích đất canh tác, dần biến dưa lê siêu ngọt trở thành một trong những giống cây trồng chủ lực tại địa phương.

Trên địa bàn Vĩnh Phúc hiện đã hình thành một số vùng trồng giống dưa lê siêu ngọt Ngân Huy của Công ty Giống cây trồng Nông Hữu như: Vân Hội( Tam Dương); Đại Đồng, Tân Tiến, Thổ Tang, Chấn Hưng( Vĩnh Tường); Gia Khánh( Bình Xuyên)… Theo các hộ dân, loại cây này được trồng một vài năm trở lại đây. So với giống dưa lê truyền thống, dưa siêu ngọt Ngân Huy có nhiều ưu điểm vượt trội như dễ chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn, cho quả đều và đẹp, khi ăn giòn và ngọt.

Anh Ngô Văn Hải, một trong những hộ có diện tích trồng dưa lớn nhất ở xã Tân Tiến (Vĩnh Tường) cho biết: ” Dưa lê siêu ngọt được trồng phổ biến vào khoảng tháng 3 và thu hoạch rộ vào tháng 5, tháng 6 Dương Lịch. Thời gian sinh trưởng chỉ từ 45 – 50 ngày, được rút ngắn từ 10 – 15 ngày so với giống dưa lê truyền thống. Cộng với kỹ thuật chăm sóc đơn giản nên ngày càng có nhiều hộ dân trồng loại dưa này.” Hiện nay, gia đình anh Hải đang trồng hơn 7 sào dưa lê siêu ngọt, đang thu hoạch 3 sào, 2 sào đang trong quá trình ngắt ngọn dưa và 2 sào vừa làm bầu. Anh Hải cho biết thêm: ” Năm nay thời tiết thuận lợi nên dưa được mùa, cho năng suất khá, mỗi sào chúng tôi thu hoạch được gần một tấn dưa. Thấy trồng loại dưa này có lãi nên gia đình tôi chuyển hết diện tích đất trồng lúa sang trồng dưa.”

Vừa thu hoạch được hơn 3 tạ dưa bán ngay tại ruộng, chị Bạch Thị Hoa, một hộ dân có thâm niên trồng dưa lê siêu ngọt ở xã Đại Đồng cho biết: ” Trong năm nay, đây là lứa dưa thứ hai gia đình tôi thu hoạch. Lứa trước đầu vụ giá dưa đắt hơn, dao động từ 10.000 – 12.000 đồng/kg, lứa này giữa vụ cũng được 6.000 – 9.000 đồng/ kg tùy chất lượng dưa. Dưa thu hoạch đến đâu có thương lái về mua ngay tại ruộng. Trừ chi phí chăm sóc, trung bình mỗi sào dưa cho thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng. So với trồng lúa thì trồng dưa cho thu nhập cao từ 3 – 5 lần.” Chị Hoa cũng cho biết thêm, trồng dưa lê siêu ngọt không đòi hỏi cầu kì nhưng phải đúng kỹ thuật. Nhờ có cán bộ khuyến nông xã phổ biến cách chăm sóc dưa, gia đình chị đã biết cách đánh luống cao, phủ nilon hoặc tạo giàn để dưa phát triển tốt, tránh được sâu bọ hại thân cây. Cần tiến hành ngắt ngọn dưa thường xuyên hai ngày một lần khi cây dưa đủ 6 – 8 lá. Việc ngắt ngọn thường xuyên sẽ giúp cây phát triển dây, cho quả sai, đẹp.

Nhiều hộ nông dân trồng lúa ở Gia Khánh và Vân Hội đã chuyển sang trồng dưa lê siêu ngọt Ngân Huy. Thậm chí, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi, thuê khoán thêm diện tích đất ruộng để trồng loại cây này. Nhờ ưu điểm từ phương pháp trồng trọt và chất lượng sản phẩm, hiện nay dưa lê siêu ngọt Vĩnh Phúc đã được đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến. Tuy nhiên trên thực tế, đa số các hộ trồng manh mún, nhỏ lẻ theo hướng tự cung tự cấp, chưa tạo được vùng sản xuất tập trung. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ cũng chưa thực sự ổn định. Hiện nay, chủ yếu các hộ tiêu thụ dưa nhờ thương lái từ các địa phương khác đến mua buôn tại ruộng. Một số hộ sau khi thu hoạch lại mang dưa bán ở ven đường quốc lộ gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đường phố.

