Kỹ Thuật Trồng Bí Xanh Cho Năng Suất Cao / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Bí Xanh Năng Suất Cao

1. Thời vụ trồng bí xanh

– Đối với các tỉnh ven biển miền Trung và Tây Nguyên: Vụ Đông Xuân trồng từ tháng 12 đến đầu tháng 3, tốt nhất từ 1/12 đến 15/12; Vụ Thu trồng từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10, tốt nhất từ 20/8 đến 10/5.

– Đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ: Vụ Đông Xuân gieo tháng 12 đến tháng 1, trồng từ tháng 1 đến tháng 2, thu hoạch tháng 5 đến tháng 6; Vụ Thu Đông gieo tháng 7 đến tháng 8, trồng tháng 9 đến tháng 10 và thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 2.

2. Kỹ thuật trồng bí xanh năng suất cao

2.1 Kỹ thuật làm đất trồng bí xanh

– Đất trồng bí phải có tầng canh tác dày, tơi xốp, độ pH từ 6,5-7,0. Nếu pH < 6 phải bón vôi cải tạo đất trước khi tiến hành trồng.

– Chọn đất thịt nhẹ, đất cát pha, nhiều dinh dưỡng, chủ động tưới tiêu.

– Tiến hành cày bừa làm kỹ đất. Đất cần được phơi ai, lên luống để trồng. Tùy theo từng phương pháp trồng mà ta có các cách lên luống khác nhau.

2.2 Kỹ thuật ngâm ủ hạt bí trước khi gieo

Trước khi ngâm đem hạt phơi nắng nhẹ trong vài giờ, rồi đem ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) từ 5-6 giờ, đãi sạch nước chua. Dùng vải xô ủ kín ở nhiệt độ 28-32 o C, khoảng 1-2 ngày thì hạt nứt nanh, đem gieo.

2.3 Kỹ thuật gieo hạt bí xanh

– Lượng hạt cần gieo cho 500m 2 là 50-70 gram (nếu dụng hạt lai F1 từ 15-20 gra/500 m 2).

– Gieo hạt trên luống, phủ hạt bằng lớp đất bột mỏng, không nên phủ quá dày vì hạt không đội lên được.

– Khi cây mọc được 7-8 ngày (2 lá mầm) có thể sang bầu, kích thước bầu 7 x 10 cm, để đến khi cây 2-3 lá thật thì đem trồng là tốt nhất, bầu to 10-15 cm có thể để đến 4-5 lá thật mới đưa ra trồng.

– Trồng bầu để tranh thủ thời gian và dễ chăm sóc cây con. Đất làm bầu là hỗn hợp đất bột kết hợp với phân chuống mục theo tỷ lệ 1:1.

2.4 Khoảng cách và mật độ trồng bí xanh

– Nếu làm giàn, làm luống rộng hoảng 1,5 m, rãnh rộng khoảng 0,3 m. Hàng cách hàng 0,9 m, cây cách cây 0,5 m.

– Nếu để cây bò trên đất, mặt luống rộng 3,5 – 4 m, luống cao 25 – 30 cm tùy thuộc vào thời vụ, trồng 2 hàng: Hàng cách hàng 2,5 – 3 m, cây cách cây từ 0,4 – 0,45 m. Với luống đơn, mặt luống rộng khoảng 2,5 m, trồng 1 hàng giữa luống, cây cách cây 0,4 m.

– Vụ Thu Đông, mật độ trồng 950 cây/500 m 2, vụ Xuân mật độ trồng 1.200 cây/ 500 m 2.

Nếu trồng bí bò cần có rơm rạ, … phủ mặt luống cho bí bò và đỡ quả.

2.5 Kỹ thuật bón phân cho cây bí xanh

– Câu bí xanh hút nhiều nhất là kali, thứ đến là đạm, ít nhất là lân.

– Canxi có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng của cây, cải thiện chất lượng quả, thịt quả rắn chắc, tăng khả năng bảo quản và vận chuyển.

– Phân hữu cơ hoai mục: 1 tấn + Đạm ure: 12-14 kg + Lân super: 16-18 kg + Kali: 10-12 kg.

+ Đất chua (pH < 5) bón thêm 20 – 25 kg vôi /500 m 2 khi bừa ngả.

