Kỹ Thuật Trồng Và Cách Chăm Sóc Cây Ổi Bonsai, Ổi Cảnh Đẹp Nhất

Ý nghĩa phong thủy cây ổi

Rất nhiều người khi đến vườn Hoa cảnh Quang Vỹ đều hỏi Vỹ với một câu hỏi ” Cây Ổi trồng có ý nghĩa gì không anh, tại sao nhiều người lại thích trồng vậy?” Thì thực ra nó cũng không có ý nghĩa gì lớn, ban đầu trồng Vỹ chỉ thấy cây ổi khá dễ uốn, có quả ăn và đặc biệt là những cây ổi gần gũi, gắn bó với quê hướng với những ký ức tuổi thơ của Vỹ mà thôi. Và từ đó tôi bắt đầu đi săn lùng các gốc ổi đẹp, có hình dáng độc đáo cũng như tuổi đời lớn để thỏa mãn niềm đam mê cây cảnh của mình mà thôi.

Nhưng sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi cũng như trải nghiệm với các tác phẩm cây ổi bonsai thì nó tạo nên giá trị nghệ thuật bonsai Cổ – kỳ -mỹ -văn mà ai cũng yêu thích. Theo tôi thấy thì ý nghĩa phong thủy được tạo ra sau quá trình tạo thành ổi bonsai chứ không xuất phát ngay từ ban đầu, bởi ban đầu ổi đơn giản chỉ là cây ăn quá. Vậy nên sau khi tạo thành cây để cảnh thì nó là cây mang nhiều vượng khí, may mắn cho gia chủ, khiến gia đình luôn có cuộc sống bình yên.

Khám phá những cây ổi bonsai đẹp nhất Việt Nam

Trước khi quyết định có nên trồng ổi bonsai hay đưa ra những ý tưởng tạo dáng bonsai cho cây ổi cảnh của mình mọi người cùng xem qua một vài hình ảnh về cây ổi đẹp.

Cách trồng cây ổi bonsai

Để có một cây ổi cảnh, cây ổi bonsai đẹp phát triển tốt mọi người có thể xem qua cách trồng của Vỹ, đây là cách trồng mà tôi áp dụng cho nhưng cây ổi bonsai tại vườn Hoa cảnh Quang Vỹ hiện nay.

Cách trồng cây ổi mới bứng

Mọi người trồng ổi từ phôi cây thì lưu ý đến cách bứng của mình, bởi nếu bứng sai không đúng kỹ thuật cứ thế nhổ lên thì nguy cơ ổi trồng lại sẽ khó sống và chậm phát triển. Thực hiện trồng như sau:

Đầu tiên, xé bầu đất dưới gốc ( kiểm tra đất ở bầu có bị nấm hay bị nhiềm phèn gì không. Nếu bị bệnh hay nhiễm phèn thì mọi người nên bỏ bầu đất đó đi.

Chuẩn bị đất trồng/ chậu phù hợp

Làm ẩm đất trước khi trồng xuống nhưng lưu ý là không làm quá nhão

Tỉa bớt cành lá sau đó mới trồng vào đất, không được trồng cây lên mới tỉa và cắt cành lá

Sau đó cho đất vào hố hoặc chậu và đặt cây vào ngay ngắn ém đất lại chặt ở phần gốc là được.

Cây mới bứng không nên trồng ngay vào đất hay chậu mà nên để cho mủ ở những vết chặt/cắt khô mới trồng.

Cách trồng phôi cây ổi

Phôi cây ổi là phần thô cây ổi sau khi được bứng lên, hiện tại ở vườn của Vỹ chủ yếu là phôi cây ổi. Phôi cây ổi được Vỹ đi khắp nơi săn lùng, đặc điểm toàn là cây có hình dáng đặc biệt, cây có tuổi đời cao nên rất dễ trồng.

Trồng phôi cây ổi cũng như trồng cây ổi mới bứng vậy, nếu bạn trồng cây cao thì nên làm thêm mái che bằng lưới để chắn nắng khiến cây không bị khô và mất nước vào mùa hè. Phôi cây nên tưới nước thường xuyên để làm mát thân cũng như mát đất sau một thời gian cây được bứng ra khỏi mặt đất.

Lưu ý đó là khi trồng phôi cây ổi mới bứng mọi người cần chuẩn bị chậu và hố trồng sao cho phần rễ của cây không bị hẹp, bị bẻ cong hay hẹp hơn so với hố trồng như vậy rễ cây sẽ không phát triền nhanh cũng như bám chắc được.

