Kỹ Thuật Trồng Chuối Mật Mốc / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Chuối Mốc

Hướng dẫn kỹ thuật trồng chuối mốc

Chuối mốc là gì ? Trồng chuối mốc như thế nào ? Đó là thắc mắc của khá nhiều bà con nông dân. Để giải đáp thắc mắc cũng như hướng dẫn bà con trồng loại chuối mốc. Bài viết này sẽ phân tích một số đặc điểm cần lưu ý. Cũng như quy trình trồng chuối mốc sao cho hiệu quả, đạt năng suất cao.

Chuối mốc là chuối không sợ khô hạn mùa nắng. Cũng không lo chết ngập vào mùa mưa,chúng thường được trồng quanh năm.

Hướng dẫn Quy trình trồng chuối mốc

+ Chuẩn bị đất trồng chuối mốc

Các loại đất có thể được dùng để trồng chuối như: Đất đồi, đất nương rẫy, đất phù sa.. Đặc biệt là các loại đất có nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước. Đất có pH thích hợp từ 5-7. Lựa chọn khu vực trồng chuối có mực nước ngầm cao. Khi cải tạo đất cần phải lên líp trước khi trồng sao cho mặt líp cách mực nước cao nhất từ 0,6-1m. Chiều rộng líp trung bình 5-6m, được trồng 2 hoặc 3 hàng, kích thước hố trồng 40 x 40 x 40 cm, trộn lớp đất mặt với 3-5kg phân hữu cơ + 50gr P2O5 và thêm 10gr Furadan 3H cho vào hố.

Chuối mốc được trồng quanh năm suốt tháng, nhưng thời điểm trổ thường trùng vào mùa gió tháng 5-6 dương lịch. Mùa gió này cũng dễ làm gãy cổ buồng chuối. Vì vậy khoảng thời gian tốt nhất nên trồng chuối này là vào đầu năm khoảng tháng 2-3. Cây sinh trưởng tốt cho tỉ lệ sống cao.

Trồng 1 cây/hố: Cây cách cây 2m hàng cách hàng 2,5 m.

Trồng 2 cây/hố: Trồng mật độ 3,5 x 3 m và khoảng cách giữa 2 cây trong hố 0,5-0,6 m.

Theo nhiều kinh nghiệm thì bà con nên trồng theo hình chữ nhật hoặc nanh sấu. Khi trồng nên đặt cây con thấp hơn hố trồng từ 10-15 cm. Sau đó lấp đất đầy hố trồng. Nếu trồng vào mùa nắng dùng rơm rạ phủ gốc để giữ ẩm cho cây.

Biện pháp bón phân tưới nước cho cây chuối

+ Mùa nắng ở giai đoạn cây con thì phải tưới ít nhất 2 ngày/lần. Đối với cây trưởng thành 2 lần/tuần.

+ Vào mùa mưa: Cần có biện pháp thoát nước tốt, tránh ngập úng vườn.

Bón lót: sau khi thu hoạch cần bón bổ sung 5-7 kg phân hữu cơ + 0,5 kg lân.

Bón thúc: 300g Urê + 300g Kali/cây/vụ. Lượng phân này chia ra bón trong 6 lần

10- 20 ngày sau khi trồng 10g Urê/cây. * 30 ngày sau khi trồng 10 g Urê + 10 g Kali/cây. 60 ngày sau khi trồng 40 g Urê + 50 g Kali/cây. 120 ngày sau khi trồng 90 g Urê + 70g Kali/cây. 180 ngày sau khi trồng 100 g Urê + 70 g Kali/hố. Trước khi trổ buồng (khi cây ra lá non) 50 g Urê + 100 g Kali/hố.

Kỹ thuật chăm sóc cây chuối mốc

+ Tỉa chồi: thường xuyên tỉa chồi, chỉ giữ 2 chồi/ cây và tuổi chồi cách nhau 4 tháng.

+ Bẻ bắp và chống quày: Sau khi xuất hiện 1-2 nải trung tính, tiến hành bẻ bắp.

+ Dùng cây chống quày tránh đỗ ngã.

+ Thường xuyên cắt bỏ lá úa vàng.

