Kỹ Thuật Trồng Cà Tím Tròn / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Trồng Giống Cà Tím Quả Tròn (Cà Bát Tím)

Gieo hạt giống quả cà tím

Trồng cà tím có thể gieo hạt giống trực tiếp lên đất trồng hoặc gieo trên liếp ươm rồi sau đó mới nhổ cây đi trồng. Tuy nhiên tốt nhất thì chúng ta nên gieo qua liếp ươm rồi sau đó mới chuyển cây non ra trồng trên ruộng hoặc trong thùng xốp thì sẽ hiệu quả hơn.

Đầu tiên phải chuẩn bị đất gieo hạt giống cà tím, đất gieo cần phải được xới cho tơi xốp, trộn đất với vôi bột, phân hữu cơ, xơ dừa hoặc tro trấu để phơi đất khoảng 1 tuần để diệt mầm bệnh có trong đất.

Trước khi gieo hạt giống thì cần tưới nước cho ẩm đất, san phẳng mặt đất rồi tiến hành gieo hạt cà tím vào các lỗ nhỏ từ 2 – 3 hạt một lỗ rồi lấp đất mỏng lên. Rắc một ít thuốc trừ kiến, các sâu hại khác, phía trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới đủ ẩm mỗi ngày.

Làm đất trồng cây con

Đất trước khi trồng cây cà tím cần phải làm đất kỹ, dọn sạch cỏ dại, bón vôi bột và phơi nắng 1 tuần để diệt trừ mầm bệnh có trong đất trồng sau đó làm đất tơi xốp, bón lót các loại phân hữu cơ, xơ dừa, tro trấu để bổ sung dưỡng chất cần thiết rồi cho vào thùng xốp hoặc chậu để trồng cây.

Nếu trồng trên ruộng thì cần phải lên luống cao từ 20 – 25cm, mỗi liếp trồng 2 hàng cách nhau 80cm. Bón lót toàn bộ phân chuồng ủ hoại, phân lân, đạm và kali vào rãnh rồi lấp đất phủ, sau đó tiến hành trồng cây con.

Sau khi gieo hạt cà tím mọc cây con có 2 – 3 lá thật thì mang trồng sang chậu, thùng xốp hoặc trồng trực tiếp ngoài ruộng.

Trước khi tiến hành nhổ cây con ra trồng ra ruộng thì cần tưới phân DAP pha loãng và phun một lượt thuốc phòng trừ sâu bệnh. Nên nhổ cây vào buổi chiều mát để trồng.

Tạo hố rồi đặt bầu cây con xuống đất, vun cho chặt gốc để tránh bầu cây quá cạn khiến cây dễ bị đổ ngã. Trồng mỗi cây cách nhau khoảng 60cm, vào mùa mưa nên trồng thưa hơn mùa nắng.

Cà tím trồng trên ruộng cho năng suất rất cao

Sau khi trồng 2 – 3 ngày cần kiểm tra trồng dặm lại những cây còi cọc hoặc bị chết héo để bảo đảm mật độ cây trồng.

Cây cà tím dễ sinh trưởng tốt, cà tím ưa nước nên thời gian đầu sau khi trồng cây con cần phải tưới nước hàng ngày. Đặc biệt trong thời kỳ cà tím ra hoa và đậu quả cần phải chú ý tưới nước đủ ẩm cho cây, không được để mặt đất khô thiếu nước hoặc nếu tưới quá nhiều nước gây ngập úng cũng sẽ hại cây.

Trồng cà tím cần bón chủ yếu phân NPK (20-20-15), Urê và Kali pha loãng với nước tưới gần gốc cây. Sau 10 – 1 5 ngày trồng cây con cần tiến hành bón thúc lần 1, sau đó cứ cách 10 – 15 ngày bón thúc 1 lần với lượng phân như trên cho đến trước khi thu hoạch cách 10 ngày.

Mỗi đợt bón phân cần kết hợp làm cỏ, vun gốc cho cây để giúp cây phát triển tốt, giai đoạn cây cà tím cao khoảng 20cm thì cần cắm cọc, làm giàn cho cây tựa vào tránh đổ ngã. Khi cây cà tím ra nhiều lá và cành rậm rạp thì nên tỉa bớt cành nhánh để giàn được thông thoáng và thuận lợi cho cây dễ tập trung ra hoa đậu quả hơn.

