Kỹ Thuật Trồng Ngô Cao Sản

Làm đất

Cày bừa đất tơi xốp; làm sạch cỏ trước khi gieo. Nếu sử dụng phân hữu cơ nên bón vào thời gian cày bừa là cao nhất.

Gieo hạt

Cần làm rạch hoặc cuốc đất sâu 4cm rồi gieo hạt và lấp đất. Khi gieo có thể xử lý bằng 15-20kg Basudin 10H/ha để phòng kiến, dế phá hoại cây con .

Mật độ gieo

Trồng với mật độ 57.000 – 60.000 cây/ha, lượng hạt giống 13-14 kg/ha. Gieo cây cách cây 20-25cm, hàng cách hàng 70-75cm, mỗi hốc một hạt.

Phân bón

Là giống ngô cao sản ngắn ngày nên cần bón phân sớm, đầy đủ và đúng lúc để cây phát triển tốt, cho năng suất cao.

Liều lượng cho 1 ha: phân chuồng 5-10 tấn + 140kg đạm + 100kg lân + 10kg kali (hoặc 30kg urê + 600kg supe lân + 150 kg clorua kali).

Nếu sử dụng phân hỗn hợp với mộttrong các loại phân sau cho 1 ha, lượng dùng: 200kg DAP + 200kg urê + 150kg KCL; 400kg NPK (20-20-15) + 130kg urê; 500kg NPK (16-16-8) + 130kg urê + 80kg KCL; 1.000kg NPK (14-8-6) + 150kg urê + 300kg supe lân + 50kg KCL.

Bón lót toàn bộ phân chuồng và lân hoặc DAP. Bón thúc lần 1 sau 8-12 ngày gieo, dùng phân bón lá xịt lên cây; thúc lần 2 sau 20-25 ngày gieo, bón 1/3 lượng urê + 1/3 lượng kali; thúc lần 3 sau 35-40 ngày gieo, bón 1/3 lượng urê + 1/3 lượng kali; thúc lần 4 sau 50-55 ngày gieo, bón nốt lượng urê và kali.

Chăm sóc

Chủ yếu là xới xáo và làm cỏ sớm. Đất trồng phải được xới tơi xốp để bộ rễ phát triển tốt. Nên kết hợp làm cỏ trước khi bón phân để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại làm giảm năng suất ngô và lây lan sâu bệnh cho cây trồng.

Chú ý: Nên bổ sung nước trong giai đoạn trổ cờ, phun râu và chín sữa nếu thời tiết hạn, không mưa.

Phòng trừ sâu bệnh

Sử dụng Validacin để phòng bệnh đốm vằn, trong chu kỳ trồng nên phun xịt 1-2 lần (giai đoạn 15-20 ngày và 35-40 ngày tuổi). Sử dụng Furadan 3H hoặc Regent phòng bệnh đốm lá lớn (xuất hiện các đốm lá trắng và lan rộng trên lá) bằng cách rắc vào loa kèn khi ngô còn non hay dùng Azodrim để phun xịt khi thấy có sâu xanh, sâu đục thân, rệp rầy… xuất hiện.

Nguồn: Kinh tế V.A.C Chuyên đề dân tộc thiểu số và miền núi (số 12) 20/3/06

Kỹ Thuật Trồng Mít Nghệ Cao Sản

Ở Việt Nam có thể trồng hầu hết các nơi, kể cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Chọn đất trồng ở nơi khô ráo thoát nước tốt, không bị ngập úng kéo dài, có đủ nước tưới để cây sinh trưởng. Hình ảnh đại diện kỹ thuật trồng cây mít cao sản! 1. Thời vụ trồng :

Đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có thể trồng sớm hơn.

2. Quy hoạch :

– Đo đạt tổng thể, phân lô, xác định hướng trồng, phân tích các chỉ số lý hóa của đất …

– Xây dựng cơ bản: hệ thống cấp thoát nước, đường đi nội bộ, chuồng trại và hồ ao … Đây là công việc đòi hỏi phải được tính toán dự liệu trước và sẽ ảnh hưởng thuận lợi hay khó khăn trong suốt quá trình đầu tư.

– Định vị hốc (hay mô) trồng bằng phương pháp thủ công hoặc máy.

– Tập kết nguyên vật liệu và vật tư, cây giống đủ , thuận lợi cho việc sửa soạn hốc (mô) và trồng sau đó.

3. Cự ly trồng :

– Trồng dầy : Dây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng 310 cây (vì phải chừa đường đi nội bộ).

– Trồng thưa : Cây cách cây 6m hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng 215 cây.

– Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay, người ta có xu hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt.