+ Phòng trị sâu bệnh hại chuối

Sùng đục: Dùng Furadan hay Basudin rải trên cổ gốc chuối, hoặc dùng bả mồi là những khúc thân chuối bổ đôi úp quanh gốc để bắt thành trùng như Sùng đục củ.

Sâu đục lá: Phun Polytrin, Dimecron, Decis.

Bù lạch: Phun thuốc Decis hoặc Sherpa ở giai đoạn mới trổ và trái còn nhỏ.

Tuyến trùng hại rễ: rải Basudin hay Furadan vào hố trồng.

Bệnh đốm lá: Phun Bordeaux hay Benomyl.

Bệnh héo rũ Panama: Tiêu hủy cây bệnh, khử đất đối với vôi hoặc Bordeaux.

Bệnh chùn đọt: Loại bỏ cây bệnh khỏi vườn.

Nông Dân Khốn Đốn Vì Giá Chuối Mật Mốc Chạm Đáy

Những ngày qua, người dân trồng chuối mật mốc ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đứng ngồi không yên vì giá chuối rớt thê thảm. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do sức mua chuối mật mốc của thị trường Trung Quốc chững lại và thị trường Thái Lan giảm giá xuống chưa đến 1.000 đồng/ kg.

Ông Nguyễn Khánh, xã Tân Lập (huyện Hướng Hoá) chở xe chuối mật mốc 1,5 tạ đi bán nhưng chỉ bán được 180 ngàn đồng

Gặp chúng tôi trong lúc vừa vận chuyển trên chục buồng chuối mật mốc về nhà, ông Hồ Văn Phe, ở Bản 5, xã Thuận (huyện Hướng Hóa) thở dài nói: “Nhìn nhiều buồng thế này, chứ bán hết chỉ khoảng 150 ngàn đồng mà thôi. Giá cả thấp nhưng cũng phải bỏ công ra thu hoạch, chứ để chuối chín cây thì chim, chuột ăn nhìn xót xa lắm”. Ông Phe cho biết thêm, thời điểm chuối mật mốc đạt giá cao, mỗi lần thu hoạch, một buồng chuối gia đình bán được từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng.

Nét mệt mỏi, buồn bã trên gương mặt một nông dân bán chuối mật mốc

Chị Thái Thị Xuyến, trú thôn Long Quy, xã Tân Long cho biết gần 2 tháng nay chị không thu được một đồng nào từ vườn chuối mật mốc của mình. Được biết, gia đình chị Xuyến thuê đất, trồng hơn 1.000 cây chuối mật mốc ở nước bạn Lào nhiều năm nay. Vài tháng trước khi giá chuối còn khoảng 5 ngàn đến 7 ngàn đồng/ kg thì mỗi ngày từ vườn chuối này gia đình chị Xuyến thu nhập từ 500- 800 ngàn đồng.

Giá chuối giảm thấp nên nhiều nông dân để chuối chín cây

Tuy nhiên, năm nay do mưa nhiều khiến quả chuối mật mốc bị xạm đen, cùng với đó là đường xá vận chuyển khó khăn, giá cả giảm xuống thấp nên coi như vụ này gia đình chị Xuyến trắng tay. “Thời điểm này, dù có thu hoạch, vận chuyển về thì tiền bán thu được không đủ tiền công bỏ ra, nên chúng tôi để mặc chuối chín trên cây”, chị Xuyến ngậm ngùi nói.

Thị trường thu mua chuối mật mốc chững lại khiến giá cả giảm sâu

Theo nhiều tiểu thương kinh doanh chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa, thời điểm này buồng chuối mật mốc đẹp nhất cũng chỉ đạt giá 2.000 đến 2.500 đồng/ kg, còn loại trung bình được thu mua với giá từ 800- 1.000 đồng/ kg. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, nên nhiều người dân đã dừng việc thu hoạch chuối vì tiền thu không đủ công sức bỏ ra. “Trước đây, mỗi ngày có 5- 10 xe thu mua chuối mật mốc, nhưng giờ chỉ còn 2- 3 xe và thu mua thất thường. Giá cả nhiều tháng nay giảm xuống thấp cũng bởi sức mua từ phía thị trường Trung Quốc giảm mạnh, còn thị trường Thái Lan thì thu mua với giá rất thấp chỉ với 1000/ kg” , một tiểu thương cho hay.

