Kỹ Thuật Trồng Chuối Ngự

Cũng giống như nhiều loại chuối khác, kỹ thuật trồng cây chuối ngự khá đơn giản nhưng quả ngon thu lợi nhuận cao.

Thời vụ trồng cây chuối ngự

Thời điểm thích hợp trồng cây chuối ngự vào mùa Thu từ tháng 8 đến tháng 10. Ngoài ra cũng có thể trồng vào tháng 2, 3. Trồng lúc này cây bén rễ nhanh, tỷ lệ sống cao, nhưng khi ra hoa dễ gặp rét dẫn đến năng suất thấp. Do đó, nếu muốn trồng trong khoảng thời gian này cần lựa chọn giống tốt, khỏe mạnh từ các cửa hàng giống cây trồng uy tín.

Các giống chuối ngự

Giống chuối ngự có 3 loại là chuối ngự trắng, chuối ngự trâu và chuối ngự mít. Đối với chuối ngự trắng có đặc điểm quả to, khi chín vỏ quả có màu vàng tươi, sáng bóng, quả hơi tròn lẳn, thịt quả vàng thơm nhẹ, loại này dễ tiêu thụ vì mã đẹp. Chuối ngự trâu quả to, vỏ quả khi chín có màu vàng nhạt nhưng không có hương thơm. Cuối cùng là chuối ngự mít quả nhỏ, thon, khi chín vỏ quả mỏng và có màu vàng đậm, thịt quả vàng hơi hồng, hương thơm ngát nên đây là loại được nhiều người lựa chọn trồng nhất.

Điều kiện nhiệt độ trồng chuối ngự

Nhiệt độ thích hợp nhất khi trồng chuối ngự là khoảng 26 độ C. Nếu thời tiết quá rét cây sẽ ngừng phát triển chết.

Kỹ thuật trồng cây chuối ngự

Do không chịu được úng nên khi tiến hành kỹ thuật trồng cây chuối ngự cần phải lựa chọn ở những địa điểm cao ráo, đất thích hợp là đất phù sa ven sông suối, đất rừng mới khai phá nhiều mùn, thoát nước và giữ ẩm tốt, có nhiều đạm và ka li rất thích hợp. Đất cũng phải đảm bảo yêu cầu cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn.

Khi trồng chú ý khi đặt cây con vào hố lấp đất vừa quá cổ gốc và nén chặt, không được lấp quá sâu. Khi trồng nên đặt tất cả mặt cắt về một phía để khi ra hoa buồng chuối ở về phía đối diện với mặt cắt của củ, tiện cho chăm sóc và thu hoạch.

Cách chăm sóc cây chuối ngự

Sau khi trồng chuối ngự cần tưới nước giữ ẩm cho cây, mỗi ngày tưới một lần cho đến khi bén rễ. Trồng được 1 tháng nên làm cỏ, sau đó cách 1 tháng đến 1,5 tháng lại làm cỏ 1 lần. Có thể trồng chuối ngự xen giữa là các loại rau khác nhau để vừa che phủ đất, chống cỏ dại và tăng thu nhập.

Đến thời kỳ chuối ngự sinh trưởng và ra hoa kết trái rất cần tưới nhiều nước. Do đó cần chú ý giữ ẩm, chống hạn cho chuối trong mùa khô và chống úng trong mùa mưa lũ.

Cần lưu ý rằng trồng chuối ngự không ưa bón phân tươi. Phân đạm chỉ bón vào thời gian đầu, nếu bón vào lúc chuối đang ra hoa đậu quả dễ gây nứt vỏ và quả chuối không giữ được màu sắc, phẩm chất nguyên bản.

Trong quá trình trồng chuối ngự nếu thấy quá dày nên cắt tỉa bớt những cây con và còi cọc đi chỉ để cây khỏe mạnh để cây tập trung dinh dưỡng phát triển.

Phòng trừ sâu bệnh

Trồng chuối rất hay gặp các loại sâu như vòi voi, bọ nét, bọ vẽ. Ngoài ra còn mắc các loại bệnh như đốm lá, khảm lá, bệnh chùn đọt.

