Hoa Ưu Đàm Là Gì? Ý Nghĩa Của Loài Hoa Đặc Biệt Này

Theo Kinh điển Phật giáo, Ưu đàm bà la là một loại cây thiêng, 3000 năm mới nở hoa một lần. Người ta tin rằng mỗi khi hoa ưu đàm nở thì sẽ mang lại điềm lành.

Hoa ưu đàm mang ý nghĩa gì?

Hoa ưu đàm thường gắn liền với kinh Phật. Theo Phật giáo, hoa ưu đàm khi xuất hiện là biểu tượng của những điềm lành, là báo hiệu của Pháp Luân Thánh Vương. Có nghĩa là Di Lạc xuất hiện trên nhân gian.

Truyền thuyết kể rằng hoa ưu đàm mọc trong hư không, màu trắng tinh và “không nhiễm bụi trần”.

Hình dáng bên ngoài của hoa ưu đàm (nguồn Internet)

Trong từ điển Phật học Hán Việt, hoa có tên tiếng Phạn là Udumbara, tiếng Trung gọi là Ô – đàm, gọi đầy đủ là Ưu đàm bát la, Ô đàm bạt la, Ô đàm bát la, Uất đàm, Ưu đàm bát hoa, gọi tắt là Hoa Ưu đàm.

Rất nhiều quốc gia được cho rằng đã thấy hoa ưu đàm xuất hiện như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Pháp, Thái Lan, Singapore… và cả Việt Nam. Người ta nói rằng, với hoa ưu đàm thì “ai có duyên mới gặp”.

Những điều thú vị về hoa ưu đàm

Vì được mệnh danh là loài hoa 3000 năm mới nở hoa một lần nên hoa ưu đàm thu hút nhiều sự quan tâm và chú ý của hầu hết mọi người khi nở hoa. Người nào may mắn được nhìn thấy hoa nở sẽ gặp nhiều điềm lành trong cuộc sống.

Hoa ưu đàm thực chất chỉ là nấm nhầy? (Nguồn Internet)

Dù mọc ở đâu, loài hoa này cũng đều thu hút sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên trước những hiện tượng như vậy, Giáo sư Tiến sĩ khoa học Trịnh Tam Kiệt ở Phòng Công nghệ và giống gốc nấm, Viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học lại cho rằng thứ hoa được cho là hoa ưu đàm thực chất chỉ là… nấm nhầy. Hoa ưu đàm chỉ là một sinh vật bậc thấp, chưa có cấu trúc mô, đến thời kỳ sinh sản, cây sẽ tạo ra các thể sinh sản mang bào tử, gặp điều kiện thích hợp, cây sẽ nở hoa.

Giáo sự Kiệt lý giải, sở dĩ người ta thường thần thánh hóa loài nấm này là vì sự xuất hiện của chúng cũng thực sự đặc biệt. Chúng thường xuất hiện ở các bức tượng phật làm bằng đồng, đá hoặc các thanh thép, lá cây. Tuy nhiên, hoa ưu đàm chỉ xuất hiện ở môi trường sinh thái tốt, điều kiện thích hợp.

Hoa ưu đàm xuất hiện lần đầu vào năm 1997 tại Hàn Quốc, trên bức tượng Phật Như Lai của một ngôi chùa Phật giáo ở Kyungki-Do được làm từ vàng và đồng. Người ta nhìn thấy có 24 bông hoa như mô tả mọc trên ngực của tượng. Vì sự xuất hiện kỳ lạ đó nên rất đông người đã đổ xô đến xem sự xuất hiện của chúng. Sau đó, hoa ưu đàm dần xuất hiện ở nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Bắc California, New York và Texas.

Trong Phật giáo hoa ưu đàm đại diện cho điềm lành (Nguồn Internet)

Đại sư Pháp Trí – chùa Tử Đàm – Thừa Thiên – Huế cho biết ông rất ngạc nhiên khi nghe về thông tin có nhiều người nhìn thấy hoa ưu đàm. Theo ông, chưa ai nhìn thấy được hình dạng thật của hoa như thế nào. Những người theo Phật học xem loài hoa này như là hoa Cát Tường – biểu trưng cho sự tốt lành và thay đổi của đất trời.

Cách nhận biết hoa ưu đàm

Là loài hoa lưỡng tính, có kích thước rất bé và mọc lõm sâu bên trong đài hoa nên ưu đàm thường bị nhầm lẫn là loài cây không hoa. Loài hoa có hình dạng như một chiếc chuông nhỏ với màu trắng tinh khiết, thân mảnh nhỏ và trong suốt, những cánh hoa cũng nhỏ li ti, phải nhìn thật kỹ mới quan sát được. Không chỉ gây chú ý với vẻ ngoài mong manh, hoa ưu đàm khi nở tỏa ra một mùi hương rất thơm. Hoa xếp như nắm tay hoặc như ngón tay cái, thành chùm hơn chục đóa, ăn được nhưng vị không ngon.