Theo chúng tôi

Bán Hạt Giống Cà Bát Tím Xuân Lai Quả Tròn

hu hoạch: 70-75ngày sau trồng.Trọng lượng quả trung bình: 120grLượng giống cần thiết 1000m2: 15 – 20gThời vụ: Trồng quanh năm

Đặc điểm: Cây sinh trưởng khỏe, kháng bệnh virut rất tót, quả tròn màu tím huế, ruột trắng không xơ, ăn ngon thường dùng để ung, muối xổi, xào với thịt băm. Năng suất cao, thu bền, trồng được quanh năm trền nhiều chân đất khác nhau

Kỹ thuật trồng cà bát tím xuân lai

1. Thời vụ trồng:– Cà Bát trồng thích hợp nhất từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.– Trồng cà trong chậu nhựa hoặc thùng xốp tùy kích thước.

2. Gieo hạt cà bát tím xuân lai: – Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh từ 10-24 giờ. – Vớt ra để cho se hạt, rồi đem ủ trong khăn ẩm.– 2,3 ngày sau hạt nứt nanh đem gieo trong các bầu ươm làm sẵn.– Hỗn hợp làm bầu: Đất + trấu hun + phân bò mục hoặc phân trùn quế. – Trộn đều các thành phần trên cho vào túi nilon chuyên dùng làm bầu. – Tưới nước đều không quá ướt, dùng ngón tay ấn 1 lỗ sâu khoảng 1 cm rồi cho 2 hạt vào lỗ. – Khi cây mọc lên khoảng vài lá thật, tỉa bỏ cây xấu, yếu.

3. Làm đất, bón phân, trồng cây con: – Cà phát triển tốt trên các loại đất cát pha đất thịt nhẹ, đất phù sa, tơi xốp, dinh dưỡng. Các loại đất dễ thoát nước có độ pH là 5,5-6,0 rất thích hợp với cà.– Trước khi trồng cần bón lót. Lượng phân bón lót cho 1 cây là: 2kg phân bò + 2kg phân lân + 0,05kg phân kali. Các loại phân trộn đều bón vào hốc. Bổ hốc sát 15- 18 cm, cho phân vào hốc trộn đều với đất rồi mới trộn. – Cây cà ở trong bầu ươm khi có 2-5 lá thật thì đem trồng (khoảng 20-35 ngày).– Chậu trồng cần đảm bảo chế độ thoát nước tốt và thường xuyên giữ ẩm bằng cách tưới đều đặn ngày 2 lần. Không tưới quá nhiều kẻo ủng rễ dẫn đến chết cây.– Thời kỳ bón thúc cho cây lớn khỏe: Nên tiến hành bón ngay sau khi cấy cây con 1 tuần, bón nước phân pha với nồng độ 20-30% phân hữu cơ. Cách 5 – 7 ngày bón một lượt. Từ lượt bón thứ 3 trở đi, nồng độ phân tăng lên từ 30 – 40%. Sau khi cây cây con 1 tháng, tiến hành bón phân hữu cơ vào gốc kết hợp với vun gốc cho cây. – Bón thúc đợt 2 vào thời kỳ từ sau khi có nụ đến khi có quả. Đợt này không nên bón nhiều để hạn chế cây mọc vống, rụng hoa quả– Bón thúc đợt 3 vào thời kỳ từ sau khi cây có quả đến lúc thu hoạch rộ. Thời kỳ này cần bón nhiều phân cách 4 – 7 ngày bón một lượt. Tưới dung dịch phân hữu cơ với nồng độ 30 – 50%, thúc cho cây tiếp tục ra hoa kết quả. Bón tiếp 200g lân, 10g Kali để cây có đủ chất dinh dưỡng ra hoa, chống rụng quả.– Đợt 4 bón vào lúc thu hoạch rộ trở đi. – Sau khi thu hoạch lứa quả thứ 2 nên bón thúc thêm: 0,5kg phân bò cho cà sai quả và có thể thu được nhiều lứa. Chú ý vun gốc cho cà vào các đợt bón thúc.