Bạn có biết: Cây Ổi trồng trước nhà có tốt không

Cách trồng cây ổi trong chậu

Đa số mọi người trồng ổi cảnh thì nên trồng vào chạu ngay từ đầu đúng không, Vỹ cũng vậy để sau này không phát mất thời gian và công sức đào từ đất bỏ vào chậu như vậy hạn chế sự phát triển ngay từ đầu. Để trồng trong chậu mọi người chú ý:

Chọn chậu cây cảnh có kích thước phù hợp với phôi cây, với phần gỗ và rễ. Theo Vỹ thì bạn nên nhắm đến chậu phù với dám thế bonsai sàu này của mình sẽ như thế nào, tuy nhiên ban đầu nên chọn chậu vuông hoặc tròn là hợp nhất.

Sau đó cho đất đã ủ hoai theo công thức của Vỹ đã hướng dẫn vào chậu và để cây ổi ngay ngắn chính giữa chậu, em chặt đất lại vào làm hơi ẩm đất một xíu

Nếu là cây lớn, cây có dáng trồng đặc biệt thì có thể làm thêm các chân đỡ thân

Cách tạo dáng cây ổi

Khi cây mới trồng không nên tạo dáng ngay bởi vào thời điểm này cây không đủ dinh dưỡng và sức để nuôi cành, lá….

Thời điểm uốn đó chính là khi cây đã sống lại hoàn toàn trong chậu hay đất mới, rễ ra đều và bám sâu. Mọi người không uốn, tạo dáng khi cây ra lá non mà thời điểm thích hợp là uốn, tạo dáng vào lúc cấy rụng lá màu đầu tiền hoặc vào mùa thứ 2

Uốn thân và cành không nên làm quá mạnh tránh làm gãy cành, tỉa lá trước khi uốn cũng là biện pháp hay mọi người có thể áp dụng

Các thiết bị uốn cây cần có thép, kéo cắt tỉa cảnh, chân chống…

Nếu cây có thân nhỏ thì khi cây ra quả mọi người nên cắt tỉa quả bớt, không để trĩu nẵng không đủ dinh dướng nuôi cây vừa làm mất đi dáng thế uốn nắn ban đầu

Việc uốn, tạo dáng cần có ký thuật không phải một sớm một chiều có thể học được. Mọi người có thể bỏ ít thời gian để tìm đến các nghệ nhân tạo hình cây để tham khảo ý tưởng và học cách uốn nắn cây cảnh.

Cách chăm sóc cây ổi bonsai

Cây ổi bonsai sau khi được tạo dáng thì đem đến một tác phẩm nghệ thuật nên mọi người cần tập trung vào chăm sóc để duy trì sự phát triển của cây như sau:

Ổi là cây dễ sống nên chỉ cần duy trì việc tưới nước là cây phát triển bình thường. Tuy nhiên nên hạn chế tưới tầm cỡ 2- 3 lần/ tuần, tưới không để dư nước trong chậu, khiến cây bị ngập úng

Thay đất trong chậu thường xuyên để đảm bảo cung cáp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Đất thay phải được ủ hoai trước không đắp đất thường vào cây ổi bonsai bởi n nhieuf làm cây bị cháy rễ và lá guy cơ mắc các bệnh nấm ở rễ cao.

Bón phân hữu cơ và vô cơ với liều lượng vừa phải, tránh bón quá nhiều làm rễ bị loét, lá bị cháy.

Kiểm tra sâu bệnh hằng ngày, kiểm tra lá, cành và đặc biệt là thân cây bởi ổi rất dễ bị sâu đục thân. Khi phát hiện sâu bệnh nên cách ly cây và tiến hành điều trị kịp thời tránh lây lan.

Khi hậu quá lạnh nên mang chậu để vào chỗ ấm còn nếu thời tiết nắng khắc nghiệt thì buổi trưa và chiều nên làm thêm mái cho bằng lưới dể hạn chế cây bị mất nước mà héo lá

Tỉa cành, lá thường xuyên để có thể giữ được hình dáng bonsai của cây

Mua bán phôi cây ổi trồng bonsai ở Đà Nẵng

Hiện tại vườn Hoa cảnh Quang Vỹ của Vỹ có rất nhiều phôi cây ổi cảnh với dáng độc lạ và tuổi đời lâu năm, đảm bảo dễ tạo dáng bonsai sau khi trồng. Nếu bạn đang có nhu cầu mua thì có thể liên hệ hoặc nếu có đam mê về cây cảnh thì cũng có thể liên hệ cùng nhau trao đổi kỹ thuật trồng, cung giao lưu cây cảnh.