4. Tiêu chuẩn cây trồng :

– Cây giống phải được chuẩn bị trước, đảm bảo đúng giống vàphải đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Tiêu chuẩn cây Mít nghệ cao sản có đường kính gốc lớn hơn 0,8cm cao hơn 30cm (kể từ vết ghép). Bộ rễ phát triển mạnh. Lá đang giai đoạn gìa. Vết ghép tiếp hợp tốt.

– Trước khi đưa đi trồng 2 tuần lễ phải ngừng bón phân, giảm tưới nước và xịt thuốc sâu rầy và phòng chống nấm bệnh thật kỹ lưỡng.

5. Làm đất :

– Đất bằng phẳng phải xẻ mương rănh sâu ít nhất 30 – 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 – 70cm.

– Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm.

– Độc dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.

Mỗi hốc có thể trộn : 0,5- 1 kg vôi bột, 0,3- 0,7kg phân super lân, 10kg phân chuồng hoặc xơ dừa, vỏ đậu, tráu mục …

II. Trồng:

1. Tập kết cây giống đến từng hốc trồng

2. Xác định vị trí trồng

* Đất bằng phẳng trồng trên mô cao 40 – 70cm

* Đất có độ dốc khoảng 5% trồng mặt bầu ngang bằng với mặt đất.

* Đất dốc hơn 7% trồng thấp hơn mặt đất 10- 20cm.

3. Trồng

* Móc lỗ sâu và to hơn bầu cây đôi chút.

* Dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ đuôi chuột (rễ cọc) bị xoắn lại.

* Đặt bầu vào lỗ đă móc sẵn vàrút nhẹ túi đựng bầu ra bỏ và lấp đất lại.

* Nếu đất khô phải tưới cho cây ngay, dùng rơm, rạ, cỏ rác … đậy xung quanh bầu để giữ ẩm.

* Cây cao, ốm yếu dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngă đổ.

Chia sẻ:

Kỹ Thuật Trồng Cải Ngọt Cao Sản

Kỹ thuật trồng Cải Ngọt Cao SảnCải ngọt là một trong những cây rau dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, chỉ từ 25 đến 30 ngày, có thể trồng được nhiều vụ trong năm, do đó sản lượng thu hoạch trên một đơn vị diện tích rất lớn; chi phí đầu tư rất thấp mà lợi nhuận lại rất cao, việc tiêu thụ khá dễ dàng, được người tiêu dùng ưa chuộng nên đây là loại rau được bà con nông dân trồng nhiều, đặc biệt là trong vụ đông xuân.

1. Chọn đất và làm đất: – Chọn vùng đất cao ráo, loại đất cát pha hoặc thịt nhẹ có cấu tượng tơi xốp, giàu mùn, dễ thoát nước để trồng. – Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, để khô nỏ và đập nhỏ rồi lên luống. – Tránh để đất to khi gieo hạt sẽ khó nẩy mầm và cây phát triển kém. – Luống trồng cải thích hợp có chiều rộng khoảng 1m, lên luống cao 20cm, mùa mưa có thể cao 25cm, rãnh luống rộng 30cm để dễ thoát nước, tránh úng ngập. – Mỗi sào Bắc bộ (360 m2) cần bón lót khoảng 300-500 kg phân chuồng hoai mục, nếu không có phân chuồng có thể dùng 15-20 kg phân vi sinh loại đảm bảo chất lượng. – Sau khi đã bón lót phân chuồng đều khắp trên mặt luống, ta dùng đất bột lấp lại một lớp mỏng để đến khi gieo hạt giống không bị tiếp xúc trực tiếp với phân dễ ảnh hưởng đến sự nẩy mầm và sinh trưởng của cây sau này. 2. Gieo hạt và chăm sóc: – Hạt giống cải ngọt hiện được bán rộng rãi ở các cửa hàng kinh doanh hạt giống rau ở các địa phương. Hạt giống được đóng gói trong bao bì nilon có in cách gieo trồng, chăm sóc, với lượng giống từ 50g đến 100g/túi, rất thuận tiện cho bà con nông dân. – Khi gieo hạt cần gieo thành từng nắm nhỏ và gieo đi, gieo lại vài lần cho đều. – Lượng hạt giống cần gieo cho mỗi sào Bắc bộ là từ 200-250g. – Sau khi gieo xong cần phủ lên mặt luống một lớp tro bếp vừa giữ ẩm, vừa tránh kiến tha hạt. Tiếp theo ta phủ một lớp rơm rạ đã được phơi khô, cắt dài khoảng 5cm để giữ ẩm cho hạt, tránh xô hạt khi ta tưới sau này và nhằm hạn chế cỏ dại phát triển. – Tưới nhẹ và giữ cho mặt luống luôn đủ ẩm thường xuyên cho hạt nhanh nẩy mầm và cây nhanh phát triển. – Sau khi gieo hạt khoảng 10 ngày cây có chiều cao từ 10-15cm. Cải ngọt là cây chứa lượng nước rất cao nên càng đủ nước cây càng tươi tốt, nhanh lớn, thân lá căng, mọng, chất lượng cao. Giai đoạn này cây đã được 10 ngày tuổi, đến lúc thu hoạch chỉ còn 15-20 ngày nữa ta cần kiểm tra ruộng cải xem cây có phát triển đều không. – Nếu dầy quá hoặc xuất hiện những cây bị sâu bệnh thì tỉa bớt. Nếu có sâu cuốn lá xuất hiện thì có thể phun thuốc trừ sâu vi sinh. Nếu thời tiết hanh khô nên tưới nước 2 lần/ngày, còn trời mưa thì 4 ngày tưới/lần. – Việc bón thúc giai đoạn này cũng nên dùng phân vi sinh hòa loãng và tưới vào gốc, không nên tưới lên lá. Ba ngày tưới phân loãng một lần và ngừng tưới phân, phun thuốc trước khi thu hoạch 1 tuần. 3. Thu hoạch: – Khi ruộng cải đã được khoảng 30 ngày tuổi, các cây phát triển căng, mọng, cây đạt từ 35-40cm, thì cũng là lúc ta có thể thu hoạch. – Dùng dao cắt bỏ phần gốc, phơi cải dưới nắng nhẹ trước khi bó khoảng 1-2 giờ cho cây bay bớt hơi nước tránh dập, gẫy khi vận chuyển đi xa. – Với cây cải ngọt từ khi gieo đến lúc thu hoạch trong khoảng 30 ngày, nếu chăm sóc tốt ta có thể thu hoạch được từ 600 đến 800 kg thậm chí tới 1 tấn/sào Bắc bộ. Theo báo NNVN

