Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Cho Năng Suất Cao / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Cho Năng Suất Cao

Ngày đăng: 2015-04-10 15:32:49

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà chua cho năng suất cao: Phương pháp chọn giống, cách xác định thời vụ trồng, gieo hạt và ươm cây con. Quy trình kỹ thuật chăm sóc bao gồm tưới nước, bón phân, vui xới, làm giàn, bấm ngọn và tỉa cành, ngăn ngừa rụng hoa rụng quả…

1. Chọn giống

Có thể chọn các loại giống sau:

– Giống địa phương: Phần lớn là giống cà chua hữu hạn, canh tác không giàn, thường trồng cà cùi, cà bon bon, cà gió.

– Giống nhập nội (thường là giống F1):

+ Giống Red Crown 250, giống S901, giống VL 2100.

+ Giống cà chua Cherry (còn gọi là cà chua em bé đỏ): quả nhỏ , thịt dầy, có thể ăn sống.

2. Thời vụ trồng

– Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10 – 11 dương lịch, thu hoạc tháng 1 – 2 dương lịch.

– Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 12 – 1 dương lịch thu hoạch 3 – 4 dương lịch.

– Vụ Hè Thu: Gieo tháng 6 – 7 dương lịch thu hoạch tháng 9 – 10 dương lịch.

3. Gieo hạt và ươm cây con

Lượng hạt gieo là 1,5 – 2g/m 2.

Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm 40 – 50 0 C trong khoảng 3 giờ. Sau đó, cho hạt vào túi và bọc giấy, để ở chỗ kín. Sau khoảng 3 – 4 ngày rễ mọc thì đem gieo vào vườn ươm.

Sau khi gieo hạt đều trên mặt đất, rải 1 lớp tro mỏng, trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới nước đủ độ ẩm. Gieo được khoảng 30 – 40 ngày, cây đạt 5 – 6 lá, có thể đem trồng.

4. Làm đất và lên luống

– Cày bừa để ải trong thời gian ít nhất là một tuần.

– Cày bừa lại và lên luống sơ bộ.

– Sửa sang thành luống chính thức để chuẩn bị trồng.

Những yêu cầu đối với việc làm đất:

– Không đập đất quá nhỏ thành dạng đất bột.

– Luống cà chua có chiều rộng 110 – 120 cm, rãnh rộng 20 – 25 cm, cao 30 cm.

– Các luống nên bố trí theo hướng Đông – Tây.

– Trồng cà chua vụ xuân lên luống cao hơn vụ thu đông.

– Bón lót và trồng cà chua ra ruộng sản xuất:

+ Hố trồng: Cuốc sâu 12 – 15 cm.

+ Mỗi hố bón 1 kg phân chuồng hoai mục (Có thể thay phân chuồng bằng phân nước trên mỗi luống. Đánh 2 rãnh sâu 12 – 18 cm cách nhau 80 cm. Phân nước được tưới vào rãnh này và phủ đất lên, phơi đất khoảng 2 ngày rồi trồng cây).

– Mật độ trồng cà chua tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu của đất nhưng có thể bố trí như sau:

+ Nên trồng cà chua vào buổi chiều.

+ Hàng cách hàng 80 cm, cây cách cây 60 cm hoặc 40 cm.

+ Khi trồng nên cắt bớt rễ cái để cây bén rễ nhanh.

+ Nên trồng cây to với cây to, cây nhỏ với cây nhỏ để tiện chăm sóc.

+ Sau khi trồng, ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất xung quanh gốc.

+ Trồng xong, tưới nước cho cà chua ngay. Nếu chưa kịp bón lót thì tưới nước, pha thêm phân bắc để cung cấp dinh dưỡng cho cây.

5. Kỹ thuật chăm sóc:

Tưới nước:

– Sau khi trồng, phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2 – 3 ngày tưới 1 lần.

– Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên.

– Thời kì cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.

Tưới phân thúc:

Cà chua cần được bón thúc nhiều lần kết hợp với tưới nước, nên tập trung bón thúc vào thời kì cây ra hoa, đậu quả và sau mỗi lần thu hoạch. Trời khô thì bón thúc với nồng độ phân loãng. Trời dâm và mưa thì bón thúc phân với nồng độ đặc hơn.

Vun xới:

Việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa, kết quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2 lần: Lần thức nhất sau khi trồng khoảng 8 – 10 ngày và lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1 tuần.