Xem Top Cây ổi cảnh đẹp nhất Việt Nam

Kỹ Thuật Trồng Cây Ổi

Đặc tính cây Ổi

– Ánh sáng : Ổi là loài ưu ánh sáng, nhiều nắng cây sẽ sai quả.

– Nhiệt độ : Cây ổi là cây chịu được nhiệt độ cao.

– Độ ẩm : Là cây ưa độ ẩm.

1. Chọn giống:

Các giống ổi được trồng chủ yếu là: Ổi Thái Lan, ổi xù (Bo xù), ổi Bo (Bo tròn, Bo cao thành)…

– Giống và gốc ghép có nguồn gốc rõ ràng, sản xuất tại các cơ sở được nhà nước cấp phép.

– Số lượng cây giống cho 1 sào bắc bộ là 50-54 cây.

2. Đất trồng:

– Đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50cm. Đất phù sa đặc biệt tốt cho cây ổi phát triển.

– Đào hố trồng: 50x50x50cm

– Bón lót trước khi trồng mỗi gốc 10-15kg phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm TRICODERMA + 0,5-1kg Supe Lân + 0,1kg Kali trộn đều với lớp đất mặt.

– Đào hố bón lót phân trước khi trồng ít nhất 1 tháng.

3. Cách trồng:

– Tạo một lỗ nhỏ giữa hố đào, xé túi bầu và nhẹ nhàng đặt cây xuống hố. Đặt bầu cây giống vào sao cho rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 2-3cm. Lấp đất lại và dùng tay nén chặt xung quanh gốc.

– Ủ gốc giữ ấm cho cây trồng bằng rơm rạ hoặc bèo tây…

Thời vụ trồng:

– Ở miền Bắc cây ổi chủ yếu được trồng vào vụ hè ( từ tháng 3-5 ), vụ hè thu ( tháng 8-10 ).

– Miền Nam trồng vào đầu mùa mưa ( tháng 5-6 ).

– Mật độ trồng: hàng cách hàng 2,5 – 3m , cây cách cây 2,5 – 3m. Tương đương 1.400 – 1.500cây/ha.

Bón phân:

– Sau khi trồng 1 tháng bón nhử (1 gốc 0,2-0,3kg NPK 16-16-8 hoặc 13-13-13). Sau đó bón định kỳ 1 tháng 1 lần 0,1-0,2kg/cây NPK 16-16-8 cho đến khi cây cho quả bói.

Phương pháp bón phân:

Hòa phân vào nước tưới xung quanh gốc. Lượng phân, thời điểm bón tùy vào giống ổi sẽ khác nhau. Năng suất lượng quả tăng lên thì lượng phân tăng lên tương ứng.

– Giai đoạn ổi cho quả năm thứ nhất (cuối tháng 4) sau khi cắt tỉa cành cần bón thúc cho cây ra lộc, ra hoa.

Lượng phân: 50kg Supe Lân + 10kg Đạm Ure + 5kg Kali/sào.

– Giai đoạn ra hoa, đậu quả (tháng 5 đến tháng 12) . Định kỳ 2 tháng bón phân 1 lần nuôi quả.

Lượng phân: 5kg NPK/sào.

4. Chăm sóc:

– Cần đặc biệt tưới nước đầy đủ cho cây thời kỳ ra hoa, thời kỳ cây mang trái.

– Cây ổi không ưu nước. Tuyệt đối không để ngập úng, khi gặp mưa lớn phải tháo nước kịp thời.

– Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng và lây lan dịch bệnh.

– Khi quả có đường kính 2-2,5cm cần tiến hành bao trái để phòng sâu bệnh .