Kỹ Thuật Trồng Chuối Đạt Năng Suất Cao

Kỹ thuật trồng chuối gồm những bước nào? Cần lưu ý gì trong quá trình chăm sóc cho cây chuối nhanh lớn, đồng thời ít sâu bệnh? Trong bài viết này, #wikiohana sẽ cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật trồng chuối hiệu quả – năng suất cao.

1. Cần chuẩn bị trước khi trồng chuối

Như bà con đã biết, trên thị trường hiện tại có rất nhiều giống chuối cho năng suất cao và được thị trường ưa chuộng. Có thể kể đến như chuối tiêu, chuối mốc, chuối sứ, chuối Laba, …. Bà con tùy theo tình hình nguồn giống ở địa phương, cũng như sở thích để lựa chọn giống.

Tiến hành chọn những cây chuối con mập, khỏe mạnh, đồng thời không bị sâu bệnh. Độ cao trung bình khoảng 0.8 – 1m. Thực hiện cắt gọn rễ, và chỉ để lại 2-3 lá trên cây.

Để đảm bảo chuối ít sâu bệnh sau này, bà con nên sử dụng thuốc Benlat C hay Bordeaux 2% để diệt khuẩn trước khi trồng.

1.2 Thời điểm trồng và chuẩn bị đất

Thời điểm thích hợp để bắt đầu trồng là vào đầu mùa mưa. Lúc này cây sẽ được cấp đủ nước và cũng tiết kiệm công sức tưới nước hơn. Một đặc điểm bà con cần lưu ý là đất trồng cần phải tơi xốp, thông thoáng và có khả năng thoát nước tốt.

Tuy nhiên, nếu bà con đảm bảo được nguồn nước tưới thuận lợi thì có thể trồng chuối bất cứ lúc nào trong năm. Riêng với chuối Cau thì thời điểm trồng phải bắt buộc là tháng 5 đến tháng 6 dương lịch.

Kích thước các hố trồng tiêu chuẩn là 40x40x40 cm. Thực hiện bón lót 4-5kg phân chuồng hoai mục, cùng với đó là một ít vôi bột. Bà con thực hiện việc này trước khi trồng khoảng 15-20 ngày để xử lý các mầm bệnh trong đất.

1.3 Khí hậu nào thích hợp với việc trồng chuối?

Cây chuối đặc biệt thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa. 20-30 độ C là nhiệt độ lý tưởng để cây chuối sinh trưởng và phát triển. Với những vùng hay xảy ra ngập lụt thì không nên trồng chuối. Mặc dù là cây ưa ẩm, nhưng nếu bị ngập trong nước dài ngày thì chuối sẽ suy yếu và chết.