Hoa ưu đàm được phóng to bằng kính hiển vi (Nguồn Internet)

Ở Việt Nam, loài hoa được cho là hoa ưu đàm xuất hiện lần đầu vào ngày 03/05/2012 tại Hải Phòng. Sau đó hoa dần xuất hiện ở nhiều nơi như Phú Yên, Quảng Nam, Nam Định, Thái Nguyên, TP.HCM.

Tóm lại, dù chưa thể khẳng định hay phản bác lại những ý kiến số đông nhưng những người “vô tình” phát hiện ra hoa ưu đàm cũng tỏ ra rất vui vẻ, hy vọng điều lành đến với bản thân. Hãy truy cập website VOH để tìm hiểu thông tin về các loài hoa khác.

Kỹ Thuật Trồng Dâu Nuôi Tằm Truyền Thống Có Gì Đặc Biệt?

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

Mồ hôi mà đổ xuống vườn

Dâu xanh lúa tốt vấn vương tơ tằm.

Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

Đều là những câu ca dao, câu thơ thể hiện sự vất vả của những người nông dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm. Lúa tốt dâu xanh không phải tự nhiên mà có được, chúng đều được đổi bởi mồ hôi của những con người yêu lao động, yêu ruộng đồng, yêu cái nghề mà cha ông truyền lại cho mình. Làm gì có nghề nào vất vả hơn nghề nào, chỉ có người làm nghề cùng nhau mới thấu được nỗi lòng của nhau. Cả đời người song hành, gắn bó thử hỏi có ai không dùng lòng, dùng tâm.

Đơn cử đó là nghề trồng dâu nuôi tằm truyền thống. Nỗi nhọc nhằn, buồn vui của nông dân gắn liền với những giai đoạn thăng trầm, thịnh suy của cái nghề “ăn cơm đứng” này. Dẫu vậy, họ vẫn luôn nỗ lực để nghề truyền thống không bị mai một mà ngày càng phát triển. Gìn giữ và lan tỏa các giá trị tinh hoa văn hóa đến với thế hệ trẻ và bạn bè năm châu.

Kỹ Thuật Trồng Dâu

Bắt đầu trồng cây dâu ở năm thứ nhất, bước đầu phải chọn được giống dâu trồng. Dâu là cây trồng lâu năm, do vậy việc chọn giống trước khi trồng sao cho phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng khí hậu và tập quán thâm canh của từng vùng để cây có thể sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao.

Cho đến hiện tại có rất nhiều giống dâu đang được trồng. Nhìn chung, ta có thể phân thành 4 nhóm dâu chính sau:

– Nhóm giống dâu địa phương: Chúng có ưu điểm là khả năng sinh trưởng khoẻ tại vùng khó khăn, đất nghèo dinh dưỡng cùng với khả năng chống chịu sâu bệnh trong điều kiện ngoại cảnh bất lợi khá tốt, nhưng năng suất lá thấp, lá nhỏ, mỏng, có nhiều hoa quả.

– Nhóm giống dâu tam bội thể trồng bằng hom: Ưu điểm của nhóm này là lá to, dày, sinh trưởng khoẻ. Năng suất lá lớn hơn 35 tấn/ha/năm với chất lượng lá tôt (Hàm lượng Protein trong lá đạt 21 – 22%). Nhược điểm là do nhân giống bằng hom nên khả năng chống chịu sâu bệnh kém, nếu trồng trong điều kiện ngoại cảnh bất lợi như chịu hạn, úng thì sẽ khó có thể mở rộng diện tích trồng do rủi ro khá cao. Nhóm giống này phù hợp với đất bãi ven sông ở vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc.

– Nhóm giống dâu lai F1 trồng bằng hạt: Giống có ưu điểm là thời vụ trồng quanh năm, hệ số nhân giống cao (1kg hạt có thể trồng 4 – 5 ha), thích ứng được với nhiều vùng sinh thái khác nhau (đất bãi ven sông, ven biển, đất đồi…), thời gian thu hoạch dài hơn so với trồng hom và có khả năng chống chịu sâu bệnh khá tốt. Lá to, dày, mềm và bóng, cho năng suất khoảng 35 – 40 tấn/ ha/ năm, chất lượng lá tốt (Protein trong lá 22-23%). Nhược điểm là do nhân giống bằng hạt nên phải qua giai đoạn trong vườn ươm từ 50 – 60 ngày. Nhóm giống dâu này thích hợp trồng ở vùng đất bãi ven sông, ven biển, đất đồi các tỉnh phía Bắc và miền Trung.