5. Thu hoạch:

– Cách ly thuốc BVTV và kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch 10-15 ngày

– Thu hoạch tốt nhất là thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối

– Thu hoạch lúc Ổi đạt độ chín sinh lý để bảo quản được lâu và chất lượng quả tốt hơn

– Dụng cụ thu hoạch như dao, kéo phải sắc, bén và được vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng

– Quả sau khi cắt phân loại sơ bộ vận chuyển về nhà đóng gói càng sớm càng tốt

– Sản phẩm sau thì hoạch hạn chế tiếp xúc với đất, hạn chế để qua đêm

>>Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long>>Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn>>Tăng tỉ lệ đậu trái và giảm rụng quả non trên cây có múi

Kỹ Thuật Trồng Cây Ổi Tím

Hiện nay có nhiều giống ổi như: ổi Bo, ổi xá lị, ổi mỡ, ổi đào, ổi nghệ; gần đây có một số giống mới không hạt như:ổi Phugi, ổi không hạt MT1…trong đó ổi không hạt Đài Loan có nhiều ưu điểm và đang được phát triển rộng rãi Cây giống ghép mắt, chiều cao cây giống : 30-50 cm . Đường kính bầu 10-15cm . Cây giống khỏe không bị sâu bệnh .Cây trồng sau 1, 5 năm thi bắt đầu cho thu hoạch. Là cây trồng lâu năm nên hiệu quả kinh tế cao.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Thời gian trồng thích hợp với loài cây này ở vào đầu mùa mưa (tháng 5- tháng 6). Thực hiện việc trồng kép 2 cây ở một gốc, mật độ trồng: 100-105 gốc/ 1000m2 điều này mang lại lợi nhuận kép khi vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa tăng năng suất thành phẩm. Người trồng phải tuân thủ nghiêm túc theo quy cách thực hiện trồng về kỹ thuật. Theo đó, hố trồng thuận lợi để trồng nhất là ở khoảng đường kính 20 cm, chiều sâu: 20 cm, cây cách cây, hàng cách hàng theo khoảng cách 3.5m x 4.5m, đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

– Đất trồng: đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm; đặc biệt đất phù sa rất tốt cho cây ổi phát triển cho năng suất cao, quả ngon. – Đào hố: hố trồng thuận lợi để trồng nhất là ở khoảng đường kính 20 cm, chiều sâu: 20 cm, cây cách cây, hàng cách hàng theo khoảng cách 3.5m x 4.5m, đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m. Khi đào, lớp đất mặt để riêng, lớp đất dưới trộn với phân chuồng, vôi bột, lân sau đó lấp hố cao hơn mặt đất 20 – 30cm.

Người chăm nên bón lót mỗi hố bón từ 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 100g vi lượng HVP Oganic + 0,5-1,0 kg lân super + 100g đạm urea + 100g kali + 0,5 kg vôi, đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố), sau đó đặt cây và cho đất bột lên trên dày từ 10-15 cm.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Ổi Tím:

Khi trồng, đào lỗ giữa mô, đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt mô 3 – 5cm. Sau đó dùng đất vun tới mặt bầu rồi dận chặn, tưới nước. Khi đặt cây phải cắm cọc cố định thân để cây khỏi bị tác hại của gió.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Ổi Tím:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Việc tạo tán, tỉa cành, bấm đọt, giúp tạo ra nhiều cành cho trái, tán cây chỉ cao khoảng 1,4 – 1,5 m dễ dàng quản lý sâu bệnh và thu hoạch. Sau khi trồng cây giống khoảng 3 tháng, từ thân cây ra những tược mới (cành cấp I) và để dài khoảng 0,8 – 1 m. Khi vỏ tược ở độ bánh tẻ, sẽ cắt bỏ 1/2 chiều dài tược để tạo tiền đề khung tán thấp cây sau này. Sau khi cắt đọt, mỗi cành cấp I bị cắt ấy sẽ đâm ra 2 tược mới ở nách cặp lá gần vết cắt và từ thân cây các tược khác đâm ra mạnh mẽ. Chờ cho các cành cấp II này thành thục lại cắt đọt, tiếp tục việc tạo tán. Tính từ gốc tược thứ 2 trở lên, cắt ở vị trí trên 4 – 5 cặp lá, hoặc tính từ mặt đất lên khoảng 1,2 m là vừa. Đợt ra tược thứ 3 (ra cành cấp III) sẽ tốn ít thời gian hơn và đợt tược này, ở vị trí nách cặp lá thứ 4 hoặc thứ 5 sẽ ra 1 – 2 cặp nụ hoa. Tiến hành tỉa bỏ những chồi nhỏ yếu, chỉ giữ lại mỗi cây 3 – 4 cành cấp I, 8 – 10 cành cấp II và hệ thống cành cấp III đều các hướng. Tiến hành bấm ngọn tược thứ 3 ngay vị trí phía trên cặp trái ổi non đã đậu và tỉa các trái dư. Sau một thời gian ngắn ở nách các cặp lá cành cấp II và cấp III sẽ mọc ra các chồi mới cho trái. Tiếp tục bấm đọt những chồi mới ở vị trí trên cặp trái nhỏ như đã làm ở trên.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Ổi Tím:

Năm thứ 1: phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12 – 15 – 18, 4 lần bón mỗi lần 100g cộng với 50g amon sunphat.

