Kỹ Thuật Trồng Cam Trên Đất Dốc / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Thành Tỷ Phú Nhờ Trồng Cam Trên Đất Dốc

Quê gốc ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, cùng gia đình lên huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La lập nghiệp từ năm 1963, ban đầu gia đình ông Nguyễn Văn Ngân ở bản Văn Yên, xã Mường Thải đã từng khai hoang trồng ngô, rồi chuyển sang trồng thử nghiệm một số cây như mận hậu, xoài lùn nhưng hiệu quả kinh tế thấp, giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định.

Năm 2011, sau khi về quê và đi thăm quan học hỏi một số nơi thấy trồng cây cam trên đồi dốc cho hiệu quả kinh tế cao, ông Ngân đã quyết định mua vài trăm gốc về trồng thử. Thấy cây cam cũng khá phù hợp ở vùng đất này, nên mỗi năm gia đình ông Ngân lại trồng thêm một ít, đến nay gia đình đã có hơn 2 ha cam đường canh, cam Vinh và bưởi Diễn.

Ông Ngân cho biết, Ông đi sang tận Hòa Bình, Yên Bái để tham học hỏi từ cách tỉa cành đến cách phun thuốc cho cam.

Đất không phụ công người, năm 2014, vườn cam nhà ông Ngân đã cho lứa quả bói đầu tiên nhiều và ngọt, kháng bệnh tốt. Ông Ngân tiếp tục đầu tư công sức chăm sóc đúng cách, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Năm 2015, ông Ngân thu gần 18 tấn cam, với giá bán 30 triệu đồng/ tấn. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu lãi trên dưới 400 triệu đồng.

Từ đó đến nay, vườn cam trở thành cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu chính cho gia đình. Đến năm 2016, hơn 2 héc ta cam đã cho sản lượng gần 30 tấn, trừ chi phí, gia đình ông thu lãi gần 700 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng/ người/ tháng.

Có được thành quả như ngày hôm nay, ông Ngân cũng đã phải trải qua những khó khăn như việc canh tác trên đất có độ dốc khá lớn nên ông đã thiết kế các đường đồng mức, cải tạo đất đá thành đất màu mỡ. Ông Ngân cho rằng, quan trọng nhất trong canh tác cam, quýt là phòng bệnh và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách. Ông thường xuyên thăm vườn, cắt tỉa cành thông thoáng, phát hiện sớm những biểu hiện của sâu bệnh để có cách chữa trị phù hợp.

Để cây phát triển tốt, ông Ngân sử dụng phân bón hợp lý, kết hợp phân hóa học với phân vi sinh, phân chuồng. Khi cây cho quả rộ, ông làm hệ thống giàn đỡ để cành không bị gãy. Được chăm bón đúng cách, cam có vị ngọt đậm, được người tiêu dùng ưu chuộng.

Hàng năm, ông Ngân còn hướng dẫn và phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cho ít nhất 30 lao động trở lên từ việc chọn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái. Đồng thời giúp đỡ về vốn đầu tư và kinh nghiệm sản xuất cho 8 hộ nghèo, hộ khó khăn trong bản.

Chị Đỗ Thị Hoàng ở bản Văn Yên, xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La cho biết: Gia đình chị may mắn được gia đình ông Ngân tạo điều kiện từ phân bón và thuốc để phun. Nhiều khi cam có hiện tượng sâu bệnh thì gia đình chị cũng được ông Ngân trao đổi và hướng dẫn cách phun thuốc như thế nào cho hiệu quả”.

Để có sản phẩm cam an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, tháng 9 năm 2016, ông Ngân đã đứng ra thành lập HTX trồng cây ăn quả có múi với 7 thành viên, diện tích cam được chứng nhận theo tiêu chuẩn Vietgap là 9 héc ta. Ông Ngân được công nhận là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp trung ương giai đoạn 2012-2016./.