– Nhóm giống dâu nhập nội: Nhìn chung chúng là các giống dâu nhập từ Trung Quốc có khả năng sinh trưởng khoẻ, lá to, năng suất lá khá khoảng 35 tấn/ha/năm. Nhược điểm là giống không thuần, phân ly nhiều. Một số giống lá mỏng, nháp, dễ nhiễm bệnh bạc thau, rỉ sắt cao hoặc là nảy mầm vụ xuân rất muộn.

Hình ảnh: Giống dâu TBL-03

– Chọn vị trí đất: Tùy theo giống cây đã chọn là gì để từ đó chọn loại đất phù hợp. Tuy nhiên đất trồng dâu phải đảm bảo thoát nước, không bị ngập úng lâu ngày. Tuyệt đối không nên trồng dâu ở gần khu vực có các ống khói nhà máy, hóa chất độc. Nếu có thể thì nên quy hoạch vùng trồng riêng. Tránh trồng xen kẽ với các loại cây trồng khác như lúa, rau màu, thuốc lá…, vì khi sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu cho các cây trồng đó sẽ ảnh hưởng đến lá dâu nuôi tằm, ảnh hưởng đến con tằm sau này.

– Thiết kế ruộng dâu: Dâu là cây lâu năm, sau 15 – 20 năm mới cần phải trồng lại. Do đó phải tính toán thiết kế ruộng dâu để thuận tiện cho việc chăm sóc như bón phân, tưới tiêu và thu hoạch. Trước khi trồng dâu, phải tiến hành điều tra xác định một số yếu tố về đất, nguồn nước tưới, tiêu để xác định các loại vật tư, phân bón chi phí cần đầu tư.

– Cày bừa: đất cho trồng dâu phải được cày, bừa với độ sâu 20-25cm trước khi trồng từ 1-2 tháng để đất phong hoá hết. Bừa kỹ cho đất nhỏ và thoáng khí.

– Đào rạch: Đối với các giống cây khác nhau thì kích thước rạch (hố) cũng khác nhau. Nếu trồng dâu bằng cây con gieo từ hạt: rạch đào sâu 30 cm, rộng 30 cm. Còn trồng dâu bằng hom thì rạch đào sâu 40 cm, rộng 40 cm.

– Phân bón: đối với dâu mới trồng cần phải bón phân trước khi trồng. Phân hữu cơ 25 – 30 tấn/ha, phân vô cơ: lân 800 kg, kali 270 kg/ha. Bắt đầu rải từ phân hữu cơ tiếp đến phân lân và kali, sau đó lấp đất trở lại rãnh, lớp đất trên mặt khi nãy đào lên cho xuống trước còn lớp đất phía dưới cho xuống sau.

Tùy thuộc vào loại đất, giống cây trồng, phương thức canh tác và điều kiện đầu tư mà xác định mật độ trồng hợp lý. Thông thường trồng hàng cách hàng 1,2 – 1,5m, cây cách cây 0,2 – 0,3 m (khoảng 4- 5 vạn cây/ha).

Hình ảnh: Làm đất và mật độ trồng dâu

Tưới nước, thoát nước

– Tưới nước: Đối với cây con và cây trồng bằng hom sau khi trồng xong phải tưới nước cho chặt gốc, giữ đủ ẩm cho cây để phục hồi bộ rễ (với dâu trồng cây con) và ra rễ nhanh (với trồng hom).

– Thoát nước: Sau khi trồng nếu gặp ngập úng phải thoát nước kịp thời. Nếu để ruộng dâu ngập nước kéo dài cây dâu sẽ bị vàng và héo lá rồi chết.

Trồng dặm: Sau 10 – 15 ngày với trồng dâu cây, 25 – 30 ngày với trồng hom, dâu sẽ nảy mầm. Cần kiểm tra và trồng dặm thêm vào những chỗ cây bị chết, khuyết để đảm bảo mật độ.

Làm cỏ: Ruộng dâu mới trồng, cây sinh trưởng chậm, đất có nhiều chất dinh dưỡng là điều kiện thuận lợi cho cỏ dại phát triển nhanh, tranh dành ánh sáng, thức ăn với cây dâu. Cỏ dại còn là nơi trú ngụ, phát sinh các loại sâu bệnh, vì vậy cần chú ý dọn cỏ kịp thời kết hợp làm cỏ và xới đất để giữ ẩm, tạo thông thoáng để cây sinh trưởng phát triển tốt.

Bón phân: Khi cây đã nảy mầm, phát triển mầm dâu cao khoảng 25 – 30cm tiến hành bón thúc cho cây dâu. Lượng bón: 50 – 60kg ure/ha với độ sâu 10cm và cách gốc dâu 10 – 15cm.

Nhiều loại sâu bệnh phá hoại như: dế, sâu róm, sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xám, rệp, xén tóc,… và một số bệnh do nấm, vi khuẩn phá hoại nguy hiểm cho cây. Vì vậy cần thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm để phòng trừ kịp thời.