+ Nếu dùng phân tổng hợp NPK có thể dùng lượng 40 – 60 kg phân tổng hợp NPK chuyên dùng bón lót.Trong điều kiện có thể, thời gian đầu nên tưới nước phân cho cây.

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 1/4 lượng đạm + 1/4 lượng kali.

+ Bón thúc lần 1: Khi cây bắt đầu ngả ngọn bò, hoặc lúc bắt đầu leo lên giàn (sau khi mọc 30-35 ngày), bón 1/4 lượng đạm + 1/4 lượng kali.

+ Bón thúc lần 2: Sauk hi cây đậu quả rộ (sau thúc lần 1: 15 – 25 ngày), bón 1/4 lượng đạm + 1/4 lượng kali.

+ Số lượng còn lại hòa với nước tưới hoặc nước phân chuồng hoai mục, pha loãng tưới cho cây. Có thể tưới bổ sung NPK hàm lượng cao, nồng độ loãng cho cây nếu cây sinh trưởng kém. Giai đoạn đậu quả bón bổ sung phân NPK chuyên dùng cho đậu hoa đậu quả để nâng cao năng suất và chất lượng quả.

2.6 Chăm sóc

– Trồng dặm: Sau khi trồng 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.

– Khi bón thúc phân kết hợp với vun nhẹ vào gốc.

* Đối với bí không làm giàn:

Xới xáo toàn bộ mặt luống, làm sạch ỏ rồi trải rạ. Khi cây bí dài 0,5 m dùng đất chặn ngang đốt, cách 1-2 đốt lại chặn (dùng đất đắp lên đốt) để tranh thủ ra rễ bất định, tăng khả năng chất dinh dưỡng nuôi quả sau này. Mỗi lần bón phân phải kết hợp vét rãnh bồi luống, phủ rễ bằng rơm rạ.

* Đối với bí làm giàn:

Khi cây bí bắt đầu vươn dài thì kịp thời bắt ngọn vươn theo cùng một hướng trên mặt luống và cứ 2-3 đốt lại đắt đất một lần để tăng thêm rễ phụ, Khi dây bí được 12-15 lá thì bắt đầu cắm giàn.

+ Dùng tre, dọc để làm giàn. Có thể làm gian mái bằng, giàn hình khum hoặc hình mái nhà. Những gia đình có điều kiện, sau khi làm khuyng chắc chắn dùng dây thép hoặc lưới nilong chuyên dùng để căng giàn.

+ Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây bí phân bố đều, tỉa bỏ nhánh nhỏ, sâu bệnh giúp gian thông thoáng, giảm sâu bệnh hại. Khi cây có quả phải thả thong quả xuống giàn cho quả thẳng, đẹp.

– Chú ý: Buộc dây ở phí dướ nách lá, bắt dây chéo chữ chi cho đều giàn và khỏi che rợp hoa, quả. Mỗi cây để 2-3 nhánh chính, mỗi nhánh để 2-3 quả. Đặt cho cuống quả nằm đúng chỗ giao nhau của hai cây dóc hoặc dây thép để khi quả lớn không lam xô dây tụt giàn. Cần chú ý khi quả lớn phải buộc dây cuống lên đỉnh giàn.

– Để tăng khả năng đậu quả và chống rụng quả sinh lý nên phun phân bón qua lá kích thích ra hoa từ khi dây bí dài 1 m đến khi thu quả lần đầu, khoảng 7-10 ngày/lần, với biện pháp kỹ thuật này có thể tạo cho năng suất bí xanh tăng thêm 50-70% so với trồng thông thường.

2.7 Kỹ thuật tưới nước cho bí xanh

– Bí xanh là cây có sinh khối lớn vì vậy cần nhiều nước để sinh trưởng, phát triển cho năng suất cao. Nên chú ý cung cấp đủ nước trong suốt quả trình sinh trưởng của cây.

– Nước tưới dùng nước sạch như nước giếng khoan, ao hồ, sông ngòi… để đảm bảo sản phẩm an toàn.

– Ở giai đoạn đầu cần tưới nhẹ thường xuyên cho cây mau bén rễ hồi xanh, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

– Thời kỳ ra hoa kết quả bí xanh cần nhiều nước, cần tưới đủ nước cho cây sinh trưởng phát triển đầy đủ. Nếu thiếu nước cây phát triển kém, sâu bệnh hại phát triển gây thiệt hại năng suất. Nếu bị mưa ngập cần tháo hết nước ngay vì bí xanh không chịu ngập úng.