Kĩ Thuật Trồng Sắn Trên Đất Dốc

Trong số các giống sắn trên, KM94 là giống đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều địa phương. KM94 có nguồn gốc từ tập đoàn giống nhập nội CIAT/Thái-lan, thân xanh, hơi cong, ngọn tím, không phân nhánh. Năng suất củ tươi đạt 30-40 tấn/ha, tỷ lệ chất khô trong sắn cao 39-40%, hàm lượng tinh bột 29-30%. Sắn KM94 rất dễ trồng, thời gian sinh trưởng trung bình (7-12 tháng sau trồng đã có thể thu hoạch). Một trong những giống sắn có nhiều triển vọng khác đang trong quá trình khảo nghiệm hiện nay là giống KM98-7. Đây là giống sắn đa dụng vừa có thể sử dụng ăn tươi, vừa dùng vào chế biến thành tinh bột. Ưu điểm nổi bật của KM98-7 là tính chịu hạn cao, điều này rất phù hợp với khí hậu tại miền núi phía bắc thường hay rơi vào tình trạng khô hạn kéo dài.

KM98-7 có dạng cây đẹp, cao, mầu nâu, lá nhỏ, thích hợp với đất đồi sỏi đá. Thời gian thu hoạch sắn tương đối ngắn (7-8 tháng sau trồng), nhưng năng suất, chất lượng củ vẫn tương đương KM94…

Kỹ thuật canh tác sắn trên vùng đất dốc

Trồng sắn trên đất dốc nếu không có biện pháp chống xói mòn, đất trồng sắn sẽ trở thành đất trống đồi núi trọc, dẫn đến đất mất khả năng sản xuất, năng suất chất lượng giảm. Trước thực tế này, Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam đã đưa ra một số quy trình kỹ thuật cơ bản khi trồng sắn trên đất dốc như sau:

Khâu đầu tiên, phải thiết kế các băng chống xói mòn như cốt khí, cỏ vetiver, cỏ paspalum, dứa… vì những loại cây này có tác dụng giữ đất rất tốt. Nếu đất dốc dưới 15 độ, khoảng cách giữa các băng cây xanh là 8-10m, đất dốc 15-20 độ, khoảng cách dày hơn từ 4-6m.

Các biện pháp kỹ thuật chủ yếu

Làm đất: ở vùng đất bằng hoặc có độ dốc thấp, cày và lên luống theo đường đồng mức, luống cách luống 1,0m. Thời vụ trồng: Thời gian trồng thích hợp nhất khoảng từ tháng 2 đến 15-3 (miền bắc), từ tháng 4 đến tháng 8 (miền nam). Mật độ: Tùy thuộc vào từng loại đất, đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày, bảo đảm khoảng cách trung bình 1,0 x 0,8 x 1,0m, tức mật độ cây từ 10.000 – 12.500 cây/ha.

Bón phân: Lượng phân bón cho 1 ha khoảng 10-15 tấn phân chuồng, 110-160kg đạm ure, 220-270kg supe lân, 160-250kg kali, 180 kg phân tổng hợp NPK theo tỷ lệ 60kg N, 40kg P2O5, 80kg K2O. Cách bón, bon lót toàn bộ phân chuồng và phân lân. Bón thúc lần 1 (sau trồng 45 ngày) 50% đạm + 50% kali. Bón thúc lần 2 (sau trồng 3 tháng) toàn bộ lượng phân còn lại kết hợp làm cỏ và vun cao.

Một trong những biện pháp khá hiệu quả chống xói mòn cho đất là trồng xen với các cây họ đậu như lạc, đậu xanh, đậu đen, đậu tương. Kỹ thuật trồng xen tốt nhất là trồng xen hai hàng đậu vào giữa hai hàng sắn, khoảng cách sắn vẫn giữ nguyên. Khi sử dụng biện pháp trồng xen, lượng phân bón cho cây xen cần thiết là 70% lân + 20% đạm + 30% kali trong tổng số phân bón cho sắn cộng thêm 300kg vôi bột để diệt trừ sâu, bệnh.