Đối với ruộng dâu mới, sau khi trồng 4 – 5 tháng với dâu trồng cây hoặc 6 – 7 tháng với dâu trồng hom là có thể thu hoạch lá cho tằm ăn. Tuy nhiên, việc khai thác lá ở ruộng dâu mới trồng phải dựa theo nguyên tắc: “Khai thác là phụ, bồi dưỡng cây là chính” khi cây dâu sinh trưởng đạt chiều cao 1 mét trở lên có thể khai thác từ 30 – 40 % lượng lá có trên cây. Tuyệt đối không khai thác lá khi cây còn nhỏ.

Hình ảnh: Thu hoạch lá dâu

Kỹ Thuật Nuôi Tằm

Nuôi tằm là khâu quan trọng nhất trong tất cả các công đoạn. Nó cho ra sản phẩm trực tiếp cho người nông dân bán kén và là nguyên liệu đầu vào của nghề ươm tơ, dệt lụa.

Vòng đời của tằm là một quá trình khép kín xoay vòng từ giao phối rồi đẻ trứng, sau từ 10 – 12 ngày trứng nở, tằm phát triển thành tằm tuổi 1, 2, 3, 4, 5. Sau khi đủ lớn tằm làm kén hóa nhộng, sau 10 – 12 ngày thì vũ hóa, sau đó tằm trưởng thành tiếp tục giao phối và tiếp tục lặp lại vòng đời. Hiểu rõ vòng đời của tằm thì việc nuôi tằm sẽ được đảm bảo tốt hơn.

Hình ảnh: Vòng đời của tằm

Trứng tằm sau khi đẻ thường từ 9 – 11 ngày là nở. Nếu khâu ấp trứng không được đảm bảo thì trứng nở không đồng đều, thể chất tằm yếu, khó nuôi.

Nhiệt độ ấp trứng lý tưởng 25 – 26 độ. Khi thời tiết lạnh cần bảo quản tủ ấp trứng ở phòng ấm, mùa hè để nơi mát mẻ để có nhiệt độ thích hợp cho trứng phát dục. Cao quá 30 độ sẽ có nhiều trứng chết, thấp dưới 18 độ tằm sẽ nở lai rai nhiều ngày.

Ẩm độ thích hợp 80 – 85%, nếu quá khô trứng sẽ nở kém và nhiệt độ cao trứng chết phôi nhiều, tổng nở chỉ khoảng 10%.

Ánh sáng giai đoạn đầu cần 10 – 14 giờ chiếu sáng/ngày, ngày trứng ghim cần tối hoàn toàn để trứng nở đều. Khi trứng ghim cần phải dùng vải đen, giấy báo gói kín lại. Đến hôm sau mở kích thích ánh sáng trứng sẽ tự nở đều, tập trung.

Thời gian băng tằm: Khi tằm nở hết thì băng, nếu để muộn quá tằm sẽ đói, sớm quá một số trứng chưa kịp nở. Vậy nên thời gian cho mùa hè thường từ 7 – 8 giờ, mùa đông muộn hơn từ 9 -10 giờ. Trứng nở tập trung 1 ngày là trứng khoẻ.

Nuôi tằm con tuổi 1 – 2 – 3 có ý nghĩa rất lớn đến kết quả nuôi tằm lớn tuổi 4 – 5. Tằm con do khả năng chống chịu kém và sinh lý khác tằm lớn nên cần được chăm sóc đặc biệt và chu đáo hơn.

Tằm con thường nuôi trong các miếng ni lông (mô tằm được đậy một lớp ni lông mỏng) để giữ ẩm, đảm bảo chô dâu tươi lâu. Vì vậy, một ngày đêm cho ăn 4 bữa (6 giờ/lần). Nếu nuôi không đậy ni lông thì cần cho ăn 6 – 7 bữa.

Thay phân san tằm: Tuổi 1 thay một lần trước khi tằm ướm ngủ. Tuổi 2 thay 2 lần vào đầu và cuối tuổi. Tuổi 3 thay 3 lần vào đầu, giữa và cuối tuổi. Mỗi lần thay phân phải nhớ san đều tằm để tằm ở rộng, thoáng. Xử lý khi tằm ngủ rất quan trọng, nó đảm bảo tằm ăn, ngủ tốt đúng theo độ tuổi thì tằm sẽ dễ nuôi, chín đều, ít bệnh tật.

Tằm lớn tuổi 4 – 5 sẽ ăn nhiều hơn (tằm tuổi 4 ăn 15%, tuổi 5 ăn 80% lượng dâu của cả lứa). Thời kỳ này, sức đề kháng của tằm yếu, dễ bị bệnh. Chính vì thế cần bố trí độ thông thoáng tốt, tránh gió lùa và ánh sáng quá gay gắt. Tránh sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.