Kỹ Thuật Trồng Cà Tím Bằng Thùng Xốp

Cà tím hay còn gọi là cà dái dê là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt. Bên cạnh đó, cà tìm còn được biết đến là loại quả có nhiều tác dụng y học như tốt cho tim mạch, phòng ngừa ung thư hay kiểm soát bệnh tiểu đường.

1. Trồng cà tím cần chuẩn bị những gì?

Cà tím là loại rau ăn phổ biến, được nhiều bà nội trợ yêu thích. Đặc điểm quả dài hoặc tròn có màu tím rủ xuống. Được đánh giá là loại quả không khó trồng.

Có 2 thời vụ để trồng cà tím tốt trong năm.

Vụ Đông Xuân: từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau

Vụ Hè Thu : Trồng từ tháng 4 đến tháng 7

Dựa vào kinh nghiệm trồng lâu năm, có thể thấy cá tỉnh phía Nam không nên trồng vào các tháng mùa mưa ( tháng 5,6). Còn các tỉnh ở phía bắc, chúng ta không nên bắt đầu trồng vào các tháng cuối năm vì trồng vào thời điểm đó rất dễ bị sâu đục quả tại thời điểm thu hoạch.

Chọn giống cà tím chuẩn là điều kiện tiên quyết để cho ra cây cà nhiều quả đồng thời quả to mọng. Nếu đây là lần đầu tiên bạn trồng cà tím trong thùng xốp, thì nên chọn mua giống tại các cơ sở bán uy tín. Nhờ họ tư vấn cách trồng và điều kiện chăm sóc phù hợp với thời tiết địa phương bạn sống.

Ngoài ra bạn cũng có thể tự tạo ra những cây con từ hạt những quả cà tím trước đó. Cách làm là chọn những quả cà tím thật già ( mẫu mã đẹp – to) để ngâm vào nước. Ngâm sau 1 thời gian, phần thịt quả sẽ nổi lên còn phần hạt sẽ chìm xuống.

Chọn những hạt chắc, ngâm trong nước ấm khoảng 40 độ C. Sau khoảng 8-10 tiếng vớt ra, ủ trong khăn ẩm chờ hạt nứt nanh thì đem ra bầu ươm.

1.3 Chuẩn bị đất và chậu trồng

Bạn có thể mua đất tại các cơ sở cây giống, đó là những loại đất đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cũng như độ tơi xốp.

Nếu bạn tự chuẩn bị đất, nên chọn đất thịt pha cát, hoặc đất pha giá thể như : trấu hun, xơ dừa, … Phơi ải đất khoảng một tuần trước khi cho vào chậu trồng. Sử dụng thêm phân NPK vừa đủ thêm vào đất, để kích thích sự phát triển của cây sau này.

Chậu trồng cà tím cũng gần tương đương như chậu trồng cà chua, hay dưa leo. Do là cây rễ chùm, nên cà tím cần một không gian chậu đủ lớn. Sử dụng thùng xốp, chậu sơn qua sử dụng … đều phù hợp. Lưu ý cần phải đục nhiều lỗ ở đáy và thân chậu, mục đích làm cho nước được thoát dễ dàng hơn.

Nên đặt chậu trồng ở nơi có nhiều ánh sáng như ban công, sân thượng hay hành lang lối đi … Đảm bảo chậu trồng nhận được ánh sáng mặt trời 6-8 tiếng / ngày.

2. Kỹ thuật trồng cà tím tại nhà

Cà tìm có thể trồng từ cây con hoặc ươm từ hạt đều được. Nếu như bạn mua cây con sẵn thì có thể tiến hành trồng luôn vào trong chậu, thùng xốp.

Ngoài ra, ươm từ hạt thì bạn làm lần lượt như sau: Chọn những hạt già và cứng bỏ ngâm trong nước lạnh khoảng 24-30 giờ. Tiếp đến, vớt ra ngâm trong nước ấm ( 40-50 độ C) khoảng 1 tiếng . Công đoạn này giúp vỏ hạt mềm dễ kích thích nảy mầm, đồng thời cũng hạn chế phần nào nấm bệnh. Sau đó, bạn ủ hạt trong vải ẩm một thời gian đến khi nứt nanh thì đem gieo.

Thực hiện gieo khoảng 2-3 hạt trong một bầu ươm nhỏ. Lấp một lớp đất mỏng và tưới nhẹ đủ ẩm cho bầu ươm.