Lượng mưa hàng tháng 200 – 230mm sẽ cung cấp đủ lượng nước cho cây. Nếu như thời điểm ít mưa, bà con cần bổ sung nước tưới cho cây. Vào những mùa mưa bão, cây chuối là loại cây thân thảo nên không đứng vững trong những đợt mưa gió lớn. Bà con cần có những biện pháp chống cây bằng tre lứa. Ngoài ra khi trồng cần lựa để thời điểm thu hoạch không trùng vào mùa mưa bão dẫn đến giảm năng suất.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối

Trong kỹ thuật trồng thì khoảng cách giữa các cây chuối sẽ tùy thuộc vào giống chuối lựa chọn. Có thể kể đến như với chuối xiêm là 3m x 3m, Chuối già là 2.5m x 2.5m, chuối cau thì gần nhau hơn 2m x 2m, …

Khi trồng, bà con đặt cây chuối con dạng củ hoặc dạng chồi vào hố thấp hơn mặt đất khoảng 15 – 20 cm. Trước khi trồng cần đảm bảo không còn nước trong hố. Tiếp đến phủ đất kín xung quanh gốc chuối, sử dụng những loại đất tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt.

2.2 Chăm sóc cho cây chuối

Với những cây chuối mới trồng thực hiện tưới 2 ngày 1 lần. Khi chuối bước vào giai đoạn trưởng thành, tiến hành tưới 2 lần trong 1 tuần để cung cấp đủ lượng nước cho cây.

Vào mùa mưa, thì bà con tưới ít hoặc thậm chí không cần tưới nước cho cây. Cùng với đó là cần phải để ý đến hệ thống thoát nước trong vườn trồng. Đảm bảo cây không bị ngập úng gốc nhiều ngày. Nếu như bị ngập cần có biện pháp khơi dòng, giúp thoát nước nhanh chóng.

Để cây chuối phát triển tốt, cho quả to ngọt thì phân bón là không thể thiếu. Bà con cần bón lót trước khi trồng, và bón thúc trong suốt quá trình phát triển của cây.

Trong một vụ, lượng phân bón cho mỗi gốc chuối lý tưởng bao gồm : 200-250g K, 50 gr P và 150 – 200 gr N.

Trong quá trình phát triển của chuối thì việc tỉa chồi đóng vai trò quan trọng. Sau khi cây chuối được 5 tháng, thì việc tỉa chồi cần phải thực hiện đều đặn mỗi tháng 1 lần.

Bà con nên chọn những ngày nắng ráo để tỉa chồi. Đơn giản là dùng dao thắt ngang sát chỗ thân chuối để tạm dừng sự sinh trưởng của cây chuối con đó.

– Sau khi cây chuối xuất hiện 1-2 nải trung tính thì đó chính là thời điểm cần để bẻ bắp chuối. Bà con tiến hành vào buổi trưa để tránh việc cây bị mất nhiều nhựa.

– Trong thời gian này, bà con có thể thực hiện phun thêm Decis va Mancozeb 0,1% để phòng chống một vài loại dịch bệnh hại cây chuối.

– Với những khu vực trồng có gió to và nhiều mưa thì việc chống cây rất quan trọng. Mục đích là để chuối đứng vững, nếu như buồng chuối quá lớn mà thân cây không được chống thì dẫn đến tình trạng gẫy ngang thân.

– Sử dụng những cây tre, lứa lớn để chống ngang thân. Đảm bảo cho cây luôn trong tình trạng đứng vững.

3. Phòng sâu bệnh hại cây chuối

– Sâu đục củ: Cần phải thực hiện vệ sinh chuối thường xuyên, cùng với đó là loại bỏ lá thối và lá héo. Ngoài ra cần tiến hành rải Furadan hay Basudin xung quanh gốc cây để khắc phục bệnh sâu đục củ.

– Sâu cuốn lá: Cần thực hiện cắt bỏ những chiếc lá bị sâu cuốn. Cùng với đó là tìm bắt sâu, tránh để lây lan sang những khóm chuối khác.

– Bệnh Bù lạch: Để phòng chống bệnh này, bà con cần phun Decis hoặc Sherpa 25 EC cho cây trong giai đoạn ra hoa và ra trái nhỏ.

– Bệnh Tuyến trùng: Khi phát hiện bệnh này trên cây, cần thực hiện loại bỏ ngay cây đó ra khỏi vườn. Cùng với đó là rải Basudin hay Furadan khoảng 25-35kg /ha. Để hạn chế bệnh này trong quá trình phát triển của cây, bà con cần xử lý kỹ cây giống trước khi trồng.

– Bệnh đốm lá: Sử dụng thuốc Bordeaux 2% hay Benomyl phun đều đặn 2 – 4 lần trong 1 tuần. Ngoài ra, cần phải vệ sinh vườn chuối sạch và chú ý tới hệ thống thoát nước.