– Từ cây con đến ra hoa, bí cần độ ẩm 60 – 70 %. Từ ra hoa đến kết quả cần độ ẩm 70 – 80 %.

– Tưới rãnh hoặc tưới phun, có thể 3 – 5 ngày tưới một lần tùy mùa vụ điều chỉnh cho hợp lý.

2.8 Kỹ thuật thụ phấn bổ sung cho cây bí xanh nâng cao năng suất

– Do nhiều nguyên nhân, thời vụ gieo trồng, chăm sóc, thời tiết khí hậu … có lúc hoa đực tỷ lệ thấm và nở không cùng thời điểm với hoa cái hoặc hoa nở rộ trong thời điểm ít côn trùng hoạt động. Để đảm bảo năng suất, chất lượng quả bí cần phải thụ phấn nhân tạo bổ sung cho bí.

– Các loại hoa đực, hoa cái thường nở rộ vào khoảng 7 – 8 giờ sáng đối với vụ Xuân Hè và 9 – 10 giờ vụ Thu Đông, đây là những thời điểm thụ phấn bổ sung tốt nhất. Vào lúc thời tiết thuận lợi khô rác, tiến hành thụ phấn nhân tạo cho bí. Chọn những hoa cái hoàng chỉnh, thụy hoa có đầy đủ đài hoa, núm nhụy, cánh hoa không bị sâu, bệnh hại và ở những vị trí định cho đậu quả để thụ phấn. Lấy hoa đực to, đẹp, không sâu bệnh, nhụy đực phân thùy có bao phấn to màu vàng sáng ở cây này để thụ phấn cho hoa cái cây kia phát huy được ưu thế lai, quả sẽ to, đẹp hơn là thụ phấn cho hoa cùng gốc.

– Dùng tay hay kéo cắt lấy hoa đực có đoạn cuống dài 5 cm, cắt hoặc vặt hết cánh hoa cho khỏi vướng đầu nhụy có bao phấn, chấm nhẹ đầu nhụy của hoa đực vào núm nhụy của hoa cái sao cho hạt phấn màu vàng mịn từ hoa đực bám vào núm nhụy hoa cái là đạt yêu cầu.

– Lấy hoa đực ở cây khác chấm lên hoa cái. Không lấy hoa đực cùng cây vì tự thụ sẽ đậu ít. Nên thu hái hoa đực buổi chiều, ủ qua đem, sáng hôm sau thụ phấn.

2.9 Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây bí xanh

Thành phân sâu hại bí xanh gồm có sâu xám, bọ nhảy, ban miêu đen, sâu róm, sâu đục quả, rệp, nhện đỏ, ruồi đục quả, bọ xít…* Đối với sâu hại bí xanh:

+ Sâu xám: Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng biện pháp thủ công bắt vào sáng ớm sâu non lẫn dưới cây khi giai đoạn cây 1-3 lá thật. Dùng một số loại thuốc hóa học như: Basudin 50 EC, Shecpain 36EC,…

+ Ban miêu đen: Chỉ tiến hành phòng trừ khi bọ trưởng thành tập trung với mật độ vao và gây hại rõ rệt. sử dụng một số loại thuốc phòng trừ theo khuyến cáo.

+ Sâu róm nâu: Phòng trừ khi mật độ sâu gây hại đến năng suất. Dùng một số thuốc như Sherpa, Decis, Drazinon,…

+ Sâu xanh: Dùng thuốc như Match, Cyperan…

+ Sâu khoang: Khuyến cáo đặt bẫy bả pheromone hoặc bẫy chua ngọt để bắt bướm trưởng thành. Có thể dùng một số thuốc hóa học như Sherpa, Polytrin,…

+ Bệnh phân trắng: Phòng trừ bằng cách thu dọn sạch tàn dư cây trên ruộng sau mỗi vụ thu hoach, chăm bón đúng kỹ thuật, phun thuốc khi phát hiện bệnh bằng các thuốc như Zineb.

+ Bệnh héo rũ: Tiến hành luân canh cây trồng để tiêu diện nguồn bệnh, sử dụng các biện pháp sinh học như dùng nấm đối kháng Trichoderma…

+ Bệnh sương mai: Khi phát hiện bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như: Antraclo 70WP, Topsin-M 70Wp, …

+ Bệnh Hoa lá: Nhổ bỏ, thu gom tiêu hủy các cây bị bệnh; sử dụng giống sạch bệnh.