Khoảng 7-10 ngày sau, cây con được 5-6 lá thì bạn chọn những cây khỏe mạnh, đem trồng ra ngoài thùng xốp. Vẫn tiếp tục tưới đủ ẩm cho đất, đồng thời để cây trong nơi râm mát hoặc che chắn cho cây. Sau khoảng 10 – 15 ngày mới cho cây ra nơi nhiều ánh nắng.

3. Hướng dẫn chăm sóc cà tím cho năng suất cao

Được xếp vào loại cây ưa nước, nên thời gian đầu bạn cần phải tưới nước cho cây hàng ngày. Lưu ý chỉ tưới đủ ẩm cho đất, không tưới quá nhiều dẫn đến tình trạng ngập úng dẫn đến thối rễ. Đặc biệt, vào thời kì ra hoa và kết quả, cà tím cần nhiều nước hơn nên bạn cần chú ý tưới.

Biểu hiện của cà thiếu nước là lá nhỏ, hoa ít và tỉ lệ đậu trái kém.

Để cho gốc cây được thông thoáng, bạn nên cắt tỉa các cành phía dưới chùm hoa thứ nhất khi chùm hoa thứ nhất được hình thành. Tiếp đến, khi xuất hiện chùm hoa thứ 2 thì bạn nên bấm ngọn để cây tạo ra nhiều nhánh quả. Đồng thời cũng hạn chế chiều cao của cây. Bạn nên chọn những ngày nắng ráo để thực hiện cắt tỉa, và làm việc này vào cuối buổi chiều.

Giống như cây cà chua, cà tím phát triển có tán lớn và rộng. Bạn cần làm giàn tre, nứa để chống đỡ cây khi cây lớn đến một mức độ nhất định. Khoảng tháng sau khi trồng là cây bắt đầu ra hoa, và sau khoảng 2 tháng thì cây cho thu hoạch trái.

Bạn nên thường xuyên kiểm tra sâu bệnh và sớm có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Các loại sâu bệnh chính có thể kể đến của cây như sâu xám, sâu ăn lá, bệnh rệp, bệnh đỏ, …

Bạn nên hạn chế tối đa nhất có thể việc phun thuốc trừ sâu. Để đảm bảo đầu ra là một món rau an toàn, bạn nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học tự chế từ tỏi – ớt – gừng. Ngoài ra, mỗi sáng có thời gian bạn vạch ngược lá cà tím lên để tìm bắt sâu. Hạn chế đáng kể sâu bệnh hại cây.

Cà tím cho đợt thu hoạch đầu tiên sau khoảng 60-70 ngày trồng. Bạn nên thu hoạch quả khi vừa bánh tẻ. Nếu để quá già thì quả ăn sẽ không ngon. Nếu bạn chăm sóc tốt thì thời gian thu hoạch sẽ sớm hơn, và cũng thu hoạch được lâu hơn nữa. Ngoài ra, bạn có thể để lại giống cho các mùa sau bằng việc để lại 1,2 quả to – dài – đẹp.

Như vậy, wikiohana đã cùng bạn tìm hiểu cách trồng cây cà tím trong thùng xốp tại nhà. Cùng với đó là những kỹ thuật chăm sóc đơn giản, nhưng mang lại hiệu quả cao. Cà tìm là món ăn ngon, dân dã được nhiều bà nội trợ lựa chọn để cải thiện bữa cơm gia đình.

Cập nhật 26/06/2020

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Thâm Canh Cà Tím

Cà tím là một trong những cây trồng được đưa vào mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các xã nông thôn mới của thành phố. Cây cà tím phù hợp với vùng đất tại Củ Chi, Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh. Đây là loại rau ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hoạch trái kéo dài. Tuy nhiên để trồng cà tím đạt hiệu quả cao cần chú ý một số kỹ thuật canh tác

1. Chuẩn bị đất trồng cà tím

Bón voi và phân lót: trước khi cày bừa đất, rải đều cho 1 ha: 1 tấn vôi + 30 – 40 tấn phân hữu cơ hoai (hoặc 6 tấn phân gà) + 1 – 2 tấn Super lân. Vôi nên bón ít nhất 2 tuần trước khi trồng. Sau khí bón lót cày bừa đất thật kỹ (độ sâu lớp đất cày bừa ít nhất 30 cm).