Ông Trần Văn Lượng, Phó trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: ” Hiện chưa có số liệu thống kê về diện tích và năng suất của dưa lê siêu ngọt Ngân Huy song loại cây này được trồng nhiều và phổ biến ở khắp các địa phương trong toàn tỉnh. Các cán bộ khuyến nông cấp xã, huyện cần khuyến khích các hộ dân mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích loại cây này. Nếu đạt chuẩn về diện tích canh tác, sẽ đưa vào trồng tập trung, sản xuất thành hàng hóa.” Để hỗ trợ sản xuất, đồng thời áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICP) bằng quản lý dịch hại hợp lý, xử lý môi trường đất trước khi trồng, đảm bảo môi trường thông thoáng và giữ vệ sinh đồng ruộng, hiện nay Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc đã đưa hệ thống nhà lưới đơn giản vào trồng dưa lê sạch và siêu ngọt, đem lại kết quả rất tích cực.

Bài, ảnh Bạch Nga

Kỹ Thuật Trồng Dưa Lê Siêu Ngọt

Dưa lê là loại cây rau ăn quả ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Với sự ra đời của nhiều giống dưa lê siêu ngọt tiến bộ được đưa vào áp dụng trong sản xuất hiện nay đã thúc đẩy thị trường tiêu thụ cũng như được nhiều nông dân các vùng, miền quan tâm để thâm canh giống cây trồng này.

