Kỹ Thuật Trồng Chuối Bán Tết / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Kỳ Công Trồng Chuối Tiêu Hồng Bán Tết

Hàng trăm ha chuối tiêu hồng tết ở huyện Khoái Châu (Hưng Yên) thời điểm này đã trổ buồng. Cây chuối tiêu hồng đã gắn bó với đồng đất nơi đây nhiều năm và đang ngày càng khẳng định vị thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là ở các địa phương vùng bãi. Men theo con đường bê tông tới thôn Ninh Tập, xã Đại Tập, chúng tôi thấy hầu như nhà nào ở đây cũng trồng chuối. Nhà trồng ít thì vài ha, nhà trồng nhiều lên tới hàng chục ha.

Nông dân xã Đại Tập, huyện Khóa Châu phủ nylon vào buồng chuối để chuẩn bị cho dịp tết sắp tới. Ảnh: Việt Tùng

Anh Nguyễn Năng Thành- chủ trang trại chuối Tân Thuận Thành ở thôn Ninh Tập là một trong những người thành công trong phát triển kinh tế nhờ trồng chuối tiêu hồng. Trong 30ha chuối trồng kinh doanh xuất khẩu, anh Thành dành tới 5-7ha chỉ chuyên trồng chuối phục vụ tết. Anh cho biết, năm nào vào dịp tết, sản lượng chuối thu hoạch của riêng gia đình anh vào khoảng 5.000-7.000 buồng. Tết năm ngoái, chuối của anh trồng bán buôn cũng được từ 200.000-400.000 đồng/buồng, tùy loại, tính ra bình quân khoảng 20.000 đồng/kg.

“Tôi sẽ kỳ công chăm sóc để đưa ra thị trường Tết những buồng chuối lạ mắt, đặc biệt là những buồng chuối lẻ nải, nải chuối lẻ quả. Vì theo tâm linh, người dân rất chuộng những buồng, nải chuối kiểu này, giá có khi cao gấp 2 lần so với chuối chẵn buồng, nải chẵn quả” – anh Thành nói.

Còn theo anh Nguyễn Văn Thế- cán bộ Hội Nông dân xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, cây chuối tiêu hồng giống Nam Mỹ mới chỉ bắt đầu được thâm canh khoảng chục năm trở lại đây, nhưng nhờ các ưu điểm nổi trội và đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nên đến nay, diện tích trồng chuối tiêu hồng của Khoái Châu đã lên tới hơn 600ha, tập trung ở một số xã: Tứ Dân, Đại Tập, Đông Kết, Đông Ninh và Bình Minh. Cây chuối này đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3- 4 lần so với các cây trồng khác.

Ông Nguyễn Văn Đạt – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Khoái Châu cũng chia sẻ, với nhiều người dân ở Khoái Châu, cây chuối tiêu hồng mở ra hướng đi mới giúp nông dân thoát nghèo. Đây là giống chuối cho năng suất cao gấp đôi chuối tiêu bình thường, sinh trưởng khỏe, năng suất đạt 40-45 tấn/ha. Trung bình mỗi năm, 1 sào chuối đầu tư vốn và công chăm sóc hết khoảng 1,5 triệu đồng, cho thu lãi từ 6- 8 triệu đồng.

Tết sẽ không “sốt” chuối?

Với nhiều người dân ở Khoái Châu, cây chuối tiêu hồng mở ra hướng đi mới giúp thoát nghèo. Giống chuối này năng suất cao gấp đôi chuối tiêu bình thường, sinh trưởng khỏe, năng suất đạt 40-45 tấn/ha. Trung bình mỗi năm, 1 sào chuối đầu tư vốn và công chăm sóc hết khoảng 1,5 triệu đồng, cho lãi từ 6- 8 triệu đồng.