Đã trưa nhưng nhiều nông dân ở xã Thuận vẫn chưa bán được chuối

Ông Hồ Ta Cô, Chủ tịch UBND xã Thuận cho biết bên cạnh cây sắn nguyên liệu, cây chuối mật mốc là loại cây chủ lực giúp người dân trên địa bàn vươn lên thoát nghèo. Hiện tại, toàn xã có gần 400 ha chuối mật mốc đã thu hoạch và trên 20 ha được trồng mới trong năm nay. Tuy nhiên, tình trạng giá chuối giảm sâu gần 3 tháng nay, khiến người dân trồng chuối trên địa bàn chịu nhiều thiệt thòi, thu không đủ chi. “Trước tình hình này, bên cạnh việc khuyến cáo bà con giữ vườn, chúng tôi mong muốn cấp trên tìm kiếm đầu ra ổn định cho cây chuối mật mốc, để bà con trên địa bàn an tâm sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng”, ông Ta Cô kiến nghị.

Những buồng chuối này được thu mua với giá 800 đồng/ kg

Theo ông Nguyễn Ngọc Khả, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hướng Hóa thì toàn huyện có trên 2.000 ha chuối mật mốc, tập trung vào các xã Tân Long, Thuận, Hướng Lộc… và nhiều diện tích chuối được người dân thuê đất, trồng ở nước bạn Lào. Ông Khả cho rằng nguyên nhân khiến giá chuối giảm thấp là do cả nước đang vào vụ trái cây và khuyến cáo bà con nông dân nên tiếp tục chăm sóc đợi giá tăng cao và không nên mở rộng diện tích để tránh tình trạng cung vượt cầu.

Chuối Cấy Mô Hòa Linh Giới Thiệu Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Chuối Mốc

Chuối Mốc (Chuối sứ, chuối nai) là loại cây trồng phổ biến ở nước ta. Loại cây này không sợ khô hạn trong mùa nắng, không lo bị ngập úng vào mùa mưa và trồng được quanh năm. Nhưng hiện nay cây chuối mốc thường bị sâu bệnh, trái – quầy chuối không đẹp, … Nguyên nhân là do kỹ thuật canh tác chưa hợp lý và giống chuối đã bị thoái hóa. Để khắc phục được vấn đề về kỹ thuật và giống, hôm nay cơ sở chuối cây mô Hòa Linh xin trình bày kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối mốc cấy mô.

Việc sử dụng cây giống nuôi cấy mô sạch bệnh và áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc hợp lý sẽ góp phần hạn chế sự lây lan các bệnh trên cây trồng, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, nâng cao năng suất. Góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho người sản xuất. Khai thác triệt để tiềm năng thế mạnh về tự nhiên ở vùng nông thôn, miền núi nhằm tạo ra sản phẩm chuối mốc Khánh Hòa có giá trị kinh tế cao, phát triển bền vững hoạt động sinh kế nghề trồng chuối, làm giàu cho gia đình và cộng đồng.

I. ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH THÍCH HỢP

II. CHUẨN BỊ

1. Đất trồng:

có thể trồng trên nhiều loại đất, nhiều thổ nhưỡng như: đất đồi, nương rẫy, đất phù sa…thích hợp nhất là đất có nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước.

pH đất thích hợp từ 5-7.

2. Hố trồng:

Chuẩn bị hố có kích thước 40x40x40 cm.

Làm đất trong hố: trộn lớp đất mặt với 5-7 kg phân hữu cơ kết hợp với 0.5kg phân lân.

3. Cây giống:

Giống sử dụng nên chọn giống cấy mô.

Cây con cao khoảng 15-20cm, có từ 3-5 lá có thể đem trồng ra vườn.

4. Thời vụ trồng: Trồng quanh năm

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHUỐI MỐC CẤY MÔ

1. Mật độ trồng:

Trồng cây trong hố với khoảng cách: Cây cách cây 2.5m, hàng cách hàng 3m.

Không nên trồng quá dày hoặc quá mỏng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây.

2. Cách trồng:

Cách trồng: Đặt cây con thấp hơn hố trồng từ 10-15 cm, sau đó lấp đất đầy hố trồng.

Thời gian trồng: Chỉ nên trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh trồng vào buổi trưa hoặc thời tiêt nắng gắt.