Làm giàn:

Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Tốt nhất nên tiến hành làm giàn cà chua theo kiểu làm hàng rào. Mỗi một cây cà chua được cắm một cọc thẳng đứng, sát gốc. Cây vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc tới đó. Cọc thường dài 1,5 m, đóng sâu xuống đất 20 cm. Cần buộc một cây nối theo hàng cọc cho giàn được chắc.

Bấm ngọn và tỉa cành:

Mục đích bấm ngọn, tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Tùy thuộc vào đặc điểm của giống cây, diện tích trồng cây…có thể dùng các cách như sau:

– Đối với giống cà chua ngắn ngày: Nên tỉa cành chỉ để lại một thân mẹ. Mỗi cây chỉ để lại một thân chính, các mầm xuất hiện ở nách lá 3 – 4 cm là tỉa đi ngay. Công tác tỉa cành được làm thường xuyên 4 – 5 ngày một lần. Sau khi trên thân chính đã có đủ chùm hoa quả như ý muốn (4 – 5 chùm) thì tiến hành bấm ngọn.

– Khi trồng cà chua trên diện tích lớn, ở những nơi đất màu mỡ, mưa nhiều, trồng cây cà chua nhiều ngày, sinh trưởng khỏe thường áp dụng phương pháp tỉa để 2 cành.

Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết. Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 – 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.

– Tỉa lá già: Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có những lá già vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.

Ngăn ngừa rụng hoa rụng quả:

Để ngăn ngừa hiện tượng rụng hoa, rụng quả: Sử dụng chất kích thích sinh trưởng 2,4-D (phun thuốc này ngay cả khi hoa chua thụ phấn). Khi phun thuốc cần chờ cho hoa nở được khoảng hơn một nửa rồi mới phun 2,4-D. Khi xử lý hoa bằng 2,4-D cần tránh không cho thuốc dây vào lá vì thuốc làm quăn lá. Nếu xảy ra trường hợp này thì phải bón bổ sung 1 – 2 lần phân loãng.

Phun 2,4-D cho ruộng trồng cà chua giống với mục đích làm cho quả cà chua không hạt.

– Khi cần tạo giống thì chọn những cây khỏe, quả chín sớm, sai quả. Sau khi chọn cây, chú ý theo dõi quá trình ra quả của cây. Tiến hành loại quả chùm quả thứ nhất, chỉ lấy chùm quả thứ 2 – 3 để làm hạt giống.

– Mỗi chùm giống tiến hành tỉa, chỉ để lại 2 – 3 quả. Khi quả giống chín tiến hành thu hoạch cắt quả giống để vào chậu sành, sứ 5 – 6 ngày cho thối rữa hết thịt quả tiến hành đãi lấy hạt. Hạt được phơi nơi thoáng mát, dùng đũa đảo đều cho nhanh khô. Cho hạt bảo quản trong thùng kín dưới đáy để vôi sống chống ẩm.

– Trung bình để có 1 kg hạt giống thì phải chọn 150 – 200 quả cà chua giống.

Trung tâm Rau sạch

TIN TỨC KHÁC :

Kĩ Thuật Trồng Cà Chua Cho Năng Suất Cao

Cà chua trồng được trên nhiều loại đất song thích hợp nhất vẫn là trên đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt. Cà chua trồng tốt trên đất lúa hay trồng sau vụ bắp cải, dưa leo, hành tây và những loại cây bón nhiều phân hữu cơ, phân đạm. Đất có pH = 6.0-6.5, đất chua hơn phải bón thêm vôi.

– Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10-11 dương lịch, thu hoạc vào tháng 1-2

– Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 12-1 dương lịch thu hoạch vào 3-4 dương lịch.

– Vụ Hè Thu: Gieo tháng 6-7 dương lịch thu hoạch vào tháng 9-10 dương lịch.

Cày bừa để ải trong thời gian ít nhất là một tuần. Sau khi cày bừa lại và lên luống sơ bộ. Sửa sang thành luống chính thức để chuẩn bị trồng.

Yêu cầu làm đất: Không đập đất quá nhỏ thành dạng đất bột. Luống cà chua có chiều rộng 110-120cm, rãnh rộng 20-25cm, cao 30cm. Các luống nên bố trí theo hướng Đông – Tây. Trồng cà chua vụ Xuân lên luống cao hơn vụ Thu Đông.