Tằm tuổi 4 cần ăn lá dâu bánh tẻ, màu xanh đậm. Tằm tuổi 5 ăn lá dâu nhiều chất xơ hơn nhưng tránh cho ăn lá dâu già, vàng, bẩn, lá bị sâu bệnh hay có tổ sâu. Mỗi ngày cho ăn 4 – 5 bữa, ở tuổi 4 thái đôi lá dâu, tằm tuổi 5 có thể ăn cả lá hoặc cả cuống.

Hình ảnh: Cho tằm ăn

Từ tuổi 4 trở đi mỗi ngày thay phân một lần vào buổi sáng, kết hợp thay phân với san đều tằm.

Tằm lớn chỉ ngủ 1 lần ngủ cuối tuổi 4, dậy đầu tuổi 5. Thời gian ngủ dài hơn tằm con khoảng 5 tiếng. Khi tằm ngủ cần yên tĩnh, khô ráo. Khi tằm dậy, rắc thuốc phòng bệnh.

Tằm tuổi lớn thường hay bị bệnh vôi (vụ xuân), bệnh bủng, bệnh trong (vụ hè) và nhặng hại tằm. Để phòng bệnh cho tằm nên sử dụng một số thuốc như KS4 do Trung tâm NC Dâu tằm tơ TW sản xuất hoặc Lục mê tố, Hồng mê tố của Trung Quốc phun vào lá dâu cho tằm ăn.

Ở tuổi 5, sau 6 – 8 ngày ăn dâu thì tằm chín. Giống đa hệ chín vào 6 – 7 giờ sáng, lưỡng hệ chín vào buổi trưa. Có thể dùng thuốc để kích thích tằm chín đều. Thuốc gồm 1 ống phun đều cho 5kg lá dâu cho 8 – 10 nong tằm (vụ hè) và 6 – 8 nong (vụ xuân, thu), cho ăn vào 18 giờ và 22 giờ đêm hôm trước để sáng hôm sau tằm chín đều.

Bắt tằm chín kịp thời và cho lên né. Khi lên né, tằm cần nhiệt độ 30 – 32 độ, ẩm độ 60% để tằm nhả tơ đều. Tốt nhất là phải đốt lò tăng nhiệt trong 2 đêm đầu tiên khi tằm vào tổ để tăng tỷ lệ lên tơ.

Tằm chín 4 – 5 ngày thì hoá nhộng, lúc này gỡ kén ra là vừa, kén gỡ xong được giàn đều lên nong, phân loại kén tốt, xấu.

Lan Hài Gấm Có Gì Đặc Biệt?

Hoa lan nói chung được coi là đỉnh cao của vẻ đẹp tự nhiên, hiếm có. Thể hiện sự trang nhã và đẳng cấp riêng được mọi người trên thế giới công nhận. Trong khi đó, lan hài gấm lại thể hiện một vẻ đẹp kiêu sa không thể sánh bởi sự quý hiếm của nó.

Lan hài gấm là gì?

Lan hài gấm ở Việt Nam thường được gọi bằng những cái tên khác như lan hài đốm, vạn điểm hài…. Thuộc bộ phong lan, nhóm lan đất. Loại này rất quý hiếm nên rất khó phát hiện và tìm ra. Với hoa toa, màu sắc sặc sỡ, đặc biệt là có kiểu dáng hoa rất lạ và cuốn hút.

Được thị trường nước ngoài ưa chuộng, nhất là Anh, hoa lan được coi là biểu tượng của sự sang trọng bởi loài hoa này rất hiếm chỉ những người giàu có mới đủ khả năng thưởng thức. Trong khi đó, đối với Nhật Bản lan lại biểu trưng cho sự giàu có và viên mãn.

Đặc điểm ở hoa:

Hoa trải to sải dài hai bên màu xanh bóng chấm đốm, phía dưới cánh màu hung đỏ, cụm hoa cao từ 5-7 cm, mỗi cành từ 1 đến 3 hoa. Màu sắc thật và tươi mới, có những bông cực đại đường kính lên tới 7cm với màu vàng óm đốm đỏ đầy huyền bí.

Lan hài gấm không có thân, lá thường xanh có đốm trắng điểm xuyến, thường lan hài gấm nở rộ vào tháng 3, 4 và được mọi người nhân giống bằng hạt. Hoa của nó có cánh môi biến đổi thành chiếc túi trông giống những chiếc hài của người xưa.

Cấu tạo hoa:hai cánh đài bên, một cánh đài trên, một cánh đài dưới, và cánh môi biến đổi thành chiếc túi.

Loại lan hài gấm này được mọi người tìm thấy trong rừng sâu, rừng nguyên sinh rậm nhiệt đới. Mọc ở các vách núi đá vôi dựng đứng có độ cao từ 800-1550m, hay được phát hiện trong các khe nứt hay hốc đá ẩm, ít đất ở các vách dựng đứng gần đỉnh núi.