Đối với các loại sâu hại cây cần phòng trừ bằng cách làm vệ sinh vườn, tìm bắt sâu trưởng thành bằng cách buổi tối đặt bẫy bằng khúc thân tại gốc chuối, sáng sớm ra rũ sâu tiêu diệt. Có thể sử dụng các loại thuốc hạt Furadan 3G hay Basudin 5H rải vùi sâu gần gốc chuối. Dùng Padan và Actara tưới vào gốc chuối và nách lá, nên tưới vào buổi chiều. Ngoài ra có thể dùng phun Sherpa, Trebon theo khuyến cáo trên bao bì.

Còn khi chuối ngự mắc bệnh cần chọn cây khoẻ mạnh, loại bỏ những cây nhiễm bệnh. Bón phân đầy đủ cân đối để cây phát triển. Nếu mắc bệnh đốm lá do nấm Cercosprora musae zinm gây ra, hại thân lá. Bệnh thường hại từ lá già sang lá non làm cho số lá xanh trên cây giảm dẫn đến giảm năng suất. Cắt lá khô đem đốt, đảm bảo vườn sạch sẽ. Phun Boocđo định kỳ theo khuyến cáo trên bao bì.

Thu hoạch

Trồng chuối ngự khoảng 2 tháng tính từ lúc ra hoa sẽ cho thu hoạch. Căn cứ vào các tiêu chí sau để thu hoạch chuối ngự như độ trơn của quả, quả nây tròn đều, không còn cạnh là thu hoạch được, hoặc khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu xanh nhạt, thịt quả từ màu trắng sang trắng hồng.

Kỹ Thuật Trồng Chuối Ngự Đại Hoàng

Vườn trồng chuối ngự Đại Hoàng phải được thiết kế theo hướng Đông Tây đảm bảo các yếu tố ánh sáng, hướng gió thuận lợi để cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt, giảm bớt rủi ro về thời tiết cho cây chuối như gió bão.

Mật độ trồng thích hợp là 1.666-1.805 cây/ha. Nếu đất tốt trồng thưa đất xấu trồng dày. Khoảng cách giữa các hàng là 3,0 m, khoảng cách cây trong hàng là 2,0m. Số cây/khóm/năm là 3 cây (1 mẹ, 1 con và một cây cháu được để gối nhau).

Đất được cày sâu/cuốc cho tơi xốp, tiến hành cày, cuốc sâu từ 20 – 30cm. Thời gian thích hợp cho cày, cuốc vào mùa khô năm trước. Trong trường hợp chân đất thấp (ngập, úng) phải lên luống với chiều cao luống khoảng 20-30cm. Rộng rãnh từ 30 – 50cm, luống rộng khoảng từ 2,6-2,7m.

Cây con sau khi tách khỏi cây mẹ, tiến hành cắt bớt rễ, loại bỏ những rễ bị dập nát trong quá trình tách cây con, dùng dao nhọn hủy các đầu sinh trưởng trên củ chuối (các núm mới nhú có vân tròn trên bề mặt củ). Khi tách khỏi cây mẹ để 24h sau mới trồng là tốt nhất để cho nhựa nơi vết cắt khô đi. Khi tách cây nên tách vào ngày khô ráo.

Đào một lỗ giữa hố trồng (tùy đường kính gốc cây). Đặt cây con vào sao cho thân thẳng đứng, điểm tiếp giáp giữa thân giả và thân thật thấp hơn bề mặt luống từ 3- 5cm (không sâu quá 5cm) nèn chặt đất quanh gốc. Sau khi trồng cần tưới nước ngay, dùng các vật liệu như rơm, rạ cỏ khô để tủ gốc nhằm đảm bảo độ ẩm.

Thực hiện việc bón lót phân bón trước khi trồng, tiến hành bón 3 -5 kg phân chuồng hoại mục; 0.2 kg supe lân; 0.5 kg hữu cơ vi sinh. Phân chuồng hoại mục trộn đều với phân lân và phân hữu cơ vi sinh, cho xuống hố sau đó lấp một lớp đất mặt phủ phía trên.

Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm cho cây con đến khi bén rễ (trong vòng 2 tuần đầu). Trong trường hợp quá nắng, có thể bóc bẹ lá ngoài của cây mẹ bó vào thân cây con để giữ ẩm hoặc che nắng. Trong trường hợp lá to và nhiều thì cắt bớt lá (chống thoát hơi nước) cắt 1/2 đầu lá phía trên.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Chuối Ngự

Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, thoáng khí Tạo thuận lợi cho bộ rễ phát triển ngay từ giai đoạn đầu mới trồng. Hạn chế tỷ lệ chết cây con.

Đất có độ pH = 6-8. Bà con nên xác định độ chua của đất trước khi trồng để có biện pháp cải tạo đất, nếu đất có pH<6 sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ, rễ phát triển kém, cây còi cọc đặc biệt pH thấp sẽ ảnh hưởng đến hệ VSV trong đất, tuy nhiên nếu bà con không xác định được pH mà cứ bón vôi vào đầu vụ theo kinh nghiệm thì pH có thể có giá trị trên 8, điều này ảnh hưởng đến độ hòa tan của lân. Vì lân dễ bị kết tủa hay khó tan trong môi trường có pH cao theo nguyên lý:

-Cách trồng: Đ ặt cây con thẳng đứng, điểm tiếp giáp giữa thân giả và thân thật thấp hơn bề mặt luống từ 3 – 5 cm (không sâu quá 5cm), lèn chặt đất quanh gốc và tưới nước giữ ẩm ngay (trong vòng 2 tuần đầu), dùng rơm rạ, cỏ khô để ủ gốc.

+ Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm cho cây, mỗi ngày tưới một lần cho đến khi bén rễ (khoảng 2 tuần đầu). Trồng được 1 tháng thì làm cỏ, sau đó cách 1 tháng đến 1,5 tháng lại làm cỏ 1 lần.

Lần 2: bón vào thời điểmcây chuẩn bị bước vào thời kỳ phân hoá mầm.

Tỉa mầm: Tùy theo chất đất, kỹ thuật chăm bón mà mỗi hố trồng có thể để từ 1-2 cây con để thay thế cây mẹ(Nếu đã trồng dày thì mỗi gốc chỉ để một cây con thay cây mẹ, nếu trồng thưa thì để 2 cây con trên một gốc, còn lại phải tỉa bớt đi để cây tập trung dinh dưỡng phát triển cho quả).

Khi chuối ra hoa, mỗi buồng chỉ nên để từ 8-10 nải, nên cắt hoa chuối vào buổi trưa, sau đó phun một lượt thuốc trừ nấm và dùng túi nilon bao buồng chuối lại để phòng trừ sâu bệnh, khi chín mã quả đẹp.

1.1 Cải tạo đất trồng: Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu(dinh dưỡng khoáng đa-trung-vi lượng: Bo-9,82g/l; Zn; 13,72g/l; Mo-8,74g/l; Cu-6,83g/l…hàm lượng thay đổi thùy theo loại chế phẩm), đạm hữu cơ (10,4%), các nhóm vitamin,…đặc biệt là các chủng vi sinh vật hữu ích(cộng sinh và sống tự do trong đất) giúp cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, giàu mùn, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển tốt. Cơ chế cải tạo đất như sau:

(HCO32-giúp bộ rễ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn do độ hòa tan mạnh hơn, hạn chế lãng phí phân bón, nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, tiết kiệm chi phí, góp phần cải tạo đất)

1.2 Chăm sóc cây chuối trong quá trình sinh trưởng phát triển Sử dụng chế phẩm Vườn sinh thái phun theo giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây có tác dụng giúp cây hấp thu dinh dưỡng qua lá, chủ động nguồn dinh dưỡng nuôi cây, bộ lá phát triển tốt, khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh, đồng thời làm tăng hiệu suất quanghợp, giúp cây tăng năng suất và chất lượng quả. Trên thực tế sử dụng chế phẩm vườn sinh thái qua lá làm tăng hiệu suất hấp thu dinh dưỡng hơn gấp nhiều lần qua rễ đặc biệt đối với chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái được sản xuất bằng công nghệ nano cho phép dinh dưỡng hấp thu qua các tế bào khí khổng và thủy khổng một cách nhanh nhất tạo ra hiệu quả vô cùng lớn (Tổng diện tích lá của một cây trồng bao giờ cũng lớn hơn 15-20 lần so với tổng diện tích rễ, hơn nữa với hệ thống rễ không phải bộ phận nào cũng hấp thu được nước và dinh dưỡng khoáng hầu như chỉ có bộ phận lông hút mới làm nhiệm vụ này).