Năm thứ 2: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 200g, cộng với 100g amon sunphat tức là cả năm bón 1.300g cho 1 cây.

Năm thứ 3: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 300g, cộng với 150g amon sunphat cộng với 50g magie sunphat tức là cả năm bón 2.000g cho 1 cây. Những năm sau, ổi đã ra hoa rộ tăng lượng phân bón lên và tính thêm số lượng NPK trong sản lượng quả thu hoạch. Một tháng trước khi ra hoa, người ta thường bón thêm phân nặng về đạm để ra hoa được nhiều. Nếu được chăm sóc tốt ngay năm thứ 3 ổi đã có sản lượng kinh tế và những sản lượng 30 – 50 tấn/ha trên diện tích lớn năm thứ 6, 7 khá phổ biến. Mặc dù mọc khỏe, khi trồng thâm canh, đặc biệt với những giống đã được cải tiến, ổi không ít sâu bệnh, nhất là về mùa mưa và bao giờ cũng phải trừ cỏ.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Ổi Tím:

Nấm Glomerella cingualata làm cho quả đương lớn ngừng sinh trưởng và đen lại do bị bào tử nấm phủ kín. Nấm Fusarium và Macrophomina ở những đất không thoát nước có thể làm chết cây con hoặc cây 3, 4 tuổi. Một loại tảo Cephaleuros virescens gây ra những vết màu xám trên lá và trên quả. Những loại bệnh trên có thể trị bằng phun thuốc có đồng. Tuyến trùng ở những đất cát gây hại đôi khi đáng kể. Do đó cũng phải chú ý luân canh, tăng cường bón phân tưới nước. Sâu ổi khá nhiều. Tháng 6, 7 những quả ổi chín, cùi đã mềm thường bị ruồi đục quả Dacus dorsalis đến đẻ, giòi đục luỗng, quả không ăn được, tỷ lệ bị hại đôi khi đạt 70 – 80% số quả chín. Thu hoạch kịp thời, ngay khi quả đã đạt độ chín thích hợp, nhặt những quả chín rơi vãi, đem xử lý đồng thời với những quả khác cũng bị con ruồi này phá hại (đu đủ, cam, xoài,…) là những biện pháp vệ sinh rất cần thiết. Đồng thời, dùng Metila Ơgênola hoặc Hudrolizat de protein để dẫn dụ và dùng bả trộn với một chất sát trùng như Malathion,… Nhiều loại sâu bệnh miệng hút nhất là rệp sáp phá hại ổi ở vườn ít chăm sóc, phổ biến nhất là Pseudococcus Citri. Sâu đo, sâu kén đục lá lỗ chỗ, một số sâu róm rất to ăn lá và quả non. Kiến mang rệp tới đôi khi cũng phải trị. Phun lân hữu cơ, cacbamat có thể phòng trừ các sâu nói trên.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Trồng từ hạt, ổi được thu hoạch sau khoảng 4 năm. Trồng bằng cành chiết chỉ cần 2 năm, có thể ít hơn. Quả chín thì màu xanh nhạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, nắn thì mềm hơn. Trẻ em thường bấm bằng móng tay, móng cắm phập vào là quả sắp chín. Không để trên cây lâu được vì chín nhanh, chim đến mổ. Từ hoa đến quả chỉ cần hơn 3 tháng. Ở miền Bắc, ổi thường chín vào giữa mùa hè lúc này mưa nhiều chất lượng kém. Tuy nhiên có thể có ổi chín quanh năm. Vào năm thứ 3 – 5 năng suất có thể đạt 20 tấn/ha, vào năm thứ 6, 7 : 50 tấn/ha và hơn. Ổi rất mau chín, thu hoạch xong nên bán cho nhanh và để trong nhà chỉ giữ được vài ngày ở nhiệt độ bình thường. Xử lý bằng một số hóa chất như GA3 có thể giữ được lâu hơn. Ở phòng lạnh: độ nhiệt 5 – 150C độ ẩm không khí 85 – 90% có thể bảo quản được 3 – 4 tuần lễ.