3. Gieo hạt và ương cây con

Lượng hạt gieo 100-150 g haït ñeå troàng cho 1ha. Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm 40-50oC trong khoảng 3 giờ. Sau đó, cho hạt vào túi vải bọc giấy kín. Để ở chỗ kín. Sau khoảng 3-4 ngày rễ mọc thì đem gieo vào vườn ươm.

Sau khi gieo hạt đều trên mặt đất, rải 1 lớp tro mỏng, trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới nước để có đủ độ ẩm. Sau khi gieo khoảng 30-40 ngày, cây đạt 5-6 lá, có thể đem trồng.

Mật độ trồng vaø caùch troàng:Mật độ trồng cà chua tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu của đất nhưng có thể bố trí như sau:

+ Nên trồng cà chua vào buổi chiều

+ Hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 60cm, hoặc có thể là cây cách cây 40cm.

+ Khi trồng nên cắt bớt rễ cái để cho cây khi trồng bén rễ nhanh.

+ Nên trồng cây to với cây to cây nhỏ với cây nhỏ để tiện chăm sóc.

+ Sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất chung quanh gốc.

+ Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay

Để đạt năng suất cao cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Lượng chất dinh dưỡng hấp thụ tùy thuộc vào khả năng cho năng suất của giống cà chua, tình trạng đất, điều kiện trồng Vì ở giai đoạn tăng trưởng và phát dục của cây trùng lắp nhau và nhu cầu cây cần chất dinh dưỡng cho đến khi trái chín, do đó việc bón lót, bón thúc nhiều lần, bón luân phiên phân vô cơ và hữu cơ giúp tăng hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng cho cây và tăng năng suất.Phần lớn chất dinh dưỡng nuôi quả được cây hấp thụ sau khi trổ hoa, do đó cây yêu cầu chất dinh dưỡng nhiều nhất khoảng 10 ngày sau khi hoa nở cho đến khi trái bắt đầu chín.

Cà chua cần được bón thúc nhiều lần kết hợp với tưới nước, nên tập chung bón thúc vào thời kỳ cây ra hoa, đậu quả và sau mỗi lần thu hoạch quả. Trời khô thì bón thúc với nồng độ phân loãng. Trời râm và mưa thì bón thúc phân với nồng độ đặc hơn.

Nhu cầu nước của cà chua tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Khi cây ra hoa đậu quả là khi cây cần nhiều nước nhất. Lượng nước tưới cũng nên thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất. Khi bón nhiều phân đạm và trồng dầy, cần thiết gia tăng lượng nước tưới.

Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2-3 ngày tưới 1 lần. Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên. Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.

Việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2 lần: lần thứ nhất sau khi trồng khoảng 8-10 ngày và lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1 tuần.

Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Tốt nhất nên tiến hành làm giàn cà chua theo kiểu làm hàng rào. Mỗi một cây cà chua được cắm một cọc thẳng đứng sát gốc. Cây vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc tới đó. Cọc thường dài 1,5m, đóng sâu xuống đất 20cm. Cần buộc một cây nối theo hàng cọc cho giàn được chắc.

Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.

Đối với giống cà chua ngắn ngày, ta nên tỉa cành chỉ để lại một thân mẹ: Mỗi cây chỉ để lại một thân chính, các mầm xuất hiện ở nách lá 3-4cm là vặt đi ngay. Công tác tỉa cành được làm thường xuyên 4-5 ngày một lần. Sau khi trên thân chính đã có đủ chùm hoa quả như ý muốn (4-5 chùm) thì tiến hành bấm ngọn.

Khi trồng cà chua trên diện tích lớn, ở những nơi đất màu mỡ, mưa nhiều, trồng cây cà chua nhiều ngày, sinh trưởng khỏe, thường người ta áp dụng phương pháp tỉa để 2 cành.

Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn khi cây đó ra được 4-5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.

Tỉa lá già: Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có những lá già vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.

Kỹ thuật để giống cà chua:

Khi cần tạo giống thì chọn những cây khỏe, quả chín sớm, sai quả. Sau khi chọn cây chú ý theo dõi quá trình ra quả của cây. Tiến hành loại quả ở chùm quả thứ nhất, chỉ lấy chùm quả thứ 2-3 để lấy quả làm hạt giống. Mỗi chùm giống tiến hành tỉa chỉ để lại 2-3 quả. Khi quả giống chín tiến hành thu hoạch cắt quả giống để vào chậu sành, sứ 5-6 ngày cho thối rữa hết thịt quả tiến hành đãi lấy hạt. Hạt được phơi nơi thoáng mát, dùng đũa đảo đều cho nhanh khô. Cho hạt bảo quả trong thùng lớn dưới đáy để vôi sống chống ẩm.