Với kinh nghiệm nhiều năm trồng chuối phục vụ tết, anh Thành mạnh dạn dự báo, giá chuối tết năm nay có thể không “sốt” như năm ngoái. “Thực tế, giá chuối tết rất khó dự báo trước được vì chỉ tiêu thụ trong một thời gian ngắn. Từ nay tới Tết Nguyên đán còn tới hơn 2 tháng nữa, không biết có rủi ro thời tiết, thiên tai nào không. Nếu nhu cầu thị trường cao, cung không đáp ứng đủ cầu thì giá chuối có thể bị đẩy lên rất cao, hoặc ngược lại”- anh Thành nói.

Theo phản ánh của nhiều người nông dân, thực tế trồng chuối tết không năm nào giống năm nào. Có năm đến tháng 10 âm lịch vẫn có bão hay tháng 11, 12 âm lịch lại xảy ra rét đậm rét hại. Nếu gặp bão gió thiên tai hoặc rét đậm rét hại thì chuối tết sẽ bị ảnh hưởng sản lượng, từ đó tác động tới giá bán.

Phòng Nông nghiệp huyện Khoái Châu nhận định, từ khi trồng chuối tiêu hồng, chưa năm nào nông dân địa phương quá khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, nhất là vào Tết Nguyên đán. Vào dịp cận tết, từng đoàn xe tải, xe thồ lại về các huyện, xã mua chuối. Các thương lái chuối rất nhạy bén khi biết chuối tiêu hồng của Hưng Yên luôn cho chất lượng cao, nải đẹp, quả đều, to, ngon ngọt.

“Người dân nơi đây lại có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc và bảo quản chuối, không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc hoá học nào nên mã chuối rất đẹp và bền. Các thương lái từ Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa… cứ dịp sát tết lại về tận ruộng gom chuối hoặc đặt hàng trước nên người trồng chuối ở đây không phải đi bán từng buồng từng nải”- ông Đạt nói.

1 tỷ đồng để xây dựng thương hiệu

Hiện những người trồng chuối ở Hưng Yên cũng sắp được đón nhận tin vui là Bộ KHCN, UBND tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Chuối tiêu hồng Khoái Châu” với tổng kinh phí thực hiện gần 1 tỷ đồng.

Dự án được triển khai từ tháng 1.2023, đến nay đã thực hiện xong các công việc như: Thiết kế xong hệ thống nhận diện thương hiệu (logo, kiểu dáng bao bì, tem, nhãn, tờ rơi, poster..), quy chế quản lý nhãn hiệu chứng nhận, hệ thống công cụ theo dõi và kiểm tra nhãn hiệu; Thiết kế và vận hành website, xây dựng phim phóng sự, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, về thương hiệu cho bà con trồng, kinh doanh chuối trên địa bàn huyện Khoái Châu…

Tỉnh Hưng Yên đã hoàn tất hồ sơ nộp Cục Sở hữu trí tuệ để xác lập quyền sở hữu trí tuệ và Cục đã chấp nhận đơn hợp lệ.

Kỹ Thuật Trồng Cây Chuối Tài Lộc Chưng Tết

Moitruong24h- Mặc dù không rực rỡ như các loài hoa nhưng chuối tài lộc lại là cây cảnh được nhiều người lựa chọn vì mang may mắn. Kỹ thuật trồng cây chuối tài lộc lại không khó.

Chuối tài lộc thực chất là một loại chuối cảnh, thuộc họ chuối hoa lan Lowiaceae. Họ này chỉ có một chi duy nhất là Orchidantha, được khoa học mô tả đầu tiên vào năm 1947.

Loài chuối sen vàng này có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước ở khu vực Tây Nam châu Á. Vì cây có màu vàng khá bắt mắt, búp hoa nở giống như những đóa sen. Hoa nở khá bền với thời gian từ 5 – 6 tháng. Khi hoa nở sẽ có hạt ở bên trong và bạn có thể dùng trực tiếp hạt này để ươm trồng lên một cây con khác. Ngoài giá trị làm cây cảnh cây chuối tài lộc được nhiều người lựa chọn chưng ngày Tết là bởi mang ý nghĩa may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Cách chọn hạt giống chuối tài lộc

Chọn mua những sản phẩm hạt giống tốt, đạt chất lượng để ươm. Hạt phải đảm bảo độ mẩy, không sâu bệnh. Hiện nay, trên thị trường giá của hạt giống này chưa được bán sẵn nhiều. Những người mê cây cảnh thường săn tìm mua hạt giống cây này với giá 200 ngàn đồng một hạt.