Chú ý: Tưới đủ nước cho cây sau khi trồng. Nếu trồng vào mùa nắng nên dùng rơm rạ phủ quanh gốc để giữ ẩm cho cây.

3. Điều chỉnh lượng nước tưới

Mùa nắng: Cây con cần tưới 2 ngày/lần, khi cây đã lớn, giảm tần xuất tưới còn 2 lần/tuần.

Mùa mưa: Gặp thời tiết mưa to kéo dài chủ vườn cần có biện pháp thoát nước tốt, tránh ngập úng vườn.

4. Bón phân

Bón lót: Sau đợt thu hoạch cần phải bổ sung lại chất dinh dưỡng cho đất trồng bằng phân bón hữu cơ: Bón 4-7kg phân bón hữu cơ + 0.5kg lân.

Bón thúc cho cây giúp cây cho năng suất cao, ổn định hơn.

Trung bình, 1 cây chuối Mốc cần bón thúc 0.3kg Urê và 0.3 Kali/cây/vụ. Lượng phân này chia ra bón trong 6 lần:

+ Lần 2: 30 ngày sau trồng 10g Urê + 10g Kali.

+ Lần 3: 60 ngày sau trồng 40 g Urê + 50 g Kali.

+ Lần 5 :180 ngày sau trồng 100 g Urê + 70 g Kali.

+ Lần 6: Trước khi cây trổ buồng (ra lá non) bón 50g Urê + 100 g Kali.

Cách bón: Xới rãnh nông theo vòng tròn cách gốc 30 – 35 cm, rải phân, lấp đất lấp phân lại và tưới nước để giữ ẩm.

5. Chăm sóc

– Thường xuyên quan sát vườn, tiến hành tỉa chồi, chỉ giữ lại 2 chồi/ cây. Chú ý: Tuổi của các chồi cách nhau 4 tháng.

– Cắt bắp, chống ngã cho cây: Sau khi xuất hiện 1-2 nải trung tính, tiến hành cắt bắp. Dùng cây chống tránh đỗ ngã.

– Thường xuyên cắt bỏ lá úa vàng để cây phát triển, tránh sâu bệnh hại.

– Chặt bỏ các cây mẹ đã thu buồng, đào bỏ củ, cắt bỏ lá khô, sâu bệnh… gom lại để thiêu hủy hoặc chuyển ra khỏi vườn.

6. Phòng trị sâu bệnh hại

Có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Câu nói này luôn đúng ở mọi trường hợp. Chính vì vậy mà bà con nên chú ý chăm sóc vườn chuối Mốc để cây được khỏe mạnh, áp dụng các biện pháp canh tác, sử dụng nhiều phân bón hữu cơ, hạn chế phân hóa học. Áp dụng các thành tựu về Sinh học như Phân bón vi sinh, các chế phẩm Vi sinh… để phòng trừ bệnh và giúp cây chuối Mốc phát triển mạnh.

Kỹ Thuật Trồng Chuối Ngự

Cũng giống như nhiều loại chuối khác, kỹ thuật trồng cây chuối ngự khá đơn giản nhưng quả ngon thu lợi nhuận cao.

Thời vụ trồng cây chuối ngự

Thời điểm thích hợp trồng cây chuối ngự vào mùa Thu từ tháng 8 đến tháng 10. Ngoài ra cũng có thể trồng vào tháng 2, 3. Trồng lúc này cây bén rễ nhanh, tỷ lệ sống cao, nhưng khi ra hoa dễ gặp rét dẫn đến năng suất thấp. Do đó, nếu muốn trồng trong khoảng thời gian này cần lựa chọn giống tốt, khỏe mạnh từ các cửa hàng giống cây trồng uy tín.

Các giống chuối ngự

Giống chuối ngự có 3 loại là chuối ngự trắng, chuối ngự trâu và chuối ngự mít. Đối với chuối ngự trắng có đặc điểm quả to, khi chín vỏ quả có màu vàng tươi, sáng bóng, quả hơi tròn lẳn, thịt quả vàng thơm nhẹ, loại này dễ tiêu thụ vì mã đẹp. Chuối ngự trâu quả to, vỏ quả khi chín có màu vàng nhạt nhưng không có hương thơm. Cuối cùng là chuối ngự mít quả nhỏ, thon, khi chín vỏ quả mỏng và có màu vàng đậm, thịt quả vàng hơi hồng, hương thơm ngát nên đây là loại được nhiều người lựa chọn trồng nhất.