1. Giống Nên lựa chọn các giống dưa lê lai F1 siêu ngọt có những đặc điểm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay là: dưa có kích thước quả vừa phải, độ ngọt cao, vỏ xanh da đá hoặc trắng, cứng, cùi dày, ít hạt, vị thơm đặc trưng…) Một số giống dưa lê lai siêu ngọt phổ biến hiện nay như: Ngân Huy, Thanh lê, NS-333, Hồng Ngọc…2. Thời vụ: Dưa lê sinh trưởng, phát triển ở biên độ nhiệt rộng hơn dưa hấu (18- 32 oC), song nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25-30 oC. Thời vụ trồng dưa lê đối với các tỉnh miền bắc nước ta có thể tiến hành từ tháng 2 đến tháng 9 dương lịch; với dưa lê xuân hè gieo trồng thích hợp nhất vẫn là sau tiết lập xuân.3. Kỹ thuật trồng và chăm sócNgâm, ủ, ươm cây: Ngâm hạt trong nước sạch cho đến khi no nước (khoảng 4-6 giờ), nhiệt độ thích hợp tốt nhất cho nảy mầm là 28-32 oC; rửa sạch nhớt sau đó cho vào khăn ẩm ủ khoảng 24 giờ, khi hạt nảy mầm thì đem ươm. Ươm cây trong khay ươm (hoặc bầu) với thời gian từ 8-12 ngày, khi cây xuất hiện lá thật thứ 2 thì tiến hành đem trồng.Mật độ trồng: Mật độ và khoảng cách trồng: + Trồng giàn: 1.200-1.300 cây/360 m 2, khoảng cách: cây cách cây 0,3- 0,35 m, hàng cách hàng khoảng 0,75 m; lượng hạt giống 25 – 30 gr/360 m 2. + Trồng bò đất: 500-550 cây/360 m 2, khoảng cách: cây cách cây 0,35-0,4 m, lượng hạt giống cần 10-15 gr/360 m 2. Làm đất, trồng cây: Đất trồng dưa lê tốt nhất không trồng trên ruộng đã trồng cà chua, cà pháo, bí, khoai tây, ớt, dưa và ruộng cây trồng trước đã bị héo xanh. Xử lý đất trồng bằng vôi tả (20- 25kg/sào) hoặc chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma. Lên luống rộng 1,4-1,6 m cả rãnh, cao 30-35 cm, rãnh rộng 30-35cm. Luống thoải dần về hai bên mép. Nên dùng màng phủ chuyên dùng cho rau màu với dưa lê xuân hè.Phân bón và cách bón phân: – Lượng phân: Phân chuồng: 500-700 kg/360 m2; NPK (16-16-8): 18-36 kg/360 m2; Urê: 2 kg/360 m2; Kali: 2 kg/360 m2. – Cách bón: + Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + 10-15 kg NPK. + Bón thúc đợt 1 (sau trồng khoảng 15 ngày): Tưới rãnh 3-5 kg NPK. + Bón thúc lần 2 khi cây ra hoa rộ: Tưới rãnh 5-7 kg NPK + 1 kg Urê + 1 kg Kali. + Bón thúc lần 3 (sau trồng khoảng 40 ngày) : Tưới rãnh 5-7 kg NPK + 1 kg Urea + 1 kg Kali.Chăm sóc sau trồng: Ngay sau khi đặt bầu nên tưới ngay để cây nhanh liền thổ, chú ý rễ dưa lê rất yếu không chịu được úng, nếu ruộng bị ngập nước cần tháo rút nước ngay. Giai đoạn đầu bà con nên sử dụng các loại phân dễ tan để bón cho cây dưa, đặc biệt là nguồn phân chuồng, phân bắc, phân xanh ủ mục. Nếu trời có nắng mưa xen kẽ rất dễ bị bệnh lở cổ rễ và thối thân nên phòng trừ bằng thuốc Validacin hoặc Topsin… Bấm ngọn, ghim nhánh: Khi thân chính được 4-5 lá thì bấm ngọn để cho 2 nhánh cấp 1 phát triển, khi nhánh cấp 1 được 5-6 lá thì bấm ngọn để cho 5 nhánh cấp 2 phát triển, khi nhánh cấp 2 được 5 – 6 lá thì bấm ngọn để 5 nhánh cấp 3 phát triển. Sau khi bấm ngọn 3 lần một cây dưa có thể có 72 hoa cái có khả năng cho trái. Mỗi cây dưa chỉ nên để 6 – 14 trái tuỳ theo lực của cây. Để tránh bị gió lật giây dưa nên dùng đất phủ lên dây dưa từng quãng 50 – 60 cm, hoặc dùng gim tre để cố định dây dưa.4. Phòng trừ sâu bệnh: – Bọ trĩ: Có thể phun Polytrin hoặc Confidor 100SL, Admire 050EC, Oncol .. – Dòi đục lá: Có thể phun Polytrin hoặc Bulldock 025EC, Regent… – Sâu ăn tạp: Có thể phun thuốc trừ sâu sinh học như Xuyên táo, Emamectin… – Bệnh chảy nhựa thân: Phun hay tưới Benlate hoặc CopperB 23% vào gốc. Phun ngừa trị dùng Antracol 75WP hoặc Topsin, Ridomil, Cuproxat, Aliette 80WP, Mancozeb, Fusin… Mặt khác cần giảm nước, giảm bón đạm. – Bệnh thối gốc, lở cổ rễ: Bón vôi, luân canh với cây trồng nước. Phun ngừa và phun định kỳ dùng Topsin hoặc Cuproxat, Ridozeb, Rovral, Validacin3SC, Ridomil … – Bệnh thối rễ, héo dây: Có thể phun Polygram DT80 hoặc Ridozeb 72WP, Cuproxat, Ridomil … – Bệnh sương mai: Có thể phun Antracol70WP hoặc Ridomil 25WP, Daconil 75WP, Aliette 80WP… – Bệnh phấn trắng: Có thể phun Benkutt hoặcTopsin, Anvil, Carbenda 50SC.. – Bệnh thán thư: Có thế phun Antracol 70WP hoặc Cuproxat,…5. Thu hoạch: Sau khi đậu quả khoảng 25 ngày, vỏ quả chuyển sang màu vàng kim, có mùi thơm là thời kỳ thích hợp cho thu hoạch. Cần đảm bảo tốt thời gian cách ly của phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao chất lượng quả.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Dưa Lê Siêu Ngọt

Dưa lê siêu ngọt là loại quả có giá bán cao, có thể trồng quanh năm, nhưng thích hợp trong vụ xuân hè. Thời gian sinh trưởng 50 – 60 ngày, sinh trưởng tốt trong điều kiện 16 -280C, trời thiếu nắng, âm u kéo dài thì tỷ lệ đậu quả thấp, chất lượng quả giảm.

Với những lợi thế đó, hiện nay giống dưa lê siêu ngọt đã được nông dân các vùng quan tâm và áp dụng vào trong sản xuất. Qua thực tế theo dõi một số mô hình dưa lê siêu ngọt ở các vụ trong những năm gần đây, xin trao đổi một số kinh nghiệm để đạt hiệu quả khi thâm canh cây trồng này vụ xuân hè.