Phương pháp này hiện đã được ứng dụng ở nhiều nơi như Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Tây, Hòa Bình. Kết quả, lượng đất bị xói mòn đã giảm tới 68-96% so với các chân đất không băng chắn. Năng suất tăng cao hơn, cải tạo cơ bản được độ phì nhiêu của đất.

Nguồn: chúng tôi

Quả Ăn Tết: Trồng Cam Vinh Trên Đất Dốc, Lãi Hơn 600 Triệu/Năm

Ông Trịnh Hữu Ngọ, tiểu khu 34, xã Tân Lập trồng 620 gốc cam Vinh từ năm 2013 trên 2ha nương vườn. Cây giống được ông mua từ Học viện Nông nghiệp. Khoảng 3 năm sau vườn cam Vinh bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên được 7 tấn, cho lãi hơn 400 triệu đồng. Nhận thấy giống cam Vinh cho thu nhập cao, nhất là 1 trong loại quả ăn Tết, lại ít chi phí chăm sóc, ông Ngọ đầu tư vốn xây dựng hệ thống tưới nước tự động, để tiện lợi cho việc tưới tiêu và tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Nhờ cách chăm sóc tốt và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, riêng năm 2017 này, vườn cam của gia đình ông Ngọ cho thu hoạch hơn 31 tấn cam Vinh, tăng đột biến so với mọi năm.

Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và chăm sóc bài bản, vườn cam nhà ông Ngọ luôn phát triển tốt và sai trĩu quả

Toàn cảnh 2ha vườn cam Vinh xanh mướt của gia đình ông Ngọ nhìn từ trên cao

Ông Ngọ chia sẻ: Trung bình cứ một gốc cam Vinh cho thu hoạch từ 50 – 60 kg quả. Hàng năm cứ đến mùa thu hoạch cam, thì các thương lái đánh xe tải vào tận vườn nhà tôi thu mua. Từ khi làm vườn cam đến giờ, tôi chưa lần nào phải lo đầu ra cho sản phẩm. Bây giờ, nhiều khách hàng gọi hỏi đặt mua để làm quà biếu Tết nhưng cũng không còn, vì từ đầu tháng 10 nhiều khách quen từ ngoài Hà Nội và các tỉnh khác đã đặt trước. Hiện tại cam Vinh có giá trên thị trường dao động từ 20.000 – 25.000 nghìn đồng/1kg.

Ông Ngọ đang trao đổi kinh nghiệm chăm sóc cây trồng với kỹ thuật viên Viện bảo vệ thực vật Hà Nội tại vườn cam Vinh của gia đình.

Ông Ngọ dùng phân hữu cơ kết hợp với phần chuồng, ủ đậu tương cùng với ngô, phân kali ngâm trong bể với dung tích 25 khối khoảng 6 tháng. Sau đó ông lấy lấy nước ngâm đó bón cho vườn cam Vinh. Ngoài ra ông còn đi thực tế tìm hiểu thêm nhiều kỹ thuật chăm sóc cây trồng tại các nhà vườn như: Bắc Giang, Hưng Yên…để áp dụng vào chính vườn cam Vinh của mình. Nhờ vậy mà 2ha cam Vinh của gia đình ông Ngọ luôn sinh trưởng, phát triển tốt và sai trĩu quả.

Ông Trịnh Hữu Ngọ cho biết, nhờ cách chăm sóc tốt, trung bình cứ một cây cam Vinh cho thu hoạch từ 50 – 60 kg quả.

Cận cảnh những quả cam Vinh vàng tươi sai trĩu quả lủng lẳng tại vườn gia đình ông Ngọ.