Điều kiện nhiệt độ trồng chuối ngự

Nhiệt độ thích hợp nhất khi trồng chuối ngự là khoảng 26 độ C. Nếu thời tiết quá rét cây sẽ ngừng phát triển chết.

Kỹ thuật trồng cây chuối ngự

Do không chịu được úng nên khi tiến hành kỹ thuật trồng cây chuối ngự cần phải lựa chọn ở những địa điểm cao ráo, đất thích hợp là đất phù sa ven sông suối, đất rừng mới khai phá nhiều mùn, thoát nước và giữ ẩm tốt, có nhiều đạm và ka li rất thích hợp. Đất cũng phải đảm bảo yêu cầu cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn.

Khi trồng chú ý khi đặt cây con vào hố lấp đất vừa quá cổ gốc và nén chặt, không được lấp quá sâu. Khi trồng nên đặt tất cả mặt cắt về một phía để khi ra hoa buồng chuối ở về phía đối diện với mặt cắt của củ, tiện cho chăm sóc và thu hoạch.

Cách chăm sóc cây chuối ngự

Sau khi trồng chuối ngự cần tưới nước giữ ẩm cho cây, mỗi ngày tưới một lần cho đến khi bén rễ. Trồng được 1 tháng nên làm cỏ, sau đó cách 1 tháng đến 1,5 tháng lại làm cỏ 1 lần. Có thể trồng chuối ngự xen giữa là các loại rau khác nhau để vừa che phủ đất, chống cỏ dại và tăng thu nhập.

Đến thời kỳ chuối ngự sinh trưởng và ra hoa kết trái rất cần tưới nhiều nước. Do đó cần chú ý giữ ẩm, chống hạn cho chuối trong mùa khô và chống úng trong mùa mưa lũ.

Cần lưu ý rằng trồng chuối ngự không ưa bón phân tươi. Phân đạm chỉ bón vào thời gian đầu, nếu bón vào lúc chuối đang ra hoa đậu quả dễ gây nứt vỏ và quả chuối không giữ được màu sắc, phẩm chất nguyên bản.

Trong quá trình trồng chuối ngự nếu thấy quá dày nên cắt tỉa bớt những cây con và còi cọc đi chỉ để cây khỏe mạnh để cây tập trung dinh dưỡng phát triển.

Phòng trừ sâu bệnh

Trồng chuối rất hay gặp các loại sâu như vòi voi, bọ nét, bọ vẽ. Ngoài ra còn mắc các loại bệnh như đốm lá, khảm lá, bệnh chùn đọt.

Đối với các loại sâu hại cây cần phòng trừ bằng cách làm vệ sinh vườn, tìm bắt sâu trưởng thành bằng cách buổi tối đặt bẫy bằng khúc thân tại gốc chuối, sáng sớm ra rũ sâu tiêu diệt. Có thể sử dụng các loại thuốc hạt Furadan 3G hay Basudin 5H rải vùi sâu gần gốc chuối. Dùng Padan và Actara tưới vào gốc chuối và nách lá, nên tưới vào buổi chiều. Ngoài ra có thể dùng phun Sherpa, Trebon theo khuyến cáo trên bao bì.

Còn khi chuối ngự mắc bệnh cần chọn cây khoẻ mạnh, loại bỏ những cây nhiễm bệnh. Bón phân đầy đủ cân đối để cây phát triển. Nếu mắc bệnh đốm lá do nấm Cercosprora musae zinm gây ra, hại thân lá. Bệnh thường hại từ lá già sang lá non làm cho số lá xanh trên cây giảm dẫn đến giảm năng suất. Cắt lá khô đem đốt, đảm bảo vườn sạch sẽ. Phun Boocđo định kỳ theo khuyến cáo trên bao bì.

Thu hoạch

Trồng chuối ngự khoảng 2 tháng tính từ lúc ra hoa sẽ cho thu hoạch. Căn cứ vào các tiêu chí sau để thu hoạch chuối ngự như độ trơn của quả, quả nây tròn đều, không còn cạnh là thu hoạch được, hoặc khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu xanh nhạt, thịt quả từ màu trắng sang trắng hồng.