Cách 1 Sau khi đào hố, phơi nắng, bón phân lót(lân, phân hữu cơ) dùng 100ml chế phẩm VST pha với 20-30lít nước phun đều tay xuống 20-30 hố trồng rồi tiến hành phủ một lớp đất bột mỏng lên sau đó tưới ẩm(độ ẩm duy trì 80%).

Cách 2: Pha 100ml chế phẩm VST với 100 lít nước, tưới đều cho 20-30 hố trồng, sau đó tiến hành phủ một lớp đất bột mỏng lên và duy trì độ ẩm 80%.

Với 100ml chế phẩm VST có thể xử lý tối đa được 50 hố trồng(CT2).

Lưu ý để tăng hiệu quả sử dụng cần lưu ý: K.s Phạm Công Khải 0976.804.678

Làm Giàu Từ Cây Chuối Ngự

Đặc điểm của chuối ngự Đại Hoàng

Chuối ngự thuộc giống chuối lưỡng bội, là nông sản trồng chủ yếu ở miền Bắc, đặc biệt là vùng Đại Hoàng – nơi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp giúp cây mau lớn và phát triển. Thời gian trồng chuối ngự vào mùa thu từ khoảng tháng 8 đến tháng 10. Thậm chí trồng vào tháng 2, tháng 3 đều ra được thành quả thơm ngon. Thời điểm này, cây bén rễ nhanh, tỷ lệ sinh trưởng cao tuy nhiên lại cho năng suất không cao do thời tiết lạnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

Khác với những giống chuối khác trên thị trường, đặc trưng của chuối ngự là vỏ mỏng, quả nhỏ. Khi chín có màu vàng thẫm, đậm ngọt và thơm dịu. Ruột chuối màu vàng nghệ, dẻo, càng ăn càng mê, mang hương vị đặc trưng mà khó có thể loại chuối có được. Một trong những ưu điểm của món đặc sản này là chuối ngự không bị nẫu, dù bạn có để hàng tuần thì chuối vẫn rất dẻo, thơm và ngọt vị. Do đó, chuối ngự luôn là loại chuối bán chạy hàng đầu trên thị trường hiện nay.

Dựa vào đặc điểm mà người ta chia chuối ngự làm ba loại, đó là chuối ngự mít, chuối ngự trắng và chuối ngự trâu. Chuối ngự trắng quả to, khi chín vỏ vàng tươi, hơi tròn lẳn, thịt thơm. Chuối ngự trâu khi chín có màu vàng nhạt, không thơm. Chiếm được cảm tình của người dân hơn cả lại là chuối ngự mít. Chuối ngự mít có kích thước nhỏ, chỉ tầm 2 ngón tay út chụm lại, bé hơn nhiều so với chuối ngự trâu. Tuy nhiên, “nhỏ mà có võ”, chuối ngự mít lại ăn rất ngon, ruột chuối chín vàng. Đặc biệt, khi chín, vỏ chuối thường xuất hiện những chấm nâu hồng lốm đốm nên người ta hay gọi chúng với cái tên chuối ngự tía.

Chuối ngự chứa axit amin, kali, 6 loại vitamin cùng 11 loại khoáng chất khác nên rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, hãy ăn chuối ngự thường xuyên hơn

Lọt top 50 trái cây nông sản nổi tiếng tại Việt Nam, là giống chuối ngon nhất trong số hơn 30 chủng loại có mặt trên thị trường, chuối ngự không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối ngự Bước 1: Chuẩn bị đất trồng

Do đặc điểm không chịu được úng nên khi tiến hành gieo trồng chuối ngự, cần lựa chọn những nơi cao ráo, dễ thoát nước và có hệ thống chủ động tưới tiêu. Đất trồng phù hợp để trồng chuối ngự là loại đất phù sa ven sông suối hoặc đất rừng nhiều mùn mới khai thác, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Ngoài ra đất trồng cần đảm bảo có nhiều kali và đạm giúp cây phát triển tốt. Trồng chuối ngự, tốt nhất nên tìm loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, giàu mùn, tơi, xốp, tạo thuận lợi cho bộ rễ cây lớn tốt ngay từ những khâu đầu tiên. 