Trao đổi với Dân Việt, ông Trịnh Hữu Ngọ cho biết: Từ khi tôi trồng cam Vinh đến giờ, thu nhập của gia đình luôn tấn tới hơn thời điểm trước tôi nuôi lợn, chăm gà. Sau khi trừ chi phí chăm sóc, trung bình mỗi năm gia đình tôi có lãi từ vườn cam Vinh là hơn 600 triệu đồng. Thời gian tới tôi sẽ trồng xen trong vườn canh Vinh thêm cây bưởi da xanh với bưởi Diễn, để nâng cao thu nhập hơn nữa cho gia đình…

Kỹ Thuật Trồng Bưởi Diễn Trên Đất Dốc Theo Tiêu Chuẩn Vietgap

Bưởi diễn là một giống cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng rất cao, được thị trường hết sức ưa chuộng. Một trái bưởi diễn vào dịp giáp tết có giá trị từ 50.000-60.000 đồng/quả. Tuy nhiên muốn đạt giá trị cao như vậy thì quả bưởi diễn phải đạt được các tiêu trí như vị ngọt đậm, mẫu mã đẹp, quả phải sạch bệnh. Chính vì vậy việc canh tác bưởi theo tiêu chuẩn Viet Gap đang được các nhà vườn áp dụng để đem lại giá trị cao nhất cho giống cây ăn quả đặc sản này.

Vườn bưởi diễn đạt chuẩn theo quy trình VietGap

1. Kỹ thuật chọn đất trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap

– Đất trồng cây bưởi diễn có tầng đất dầy từ 1m trở lên, đất trồng có độ tơi xốp, giàu mùn, độ thoát nước cho cây cao, độ dốc 3-8%.

2. Kỹ thuật chọn giống bưởi diễn chuẩn VietGap

– Để chọn cây giống bưởi diễn chuẩn sạch bệnh, cần chọn cây giống có gốc ghép có ít nhất 2 cành cấp 1 và không được nhiều quá 3 cành. Đường kính cành phải đạt cách điểm ghép cây từ 0,5-0,7 cm và cây có bộ lá xanh tốt, không có sâu bệnh hại tấn công.

3. Thời vụ trồng cây bưởi diễn cho hiệu quả cao

– Vụ Xuân: có thể trồng từ tháng 2 đến tháng 3 dương lịch

– Vụ Thu: trồng từ tháng 8 đến tháng 9 dương lịch

4. Chuẩn bị đất trồng cho vườn bưởi diễn

4.1. Phát quang và san bằng khu vườn

– Đối với các vùng cao có độ đất rốc và đất trước đó trồng rừng thì bà con cần tiến hành phát quang toàn bộ khu vườn và loại bỏ toàn bộ bộ rễ cây rừng. Đất trồng bưởi diễn cần đất bằng phẳng để cho việc thiết kế vườn và chăm sóc tốt hơn cần san bằng tạo mặt phẳng tương đối cho vườn trồng.

– Để cho khu đất được tơi xốp, loại bỏ được các loại cỏ dại trên khu đất, bà con có thể cày bừa vừa tạo được bề mặt cho đất bằng phẳng vừa ngăn được sự bốc hơi nước của vườn sau khi phát quang.

4.2. Thiết kế vườn cây trồng bưởi diễn

– Thiết kế vườn trồng tùy thuộc vào diện tích khu vườn và địa hình đất trồng cây mà có các thiết kế vườn khác nhau như: khoảng cách, đường dẫn ống nước, đường giao thông, và thiết kế theo kiểu chia ô cho vườn trồng tiện chăm sóc cây.

5. Kỹ thuật trồng cây bưởi diễn theo tiêu chuẩn VietGap

– Mật độ trồng: khoảng cách hàng x hàng 5 x 5 m, cây x cây 4 x 5 m, tương ứng với mật độ 500-600 cây/ha. Mật độ trồng cây còn tùy thuộc vào sự thiết kế của vườn cây bưởi diễn.

– Kỹ thuật đào hố trồng cây bưởi diễn: Tùy thuộc vào độ dinh dưỡng của đất mà đào hố với các kích thước khác nhau, đào hố có chiều rộng x sâu 0,8 x 1,0 m, nếu đất trồng cam xấu bà con có thể đào hố rộng hơn 1,0 x 1,2 m trên một hố.