Đất trồng cây chuối tài lộc

Đất trồng cây là một yếu tố cực kỳ quan trọng, để cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh và sống lâu bền thì chất đất phải tốt. Đối với cây chuối tài lộc không quá kén đất nhưng phải đảm bảo giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt. Nếu trong trường hợp cây đã trồng trong nhà được 1 thời gian, bạn đã thấy đất cằn cỗi thì cần phải thay đất và sang chậu ngay cho cây.

Kỹ thuật xử lý hạt giống và trồng cây chuối tài lộc

Sau khi mua hạt giống về cần ngâm hạt trong nước ấm 24h, sau đó lấy hạt ra lau phần xơ ngoài vỏ rồi bọc vào khăn mỏng ẩm rồi cho khăn ẩm đã chứa hạt vào túi kín, ủ hạt cho đến khi nứt hạt và nảy mầm nhỏ, sau đó ta mang hạt ra trồng trong chậu nhỏ. Sau khoảng 3-4 ngày cây phát triển những lá đầu tiên, bạn đã có một cây con.

Chăm sóc cây chuối tài lộc

Sau khi trồng cây chuối tài lộc xong nên chú ý, tránh tưới nước quá nhiều, như vậy cây có bị ngộp nước, dư thừa nước dẫn tới làm hỏng bộ rễ còn non của cây giống. Hãy chắc chắn một điều bạn sẽ giữ ẩm trong hạt nảy mầm, tốt nhất là tưới nước 1 ngày 2 lần bằng bình tưới phun sương, hoặc dùng ca múc nước và tay vẩy vẩy nhẹ…tránh tưới mạnh tay lỡ nước sẽ làm lộ hạt giống.

Để cây ở nơi đủ ánh sáng, ánh nắng không quá gay gắt. Chú ý bón phân hữu cơ 1 tháng/ lần để cây phát triển khỏe mạnh.

Tuệ Lâm (theo VietQ)

Kỹ Thuật Trồng Hoa Ly Bán Dịp Tết

Kỹ thuật trồng hoa ly bán dịp tết

Hoa ly ly hay còn gọi là hoa ly có nhiều màu sắc khác nhau như trứng, hồng, đỏ, vàng… hoa chúc xuống vươn ngang hoặc hướng lên gồm 6 cánh hoa hình elip. Gốc cánh có chấm màu tím, hồng có 6 nhuỵ, phấn hoa màu vàng hoặc đỏ cam, đỏ nâu và một nhuỵ dài phình to ở giữa.

Hoa ly có giá bán cao hơn một số loại hoa khác đặc biệt là dịp tết nguyên đán, mặt khác hoa ly có nhiều màu sắc một số loại có mùi hương và độ tươi rất lâu do đó nếu trồng hoa ly đúng biện pháp kỹ thuật điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm hợp lý sẽ góp phần cải thiện thu nhập cho nhà nông.

Cây hoa ly là một loại cây thuộc các quốc gia ôn đới có khí hậu lạnh nên về nước ta chỉ trồng được tại một vài vùng miền bắc và Đà Lạt. Khi trồng phải đảm bảo nghiêm ngặt các tiêu chuẩn nhiệt độ, độ ẩm ngày và đêm thì cây mới cho năng suất cao. Người trồng hoa ly phải hiểu rõ và nghiên cứu kỹ lưỡng vì đây là một trong những loại hoa khó tính nhất.

Nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20 đến 25 độ C, ban đêm là 12 đến 15 độ C.

Nếu trời nắng nóng nên làm nhà lưới bao quanh để giảm bớt ánh sáng và che chắn gió.

Nếu trời lạnh, thiếu ánh sáng, nên thắp đèn chiếu sáng trong khoảng từ 18 – 21 giờ.