Đặc điểm sinh trưởng:

Lan hài gấm là loại sinh trưởng chậm, mọc ở vach núi cao. Tuy vậy, hài gấm lại nở rộ vào mùa xuân, thời gian hoa nở kéo dài, lâu tàn với nhiều màu sắc.

Hệ thống rễ mảnh và nhạy cảm, với hệ thống lông hút bao quanh rễ, hệ thống lông hút này có nhiệm vụ hút nước, chất dinh dưỡng và trao đổi oxy. Lưu ý, lan hài gấm cần độ ẩm chứ không thể ngập trong nước, dễ bị úng.

Thân hài lan gấm rất nhỏ mà người ta thường nói lan hài gấm không thân, chính vì thế mà nước và chất dinh dưỡng ở thân rất ít mà tập trung ở lá. Lá lan hài là bộ đẹp, nhiều loại như:

Có loại mặt dưới lá có chấm tím mặt trên lá có vân như: Hài Hồng ( paph Delenatii ), hài Ráp ( Paph Malipoense ). Loại lá xanh cả mặt dưới và mặt trên của lá như: Hài hằng ( Paph hangianum ).

Đặc biệt mặt dưới hài gấm có nhiều lỗ khổng nên khi bón phân phun lá nên phun mặt dưới để đạt hiệu quả cao hơn. Và đặc biệt hơn, khi gặp nhiệt độ ngoài trời quá nóng, quá cao, các lỗ khổng này sẽ khép lại tránh mất nước và bay hơi để đảm bảo độ ẩm cho cây sinh trưởng.

Cách chăm sóc và trồng lan hài gấm

Độ ẩm: Lan hài gấm cần có đủ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp cho phát triển và sinh trưởng. Nước của cây thường được dự trữ trong lá nên cần duy trì độ ẩm và tưới nước thường xuyên ở mức 60%. Một tuần nên tưới từ 1 đến 2 lần vào sáng sớm là tốt nhất. Vào mùa khô, không nhất thiết tưới trực tiếp mà nên tưới dưới sàn nhà để nước bốc hơi duy trì độ ẩm hoặc đặt chậu lên trên khay nước có đặt đá sỏi cách mặt nước. Ánh sáng: Vì loại lan hài gấm thường mọc sâu dưới tán rừng lá rộng nên bản chất của nó không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp. Nên cần che chắn bằng rèm để ánh sáng mặt trời yếu đi không chiếu trực tiếp dễ làm cháy lá. Bón phân: Trong giai đoạn phát triển thì cần thúc Nito. Khi cây đã phát triển hoàn toàn thì thúc phân 10-20-10 để kích hoa. Không nên tưới phân quá nhiều mà chỉ từ 1 đến 2 lần/tháng Lên chậu: Lan hài gấm phù hợp nhất trồng trong chậu đất xét, một chậu nên dâm từ 2-3 cây con. Giá thể nên trộn vỏ thông, dương xỉ, đá thô, cát. Không nên trộn giá thể quá dày không thể thoát khí, có thể trộn than cục.

Kinh Nghiệm Của Người Trồng Cam Giỏi

Kinh nghiệm của người trồng cam giỏi

Thứ tư – 09/10/2023 12:13

Đồng chí Đặng Tịnh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thương Lộc, huyện Can Lộc cho biết, thôn Anh Hùng xã Thượng Lộc có 143 hộ, trong đó có 120 hộ trồng cam. Diện tích và số gốc cam đã cho thu hoạch của gia đình bà Phan Thị Hiền không nhiều bằng một số gia đình khác trong thôn (hiện gia đình bà có hơn 2,5 ha diện tích đất trồng cam, trong đó có gần 450 gốc cam đã cho thu hoạch), nhưng bằng biện pháp thâm canh và kỹ thuật chăm sóc, cam của bà Hiền rất sai quả, chất lượng đảm bảo, nên số lượng và giá bán cao hơn, cho thu nhập cao hơn. Hiện nay cam của gia đình bà là một trong những hộ hàng đầu của xã về sản lượng và thu nhập.