Trước khi gieo trồng, cần cày sâu, bừa kỹ, nhặt cỏ sạch sẽ, đào hố rộng 50-60cm, sâu 30-40cm. Dùng phân chuồng hoai mục cho khâu bón lót. Sau đó trộn đều  0,1 kg suphat kali hoặc clorua kali, 0,2 kg supe lân với đất và phân và tiến hành lấp hố lại.

Nếu sử dụng lại đất trồng chuối cũ, trước hết, bạn hãy đào bỏ sạch gốc cũ, dọn dẹp cỏ dại quanh gốc; sau đó, phải cày ải trong khoảng thời gian quy định để giúp đất tơi xốp trở lại. Có một cách giúp bạn xử lý đất khi cày bừa, đó là bón khoảng 10kg vôi bột/1 sào bắc bộ.

Bước 2:  Tiến hành trồng cây

Giống cây: Giống cây là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng chuối ngự sau cùng. Do đó, bạn nên lưu ý rằng, khi chọn cây giống, hãy chọn những loại cây khỏe, con mập, cao tầm 1m, không sâu bệnh và được cắt sạch rễ. Các giống chuối sau khi mua về cần được xử lý thuốc diệt khuẩn Bordeaux 2% hay Benlat C.

Cách trồng: Để trồng chuối ngự đúng kỹ thuật, bạn chú ý đặt cây con vào hố lấp đất không quá cổ gốc rồi nén chặt lại. Khi trồng, hãy đặt chúng hướng về một phía, tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch sau này. Để cây chống cỏ dại và đạt năng suất cao, tốt nhất nên trồng rau, đậu xen giữa các hàng chuối.

Lưu ý: Mật độ trồng với chuối ngự Đại Hoàng, bạn nên giữ khoảng cách 2×2,5m. Khi tiến hành trồng, bạn đặt bầu cây thấp hơn mặt đất khoảng 10-15cm. Điều này có thể giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Kỹ thuật chăm sóc chuối ngự Đại Hoàng

Tưới nước: Sau khi trồng, chuối ngự cần được cấp nước giữ ẩm ngay lập tức. Chu trình tưới cứ khoảng mỗi ngày một lần cho đến khi bén rễ. Trồng chuối ngự là cả một quá trình đòi hỏi bạn phải luôn sát sao, để ý kĩ càng. Nhớ căn thời gian một tháng để làm cỏ cho cây và tiếp tục lặp lại sau khoảng 1-1,5 tháng nữa. 

Đến thời kỳ sinh trưởng và ra hoa, kết trái, tưới nhiều nước là vấn đề cần được lưu ý. Đảm bảo rằng cây luôn giữ được độ ẩm, chống hạn trong mùa khô và chống úng trong mùa mưa.

Bón phân: Lượng phân cần cho 1 cây trong 1 năm trong khoảng  250 – 500 g supe lân + 150 – 200 g đạm urê + 400 – 540 g sunphat kali. Chia phân làm 2 kỳ để bón. Kỳ đầu là thời gian sau khi trồng chuối, kỳ sau bón trong giai đoạn chuối sinh trưởng tốt và bước vào giai đoạn phân hóa mầm.

Chuối ngự không ưa phân tươi, do đó thời gian đầu chỉ nên bón đạm. Phân đạm pha loãng với nước tưới cho cây hoặc bón nông. Kali và lân nên trộn lẫn với phân chuồng. Ngoài ra, cách dùng bùn sông, bùn ao phơi khô cũng là cách được người trong nghề khuyên dùng để bón cho chuối.

Tỉa mầm: Trong giai đoạn trồng cây, nếu bắt gặp tình trạng quá dày, nên cắt tỉa bớt cây con, còi cọc xung quanh về chỉ giữ lại cây lớn để có thể tập trung được chất dinh dưỡng.