9, Kinh nghiệm và Thị Trường:

Vườn ổi tuyệt đối không để cỏ vì có cỏ rễ ổi sẽ ăn sâu, không lợi dụng được màu mỡ trên đất mặt: bón phân kém tác dụng. Dùng Paraquat 1.000 ml trong 10 lít nước không làm bắn thuốc lên lá rất có hiệu lực, nếu không, phải dùng cuốc lưỡi mỏng và nông trừ cỏ quanh gốc.

Bán Cây Ổi Cảnh Bonsai Mini

Mô tả sản phẩm

Tìm hiểu về cây ổi cảnh có nguồn gốc xuất xứ từ miền nhiệt đới Châu Mỹ ngay tại bài viết này!

Giống ổi cảnh được con người phát hiện và nhân giống ở khắp nơi. Nó có quả ăn rất ngon và ngọt thường được chọn để làm loại cây cảnh bonsai trang trí trong sân vườn. Các gia chủ tạo thế, dáng cây rất đẹp tùy theo sở thích chơi cây của từng người mà uốn nắn cho cây.

Giống ổi này không chỉ được ưa thích trồng để lấy quả mà còn được làm cây bonsai tiêu cảnh cho sân vườn, quán cà phê, vườn phố, biệt thự, nhà hàng,…..Khi chúng lên những búp non, lá non, quả nhìn rất đẹp mắt. Người ta thường nói vẻ đẹp kiêu sa lộng lẫy của các loài cây khác so với cây ổi cảnh thì loài cây này có một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc nhưng lại thanh cao, chúng có cảm giác rất gần gũi và thân thiện trong cuộc sống.

Thân cây là dạng thân gỗ, nhẵn nhụi và chắc khỏe, những chiếc lá đơn thường mọc đối xứng với nhau, cuống của chúng rất ngắn, các phiến lá có hình bầu dục, nhẵn, ở mặt trên hơi lông còn mặt dưới thì có lông mịn, đầu chúng có gai, lõm. Gân của những chiếc lá có hình lông chim, cuống lá thì là một hình trụ của màu xanh. Đặc biệt, những bông hoa ổi màu trắng được mọc thành từng chìm, cuống hoa có màu xanh, đế chúng thì hình chén nhìn cũng rất lạ mắt. Nếu để ý bạn sẽ thấy được quả có nhiều hình dạng như (hình cầu, hình trừng, hình quả lê), vỏ thì mỏng với lớp thịt dày, bên trong thì có nhiều hạt hình đa giác không đều, màu vàng nâu.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc tốt nhất cho cây ổi cảnh

Để giúp cây có khả năng sinh sống tốt nhất thì nên đánh cây vào mùa mưa, ngày ấm mà không quá nắng. Bạn hãy tham khảo các bước sau:

+ Phát quang khu vực xung quanh cho thoáng

+ Cắt những cành thừa và chiếm quá nhiều không gian

+ Tiến hành tạo vùng bằng xẻng, cuốc hoặc dùng thuổng, xà beng để đào xung quanh bầu đất. Lưu ý khi gặp rễ thì chặt dứt khoát bằng dao hoặc thuổng.

+ Giữ cho bầu đất không bị vỡ, nhiều trường hợp bầu đất bị vỡ cũng không sao. Tuy nhiên, giữ nhiều rễ cám ở gốc thì rất tốt.

+ Khi đưa cây lên thì cắt lại một lượt những cành to hoặc chúng mọc không đúng vị trí.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về giống cây ổi cảnh bằng cách liên hệ: 0988 580 657 để được hỗ trợ!