Trao đổi với chúng tôi, bà Hiền cho biết, trồng cam thì dễ, nhưng để cam cho nhiều quả và độ ngọt cao thì khó, vì nó là cây “khó tính”. Đòi hỏi người trồng cam phải biết kỹ thuật chăm sóc, bón phân bón đúng liều lượng, đủ chất, không thừa, không thiếu kể cả nước tưới, bón đúng thời điểm và phải biết cách phòng trừ dịch bệnh phù hợp. Gia đình bà sử dụng phân vi sinh, mua chế phẩm sinh học về ủ phân chuồng hoai mục để bón; sử dụng các loại thuốc sinh học, đảm bảo quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGap nên đảm bảo an toàn. Đặc biệt là cây giống đóng yếu tố rất quan trọng. Cam cho sai quả, độ ngọt như thế nào và có bị xốp hay không, phần lớn là do cây giống quyết định. Bà cho biết, nguồn gốc cây giống vườn cam của gia đình từ cây giống của Dự án 327, cách đây hơn 11 năm. Lúc đó gia đình bà trồng khá nhiều cây, nhưng chỉ có một cây cho nhiều quả và độ ngọt cao, thế là gia đình bà chiết cành, nhân ra dần. Gia đình bà áp dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt, vừa tiết kiệm nước, vừa đảm bảo đủ độ ẩm, cây không bị thừa nước, ảnh hưởng đến chất lượng cam; kỹ thuật làm cho cây “tức” để cho nhiều quả, bằng cách tiện xung quanh thân cây, vào tháng 11 âm); chú trọng xử lý nấm, chống vi khuẩn nhiễm vào. Đồng thời treo long não xua đuổi côn trùng, đơm ruồi…. Đối với cây bị sâu bệnh, trường hợp không xử lý được phải bỏ tận gốc. Thường xuyên theo dõi thời tiết, những lúc dự đoán có sương muối (thường vào tháng 10-11 âm lịch) phải dậy phun nước lã từ 2-3 giờ sáng, nếu không quả sẽ bị rụng. Phun nhiều nước quá cũng không được. Bằng việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật, cam của gia đình bà Hiền năm nào cũng sai quả, có cây thu được 200 kg/vụ, dịp tết Nguyên đán vừa qua, có người từ Kỳ Anh ra đặt mua 1 cây trĩu quả với giá 10 triệu đồng về trang trí ngày tết. Hai năm gần đây, mỗi năm gia đình bà thu được hơn 30 tấn cam, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình bà thu được từ 700 – 800 triệu đồng từ cam. Hy vọng những kinh nghiệm trồng cam của bà Hiền sẽ được nhiều người phát huy.

Tác giả bài viết: Minh Trí

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nognthonmoihatinh.vn là vi phạm bản quyền

Màu Sắc Đặc Biệt Của Lan Hồ Điệp

Mục Lục Lan Hồ Điệp có bao nhiêu màu?

Màu sắc của Lan Hồ Điệp có rất đa dạng

Lan Hồ Điệp có hơn 60 loài, với việc lai giống nhân tạo nên các màu của hoa Lan Hồ Điệp rất đa dạng. Theo thống kê thì Lan Hồ Điệp có 16 -17 màu khác nhau. Nhưng có 6 hệ màu chính: hệ màu trắng, hệ màu vàng, hệ màu hồng, hệ màu tím, hệ hoa vằn, hệ hoa đốm.

Các hệ màu sắc của hoa Lan Hồ Điệp 1. Hệ màu trắng

Lan Hồ Điệp màu sắc trắng tinh khôi

Hiện nay màu sắc của hoa Lan Hồ Điệp phổ biến nhất đó chính là Hồ Điệp hoa trắng. có xuất xứ hay được lai tạo tại Nhật Bản. Ví dụ: giống Phal. Mount Kaala, đường kính hoa này có thể đạt 14cm, hoa rất đầy đặn, sắp xếp có trật tự.

2. Hệ màu vàng

Lan Hồ Điệp sắc vàng có vẻ đẹp thanh cao, ấm áp

Màu vàng trong màu sắc của hoa Lan Hồ Điệp luôn tạo cho người ta cảm giác nhẹ dịu, ấm ấp như ánh nắng ban mai sưởi ấm lên mọi ngõ ngách của công ty, văn phòng, ngôi nhà bạn. Thế nên mỗi khi nhìn ngắm những đóa Hoa Lan Hồ Điệp vàng lòng ta lại cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ nhưng dịu dàng, cảm nhận được sự ấm áp lan tỏa như ánh mặt trời.

3. Hệ màu hồng

Lan Hồ Điệp sắc hồng đặc biệt xinh xắn

Màu hồng là màu của tình yêu. Màu sắc của hoa Lan Hồ Điệp hồng mang vẻ đẹp ngây thơ vô cùng xinh xắn nhưng vẫn giữ được dáng vẻ sang trọng vốn có của Lan Hồ Điệp. Những đóa hoa Hồ Điệp hồng đa số được lai tạo tại Nhật Bản.

4. Hệ màu tím

Hoa Lan Hồ Điệp màu sắc tím lãng mạn

Với nét đẹp tinh tế, màu hoa lãng mạn, trong các màu của hoa Lan Hồ Điệp, khá được người thưởng lan ưa thích. Cây được trồng làm chậu treo trang trí nội thất, ban công, sân thượng, trồng chậu để bàn xinh xắn trong nội thất văn phòng, là một phần trong các tiểu cảnh nội thất, tiểu cảnh quán cafe, tiểu cảnh sân vườn biệt thự… Những chậu lan Hồ Điệp lớn với nhiều màu sắc như trắng, vàng, hồng và đặc biệt là sắc tím kết hợp với nhau tạo thành một món quà tặng tân gia, khai trương, tiệc cưới độc đáo và đẹp mắt.