Cắt hoa: Sau này, khi ra hoa, mỗi buồng bạn chỉ nên giữ lại 8-10 nải. Thời điểm thích hợp để cắt hoa chuối là vào tầm trưa. Sau khi cắt, hãy phun một lượt thuốc tiêu nấm và dùng nilon quấn quanh buồng chuối để quả ra đẹp chín mã và ngăn ngừa sâu bệnh. Đặc biệt, cần lưu ý bảo vệ tua râu chuối ngự cho đến khi quả chín.

Phòng trừ sâu bệnh như thế nào?

Các loại sâu bệnh thường gặp khi trồng chuối là bọ nẹt, vòi voi, bọ vẽ và bệnh khảm lá, đốm lá, chùn đọt. Cần sát sao trong quá trình trồng cây để có thể phát hiện và xử lý kịp thời sâu bệnh để giữ cho cây chuối ngự luôn khỏe mạnh. 

Về cách xử lý với sâu gây hại, cần vệ sinh, làm vườn, tìm bắt sâu bằng cách đặt bẫy tại gốc chuối vào buổi tối và sáng sớm ra rũ sâu tiêu diệt. Các loại thuốc tiến cử tốt cho diệt sâu gần gốc là Basudin 5H và Furadan 3G. Ngoài ra, có thể dùng Actara và Padan để tưới thêm vào nách lá, gốc chuối. Thời điểm tưới thích hợp nhất là vào buổi chiều. Nếu cây mắc bệnh đốm lá, bạn hãy cắt lá khô đem đi đốt và phun Boocdo định kỳ theo chỉ định trên bao bì.

Trong trường hợp cây mắc bệnh, cần loại bỏ cây nhiễm bệnh và giữ lại những cây khỏe mạnh. 

Thu hoạch chuối ngự

Mùa vụ chuối ngự diễn ra khá nhanh. Chỉ khoảng 2 tháng tính từ lúc cây ra hoa sẽ cho thu hoạch. Chuối ngự thu hoạch được cần đạt những tiêu chí như: Quả tròn đều, không còn cạnh, vỏ chuối xanh nhạt, thịt quả trắng hồng. Khi cắt buồng, không nên để cuống quá dài mà vẫn phải có độ cong hoàn hảo.

Tuy nhiên, việc thu hoạch sớm hay muộn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và thời gian vận chuyển. Thu hoạch đến độ già 65-75% nếu người dùng ở xa và 85-95 % nếu tiêu dùng tại chỗ. 

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Chuối Ngự Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Chuối ngự Đại Hoàng (gọi tắt là chuối Ngự Nam) phát sinh đầu tiên ở làng Đại Hoàng, xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây là giống chuối quí, khi chín có màu vàng da cam, cuống quả có màu xanh, đầu ruồi nhỏ, có 3 chiếc tua vươn dài cong cong rất đẹp. Vỏ mỏng, thịt vàng, ăn ngọt và thơm. Giống này trước đây được cung tiến lên vua nên còn có tên là chuối Tiến. 1. Chọn đất trồng chuối ngự:

– Đất cao, dễ thoát nước và chủ động tưới tiêu.

– Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, thoáng khíèTạo thuận lợi cho bộ rễ phát triển ngay từ giai đoạn đầu mới trồng. Hạn chế tỷ lệ chết cây con.

– Đất có độ pH = 6-8. Bà con nên xác định độ chua của đất trước khi trồng để có biện pháp cải tạo đất, nếu đất có pH < 6 sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ, rễ phát triển kém, cây còi cọc đặc biệt pH thấp sẽ ảnh hưởng đến hệ VSV trong đất, tuy nhiên nếu bà con không xác định được pH mà cứ bón vôi vào đầu vụ theo kinh nghiệm thì pH có thể có giá trị trên 8, điều này ảnh hưởng đến độ hòa tan của lân.

Vì lân dễ bị kết tủa hay khó tan trong môi trường có pH cao theo nguyên lý:

Từ đó lãng phí lân và còn làm hại đất.

– Loại đất phù hợp với chuối ngự: Đất phù sa, cát pha, thịt nhẹ, không có sét…

2. Chuẩn bị đất trồng chuối ngự

– Lưu ý: trồng chuối theo hàng, cây trên 2 hàng so le nhau, mật độ khoảng cách phù hợp nên thiết kế hàng trồng cùng hướng và phương với ánh sáng mặt trời để bộ lá nhận được ánh sáng nhiều nhất(tương tự như trồng cây khoai lang, khoai tây).