– Ngoài các loại sâu bệnh trên, bí xanh còn bị các loại sâu bệnh khác phá hoại như: Bệnh hủi, bệnh thán thư, bệnh chết cây non, sâu xanh sọc trắng, bọ trí, dòi đục lá, rệp muội, nhện đỏ…

3. Công tác thu hoạch và bảo quản bí xanh

3.1 Thu hoạch

– Quyết định thời gian thu hái quả phụ thuộc vào mục đích sử dụng, vào đặc điểm của mỗi giống và đặc điểm của tập quán địa phương.

– Dùng làm rau thì thu hái quả còn non (kết hợp với tỉa định quả) và quả trung bình. Thu sớm để cây tập trung nuôi các quả sau.

– Dùng để làm giống, mứt, bánh và bảo quản cần phải thu hái khi quả đã già. Bí xanh quả to, mỗi cây chỉ để một quả, nên khi quả thật gia mới thu. Khi ra quả đậu quả 50 – 60 ngày là có thể thu hoạch được.

– Quả để làm giống và quả để dự trữ phải thu bí giá (3 – 4 tháng sau khi đậu quả ), đó là khi lớp vỏ quả có lớp phấn mốc trắng mới thu.

– Chọn những quả phát triển cân đối, vỏ quả cứng, có lớp phấn trắng phủ lên vỏ, lông trên quả đã rụng, cuống quả teo lại để làm giống và bảo quản. Bí xanh để giống chọn lấy ở cây khỏe, lá nhiều, đốt ngắn, ra quả sớm, chọn quả ở giữa cây. Loại chín sớm chọn quả ở đốt thứ 8 đến đốt thứ 12. Loại chín vừa chọn quả ở đốt thứ 14 – 20. Chọn quả ngay ngắn, hai đầu to bằng nhau, núm quả bé.

3.2 Bảo quản bí xanh

Xếp lên giàn từ 2 – 3 lớp quả hoặc để quả ở những nơi thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra, loại bỏ những quả thối.

3.3 Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

– Sản phẩm đảm bảo yêu cầu chất lượng, quả bí không bị giập nát, xây xước.

– Hàm lượng nitrat không quá 400 mg/kg sản phẩm tươi. Hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc trừ sâu trong phạm vi cho phép.

3.4 Thu hạt và bảo quản hạt giống:

Sauk hi tách, hạt được rửa sạch phơi khô bằng phương pháp thủ công hoặc sấy hạt bằng máy. Nếu khối lượng hạt có thể phơi trên nong, nia,… quá trình phơi hạt hoặc sấy hạt cho tới khi độ ẩm hạt không vượt quá 10% là đạt yêu cầu.

Nguồn: Admin tổng hợp – NO

Trái màu xanh đậm, dài 50 – 60cm, ruột xanh, ăn rất ngon, thơm, thu hoạch 45 – 47 ngày sau gieo, mật độ 1,8 – 2m x 0,5 – 0,6m.

Cây bí ngòi vàng sinh trưởng phát triển mạnh, kháng bệnh tốt, quả suôn đều, chín màu vàng mọng, trái có màu sắc đẹp, hình trụ dài, vỏ bóng láng, kháng bệnh tốt,…

Bí đao xanh trái dài là loại rau ăn quả rất dễ trồng, sai trái, quả dài và trồng được ở nhiều nơi,…

Cách Trồng Bí Xanh Cho Năng Suất Cao

Cây bí xanh là cây trồng có thể đem lại năng suất cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất cần chú ý đến quy trình chăm sóc và thu hoạch bí.

Cách trồng bí xanh cho năng suất cao

Theo một gia đình sinh viên Cao đẳng Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, cây bí xanh có thể đem lại nguồn thu nhập lớn nếu bà con nông dân biết cách chăm sóc. Theo đó, để đạt năng suất cao, bà con nông dân cần chú ý quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc như sau:

Đầu tiên, bà con nông dân cần tiến hành ngâm hạt trong nước lã sạch từ 4- 6 giờ, đãi sạch nước chua, ủ kín, ngày tưới nước 2 lần, khoảng 1- 2 ngày hạt nứt nanh, đem gieo thẳng hoặc gieo trong bầu ni lon. Chọn đất cát pha, thịt nhẹ, chủ động tưới tiêu. Bí xanh có thể trồng xen, trồng riêng biệt do vậy cách làm đất có khác nhau.