Bước 1: Yêu cầu ngoại cảnh

Chọn giống:Nên lựa chọn các giống dưa lê F1 siêu ngọt có những đặc điểm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay là: Dưa có kích thước quả vừa phải, độ ngọt cao, vỏ xanh da đá hoặc trắng, cứng, cùi dày, ít hạt, vị thơm đặc trưng… Một số giống dưa lê siêu ngọt phổ biến hiện nay là: Ngân Huy, Thanh lê, NS-333, Hồng Ngọc…

Nhiệt độ và nước:Nhiệt độ thích hợp 25 – 33 0C, phạm vi tối thích tương đối rộng cho nên có thể gieo trồng ở hầu hết các tháng trong năm trừ những ngày giá rét (<15 0 C). Độ ẩm đất thích hợp 75 – 80%.

Ánh sáng:Cũng như các loại dưa lê khác, khi trời âm u, ít ánh sáng, lại có mưa phùn thì cây con ( 2- 3 lá) dễ bị mắc bênh thối nhũn, lở cổ rễ. Cây dưa cũng phát triển kém trong điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ cao, đặc biệt giảm khả năng đậu trái và chất lượng quả kém.

Đất và dinh dưỡng:Dưa lê siêu ngọt ưa đất thịt nhẹ và cát pha nhất là đất phù sa, đất cát pha và thịt nhẹ vừa thoát nước tốt, giữ được dinh dưỡng vừa điều hoà được nhiệt độ đất, thúc đẩy quá trình phát dục giúp dưa nhanh có quả, màu sắc đẹp và chất lượng ngon. Dưa lê không cần luân canh triệt để như dưa hấu, nhưng trồng liên tục trên một mảnh đất cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vì thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết và bị phá hoại bởi mầm mống sâu bệnh còn lại trong đất, tàn dư thực vật vụ trước. Bước 2: Kỹ thuật trồng

Thời vụ trồng: Có thể trồng từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch, dưa thích hợp khí hậu ấm áp, nhiệt độ sinh trưởng khoảng 25-30 0 C, không thích hợp vào mùa lạnh có sương mù. Kỵ liên canh, nên luân canh với cây lúa, ngô, gối vụ càng lâu càng tốt.

Ngâm ủ, ươm cây:Ngâm hạt trong nước sạch 2 giờ, nhiệt độ thích hợp tốt nhất cho nảy mầm là 28-32 0 C, sau đó cho vào khăn ẩm ủ khoảng 24 – 36 giờ hạt nẩy mầm. Ươm cây trong khay ươm với thời gian 10-14 ngày, khi cây xuất hiện lá thật thứ 2 thì tiến hành trồng.

Hạt giống ngâm nước sạch trong 4 giờ, sau đó ủ 24 giờ, khi hạt nẩy mầm thì gieo vào bầu đất 1 hạt/bầu. Sau khi gieo từ 8 – 10 ngày, khi cây có 1 – 2 lá thật thì có thể đem trồng.

Mật độ và khoảng cách:Nếu trồng giàn thì lượng giống từ 1 – 1,2kg/ha. Cây cách cây 0,5cm, hàng cách hàng 1,5m. Trồng hàng đôi, mật độ cây 25.000 cây/ha. Còn trồng bò trên mặt đất, lượng giống từ 400 – 500 gram/ha. Cây cách cây 0,5cm, hàng cách hàng 4m. Trồng hàng đôi, mật độ cây từ 9.000 – 10.000 cây/ha.

Làm đất, lên luống: Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại. Xử lý đất trồng bằng vôi tả (30- 40kg/sào) hoặc chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma. Lên luống rộng 1,8-2m cả rãnh, cao 25-30cm, rãnh rộng 30-35cm. Luống thoải dần về hai bên mép. Nên dùng màng phủ chuyên dùng cho rau màu với dưa lê xuân hè.

Bước 2: Chăm sóc và thu hoạch

Bón phân: Lượng phân bón cho 1 sào khoảng 300kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh thay thế( 30kg) + 7- 8kg u rê + 10-12kg kali + 25-30 kg supe lân.

Bón lót toàn bộ phân chuồng và 3kg u rê + 3 kg kali vào rạch cách gốc dưa 20cm.