Trung bình chọn 150 – 200 quả cà chua giống thu 1 kg hạt giống

Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Cho Năng Suất Cực Cao

Trong xã hội ngày nay thì cà phê đã và đang trở thành một thức uống rất phổ biến. Vì vậy tiềm năng của trồng cà phê đem lại lợi ích kinh tế là rất cao. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước và cà phê còn có thể xuất khẩu ra thế giới.

Tổng quan về cây cà phê

Cà phê trong Tiếng anh gọi là Coffea, thuộc họ Rubiaceae. Chúng có nguồn gốc từ châu Á, châu Phi nơi có khí hậu nhiệt đới. Vào những năm 1500, cây cà phê lần đầu tiên được phát hiện bởi một người chăn dê ở Ethiopia.

Sau khi nhìn thấy những con dê của mình ăn cà phê. Anh ấy nhận thấy sự thay đổi căn bản trong hành vi của chúng. Những con dê trở nên tràn đầy năng lượng và thức suốt đêm. Dần dần sau đó, cà phê đã trở nên phổ biến và được trồng ở nhiều nơi.

Cà phê có thể cao tới 5m khi chưa tỉa cành. Các lá có màu xanh đậm và bóng, thường dài 10-15 cm và rộng khoảng 6 cm. Lá của cà phê là lá đơn, mộc dối xứng. Hoa mọc ở nách lá, nở thành từng chùm hoa trắng và thơm.

Hoa tàn để lại các quả mọng hình bầu dục đường kính khoảng 1,5 cm. Khi chưa trưởng thành, chúng có màu xanh. Khi chín chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu đỏ thẫm, và dần chuyển sang màu đen khi phơi khô.

Mỗi quả cà phê thường chứa hai hạt, nhưng thỉnh thoảng chúng chỉ có một hạt. Thông thường quả sẽ mất từ sáu tới tám tháng để chín. Nếu trồng từ hạt, cà phê sẽ mất khoảng hai tới bốn năm để ra quả.

Hiện nay có hơn 75 loài cà phê được biết đến. Trong đó loài cà phê Arabica chiếm hơn 70% sản lượng cà phê trên thế giới. Tuy nhiên loài này lại không phổ biến ở Việt Nam vì những yêu cầu khắt khe về điều kiện trồng trọt.

Hai loài cà phê phổ biến ở Việt Nam là cà phê chè và cà phê vối (Robusta). Tuy hai loài này không được đánh giá cao trên thế giới nhưng chúng phù hợp với khí hậu Việt Nam. Đồng thời loài này cũng chứa hàm lượng caffein cao hơn loài cà phê Arabica.

Môi trường trồng cà phê

Trong tự nhiên, cà phê sinh trưởng và phát triển ở vùng nhiệt đới. Nơi có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thoát nước tốt. Do đó môi trường tốt nhất để trồng cà phê là môi trường có điều kiện tương tự như trên.

Cây cà phê là loại cây ưa thích ánh sáng. Chúng phát triển tốt ở những nơi có nhiều ánh sáng. Ngoài ra chúng cũng có thể sống dưới tán của các cây khác và nhận ánh sáng gián tiếp.

Tuy nhiên ánh sáng trực tiếp quá lâu và quá nhiều cũng ảnh hưởng tới quá trình phát triển của chúng. Chúng có thể bị bạc lá nếu tiếp xúc với ánh sáng quá lâu. Nhưng thiếu ánh sáng cũng khiến chúng chậm phát triển.

Cà phê không yêu cầu cao về đất trồng. Nhưng loại đất giàu dinh dưỡng có khả năng thoát nước tốt là thích hợp để trồng cà phê. Ngoài ra cây cà phê thích đất chua, vì vậy nếu cây của bạn không phát triển mạnh, hãy bổ sung thêm các chất để tăng độ pH của đất.