Nếu trồng xen có thể gieo các cây rau ngắn ngày cho thu hoạch nhanh trong vòng 20- 30 ngày như cải xanh, cải củ. Sau khi thu hoạch cây trồng phụ thì làm đất bổ sung vun luống chính thức cho bí. Bà con nông dân nên làm giàn cho bí xanh thâm canh. làm luống rộng 1,2- 1,4m.

Lượng phân bón cho 1 sào trồng cây bí xanh như sau: Phân chuồng hoai mục 6- 7 tạ, đạm urê 5- 6kg, kaliclorua 6- 8kg, supe lân Lâm Thao 12- 15 kg. Đất chua (độ pH < 5) bón thêm 20- 25 kg vôi bột khi bừa ngả.

Toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/2 Kali + 1/4 đạm dùng bón lót khi gieo hạt hoặc cấy giống (gieo hạt hoặc cấy cây con cách phân 10-15 cm). Trồng 1 hàng ở giữa luống. Gieo 3- 4 hạt hoặc cấy 2 cây (sau để 2 cây/hốc).

Các chuyên gia tư vấn nông nghiệp cho biết, bón thúc lần 1 khi cây có 2 lá thật, bón hoặc tưới 25% đạm kết hợp xới vun nhẹ vào gốc. Bón thúc lần 2 khi cây có 5- 6 lá thật, xới rộng sâu bón 25% đạm + 25% kali. Bón thúc lần 3 khi chuẩn bị làm giàn bón nốt lượng phân còn lại. Hướng ngọn bí ở hốc này bò sang hốc kia sau mới nương dây cho leo giàn.

Khi cây bí dài 1 m trở lên thì cho leo giàn, giàn làm bằng cây dóc cắm chéo như mái nhà để tận dụng không gian. Khi dây leo cần để ở tư thế tự nhiên, không vặn úp hoặc lật dây, dùng dây chuối hoặc rơm nếp buộc gọn vào giàn. Chú ý buộc ở phía dưới nách lá, bắt dây chéo chữ chi cho đều giàn và khỏi che rợp hoa, quả. Mỗi cây để 2-3 nhánh chính, mỗi nhánh để 2-3 quả. Đặt cho cuống quả nằm đúng chỗ giao nhau của hai cây dóc để khi quả lớn không làm xô dây tụt giàn.

Sử dụng nước sạch như nước giếng khơi, giếng khoan, nước sông ngòi chưa bị ô nhiễm để tưới cho bí, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Từ mọc đến kết quả cần độ ẩm 75- 80 % độ ẩm đất.

Quả bí 50- 60 ngày tuổi có thể thu hoạch, bí non có thể sử dụng ở tuổi 25- 30 ngày. Thu để làm giống hoặc bảo quản làm rau dự trữ thì quả phải để già vỏ cứng, có lớp phấn trắng mới giữ được lâu.

Nguồn: chúng tôi – Tổng hợp

Kỹ Thuật Trồng Cây Bí Ngồi Cho Năng Suất Cao

Về kỹ thuật trồng cây, có 2 phương pháp trồng bí ngồi phổ biến nhất là trồng bằng hạt giống và trồng bằng cây giống. Nếu chọn cách trồng bằng hạt, người dân sẽ phải gieo hạt trước thời điểm trồng 4 – 6 tuần. Trồng cây giống vào chậu hoặc vườn luôn luôn dễ dàng và tốn ít thời gian hơn so với việc gieo hạt.

Cây bí ngồi có kỹ thuật trồng cây tương tự như các loại bí khác

Bí ngồi thường được đánh giá là cây mùa hè, bởi vì nó phát triển mạnh và cho nhiều trái nhất vào thời điểm này. Cây ưa ánh sáng, không thể sống được trong môi trường đất lạnh. Vì thế, bà con nên trồng cây khi nhiệt độ ngoài trời đạt ít nhất 23 độ C.

Bí ngồi sẽ phát triển mạnh mẽ ở những nơi nhận được nhiều ánh sáng mặt trời, có không gian rộng rãi cho phép bộ rễ cũng như cành lá lây lan tự do. Người trồng nên chọn ra một vị trí trong vườn/trong nhà tiếp nhận ít nhất 6 – 10 tiếng ánh sáng mỗi ngày, không bị bóng râm che phủ quá nhiều. Đảm bảo chậu trồng cây có sẵn các lỗ thoát nước, bí ngồi thích đất trồng ẩm nhưng nếu đất bị nhão, sũng nước thì cây sẽ không phát triển.