Lên líp trồng và trải bạc: sau khi cày bưa xong, lên líp để chuẩn bị trồng. Líp cao ít nhất 30 cm. Mặt líp ít nhất 1 – 1,2 m ngang, rãnh nước giữa 2 líp khoảng 60 – 80 cm. Kích thước rãnh + líp: 1,8 m. Trải bạc.

Lắp đặt hệ thống tưới: trên mặt mỗi líp lắp đặt một đường ống nước mềm chạy dài suốt líp để đảm bảo tưới nước đầy đủ cho cây cà trong suốt mùa trồng. Mỗi đầu đường ống đều có một van đóng mở.

2. Kỹ thuật trồng và dặm cây con

Mật độ và khoảng cách trồng cây cà tím

– Khoảng cách giữ 2 cây: 55 cm.

– Khoảng cách giữ 2 hàng: 1,8 m.

– Mật độ trồng: khoảng 10.000 cây/ha

Cách trồng

– Khi cây ghép (phần ngọn) trong bầu có 7 – 8 lá, có thể đem trồng được.

– 2 – 3 ngày trước khi trồng, triệt để không tưới nước cho cây con trong bầu. Không được cắt cành nhánh cây con khi trồng.

– 1 ngày trước khi trồng, tưới nước cho đất.

– Khi trồng chú ý chỉnh thân cây nghiêng về một hướng. Chú ý khi trồng không làm rễ bị xây xát. Không nên đặt cây con quá sâu, tốt nhất là đặt cây con sao cho mặt đất trong bầu ngang với mặt đất bên ngoài.

Thời kỳ sau trồng

– Sau khi trồng tưới nước nhiều cho cây trong vòng 3 – 4 ngày đầu.

– 5 – 6 ngày sau khi trồng, tiến hành dặm những cây chết hoặc mọc kém để đảm bảo mật độ cây trồng.

– Cắm cọc đỡ cà sau cấy: dùng cọc khoảng 50 – 60 cm cắm cạnh cây cà và dùng dây cột giữ cây cà khỏi ngã.

Dựng chà le

Để làm giàn đỡ nhánh cà, chà le được cắm gốc ngay giữa líp và nghiêng qua hai bên, 2 cây chà le cách nhau 2 m. Sau đó giăng 2 tầng dây nylon đen theo hàng chà le.

3. Cách chăm sóc cây cà tím ngoài đồng

a) Liều lượng phân bón cho cây cà tím

Lượng phân bón cho 1 ha như sau:

+ Vôi nông nghiệp: 1.000 kg

+ Phân hữu cơ: 30 tấn

+ Super lân: 1.000 kg

+ NPK (20-20-15): 1.100 kg

+ KCl: 100 kg

+ Ure: 100 kg

+ DAP: 50 kg

b) Cách bón cho cây cà tím

– Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ, vôi, lân, 50 kg NPK và 50 kg KCl.

– Thúc lần 1: 10 ngày sau khi trồng, bón 150 kg NPK, 50 kg Ure (ngâm chan 50 kg DAP trong suốt quá trình).

– Thúc lần 2: 10 – 12 ngày sau khi thúc lần 1, bón 200 kg NPK, 50 kg Ure và 50 kg KCl.

– Thúc lần 3: 15 – 20 ngày sau khi thúc lần 2, bón 200 kg NPK

– Thúc lần 4: 15 – 20 ngày sau khi thúc lần 3, bón 200 kg NPK

– Thúc lần 5: 15 – 20 ngày sau khi thúc lần 4, bón 200 kg NPK

– Thúc lần 6: 15 – 20 ngày sau khi thúc lần 5, bón 100 kg NPK

Tùy theo tình hình sinh trưởng của cây có thể chan thêm phân bón bổ sung.

c) Dẫn nhánh:

sau khi trồng khoảng 20 – 25 ngày, tiến hành dẫn nhánh chính bằng dây nhựa đen, mỗi dây dẫn 4 nhánh (2 nhánh mỗi bên 2 líp).

d) Tỉa và cắt cành:

2 tuần sau khi bắt đầu thu hoạch, tiến hành tỉa nhánh phụ, không tỉa nhánh chính, loại bỏ trái hư. Nhánh đã thu trái, chừa lại mầm tốt để tiếp tục lấy trái. Thông thường mỗi tuần tỉa một lần tùy theo cây rậm rạp nhiều hay ít. Khi cây cà tím cao khoảng 1,6 m, bấm đọt 4 nhánh chính để cho ra nhiều nhánh phụ để tăng lượng trái.

e) Phòng trừ sâu bệnh cho cây cà tím:

sau khi trồng, chú ý phun thuốc phòng trừ sâu bệnh sau khi điều tra sinh vật hại định kỳ hàng tuần.

Sâu hại: trên cây cà tím thường xuất hiện các loại sâu hại như rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ, sâu xanh, sâu đục đọt, sâu đục trái.

+ Rầy xanh, bọ trĩ: xuất hiện ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây. Thường tập trung ở mặt dưới lá, đọt non, chích hút nhựa làm cây khó phát triển. Có thể dùng các bậy vàng, bẫy xanh bám dính để phòng trừ, nếu mật độ cao có thể sử dụng thuốc Pyrinex 20 SC, Netoxin 18 SL.

+ Nhện đỏ: xuất hiện lúc cây đã lớn đến giai đoạn thu hoạch. Thường tập trung ở mặt dưới lá, chích hút nhựa làm cây khó phát triển, mất sức, năng suất giảm. Dùng thuốc Confidor 100 SL, Danitol 10 EC để phòng trừ.

+ Sâu xanh, sâu đục trái: xuất hiện mọi giai đoạn sinh trưởng của cây. Sâu cắn phá đọt lá non, bông và đục vào trái. Phun thuốc Regent 800 WG, Lexus 800WP.

Bệnh hại: một số bệnh thường xuất hiện trên cây cà tím như bệnh héo xanh, bệnh đốm lá, bệnh lở cổ rễ cây con, bệnh khảm virus.

+ Bệnh lở cổ rễ cây con: từ khi cây nẩy mầm. Nấm bệnh tấn công phần tiếp giáp giữa rễ và thân làm cây chết nhanh. Phun Validacin 3 L, Bendazol 50 WP, Thane M 80 WP.

+ Bệnh héo xanh: bệnh do vi khuẩn gây ra. Cây bệnh, lá mất màu nhẵn bóng, tái xanh, cụp xuống, ở giai đoạn cây con thì héo toàn cây, cây trưởng thành triệu chứng thường thể hiện ở lá ngọn trước, cũng có thể héo từng nhánh sau đó héo toàn cây. Ở 1 – 2 ngày đầu cây có thể phục hồi phục hồi lại được vào lúc trời mát hoặc về đêm nhưng 2 – 3 ngày sau lá héo không thể phục hồi lại được và toàn cây héo rũ rồi chết.

Luân canh cây trồng với các loài cây kháng bệnh, làm sạch cỏ dại, thoát nước tốt, trồng cây con khỏe mạnh và cây ghép trên những gốc ghép kháng bệnh là một trong những biện pháp kiểm soát bệnh quan trọng.

+ Bệnh đốm lá: xuất hiện giai đoạn cây lớn. Nâm bệnh xâm nhập vào biểu bì lá tạo thành hình bất định và lan rộng. Phun Bendazol 50 WP, Topsin M 700 WP.

+ Bệnh khảm virus: cây bị bệnh thường có ngọn xoăn vàng, nhăn nheo, màu vàng xen kẽ, lá nhỏ dị hình, làm cho lá và ngoạn xoăn lại. Nếu cây bị bệnh giai đoạn đầu thì còi cọc, không phát triển và không ra trái. Nếu cây bị bệnh giai đoạn sau thì sinh trưởng giảm, trái nhỏ và khô nước, chất lượng kém và không tiêu thụ được. Côn trùng là tác nhân truyền bệnh từ cây này sang cây khác.

Thu hoạch cà tím: cây sau khi trồng khoảng 35 – 40 ngày có thể bắt đầu cho trái. Dùng tay để thu cà. Trái cà sau khi hái cần được vận chuyển nhẹ nhàng tránh xây xát, hư dập.

Hình 1: Sâu đục trái

Hình 2: Sâu đục đọt