Cây cà phê có thể phát triển trong đất có độ pH từ 4 đến 7. Nhưng khoảng pH lý tưởng là gần 6 đến 6,5. Ở vùng Tây Nguyên nước ta có loại đất bazan giàu dinh dưỡng và có nhiều đặc tính lý hóa cho cà phê phát triển.

Trước khi trồng cà phê, đất cần được cày bừa tơi xốp, loại bỏ bớt cỏ dại. Nếu vụ trước trồng cà phê mà cây bị thối rễ thì bạn nên luân canh các loại cây khác trước khi trồng lại cà phê tránh việc lây lan bệnh tật.

Nhiệt độ và độ ẩm

Nhiệt độ phát triển tốt nhất cho cà phê phát triển là từ 20 tới 30 o C. Nhiệt độ cao hơn có thể giúp cà phê phát triển nhanh hơn. Nhưng nhiệt độ cao hơn lại ảnh hưởng tới việc đậu quả. Quả phát triển và chín cần một nhiệt độ vừa phải.

Ngoài ra, bởi vì cà phê tự nhiên mọc ở khu vực nhiệt đới nơi có điều kiện ẩm ướt cao. Do đó khi trồng cà phê nên lưu ý duy trì một độ ẩm tối thiểu ít nhất trên 50%. Nơi có nhiều mưa và sương mù như vùng Tây Nguyên nước ta khá phù hợp cho trồng cà phê.

Nếu không khí quá khô, mép lá có thể bắt đầu chuyển sang màu nâu. Các nông trại cà phê hiện nay thường dùng hệ thống phun sương cho cây để tưới nước đồng thời nâng cao độ ẩm cho vườn cà phê.

Thời điểm trồng cà phê

Thời điểm thích hợp nhất để trồng cà phê là và mùa mưa. Cà phê ưa độ ẩm cao nên tránh trồng chúng vào mùa khô và nên kết thúc quá trình trồng trước khi bước vào mùa khô khoảng một tới hai tháng.

Cách trồng cà phê cho năng suất cao

Cà phê có thể trồng từ hạt hoặc trồng từ cây con. Cây con hiện có bán sẵn tại các cửa hàng cây giống khá phổ biến. Bạn nên chọn các cây giống có đủ lá, xanh tươi và khỏe mạnh. Không nên chọn các cây còi cọc và có dấu hiệu sâu bệnh.

Hiện nay cũng rất phổ biến cách trồng cà phê từ hạt. Cây cà phê được lựa chọn để lấy hạt nhân giống là những cây khỏe mạnh. Điều quan trọng đối với gieo hạt là mức độ tươi của hạt. Bởi vì khả năng nảy mầm của chúng thường giảm xuống theo thời gian và có thể mất sau bốn tuần kể từ khi thu hoạch.

Xử lý hạt trước khi gieo

Đầu tiên cần làm nứt vỏ quả để hạt có thể tiếp xúc với môi trường nảy mầm. Ngoài ra cần loại bỏ cả một lớp vỏ mỏng màu bạc bao quanh hạt. Sau đó ngâm chúng vào nước ấm khoảng 30 o C và để qua đêm.

Tốt nhất là có thể duy trì nhiệt độ nước ngâm luôn như vậy. Do đó người ta thường ủ chậu ngâm hạt cà phê vào chiếc khăn vải hoặc giấy để duy trì nhiệt độ tốt nhất. Sau đó có thể đem hạt cà phê đi gieo.

Đặt hạt giống lên hỗn hợp đất giàu dinh dưỡng hoặc các bầu cây đã chuẩn bị sẵn. Sau đó phủ khoảng 1 cm phân trộn lên trên bề mặt hạt. Hạt mới trồng cần giữ ẩm trong suốt quá trình cho tới khi nảy mầm.

Nhiệt độ lý tưởng cho cây cà phê nảy mầm là từ 25- 35 o C. Đồng thời bạn nên để chúng ở nơi nửa râm, tránh ánh nắng giữa trưa. Thông thường quá trình nảy mầm của cây sẽ mất khá nhiều thời gian từ một tới hai tháng.

Tuy nhiên cà phê là cây tự thụ phấn do đó nên cây con khi trồng từ hạt có thể không thuần giống như cây mẹ. Do đó người ta thường tiến hành ghép khi cây con đủ lớn.

Trồng cà phê con

Sau khi có cây giống bạn có thể tiến hành trồng cây. Tạo các hố trồng cây sâu khoảng 30 tới 35 cm và rộng cỡ gần gấp đôi bầu cây. Sau đó đặt bầu cây vào và từ từ lấp đất tới ngang mặt bầu cây.