Người dân có thể trồng cây trong thùng xốp hoặc trồng cây trong nhà nếu đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng cho cây

Trường hợp đất trồng không có khả năng thoát nước tốt, người trồng có thể khắc phục bằng cách chuyển vị trí trồng hoặc sử dụng đất hữu cơ. Tránh trồng cây ở phía Bắc vì hướng này không được chiếu sáng nhiều.

Đầu tiên, người dân nên bắt đầu bằng cách trộn lẫn lớp phủ (ví dụ như rơm, rạ…) với phân hữu cơ để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho đất trồng. Kiểm tra độ pH của đất và sửa đổi nếu cần. Bí ngồi thích đất trồng có độ pH từ 6 – 7.5.

Loại bí ngồi vàng đang được mở rộng trồng trọt

Ngoài ra, người dân có thể chính thức gieo hạt giống trong nhà từ 4 – 6 tuần trước khi cấy chúng ra ngoài. Bước tiếp theo là chuẩn bị khay gieo hạt (tốt nhất là loại khay có chia ô), bà con đổ đất vào từng ô, gieo hạt, phủ một lớp đất mỏng bên trên và tưới nước. Bước cuối cùng là đặt chiếc khay ở khu vực nhận được nguồn ánh sáng dồi dào, nhiệt độ ảnh sáng thấp nhất là 26 độ C. Khi cặp lá đầu tiên nhú lên, cây non sẵn sàng để trồng sang chậu mới hoặc trồng trực tiếp ngoài vườn.

Nếu trồng bằng hạt, hạt giống phải nằm sâu trong đất ít nhất 1 – 1.5 cm. Các hố cần có kích thước lớn hơn cây giống. Người trồng nên duy trì khoảng cách giữa các cây từ 75 – 100 cm. Sau đó, bà con nên rắc một lớp đất dày 0.5 – 1 cm phủ kín hạt giống. Lớp đất này không nên quá dày để cây có thể hấp thụ được ánh sáng và nước.

Cách chăm sóc

Người dân nên nhổ cỏ dại ngay khi xuất hiện và có thể trải một lớp phủ (chẳng hạn như rơm, rạ,…) trên bề mặt đất để ngăn ngừa tình trạng này. Việc thêm phân bón dạng lỏng mỗi 3 – 4 tuần sẽ giúp cây kích thích tăng trưởng. Đồng thời, người trồng cần phải cắt bỏ những cành lá hoặc trái bị bệnh để tránh lây lan sang các phần khác của cây.

Bí ngồi nhồi thịt là món ăn ưa thích của người Việt Nam vào mùa hè

Để cây ra trái nhiều hơn, bà con có thể dùng cách thủ công là ngắt một bông hoa đực (thường có phần cuống dài, mảnh) cọ vào phần nhụy hoa cái (thường có phần cuống ngắn). Bà con nông dân có thể làm thao tác này trên vài bông hoa tùy thuộc vào thời gian bạn có và mức độ tăng trưởng mong muốn.

Những công dụng của cây bí ngồi

Loài cây này được cho là “nhà máy” tổng hợp viamin C, vitamin A, các nguyên tố khoáng vi lượng như magnesium, manganese, potassium (kali), đồng, chất xơ, nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6). Ngoài ra bí ngồi còn có thêm protein, kẽm, calcium, sắt, tryptophan, vitamin K, folate…

Bí ngồi được dùng trong bữa ăn dành cho những bệnh nhân hen suyễn do có chứa nhiều vitamin C. Ăn bí ngồi thường xuyên sẽ làm hạ nồng độ homocysteine và hỗ trợ cho cấu trúc của các mao mạch. Bí ngồi được cho là loại thực phẩm lý tưởng nhất để ngăn ngừa bệnh hoại huyết, thâm tím bị gây ra do sự thiếu hụt vitamin C.

Bí ngồi cũng có khả năng ngăn ngừa chứng đa xơ cứng, ung thư ruột già. Những thành phần dinh dưỡng có trong bí ngồi cũng “kiêm” thêm nhiệm vụ ngăn ngừa xơ vữa mạch, làm hạ huyết áp. Chúng cũng có tác dụng ngăn chặn sự ôxy hóa cholesterol.