4. Tiến hành thu hoạch và bảo quản

Thời gian từ khi bắt đầu trồng cho đến khi chuối sai trĩu quả vào khoảng 6-10 tháng. Tiếp đến khi chuối được thu hoạch khoảng 30 – 45 ngày tùy theo từng loại chuối.

Trong quá trình tiến hành thu hoạch, bà con cần phải thực hiện khéo léo. Tuyệt đối không được làm trầy xước, bởi như vậy chuối sẽ nhanh hỏng và không để được lâu.

Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi đã cùng bà con tìm hiểu chi tiết kỹ thuật trồng chuối. Cùng với đó là những lưu ý trong quá trình chăm sóc cho chuối nhanh lớn, cho năng suất quả cao.

Chuối được biết đến là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Cùng với đó là nhu cầu về chuối của thị trường ngày càng cao. Trồng chuối là một hướng đi đúng đắn. Hi vọng sau vài tháng nữa, bà con sẽ có một vườn chuối xanh tốt cho nhiều quả.

Chúc bà con thành công!

Cập nhật 17/06/2023

Kỹ Thuật Trồng Bí Xanh Cao Sản Đạt Năng Xuất Cao

Bí xanh cao sản là một loại rau truyền thống của nhân dân ta do dễ ăn, dễ chế biến và còn là nguyên liệu tốt cho sản xuất bánh kẹo. Hiện nay, bí đao được người nông dân đưa vào cơ cấu cây trồng ngắn ngày trong cơ cấu vụ sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy, nắm bắt được kỹ thuật trồng bí xanh cao sản sẽ giúp cho việc trồng, chăm sóc được năng suất cao, đem lại lợi ích kinh tế lớn cho người nông dân.

Bí xanh cao sản là gì? Nguồn gốc và vai trò

Bí xanh cao sản tên khoa học Benincasa hispida, họ Bầu bí hay còn gọi là bí xanh, bí phấn, bí dài, bí chanh, bí đá, bí gối, bù rợ, đông qua… là dạng dây leo dài bằng tua cuốn, nhiều lông phủ và lá hình tim xẻ thùy chân vịt, hai mặt đều có lông cứng.

Nguồn gốc của bí xanh cao sản:

Bí xanh cao sản có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung Quốc được trồng ở hầu hết khắp vùng nhiệt đới, Á nhiệt đới của châu Á, và miền đông châu Đại Dương, ở nước ta bí đao được trồng ở khắp mọi nơi, nhất là quanh các thành phố, thị trấn.

Vai trò của bí xanh cao sản:

Từ lâu nó đã trở thành loại thực phẩm có tính mát, nhiều khoáng chất, là thực phẩm tốt cho da và tóc, ngoài ra còn thích hợp cho người muốn giảm cân nên được nhiều người ưu thích. Bí xanh cao sản bí xanh cao sản trở thành loại cây trồng có giá trị kinh tế lớn cho người nông dân. Vì vậy, nắm được kỹ thuật trồng bí xanh cao sản sẽ rất có ích trong quá trình trồng và chăm sóc, đảm bảo hạn chế sâu bệnh hại và đem lại năng xuất cao.

Cây bí đao xanh cao sản là cây thuộc họ bầu bí có khả năng sinh trưởng, phát triển, thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh rất tốt, trồng bí đao ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật nên sản xuất bí dao được coi là sản phẩm sạch.

Yêu cầu về nhiệt độ của bí xanh cao sản

Nhiệt độ thích hợp từ 24 – 28 0C. Măc dù vậy hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ 10 – 15 0C nhưng tốt nhất là 25 0C ở giai đoạn cây con (vườn ươm), yêu cầu nhiệt độ thấp hơn khoảng 20 – 22 0 C. Song để cho quả phát triển bình thường thì lại cần cường độ ánh sáng giảm (vừa phải). Bí xanh cao sản có khả năng chịu hạn, chịu khát nhờ hệ rễ khá phát triển.

Yêu cầu về độ ẩm của bí xanh cao sản

Thời kỳ cây con đến ra hoa cần yêu cầu độ ẩm đất 65 – 70%, thời kỳ ra hoa kết quả cần độ ẩm đất 70 – 80%. Bí xanh chịu úng kém, thời kỳ phát dục ra hoa kết quả gặp độ ẩm lớn do mưa hoặc tưới không hợp lý sẽ gây vàng lá, rụng hoa, rụng quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

Độ Ph thích hợp của bí xanh cao sản

Bí xanh có thể trồng ở vùng đất thịt vừa, hơi nặng song tốt nhất ở trên đất thịt nhẹ và phù sa, pH thích hợp 6,5 – 8,0.