Đất trồng hoa ly phải tơi xốp, sạch bệnh thoát nước tốt, độ PH từ 6 – 7.

Đất được lên luống cao khoảng 20 đến 30 cm, mỗi luống rộng 1,2 mét, giữa các luống có rãnh để tưới và tiêu nước

Tuỳ theo điều kiện thời tiết để điều chỉnh ánh sáng và ẩm độ phù hợp, đảm bảo cây hoa ly luôn đủ ẩm và thoáng mát.

Quản lý tốt dinh dưỡng, sâu bệnh và thường xuyên thăm đồng.

Nếu bệnh nặng phải phun thuốc nên tham khảo ý kiến của cơ quan khuyến nông tại địa phương và phun thử nghiệm cho một vùng nhỏ để kiểm tra hiệu quả của thuốc.

Trong thời kỳ sinh trưởng của ly ly cần duy trì độ ẩm cho đất, đất quá khô cây sinh trưởng chậm. Ngược lại nước quá nhiều ánh sáng không đủ thì thân lá mềm yếu cây vươn dài tỷ lệ hoa không nở cao. Căng lưới ngay từ khi cây cao 20cm để luồn cây vào các mắt lưới, mỗi mắt lưới đỡ từ 1 – 3 cây nâng dần lưới lên theo độ cao của cây để không bị nghiêng.

Sâu bệnh: cây hoa ly thường gặp một số sâu bệnh hại như bệnh thối gốc, bệnh khô lá, bệnh mốc xám, bệnh thối củ, thối rễ, rệp bông, bọ trĩ, nhện… với các loại sâu hại bà con nên dùng biện pháp thủ công thường xuyên thăm vườn để phát hiện để loại bỏ những phần sâu bệnh trước khi chúng lây lan.

Các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng được cho hoa ly còn rất ít, một số sâu bệnh không có loại thuốc phòng trừ chính vì vậy bà con cần tham khảo tại cơ quan khuyến nông địa phương hoặc sử dụng loại thuốc tương tự trên cây trồng khác.

Ly ly sau trồng 50 – 55 ngày thì bắt đầu có nụ và sau khoảng 2 – 3 tuần là có thể thu hoạch. Bởi vậy ngay khi nụ thứ nhất từ gốc phình to và có màu thì có thể thu hoa nếu thu sớm hơn thì nụ có thể không phát triển đầy đủ, nếu thu muộn hơn nụ đã nở to hoa dễ bị dập nát.

Việc thu hoạch nên diễn ra vào buổi sáng hoặc trời râm mát để tránh sự mất hơi nước của hoa. Nói chung trồng hoa ly cho thu nhập khá cao nhưng bà con cần quan tâm tới một vài yếu tố dinh dưỡng, sâu bệnh hại, điều tiết ánh sáng, độ ẩm… thì mới đảm bảo cây hoa ly sinh trưởng và phát triển tốt, cho bông đẹp, thời gian nở bền.

Kỹ Thuật Trồng Chuối Ngự

Cũng giống như nhiều loại chuối khác, kỹ thuật trồng cây chuối ngự khá đơn giản nhưng quả ngon thu lợi nhuận cao.

Thời vụ trồng cây chuối ngự

Thời điểm thích hợp trồng cây chuối ngự vào mùa Thu từ tháng 8 đến tháng 10. Ngoài ra cũng có thể trồng vào tháng 2, 3. Trồng lúc này cây bén rễ nhanh, tỷ lệ sống cao, nhưng khi ra hoa dễ gặp rét dẫn đến năng suất thấp. Do đó, nếu muốn trồng trong khoảng thời gian này cần lựa chọn giống tốt, khỏe mạnh từ các cửa hàng giống cây trồng uy tín.