Kỹ Thuật Trồng Cây Ổi Không Hạt

Hiện nay có nhiều giống ổi như: ổi Bo, ổi xá lị, ổi mỡ, ổi đào, ổi nghệ; gần đây có một số giống mới không hạt như:ổi Phugi, ổi không hạt MT1…trong đó ổi không hạt Đài Loan có nhiều ưu điểm và đang được phát triển rộng rãi Cây giống ghép mắt, chiều cao cây giống : 30-50 cm . Đường kính bầu 10-15cm . Cây giống khỏe không bị sâu bệnh .Cây trồng sau 1, 5 năm thi bắt đầu cho thu hoạch. Là cây trồng lâu năm nên hiệu quả kinh tế cao.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng: Thời gian trồng thích hợp với loài cây này ở vào đầu mùa mưa (tháng 5- tháng 6). Thực hiện việc trồng kép 2 cây ở một gốc, mật độ trồng: 100-105 gốc/ 1000m2 điều này mang lại lợi nhuận kép khi vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa tăng năng suất thành phẩm. Người trồng phải tuân thủ nghiêm túc theo quy cách thực hiện trồng về kỹ thuật. Theo đó, hố trồng thuận lợi để trồng nhất là ở khoảng đường kính 20 cm, chiều sâu: 20 cm, cây cách cây, hàng cách hàng theo khoảng cách 3.5m x 4.5m, đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

– Đất trồng: đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm; đặc biệt đất phù sa rất tốt cho cây ổi phát triển cho năng suất cao, quả ngon. – Đào hố: hố trồng thuận lợi để trồng nhất là ở khoảng đường kính 20 cm, chiều sâu: 20 cm, cây cách cây, hàng cách hàng theo khoảng cách 3.5m x 4.5m, đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m. Khi đào, lớp đất mặt để riêng, lớp đất dưới trộn với phân chuồng, vôi bột, lân sau đó lấp hố cao hơn mặt đất 20 – 30cm.

Người chăm nên bón lót mỗi hố bón từ 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 100g vi lượng HVP Oganic + 0,5-1,0 kg lân super + 100g đạm urea + 100g kali + 0,5 kg vôi, đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố), sau đó đặt cây và cho đất bột lên trên dày từ 10-15 cm.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Ổi Không Hạt:

Khi trồng, đào lỗ giữa mô, đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt mô 3 – 5cm. Sau đó dùng đất vun tới mặt bầu rồi dận chặn, tưới nước. Khi đặt cây phải cắm cọc cố định thân để cây khỏi bị tác hại của gió.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Ổi Không Hạt:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Việc tạo tán, tỉa cành, bấm đọt, giúp tạo ra nhiều cành cho trái, tán cây chỉ cao khoảng 1,4 – 1,5 m dễ dàng quản lý sâu bệnh và thu hoạch. Sau khi trồng cây giống khoảng 3 tháng, từ thân cây ra những tược mới (cành cấp I) và để dài khoảng 0,8 – 1 m. Khi vỏ tược ở độ bánh tẻ, sẽ cắt bỏ 1/2 chiều dài tược để tạo tiền đề khung tán thấp cây sau này. Sau khi cắt đọt, mỗi cành cấp I bị cắt ấy sẽ đâm ra 2 tược mới ở nách cặp lá gần vết cắt và từ thân cây các tược khác đâm ra mạnh mẽ. Chờ cho các cành cấp II này thành thục lại cắt đọt, tiếp tục việc tạo tán. Tính từ gốc tược thứ 2 trở lên, cắt ở vị trí trên 4 – 5 cặp lá, hoặc tính từ mặt đất lên khoảng 1,2 m là vừa. Đợt ra tược thứ 3 (ra cành cấp III) sẽ tốn ít thời gian hơn và đợt tược này, ở vị trí nách cặp lá thứ 4 hoặc thứ 5 sẽ ra 1 – 2 cặp nụ hoa. Tiến hành tỉa bỏ những chồi nhỏ yếu, chỉ giữ lại mỗi cây 3 – 4 cành cấp I, 8 – 10 cành cấp II và hệ thống cành cấp III đều các hướng. Tiến hành bấm ngọn tược thứ 3 ngay vị trí phía trên cặp trái ổi non đã đậu và tỉa các trái dư. Sau một thời gian ngắn ở nách các cặp lá cành cấp II và cấp III sẽ mọc ra các chồi mới cho trái. Tiếp tục bấm đọt những chồi mới ở vị trí trên cặp trái nhỏ như đã làm ở trên.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Ổi Không Hạt:

Năm thứ 1: phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12 – 15 – 18, 4 lần bón mỗi lần 100g cộng với 50g amon sunphat. Năm thứ 2: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 200g, cộng với 100g amon sunphat tức là cả năm bón 1.300g cho 1 cây. Năm thứ 3: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 300g, cộng với 150g amon sunphat cộng với 50g magie sunphat tức là cả năm bón 2.000g cho 1 cây. Những năm sau, ổi đã ra hoa rộ tăng lượng phân bón lên và tính thêm số lượng NPK trong sản lượng quả thu hoạch. Một tháng trước khi ra hoa, người ta thường bón thêm phân nặng về đạm để ra hoa được nhiều. Nếu được chăm sóc tốt ngay năm thứ 3 ổi đã có sản lượng kinh tế và những sản lượng 30 – 50 tấn/ha trên diện tích lớn năm thứ 6, 7 khá phổ biến. Mặc dù mọc khỏe, khi trồng thâm canh, đặc biệt với những giống đã được cải tiến, ổi không ít sâu bệnh, nhất là về mùa mưa và bao giờ cũng phải trừ cỏ.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Ổi Không Hạt:

Nấm Glomerella cingualata làm cho quả đương lớn ngừng sinh trưởng và đen lại do bị bào tử nấm phủ kín. Nấm Fusarium và Macrophomina ở những đất không thoát nước có thể làm chết cây con hoặc cây 3, 4 tuổi. Một loại tảo Cephaleuros virescens gây ra những vết màu xám trên lá và trên quả. Những loại bệnh trên có thể trị bằng phun thuốc có đồng. Tuyến trùng ở những đất cát gây hại đôi khi đáng kể. Do đó cũng phải chú ý luân canh, tăng cường bón phân tưới nước. Sâu ổi khá nhiều. Tháng 6, 7 những quả ổi chín, cùi đã mềm thường bị ruồi đục quả Dacus dorsalis đến đẻ, giòi đục luỗng, quả không ăn được, tỷ lệ bị hại đôi khi đạt 70 – 80% số quả chín. Thu hoạch kịp thời, ngay khi quả đã đạt độ chín thích hợp, nhặt những quả chín rơi vãi, đem xử lý đồng thời với những quả khác cũng bị con ruồi này phá hại (đu đủ, cam, xoài,…) là những biện pháp vệ sinh rất cần thiết. Đồng thời, dùng Metila Ơgênola hoặc Hudrolizat de protein để dẫn dụ và dùng bả trộn với một chất sát trùng như Malathion,… Nhiều loại sâu bệnh miệng hút nhất là rệp sáp phá hại ổi ở vườn ít chăm sóc, phổ biến nhất là Pseudococcus Citri. Sâu đo, sâu kén đục lá lỗ chỗ, một số sâu róm rất to ăn lá và quả non. Kiến mang rệp tới đôi khi cũng phải trị. Phun lân hữu cơ, cacbamat có thể phòng trừ các sâu nói trên.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Trồng từ hạt, ổi được thu hoạch sau khoảng 4 năm. Trồng bằng cành chiết chỉ cần 2 năm, có thể ít hơn. Quả chín thì màu xanh nhạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, nắn thì mềm hơn. Trẻ em thường bấm bằng móng tay, móng cắm phập vào là quả sắp chín. Không để trên cây lâu được vì chín nhanh, chim đến mổ. Từ hoa đến quả chỉ cần hơn 3 tháng. Ở miền Bắc, ổi thường chín vào giữa mùa hè lúc này mưa nhiều chất lượng kém. Tuy nhiên có thể có ổi chín quanh năm. Vào năm thứ 3 – 5 năng suất có thể đạt 20 tấn/ha, vào năm thứ 6, 7 : 50 tấn/ha và hơn. Ổi rất mau chín, thu hoạch xong nên bán cho nhanh và để trong nhà chỉ giữ được vài ngày ở nhiệt độ bình thường. Xử lý bằng một số hóa chất như GA3 có thể giữ được lâu hơn. Ở phòng lạnh: độ nhiệt 5 – 150C độ ẩm không khí 85 – 90% có thể bảo quản được 3 – 4 tuần lễ.

9, Kinh nghiệm và Thị Trường:

Vườn ổi tuyệt đối không để cỏ vì có cỏ rễ ổi sẽ ăn sâu, không lợi dụng được màu mỡ trên đất mặt: bón phân kém tác dụng. Dùng Paraquat 1.000 ml trong 10 lít nước không làm bắn thuốc lên lá rất có hiệu lực, nếu không, phải dùng cuốc lưỡi mỏng và nông trừ cỏ quanh gốc.