Thời vụ gieo trồng của bí xanh cao sản

Bí xanh cao sản có thể trồng quanh năm ở tất cả các vùng sinh thái. Tuy nhiên tùy theo chế độ đất và nước của từng vùng, bố trí thích hợp để thời kỳ ra hoa, ra quả tránh bị úng hoặc gặp hạn kéo dài.

Vụ Xuân gieo trồng vào tháng 01.

Vụ Hè gieo trồng vào tháng 5-6. Ở vùng không chủ động nước gieo trồng vào đầu tháng 04 – 05.

Vụ thu gieo trồng vào tháng 09 – 10.

Vụ Đông Vùng miền núi ấm trồng bí xanh vào đầu tháng 10, sau khi đã thu hoạch lúa mùa sớm.

Kỹ thuật trồng bí xanh cao sản

Nắm bắt được kỹ thuật trồng bí xanh cao sản sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho người nông dân. Muốn trồng bí xanh cao sản đạt hiệu quả và năng suất cao, bạn chỉ cần nắm bước sau đây:

Chuẩn bị đất trồng bí đao xanh

Bón lót trước khi trồng 3-7 ngày, loại phân được dùng để bón lót:

Vôi bột 30 kg/36 m2, vãi đều trên mặt trước khi lên luống.

Phân chuồng hoai 300 kg/360m2, trộn đều bón hốc hoặc bón rãnh.

Phân Lâm Thao 15 kg/360 m2, trộn đều bón hốc hoặc bón rãnh.

Phân Kala 2 kg/360 m2, trộn đều bón hốc hoặc bón rãnh.

Chuẩn bị giống bí xanh cao sản Xử lý hạt giống bí đao cao sản trước khi gieo

Thời điểm xử lý: trước khi gieo hạt, cách xử lý như sau:

Bước 1: Thúc mầm hạt giống bằng cách ngâm hạt với nước nóng nhiệt độ 30 – 35 0 ( 2 sôi + 3 lạnh).

Bước 2: Thời gian ngâm: 6 – 8 giờ.

Bước 3: Vớt hạt để giáo nước.

Bước 4: Để hạt vào khăn ẩm (đã vắt giáo) gói lại cho gói hạt vào bao nilong, buộc kín miệng chống bốc hơi thoát nước.

Bước 5: Đem ủ ở nhiệt độ 26 – 29 o

Lưu ý: Thời gian ủ khoảng 3 ngày thì hạt bí xanh cao sản bắt đầu nẩy mầm.

Gieo hạt bí xanh cao sản

Có hai cách gieo hạt bí xanh cao sản đó là:

Gieo trực tiếp ra luống:

Bước 1: Xác định lượng hạt, lượng hạt giống cần cho 1 ha là 1,2 kg (30g/sào), mỗi lỗ gieo 1 hạt.

Bước 2: Gieo hạ, vãi hạt giống đều trên luống, rải móng.

Bước 3: Lấp hạt, hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 – 2 cm. Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt

Bước 4: Phủ luống, sau khi lấp hạt xong dùng Trấu, rơm rạ băm ngắn 3- 4 cm phủ lên luống.

Bước 5: Tưới nước dùng vòi hoa sen tưới nước đủ ẩm. Tưới vào buổi sáng và buổi chiều mát

Gieo vào bầu:

Kỹ thuật chăm sóc cây giống bí đao xanh

Làm giàn che: Chiều cao 0,5 cm làm bằng phên hoặc cót, bạt …Chỉ che khi trời có mưa to.

Tưới nước: Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống. Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm. Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh thì tưới tưới 2 lần/ngày, tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu trời rét tùy độ ẩm đất, tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày, tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều.

Bón phân thúc: Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc. Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém: Phân đạm 0,1 % pha với nước sạch, bón thúc tối đa 2 lần (lần 1 khi cây có 2 -3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 5 ngày).

Kỹ thuật xuống giống bí xanh cao sản

Giàn trồng bí đao xanh nên trồng luống rộng: 1,5 – 2,0 m; khoảng cách trồng 40 – 50 x 80 cm (cây cách cây 40 – 50 cm và hàng cách hàng 80 cm). Nếu trồng bí đao theo hướng không làm giàn (cây bò trên mặt luống) lên luống rộng trên 3,5m; trồng 2 hàng giữa luống, khoảng cách trồng (cây x cây) 40 – 50 cm, hàng trồng cách mép luống 15 – 20 cm (hàng x hàng 2,5 – 3m).

Chú ý: nếu trồng bí bò cần có rơm, rạ,… phủ mặt luống cho bí bò và đỡ quả. Trồng cây ra ruộng lúc chiều muộn hoặc sáng sớm. Sau khi trồng cần tưới nước đẫm nước.