Các giống chuối ngự

Giống chuối ngự có 3 loại là chuối ngự trắng, chuối ngự trâu và chuối ngự mít. Đối với chuối ngự trắng có đặc điểm quả to, khi chín vỏ quả có màu vàng tươi, sáng bóng, quả hơi tròn lẳn, thịt quả vàng thơm nhẹ, loại này dễ tiêu thụ vì mã đẹp. Chuối ngự trâu quả to, vỏ quả khi chín có màu vàng nhạt nhưng không có hương thơm. Cuối cùng là chuối ngự mít quả nhỏ, thon, khi chín vỏ quả mỏng và có màu vàng đậm, thịt quả vàng hơi hồng, hương thơm ngát nên đây là loại được nhiều người lựa chọn trồng nhất.

Điều kiện nhiệt độ trồng chuối ngự

Nhiệt độ thích hợp nhất khi trồng chuối ngự là khoảng 26 độ C. Nếu thời tiết quá rét cây sẽ ngừng phát triển chết.

Kỹ thuật trồng cây chuối ngự

Do không chịu được úng nên khi tiến hành kỹ thuật trồng cây chuối ngự cần phải lựa chọn ở những địa điểm cao ráo, đất thích hợp là đất phù sa ven sông suối, đất rừng mới khai phá nhiều mùn, thoát nước và giữ ẩm tốt, có nhiều đạm và ka li rất thích hợp. Đất cũng phải đảm bảo yêu cầu cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn.

Khi trồng chú ý khi đặt cây con vào hố lấp đất vừa quá cổ gốc và nén chặt, không được lấp quá sâu. Khi trồng nên đặt tất cả mặt cắt về một phía để khi ra hoa buồng chuối ở về phía đối diện với mặt cắt của củ, tiện cho chăm sóc và thu hoạch.

Cách chăm sóc cây chuối ngự

Sau khi trồng chuối ngự cần tưới nước giữ ẩm cho cây, mỗi ngày tưới một lần cho đến khi bén rễ. Trồng được 1 tháng nên làm cỏ, sau đó cách 1 tháng đến 1,5 tháng lại làm cỏ 1 lần. Có thể trồng chuối ngự xen giữa là các loại rau khác nhau để vừa che phủ đất, chống cỏ dại và tăng thu nhập.

Đến thời kỳ chuối ngự sinh trưởng và ra hoa kết trái rất cần tưới nhiều nước. Do đó cần chú ý giữ ẩm, chống hạn cho chuối trong mùa khô và chống úng trong mùa mưa lũ.

Cần lưu ý rằng trồng chuối ngự không ưa bón phân tươi. Phân đạm chỉ bón vào thời gian đầu, nếu bón vào lúc chuối đang ra hoa đậu quả dễ gây nứt vỏ và quả chuối không giữ được màu sắc, phẩm chất nguyên bản.

Trong quá trình trồng chuối ngự nếu thấy quá dày nên cắt tỉa bớt những cây con và còi cọc đi chỉ để cây khỏe mạnh để cây tập trung dinh dưỡng phát triển.

Phòng trừ sâu bệnh

Trồng chuối rất hay gặp các loại sâu như vòi voi, bọ nét, bọ vẽ. Ngoài ra còn mắc các loại bệnh như đốm lá, khảm lá, bệnh chùn đọt.

Đối với các loại sâu hại cây cần phòng trừ bằng cách làm vệ sinh vườn, tìm bắt sâu trưởng thành bằng cách buổi tối đặt bẫy bằng khúc thân tại gốc chuối, sáng sớm ra rũ sâu tiêu diệt. Có thể sử dụng các loại thuốc hạt Furadan 3G hay Basudin 5H rải vùi sâu gần gốc chuối. Dùng Padan và Actara tưới vào gốc chuối và nách lá, nên tưới vào buổi chiều. Ngoài ra có thể dùng phun Sherpa, Trebon theo khuyến cáo trên bao bì.

Còn khi chuối ngự mắc bệnh cần chọn cây khoẻ mạnh, loại bỏ những cây nhiễm bệnh. Bón phân đầy đủ cân đối để cây phát triển. Nếu mắc bệnh đốm lá do nấm Cercosprora musae zinm gây ra, hại thân lá. Bệnh thường hại từ lá già sang lá non làm cho số lá xanh trên cây giảm dẫn đến giảm năng suất. Cắt lá khô đem đốt, đảm bảo vườn sạch sẽ. Phun Boocđo định kỳ theo khuyến cáo trên bao bì.