Bón thúc lần 1 kết hợp với vun xới sau trồng 15- 20 ngày: Bón 2kg đạm + 2 kg kali.

Bón thúc lần 2: Khi có hoa cái nở, bón 2kg đạm + 2 kg kali.

Bón thúc lần 3: Sau trồng 40- 45 ngày, bón hết lượng phân còn lại.

: Trước lần bón thúc đợt 1 có thể tưới nhử cho cây dưa non bằng 0,5 kg u rê + 1kg supe lân kết hợp với phun phân vi lượng qua lá. Tốt nhất nên sử dụng phân bón chuyên dùng cho dưa để bổ sung dinh dưỡng cho dưa kịp thời.

Bấm ngọn, tỉa nhánh, để trái, tưới nước:

+ Cây cho trái chủ yếu trên nhánh cháu, cây được 5-6 lá thật bắt đầu bấm ngọn thúc đẩy nhánh con phát triển, đồng thời chọn để laị 3-4 nhánh con to khỏe nhất, nhánh con được 15-16 lá tiến hành bấm ngọn thúc đẩy nhánh cháu phát triển, bấm bỏ chèo nhánh từ gốc đến lá thứ 4 chọn quả từ nhánh cháu thứ 5 trở đi, nhánh cháu để quả giữa lại 2 lá rồi bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Mỗi cây để 7-10 quả, không nên để quả quá nhiều.

+ Việc tỉa nhánh, bấm ngọn, để quả nên thực hiện vào buổi sáng tránh tạo cơ hội cho mầm mống bệnh xâm nhập qua vết thương.

+ Từ khi xuống cây đến chuẩn bị ra hoa tưới nước vừa đủ để cây không phát triển quá mạnh. Cây chuẩn bị ra hoa cần giảm lượng nước để cây dễ đậu quả. Cây nở hoa 5-7 ngày nên duy trì lượng nước tưới đến khi chuẩn bị thu hoạch 10 ngày, giảm lượng nước tưới để đảm bảo chất lượng dưa.

Cách phòng trừ sâu bệnh

+ Sâu hại: Bọ trĩ: Dùng tau- Fluvalinate25%Ec (marvik) nồng độ 3000, Bendiocard 50%Wp( Garvox, Multamet).

+ Bệnh hại: Bệnh chảy nhựa thân: Phun hoặc tưới vào gốc Benlate, Copperb23%, Ridomil,Aliette 80Wp.

– Bệnh thối gốc nở cổ dễ: Bón vôi luân canh với cây trồng, phun phòng định kỳ bằng Topsin, Ridomil..

– Bệnh sương mai: Luân phiên phun 5-7 ngày /lần bằng các loại thuốc Ridomil MZ nồng độ 400, Metiran 80% nồng độ 500.

– Bệnh phấn trắng: Có thể phun Benlate 0,01%, Topsin 0,1%, Anvil….

– Bệnh than thư: Dùng Antrcol 70wp phun 7-10ngày/lần, Zineb.

8. Thu hoạch

– Trong quá trình chăm sóc nên che quả dưa bằng lá để quả dưa không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp làm mất màu tự nhiên và xuất hiện nhiều vân xanh.

– Dưa lê khi chín có mùi thơm hấp dẫn, nếu côn trùng đến phá cần phải kê kích quả ngay từ khi quả còn xanh.

– Từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng 60 ngày, từ lúc hoa cái tàn đến khi quả chín khoảng 30 – 35 ngày, lúc này quả dưa có màu trắng sáng (bạch lê).Thời gian cho thu hoạch rộ khoảng 25 – 30 ngày. Thu hoạch dưa xong nên xếp dưa ở nơi thoáng mát khoảng 1 – 2 ngày để tăng phẩm chất và hương vị dưa lê.

Kỹ Thuật Trồng Dưa Lê Siêu Ngọt Năng Suât Cao Đơn Giản Nhất

Cây dưa lê là loại cây rất dễ trồng, sinh trưởng và phát triển mạnh,kháng được nhiều loại sâu bệnh. Dưa lê không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng, giàu vitamin C (vitamin giúp chống oxi hóa tăng nồng đọ collagen, protein tốt cho sác đẹp). Chỉ cần ăn một quả dưa lê mỗi sẽ cung cấp đầy đủ lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày.

Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn kỹ thuật trồng dưa lê siêu ngọt tại nhà

Dưa lê là loại cây có biên độ nhiệt rộng hơn dưa hấu ( 18- 32 o C). Vì vậy dưa lê thường được trồng chủ yếu ở miền Bắc.

Thường trồng từ tháng 2- tháng 9 dương lịch. Tuy nhiên dưa lê xuân hè gieo trồng thích hợp nhất vẫn là sau tiếp lập xuân.

2. Chuẩn bị theo kỹ thuật trồng dưa lê

Đất trồng: đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt, thường là đất thịt nhẹ pha cát ,đất phù sa ,đất trộn chấu ( đất vừa thoát nước tốt vùa giữ được nhiệt độ của đất).

Giống : nên chọn giống F1 siêu ngọt: dưa có kích thước vùa phải, độ ngọt cao, vỏ xanh da đá hoặc trắng, cứng , cùi dày, ít hạt , vị thơm…

Chậu nhựa hoặc thùng xốp và dụng cụ làm vườn(xẻng nhỏ, bình phun sương…)

3. Kỹ thuật trồng dưa lê

Ngâm ,ủ, ươm mầm cây: Ngâm hạt giống trong nước sạch( 28-32oC) khoảng 2 tiếng , sau đó vớt ra cho vào khăn ấm để ủ khoảng 2-3 ngày hạt sẽ nứt nanh mầm.

Ươm cây ra khay ươm với thời gian khoảng 10-14 ngày.Lúc đó cây có khoảng 2 lá thật thì tiến hành trồng cây ra chậu.

Đối với kỹ thuật trồng dưa lê trong chậu thì ta nên đổ đất đã chuẩn bị vào chậu rồi mang cây con ra trồng. Nếu trồng cho leo giàn thì cây cách nhau 50cm ,hàng cách nhau 1,5m. Nếu trồng cây cho bò đất thì khoảng cách cây cách nhau 50cm ,hàng cách nhau 4m. bạn nên tìm hiểu cách trồng trong

4. Chăm sóc theo đúng kỹ thuật trồng dưa lê

Ngay khi đặt cây con trồng nên tưới ngay nước để cây liền thổ nhưng không để ngập nước. Sau đó từ đó cứ ngày 1 lần tưới nước cho cây. Lúc cây bắt đầu ra hoa có quả thì nên tưới nhiều hơn 2 lần 1 ngày vào sáng sớm và chiều tối.

Bón phân: thời gian sinh trưởng cây rất ngắn thường 40-50 ngày là cho lứa quả đầu tiên nên cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây, đặc biệt là lân.

Bấm ngọn và ghim nhánh: khi thân được 5 nhánh lá thì bấm ngọn để cho 2 nhánh cấp 1 phát triển, khi nhánh cấp 1 được 5-6 lá thì bấm ngọn để 5 nhánh cấp 2 phát triển, khi nhánh thứ 2 được 5-6 lá thì bấm ngọn để 5 nhánh cấp 3 phát triển.

Khi bấm ngọn 3 lần một cây dưa có thể có 72 hoa cái có khả năng cho trái. Mỗi cây dưa chỉ nên để 6 – 14 trái tuỳ theo lực của cây. Để tránh bị gió lật giây dưa nên dùng đất phủ lên dây dưa từng quảng 50 – 60 cm, hoặc dùng gim tre để cố đinh dây dưa.

5. Thu hoạch

Từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng 60 ngày, từ lúc hoa cái tàn đến khi quả chín khoảng 30 – 35 ngày, lúc này quả dưa có màu trắng sáng (bạch lê). Thời gian cho thu hoạch rộ khoảng 25 – 30 ngày. Thu hoạch dưa xong cần xếp dưa ở nơi thoáng mát khoảng 1 – 2 ngày để tăng phẩm chất và hương vị dưa lê.

6. Để lại giống cho vụ sau

Đối với kỹ thuật trồng dưa lê như trên có thể lấy quả để làm hạt giống cho vụ sau. thường chọn quả trên nhánh cấp 2 để quả chín thêm vài 3 ngày trên cây và vài 3 ngày để trong nhà. Sau đó bổ quả lấy hạt, đãi hết hạt nép rồi đem phơi nắng 2-3 ngày để bảo quản rồi cất giữ cho vụ sau,

Cách trồng khoai lang cho ra nhiều củ

Hướng dẫn cách trồng cải bó xôi đơn giản nhất