Nhu cầu phân bón cho bí xanh cao sản

Các loại phân dùng để bón cho cây bí xanh cao sản:

Phân hữu cơ: Phân chuồng ( Phân bò, trâu, gà.. đã được ủ xử lý).

Phân hóa học bao gồm các loại phân sau:

Phân đạm: Thường sử dụng phân đạm Ure có hàm lượng đạm nguyên chất 46 %

Phân kali: Thường dùng phân kali đỏ (kali clorua có hàm lượng kali nguyên chất là 60%)

Phân lân: Có 2 loại phân lân là lân nung chảy (14-16% P2O5), và lân super (16-18% P2O5).

Phân hữu cơ vi sinh: BioGro có 2 loại là BioGro bón qua rễ và BioGro bón qua lá

Lượng phân bón cho cây bí xanh, phải đảm bảo lượng phân cân đối giữa N, P, K. Lượng phân cần cho 1ha: Phân chuồng hoai mục: 15-20 tấn, phân đạm: 250-300kg, phân lân: 450-500 kg, phân kali: 250-300 kg. Cách bón như sau:

Ngừng bón phân đạm ít nhất 21 ngày trước khi thu hoạch.

Kỹ thuật chăm sóc cây bí xanh cao sản Trồng dặm

Sau khi cấy 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.

Tưới tiêu nước

Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây chóng hồi phục. Bí đao xanh rất cần nước để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao, nên chú y cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp có thể 3 – 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.

Đôn dây Làm giàn

Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn cho bí leo. Có thể tranh thủ làm giàn trước khi cây xuất hiện tua cuốn. Có thể làm giàn hình chữ U ngược hoặc làm giàn hình chữ A cao tối thiểu 2m, vật liệu làm giàn phải chắc để không đổ ngã khi gió bão, sẽ làm giảm năng suất.

Sửa dây

Sâu bệnh và tăng đậu trái. Với bí trồng bò đất, sửa dây bò vào trong luống và dây phân bố đều. Kết hợp sửa dây với tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Làm cỏ kết hợp với các lần bón phân.

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cho bí xanh cao sản Các sâu hại thường gặp trên cây bí xanh cao sản

Thành phần sâu bệnh hại bí xanh cao sản cũng rất phong phú nhưng mức độ gây hại, thời điểm xuất hiện phụ thuộc nhiều vào giống, mùa vụ. Một số sâu hại chính trên bí xanh:

Bọ trĩ (Thrip spp.)

Thường xuất hiện ngay từ khi cây còn nhỏ và mật độ tăng dần khi cây phát triển thân lá mạnh. Bọ trĩ chích hút dịch ở lá, ngọn, thân non làm lá bị xoăn, cứng và giòn. Trong năm chúng thường có mật độ cao vào các tháng 3-5 (vụ xuân hè) và tháng 10-11 (vụ thu đông).

Biện pháp phòng trừ:

Ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanch

Biện pháp phòng, trừ:

Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt để vượt qua tác hại của ruồi, ngắt bỏ các lá bị ruồi hại nặng.

Phun thuốc sớm khi ruồi mới phát sinh gây hại bằng các thuốc Trigard, Basudin, Malate,…

Rệp gây hại trên bí xanh cao sản

Biện pháp phòng, trừ:

Khi mật độ rệp cao phun thuốc kỹ mặt dưới lá : Dầu khoáng Enspray 99EC + Mipcide 20EC, 50WP hoặc Sapen Alpha 5EC. Thời gian cách ly 7-10 ngày.

Sâu xanh ăn lá

Đặc điểm hình thái: Bướm trưởng thành có thân dài khoảng 10mm, khi đậu cánh xếp hình tam giác có vệt màu trắng ở giữa, mép cánh màu nâu đen. Trứng nhỏ màu trắng nhạt, đẻ rời rạc từng quả trên đọt và lá non. Sâu non màu xanh lá cây nhạt, trên lưng có 2 sọc trắng chạy dọc cơ thể. Nhộng màu nâu đen.

Biện pháp phòng trừ:

Các loại bệnh hại thường gặp trên cây bí xanh cao sản Bệnh giả sương mai Pseudoperonospora cubensis

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp cơ giới: Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây trồng, có điều kiện nên ngâm nước ruộng một thời gian để diệt nấm.

Trồng luân canh với cây khác họ (cây dưa leo, khổ qua , bầu, bí là những cây trồng cùng họ) do đó không thể trồng luân phiên các cây này với nhau, tốt nhất nên canh tác với các cây trồng khác như vụ thứ nhất dưa leo, vụ thứ hai rau cải vụ thứ ba khổ qua… còn nếu để tận dụng lại màng phủ, chà cắm vụ thứ nhất là dưa leo, vụ thứ hai là các loại đậu như cove,… sử dụng màng phủ nông nghiệp giảm ẩm độ xung quanh gốc và để lá không tiếp xúc với mặt đất.