Cần chú ý để bầu cây không bị đổ. Nén đất vừa phải để chúng không bị đổ có gió. Nên tiến hành tạo bầu cho gốc cà phê mới trồng luôn. Các biện pháp bảo vệ cây khác như ủ rơm rạ, đánh bồn quanh gốc cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt.

Cà phê là cây ưa ẩm do đó bạn cần tưới nước thường xuyên cho cây và không nên để cây bị khô hoàn toàn. Đặc biệt là trong giai đoạn phát triển của cây. Bạn nên tưới chúng vào mỗi buổi sáng sớm hoặc chiều tối muộn.

Tuy nhiên, trước mỗi lần tưới cây lớp đất bề mặt của cà phê nên được khô ráo. Trong mùa hè có thể bạn sẽ phải tưới cây nhiều hơn vào cả sáng và tối. Tránh tưới cây vào giữa trưa nắng gắt.

Cà phê là một loài ưa đất trồng nhiều dinh dưỡng đặc biệt là trong quá trình phát triển của cây. Do đó phân nên được bón hai tuần một lần từ tháng 3, tháng 4 đến tháng 9. Nên sử dụng phân bón hữu cơ đã ủ hoai mục hoặc dạng lỏng bón qua lá.

Các loại phân NPK cũng nên được cung cấp theo định kì hằng năm cho cây cà phê. Tuy nhiên loại này có thể dễ gây mặn cho cây. Do đó cần chú ý bón cho cà phê đúng liều lượng hoặc liều lượng bằng một nửa so với liều ghi trong hướng dẫn trên bao bì.

Mặc dù việc cắt tỉa cây là không bắt buộc. Nhưng việc cắt tỉa thường xuyên là một biện pháp quan trọng để có thể giúp cây tránh già cỗi và cho năng suất cao hơn. Thời gian tỉa cây tốt nhất là đầu mùa xuân.

Bạn nên tiến hành cắt ngắn chồi. Những cành già cỗi nên được loại bỏ để dành chỗ cho những cành khỏe mạnh phát triển. Ngoài ra bạn nên tỉa để đảm bảo cây luôn nhận đủ ánh sáng từ nhiều phía để tránh sâu bệnh và tán cây cân đối hơn.

Trong điều kiện lý tưởng, cây cà phê sẽ ra hoa lần đầu tiên sau bốn năm. Quả phát triển thành chùm từ những chùm hoa mọc ở kẽ lá. Ngoài ra quả chín cũng sẽ mất vài tháng. Việc xác định đúng thời điểm thu hoạch cũng rất quan trọng, các quả màu xanh lá cây không thể ăn được.

Lưu ý các loại sâu bệnh khi trồng cà phê

Cây cà phê là loài tương đối khỏe mạnh nhưng chúng vẫn có thể gặp một số các loại bệnh

Rụng lá, khô lá khô quả

Bình thường cây cà phê cũng có thể rụng lá. Nhưng thông thường cây rụng lá, khô cành thường do nấm. Các loại thuốc có thể sử dụng để ngăn chặn tình trạng này là Tilt nồng độ 0,1% hoặc Deosal 0,2% hoặc Ridomil.

Sâu đục thân

Sâu đục thân là một loại sâu bệnh phổ biến gây hại ở các loại cây họ cà phê nói chung. Chúng có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Cắt tỉa cành quang đãng là một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa loài sâu hại này.

Ngoài ra bạn nên quan sát cà phê thường xuyên để kịp thời phát hiện khi gặp sâu đục thân. Đồng thời loại bỏ chúng tránh lây lan. Các loại thuốc trừ loài sâu hại này có bán trên thị trường như Padan, Regent.

Các loại rệp như rệp sáp, rệp xanh,.. rất thường gặp ở cà phê. Bạn có thể dùng Bi58, Mocap hoặc Supracid theo nồng độ ghi trên nhãn bao bì để diệt trừ rệp. Đồng thời nên phun thuốc diệt kiến định kì cũng là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Theo: Biển Lặng

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Vụ Hè Thu Mang Lại Năng Suất Cao

Bất kể loại nông sản nào cũng có những đặc điểm riêng cần được lưu ý. Bài viết chia sẻ những thông tin về thời gian gieo trồng, kỹ thuật chăm sóc cà chua. Cũng như những lưu ý khi trồng cà chua vụ hè thu.