– Mật độ, khoảng cách: Cây cách cây: 2 x 2m(hoặc 1,5x2m), hàng cách hàng 3 x 3m(hoặc 2,5×2,5m). Về nguyên tắc đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào chiều cao cây.

– Trong một năm nên để 1 cây mẹ, một cây con và một mầm để gối vụ sau. Không nên để quá nhiều mầm, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây cũng như năng suất chất lượng quả.

3. Kỹ thuật trồng chuối ngự

– Mùa vụ trồng: Vụ xuân hoặc thu

– Làm đất, bón lót: đất được cày sâu, phơi nắng trước khi bón phân lót. Tiến hành đào hố trồng có kích thước 40x40x40cm. Bón phân lót như sau:

– Bón lót mỗi hố 10 – 15 kg phân chuồng hoai mục, 200g supe lân + 100g suphat kali hoặc clorua kali trộn đều với phân và lớp đất mặt rồi lấp hố lại. Có thể kết hợp phun chế phẩm sinh học VST: hòa theo tỷ lệ 1/500

– Cách trồng: Đặt cây con thẳng đứng, điểm tiếp giáp giữa thân giả và thân thật thấp hơn bề mặt luống từ 3 – 5 cm (không sâu quá 5cm), lèn chặt đất quanh gốc và tưới nước giữ ẩm ngay (trong vòng 2 tuần đầu), dùng rơm rạ, cỏ khô để ủ gốc.

– Chăm sóc:

+ Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm cho cây, mỗi ngày tưới một lần cho đến khi bén rễ (khoảng 2 tuần đầu). Trồng được 1 tháng thì làm cỏ, sau đó cách 1 tháng đến 1,5 tháng lại làm cỏ 1 lần.

+ Bón Phân trong một năm cho một cây(hố trồng): 200-300g Đạm urê + 300-600g Super lân + 400-500g Kali clorua(hoặc sunphát)

Số lượng phân trên chia làm 2 lần bón:

+ Lần 1: Sau khi trồng 20-25 ngày, thời điểm cây hồi xanh, với vườn chuối năm 2 thì bón sau mùa đông cho đến trước khi cây bắt đầu sinh trưởng lại.

+ Lần 2: bón vào thời điểm cây chuẩn bị bước vào thời kỳ phân hoá mầm.

Cách bón: Phân đạm có thể pha loãng tưới cho cây. Lân và kali nên trộn lẫn với phân chuồng. Ngoài ra chuối rất ưa các chất hữu cơ nên có thể dùng bùn ao, bùn sông phơi khô bón cho chuối. Không nên sử dụng phân phân tươi để bón. Phân đạm chỉ bón vào thời gian đầu, nếu bón vào lúc chuối đang ra hoa đậu quả dễ gây nứt vỏ và quả chuối không giữ được màu sắc, phẩm chất nguyên bản. thời điểm chuối ra quả, nuôi quả nên chú ý tới kali.

Trong thời kỳ phát triển thân lá cây cần nhu cầu dinh dưỡng cao nên kết hợp phun hoặc tưới gốc chế phẩm VST để cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây. Sử dụng chế phẩm VST giúp cây chuối tăng sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh đặc biệt làm tăng chất lượng mẫu mã quả, quả ăn ngọt hơn/.

Tỉa mầm: Tùy theo chất đất, kỹ thuật chăm bón mà mỗi hố trồng có thể để từ 1-2 cây con để thay thế cây mẹ (Nếu đã trồng dày thì mỗi gốc chỉ để một cây con thay cây mẹ, nếu trồng thưa thì để 2 cây con trên một gốc, còn lại phải tỉa bớt đi để cây tập trung dinh dưỡng phát triển cho quả).

Khi chuối ra hoa, mỗi buồng chỉ nên để từ 8-10 nải, nên cắt hoa chuối vào buổi trưa, sau đó phun một lượt thuốc trừ nấm và dùng túi nilon bao buồng chuối lại để phòng trừ sâu bệnh, khi chín mã quả đẹp.