– Kỹ thuật bón lót cho hố trồng: Bón mỗi hố trồng 30-50 kg phân chuồng hoai mục + 1kg Super Lân + bón vôi tùy vào độ phân hóa của đất để điều chỉnh lượng bón vôi.

Kỹ thuật trồng bưởi diễn trên đất dốc

+ Trộn đều hỗn hợp các loại phân trên với tầng đất mặt của đất, lấp đất hố lại sao cho đất lấp cao hơn mặt hố 5-7 cm. Dùng cọc cắm giữa tâm hố để làm cột mốc.

+ Việc thực hiện hố trồng phải xong trước khi trồng, đảm bảo khoảng cách trước khi trồng 1 tháng.

– Kỹ thuật trồng cây bưởi diễn: Sau khi thực hiện đủ các bước chuẩn bị đất xong, tiến hành trồng cây con ra vườn. Đà một hố nhỏ ở giữa hố, rộng hơn bầu ươm của cây. Nhẹ nhàng dùng kéo hoặc dùng dao rạch vỏ bầu ươm sao cho bầu không bị vỡ. Đặt bầu ươm xuống đất trồng lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn cổ rễ 2-3 cm nhấn nhẹ đất xung quanh gốc để cho chặt cây không bị đổ ngã. Sau khi trồng xong cần tưới nước ngay cho cây thích ứng được với đất trồng. Dùng rơm dạ hoặc cỏ tủ xung quanh gốc đảm bảo khoảng cách tủ cách gốc 10-15cm để giữ ẩm cho đất trồng và đảm bảo tránh sự sâm nhập của sâu bệnh hại lên bưởi diễn.

6. Kỹ thuật chăm sóc vườn bưởi diễn đúng tiêu chuẩn VietGap

6.1. Tưới nước cho cây bưởi diễn

– Thường xuyên giữ ẩm cho đất trồng trong vòng 3 tháng đầu sau khi trồng để cây bén rễ hoàn toàn và cây được phục hồi.

– Sau thời điểm cây bắt đầu có sự phát triển bổ sung nước tùy thuộc vào thời tiết và độ giữ ẩm của đất trồng mà có chế độ cung cấp nước phù hợp cho cây bưởi diễn. Vào mùa hanh khô, nắng nóng cần thường xuyên tưới nước cho cây, để cây có đủ lượng nước cung cấp cho cây trồng. Vào mùa mưa nhiều cần có biện pháp thoát nước tốt cho cây để tránh ngập úng cho cây trồng.

– Thời kỳ kinh doanh cần cung cấp đủ lượng nước cho cây, trước khi thu hoạch bưởi 1 tháng ngưng tưới nước cho cây.

6.2 Bón phân cho cây bưởi diễn

– Lượng bón phân cho cây 3 năm đầu

– Các đợt bón trong năm:

+ Đợt 1 (bón tháng 2): Bón 100% phân hữu cơ + 40% phân kali + 40% phân đạm

+ Đợt 2 (bón tháng 5): Bón 30% đạm + 30% kali

+ Đợt 3 (bón tháng 8): 30% đạm + 30% kali

+ Đợt 4 (bón tháng 11): 100% lân + 100% vôi

– Lượng bón phân cho cây thời kỳ cây ra hoa đậu quả:

– Thời vụ bón: Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón trong năm.

+ Lần 1: Bón thúc hoa: (tháng 2): 40% đạm urê + 30% kaliclorua

+ Lần 2: Bón thúc quả: (tháng 4 – 5): 20% đạm urê + 30% kaliclorua

+ Lần 3: Bón sau thu hoạch: (tháng 11 – 12): 100% phân hữu cơ + 100% phân lân + 40% đạm urê, 40% kaliclorua.

– Cách bón: Đào rãnh xung quanh hình chiếu của tán lá sâu 20 – 30 cm, rộng 25 – 35 cm rải đều các loại phân trong rãnh theo đúng lượng và lấp đất.