Thời vụ trồng cà chua cho năng suất cao và chất lượng

Không còn quá xa lạ khi cà chua thường xuyên xuất hiện trong các món ăn của người Việt. Quả cà chua giàu hàm lượng vitamin, có Lycopene – chất chống oxy hóa, naringenin, axit chlorogenic,…mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. 

Đối với một quả cà chua chất lượng thì luôn cần được chăm sóc đúng quy cách. Quá trình từ khi gieo hạt đến bước thu hoạch và bảo quản. 

Vào vụ hè thu, quả cà chua thường được gieo trồng từ tháng 6 hoặc tháng 7. Thu hoạch đại trà vào tháng 9. Đây là khoảng thời gian thích hợp nhất để trồng cà chua trong vụ hè thu. Là loại cây “thích ấm áp”. Nên cà chua không thể phát triển nếu đặt chúng ở nhiệt độ dưới 13ºC. Khuyến khích người nông dân kiểm tra nhiệt độ đất bằng nhiệt kế trước khi gieo hạt giống xuống đất.

Kỹ thuật trồng cà chua vụ hè thu đúng cách

Lựa chọn giống cây, các giống cà chua được trồng phổ biến hiện nay như cà bi, cà cỡ đại, cà chua mận, cà chua lê, cà chua đen,…hầu hết các loại giống này có khả năng kháng bệnh, thân cây khỏe và không dị hình khi phát triển. 

Làm đất, trồng cà chua vụ hè thu nên chọn những mảnh đất cách xa khu công nghiệp, cách xa những nơi xả chất thải gây ô nhiễm nguồn nước. Đất được làm tơi xốp, dễ thoát nước khi tưới tiêu. Đảm bảo đất phải được làm sạch, không lẫn rác sẽ tạo môi trường cho nấm hại sinh trưởng. Vào vụ hè, khuyến khích bà con làm luống từ 15-20cm, có rãnh khoảng 30cm, hàng cách hàng 80cm, khoảng cách giữa các cây dao động từ 40-60cm.

Bón phân – một trong những bước quan trọng để cây cà chua đạt năng xuất cao. Sử dụng phương pháp bón phân lót, bón thúc để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trong thời kỳ sinh trưởng. Cây cà chua dễ dàng hấp thụ phân bón sau khi cây trổ hoa nên có thể rải thêm phân gần gốc cây.

Xử lý sâu hại, nắm rõ những loại bệnh thường xuất hiện trên cây để có phương pháp ứng phó phù hợp và nhanh chóng nhất.

Kỹ thuật trồng cà chua vụ hè thu, nông dân lựa chọn khung thời gian trời mát như buổi chiều để tiến hành trồng cây. Cây được trồng nhẹ xuống đất. Nên cắm thêm một cây chống cạnh bên để cây con có điểm tựa, không bị đổ ngã. Lưu ý, phải tưới nước ngay sau khi trồng để đất giữ được độ ấm cho cây.

Sử dụng máy bay xịt thuốc loại bỏ rủi ro sâu bệnh

Một số bệnh thường gặp trên cây cà chua như bệnh héo xanh, bệnh sương mai, bệnh thán thư, bệnh đốm vi khuẩn, bệnh đốm quả,… Đât là những loại bệnh khiến người nông dân điêu đứng. Cây cà chua héo rũ, úng nước, quả khô và chết và hậu quả mầm bệnh để lại. 

Đối với các hộ gia đình có vườn nhỏ thì vẫn còn sử dụng bình xịt thủ công. Nhưng với những trang trại lớn hàng chục hecta thì không mang lại hiệu quả cao khi vẫn giữ phương pháp này. Vì thế, máy bay xịt thuốc trừ sâu ra đời để đáp ứng nhu cầu phun thuốc. Loại bỏ mầm bệnh cho cây trồng trên diện rộng. ArgiDrone Việt Nam đã áp dụng giải pháp này cho nhiều loại cây ăn trái hay lúa rất thành công. 

Máy bay phun thuốc T16 được xem là sản phẩm công nghệ thông minh giúp nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và người nông dân nói riêng giảm được sức lao động cũng như mang lại sản lượng cao. Giờ đây những trai trại cà chua không còn lo lắng với các loại sâu bệnh khó trị nữa.