Nên đọc

Kỹ Thuật Trồng Bí Đỏ Tại Nhà Cho Năng Suất Cao

Bí đỏ là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng

Bí đỏ là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng

Bí đỏ là một trong những loại rau quả mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng. Theo giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong bí đỏ có chứa rất nhiều các loại vitamin cũng như các chất: sắt, đạm, chất béo và các loại axit amin hữu cơ tốt cho cơ thể. Chúng có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng hàng ngày và còn có nhiều công dụng chế biến thành các loại đồ uống, làm đẹp, đặc biệt chúng còn được đánh giá là dược liệu tốt có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và xương khớp.

Để trồng bí đỏ trong vườn nhà không hề khó vì bí đỏ vốn là loài cây dễ chăm sóc và không kén đất. Các bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách trồng bí đỏ tại nhà mà các chuyên gia nông nghiệp giới thiệu sau đây.

Chuẩn bị dụng cụ trồng bí đỏ

Bí đỏ là một loại rau quả không hề kén đất, vì thế bạn có thể lấy đất từ tự nhiên hoặc mua đất trồng rau sạch bán sẵn rồi trộn thêm một ít trùn quế và phân vi sinh để bí đỏ sinh trưởng phát triển nhanh và cho năng suất cao.

Bí đỏ là một trong những loại rau quả mọc lan ở mặt đất do đó các bạn không cần phải chuẩn bị những chậu trồng quá lớn nhưng cần phải chuẩn bị không gian thoáng mát để cho bí đỏ mọc lan trên mặt đất.

Các bạn có thể lấy hạt từ những quả bí đỏ già hoặc mua ở các cửa hàng bán hạt giống đều được, tuy nhiên bạn nên chọn tại các địa chỉ bán hạt giống uy tín để tránh mua phải các loại hạt giống ẩm mốc nẩy mầm.

Thu hoạch bí đỏ khi trồng tại nhà

Các bước tiến hành trồng và chăm sóc bí đỏ

Đầu tiên, các bạn cần phải ngâm hạt bí đỏ trong nước ấm trước khi gieo trồng khoảng 06 – 08 tiếng sau đó vớt ra và ủ trong khăn ẩm 01 đêm. Mục đích của việc ngâm và ủ hạt bí đỏ chính là làm nứt vỏ, kích thích hạt lên mầm. Tiếp theo, các bạn tạo lỗ trong chậu trồng sâu khoảng 01cm rồi gieo hạt bí đỏ đã ngâm ủ vào, có thể gieo từ 02 – 03 hạt trong một chậu.

Các bước chăm sóc bí đỏ như sau:

Tưới nước: Bí đỏ là một loại rau quả có bộ rễ có khả năng chống khô hạn cao tuy nhiên chúng lại không chịu được ngập úng, do đó bạn chỉ nên tưới một lượng nước vừa đủ làm ẩm đất mỗi ngày, đồng thời phải giữ cho đất luôn tơi xốp và đảm bảo thoát nước tốt. Ở giai đoạn bí đỏ ra hoa cần tưới nhiều nước hơn.

Bón phân: Sau khi gieo hạt và cây bắt đầu lên 03 – 04 lá, các bạn dùng phân DAP pha loãng rồi bón vào gốc. Tiếp theo, các bạn dùng phân ủ, phân đạm và phân ure, trộn lại với nhau rồi bón thúc thành 03 đợt: đợt 01 sau khi trồng 15 ngày, đợt 02 sau khi trồng 35 ngày và đợt cuối là sau khi trồng được 50 ngày.

Khi bí đỏ phát triển và dài khoảng 01m, có thể tỉa bớt lá vàng hoặc nhánh non để cây thông thoáng. Bên cạnh đó, cũng chú ý vun xới cẩn thận cho gốc bí đỏ. Những chậu bí đỏ sẽ bắt đầu ra hoa, kết trái vào ngày thứ 30 – 35 và cho thu hoạch sau khoảng 60 ngày.

Bí đỏ là loài cây dễ trồng đem lại giá trị dinh dưỡng cao, vì thế bạn có thể trồng bí đỏ ngay tại vườn nhà mà không tốn nhiều kinh phí như các cây trồng khác.

Nguồn: chúng tôi – Tổng hợp