Thu hoạch

Trồng chuối ngự khoảng 2 tháng tính từ lúc ra hoa sẽ cho thu hoạch. Căn cứ vào các tiêu chí sau để thu hoạch chuối ngự như độ trơn của quả, quả nây tròn đều, không còn cạnh là thu hoạch được, hoặc khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu xanh nhạt, thịt quả từ màu trắng sang trắng hồng.

Kỹ Thuật Trồng Chuối Tây

Chuối tây được trồng ở nhiều vùng nhưng phần lớn là tự phát, quy mô nhỏ lẻ, ít được chăm sóc, cho thu hoạch kém, năng suất thấp. Trong khi đó, chuối tây giàu dinh dưỡng đang trở thành mặt hàng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Để mở rộng quy mô thâm canh, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, chúng tôi giới thiệu đến bà con những kỹ thuật trồng chuối tây quan trọng. Bà con theo dõi và áp dụng để gia tăng năng suất và giá trị kinh tế gia đình.

KỸ THUẬT TRỒNG CHUỐI TÂY NĂNG SUẤT VƯỢT TRỘI, THU HOẠCH SỚM TỪ 10 THÁNG SAU KHI TRỒNG Điều kiện sinh trưởng thích hợp cho cây chuối

Đất đai: chuối tây dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, Tuy nhiên để cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt nhất, sai quả ngon, bà con nên lựa chọn đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa màu mỡ, đất ven sông, đất thoáng có cấu tượng tương đối tốt và độ xốp cao. Yêu cầu độ pH từ 4,5 – 8, phù hợp nhất nên duy trì từ 6 – 7,5. Nếu đất quá chua hoặc quá kiềm đều sẽ làm hạn chế sự phát triển của cây, năng suất quả thấp, trái dị dạng, không ngọt và thơm.

Khí hậu, nhiệt độ: Chuối tây cũng là cây nhiệt đới nên ưa sống ở khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ sinh trưởng thuận lợi từ 25 – 30 độ C. Nếu quá lạnh, dưới 10 độ C, quả chuối sẽ nhỏ, méo mó, thân cây sinh trưởng chậm. Các tác động của thời tiết như sương muối, rét đậm rét hại đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, có thể khiến lá bị xám và khô héo. Cây chuối có thể chịu được nhiệt độ cao tới 40 độ C nhưng nếu kéo dài thì quả chuối sẽ không chín vàng, vỏ dày, ruột nhão, vị hơi chua.

Chuối tây thích ứng và phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cường độ ánh sáng tương đối rộng. Bà con nên lựa chọn nơi trồng thoáng mát, có ánh sáng chiếu hàng ngày.

Nguồn nước: Rễ, thân, lá, quả chuối đều chứa hàm lượng nước rất cao. Do đó lượng nước cần phải duy trì từ 15 – 20 lít/ngày/cây, có thể thay đổi theo thời tiết mưa nắng.

Tiêu chuẩn chọn giống:

Cây khỏe, chiều cao trên 1m, đã có khoảng 3 – 6 lá, lá không bị dập, xoăn, không bị bệnh.

Chia lượng phân bón thành các đợt để bón cho cây chuối, cụ thể: ❖ Bao quày

Ông Triệu Văn Nhúc – Phó Chủ tịch UBND xã Nông Thượng cho biết: ” Cây chuối tây đã thực sự trở thành cây “cứu cánh” cho nhiều hộ dân thiếu đất canh tác. Để nâng cao thu nhập từ cây chuối, ngoài bán chuối xanh, nhiều hộ dân trong xã đã trồng hàng vạn cây giống để bán cho các địa phương khác với giá 3.000đồng/cây. Nhiều hộ kết hợp trồng chuối với trồng cây keo hoặc mỡ, sau chu kì 5 đến 8 năm, cùng với thu nhập từ chuối thì cây keo, mỡ cũng đến chu kỳ khai thác”.