Bón phân cho cây bưởi diễn đạt năng suất

7. Kỹ thuật cắt tỉa cành, tạo tán cho cây

– Việc cắt tỉa cành tạo tán cho cây bưởi diễn thực hiện liên tục hàng năm trên cây, để tạo tán cho cây theo hình bán cầu cần thực hiện như sau:

+ Tạo cành cấp 1: Khi cây đạt chiều cao 50-70cm, tiến hành cắt tỉa cành cấp 1. Bấm ngọn và tỉa bớt các cành cấp 1 cho thông thoáng, chỉ để 3-4 cành cấp 1 khỏe, ít sâu bệnh, có khoảng cách phân bố đều theo các hướng.

+ Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài khoảng 25-30 cm, tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 2, chỉ để 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý.

+ Tạo cành cấp 3: Tạo cành cấp 3 phân bố đồng đều xung quanh cây. Cành cấp 3 là cành mang quả trên cây sau này.

– Cắt tỉa cành tạo tán cho cây thời kỳ cây mang quả: Thời điểm cắt tỉa cành được chia làm 3 đợt là cắt tỉa cành thời kỳ sau thu hoạch, cắt tỉa cành thời kỳ vụ xuân và cắt tỉa cành thời kỳ vụ hè.

8. Biện pháp xử lý cho cây ra hoa trên cây bưởi

– Biện pháp xử lý cây ra hoa đúng thời vụ và giúp hoa đậu quả cho năng suất, chất lượng quả.

9. Kỹ thuật bao quả thành phẩm cho cây

– Sử dụng túi bao quả chuyên dùng cho Bưởi kích thước để bao quả Các quả trên cao dùng cần bao quả chuyên dùng trên cao. Việc bao quả cần phải thực hiện đúng kỹ thuật vì đây là công việc rất cần thiết để tăng năng suất chất lượng, thương hiệu và mẫu mã sản phẩm.

Vườn bưởi diễn đạt chuẩn theo quy trình VietGap

10. Phương pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây bưởi

– Một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh thường gặp trên cây bưởi để cho cây có năng suất và chất lượng quả tốt nhất

11. Thu hoạch và bảo quản bưởi diễn

– Thu hoạch quả chọn thời điểm nắng ráo, thu hoạch quả vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để quả không bị héo ngay khi hái xuống.

– Thu hoạch quả khi vỏ quả bắt đẩu chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Sử dụng kéo cắt chuyên dụng để cắt quả xuống, và lau sạch quả, phân loại, cho vào thùng hoặc sọt tre có lót giấy hoặc xốp, để nơi thoáng mát và đem đi tiêu thụ.

Nguồn: Admin tổng hợp – LP

Fe = 13 %; pH = 4 – 6,5 (nồng độ 1%); Bột mịn khô, màu hơi vàng nâu; tan nhanh trong nước, cây dễ hấp thụ hiệu quả tức thì.

Fe-EDDHA-6 là loại sắt chelate cao cấp nhất, ổn định ở các cấp độ pH cao là 11,0 sử dụng phù hợp với tất cả các loại cây trồng trên mọi vùng đất (kể cả đất kiềm), sử dụng trộn được với rất nhiều các loại phân bón khác nhau…

Thời kỳ bưởi da xanh gặp nhiều đối tượng gây hại như: nhện đỏ, bọ xít, bệnh thán thư

Bưởi diễn là loại trái cây có vị ngọt đậm đà, cùi mỏng, múi bưởi có tôm vàng óng, hạt bên trong xe nhỏ, khi ăn xong sẽ có vị ngọt lưu lại ở đầu lưỡi.

Bưởi Phúc Kiến có vẻ ngoài màu đỏ bắt mắt đi đôi cùng hương vị thơm ngon, tuy mới chỉ nhập khẩu vào Việt Nam vài năm trở lại đây, nhưng hiện nay đang trở thành loại quả cây được săn đón số 1 tại thị trường hoa quả.