5. Hệ hoa vằn

Màu sắc của hoa Lan Hồ Điệp là sự kết hợp 2 sắc màu hài hòa

Hồ Điệp hệ hoa vằn sọc độc đáo, Thích hợp làm quà tặng khai trương, quà chúc mừng. Màu sắc của hoa Lan Hồ Điệp là sự kết hợp 2 sắc màu hài hòa nhưng vẫn giữ được nét độc đáo đặc biệt. Đây là loài cho hoa to, dày với đặc điểm sọc vằn toàn cánh hoa và có nhiều màu khác nhau.

6. Hệ hoa đốm

Màu sắc của hoa Lan Hồ Điệp kỳ lạ nhất là Hồ Điệp đốm

Có thể nói màu sắc của hoa Lan Hồ Điệp kỳ lạ nhất là Hồ Điệp đốm, chẳng hạn như bông hoa Hồ Điệp đốm bò sữa này đây. Ở hệ đốm có khá nhiều kiểu hoa văn đốm, cũng như sự phân bố đốm, kích thước các đốm, màu sắc và hoa to nhỏ khác nhau được lai tạo.

Các màu sắc của Lan Hồ Điệp được ưa chuộng

Chậu lan hồ điệp tím, mặn mà đằm thắm đắm say lòng người

Là màu sắc của hoa Lan Hồ Điệp phổ biến và rất được ưa chuộng chậu lan hồ điệp tím, mặn mà đằm thắm đắm say lòng người. Chậu lan được tuyển chọn và thiết kế bởi các nghệ nhân ghép lan dày dặn kinh nghiệm, là món quà tinh tế dành tặng bạn bè đối tác như một món quà ý nghĩa, trao gửi yêu thương.

Màu sắc của Lan Hồ Điệp trắng tinh khôi nhưng vẫn không kém phần sang trọng

Màu sắc của Lan Hồ Điệp trắng tinh khôi nhưng vẫn không kém phần sang trọng, kiêu sa và quyến rũ nên rất thích hợp trang trí cho những không gian nhà hàng, khách sạn cao cấp. Cánh hoa cực to, trắng thanh nhã cũng thích hợp làm món quà sinh nhật, mà chúc mừng khai trương,..

Màu sắc vàng của Lan Hồ Điệp mang ý nghĩa cuộc sống ấm no, thịnh vượng, sung túc.

Màu sắc của Lan Hồ Điệp vàng được cắm trong chiếc chậu tròn cao thanh lịch mang ý nghĩa cuộc sống ấm no, thịnh vượng, sung túc. Đây là món quà mang thông điệp lời chúc ý nghĩa thích hợp làm quà tặng cho các doanh nghiệp mới khai trương.

Sắc hồng của chậu Lan Hồ Điệp trông thật dịu dàng

Trong các màu của hoa Lan Hồ Điệp, Lan Hồ Điệp màu hồng mang vẻ đẹp ngây thơ, dịu dàng rất thanh thoát. Lan Hồ Điệp hồng rất thích hợp để làm quà tặng gửi đến người yêu thương để bày tỏ tình cảm. Nét đẹp dịu dàng của loài hoa này cũng khá hot trên thị trường Lan Hồ Điệp.

Chậu Lan Hồ Điệp đốm mang màu sắc và kiểu dáng kì lạ

Các chậu Lan Hồ Điệp đốm hay Lan Hồ Điệp đột biến là mẫu mã trong các màu sắc Lan Hồ Điệp có giá khá cao so với các loại Lan Hồ Điệp khác. Tại Hoa Lan 360 chúng tôi cung cấp hơn 10 mẫu hoa Lan Hồ Điệp đột biến với hoa văn độc đáo. Hãy truy cập vào website Hoa lan 360 để được ưu đãi với giá bất ngờ nhất.

Mua Lan Hồ Điệp có màu sắc đặc biệt ở đâu?

CÔNG TY CP HOA LAN 360 chuyên cung cấp đa dạng các màu của Lan Hồ Điệp giá rẻ và các loại Lan Hồ Điệp nhiều màu giá rẻ khác, chậu Lan Hồ Điệp nhiều màu giá rẻ chúng tôi , chậu Lan Hồ Điệp nhiều màu giá rẻ Hà Nội.Chúng tối sẽ khiến quý khách hàng hài lòng với dịch vụ cung cấp hoa chuyên nghiệp.

Điện thoại: (08)22 298 398 – 0936652727 – 0977 301 303 – 0933 055 945

Website: http://hoalan360.com/