Mật độ trồng thưa hợp lý không quá dày để tránh bớt ẩm độ cao khi cây giao tán. Đối với giống F1 chỉ nên trồng 1 hạt/hốc, còn giống địa phương có thể trồng 2 hạt nhưng tốt nhất vẫn 1 hạt/ hốc và thu hẹp khoảng cách cây cách cây.

Bón phân cân đối N – P – K, khi bệnh chớm phát nên ngừng bón phân đạm. Kết hợp với việc ngắt bỏ bớt lá già, lá sâu bệnh, dọn sạch cỏ dại trong luống dưa leo, khổ qua và nếu ánh sáng không lọt vào tán cây nên tiến hàng tỉa bỏ bớt các chồi phía trên để tạo thông thoáng.

Khi có mưa nhiều, hoặc ban đêm có sương, nên kiểm tra kỹ các lá gần mặt đất, nếu có triệu chứng nhiễm bệnh song song với việc thu hái, tiêu hủy các lá già, lá bệnh nên sử dụng thuốc trừ bệnh phun đều trên lá để hạn chế lây lan lên các lá tầng trên.

Biện pháp hóa học: Có thể dùng một số loại thuốc BVTV để phun trừ khi bệnh chớm xuất hiện và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh:

Trong sử dụng thuốc trừ bệnh nên sử dụng luân phiên thuốc, đọc kỹ và thực hiện theo những khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc để an toàn cho người, cây trồng. Ngoài ra, trong điều kiện trời mát, it nắng, ẩm độ cao và cây dưa leo đã sinh trưởng được ½ thời gian nếu chúng ta kìm chế được bệnh phấn vàng lây lan thì bệnh phấn trắng sẽ phát sinh gây hại do đó ở lần phun thuốc cuối cùng nên thay các loại trên bằng thuốc trừ bệnh Saizole 5SC hoặc Sagograin 300EC.

Bệnh phấn trắng Erysiphe cichoracearum

Bệnh xuất hiện suốt thời gian sinh trưởng của cây hại cả thân, lá và thường gây hại nặng trên Bí xanh vụ xuân hè sau đó đến thu đông sớm.

Biện pháp quản lý bệnh:

Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá bị bệnh thu gom đem tiêu hủy.

Lên luống cao, thoát nước tốt để tránh ẩm độ cao trên ruộng.

Trồng mật độ hợp lý, không trồng quá dày dễ làm cho bệnh gây hại

Chọn giống tốt, sạch, có khả năng kháng bệnh.

Dọn sạch tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch

Sâu xám

Sâu xám thường gây hại giai đoạn cây con trên tất cả các loại rau. Loài sâu này thường cắn đứt các thân và cành non kéo xuống đất để ăn.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, cày ải phơi đất 2 tuần trước khi trồng. Dẫn nước ngập ruộng trước khi chuẩn bị đất để trồng.

Biện pháp cơ giới vật lý: Đối với những ruộng có diện tích nhỏ có thể bắt sâu bằng tay.

Biện pháp sinh học: Hạn chế phun thuốc để bảo tồn thiên địch thường xuất hiện trên đồng ruộng như nhện, bọ rùa, ong ký sinh… Dùng bẫy chua ngọt để bẫy bướm (4 phần đường đen + 4 phần dấm +1 phần rượu + 1 phần nước + 1% thuốc).

Biện pháp hóa học: Có thể dùng các loại thuốc để sử lý đất trước khi gieo trồng như Basudin, Diaphos, Regent… Thường hại cây non mới trồng, vào ban đêm chui lên cắn ngang cây, ban ngày chui xuống đất. Tại chỗ cây bị hại, dùng que đào bắt sâu, hoặc dùng Vibam 5 (10)H rắc quanh gốc. Cày bừa kỹ, phơi ải đất, luân canh với cây trồng nước để ngăn chặn sâu xám phát triển.

Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng bí xanh cao sản nêu trên sẽ đem lại năng xuất rất cao. Trung bình bí xanh cao sản cho năng suất 35 – 50 tấn/ha. Bên cạnh đó, do có lớp vỏ dày, cứng, khả năng tự đề kháng cao nên nó rất dễ vận chuyển và bảo quản tốt, là loại dự trữ cho vùng giáp vụ và vùng thiếu rau.Vì vậy, nắm vững kỹ thuật trồng bí xanh cao sản là phương pháp hiệu quả để có được những quả bí đao an toàn vừa cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho cả nhà, vừa mang lại giá trị kinh tế.