Kỹ Thuật Trồng Bầu Bò Đất / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Làm Bầu Đất Trồng Cây

Bầu đất là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây con, nhất là việc hình thành bộ rễ sau này cho cây.

Bầu đất chính là nơi cung cấp chất dinh dưỡng và duy trì sự sinh trưởng và phát triển của cả vườn ươm nên bà con cần chú ý chuẩn bị bầu đất đúng kích thước, thành phần theo đúng tỉ lệ pha trộn để tạo điều kiện giúp cho cây được sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Nguyên vật liệu cần chuẩn bị

Đất: Thường là đất thịt nhẹ hoặc đất cát, cần phải đập nhỏ và sàng mịn (bằng khung lưới sàng đất) trước khi đóng bầu. Cần chọn loại đất có bề mặt tơi xốp, độ hữu cơ trên 3%, đất ít chua và đã được phơi ải. Không nên chọn đất ở nơi có nguồn bệnh do nấm phytopthora gây ra sẽ khiến cây con bị lây bệnh.

Cát: Thường là cát vàng, nếu có sỏi ta sàng lấy cát mịn.

Phân Dơi Bat Guano: cung cấp dinh dưỡng cho bầu đất đạt hiệu quả tốt nhất.

Túi bầu: Tùy từng loại đất, cây mà ta sử dụng bầu có đáy hoặc không đáy, kích thước to hay nhỏ.

Phân lân nung chảy.

Vôi bột để loại bỏ các loại vi sinh vật có hại.

Kích thước bầu

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ của cây con chính là kích thước bầu.

Nếu kích thước bầu quá nhỏ, bộ rễ sẽ bị hạn chế tuy nhiên nếu bầu đất quá lớn sẽ khiến tốn rất nhiều đất bầu, hơn nữa còn chiếm rất nhiều chỗ trong vườn ươm và chúng ta cũng phải làm vườn ươm lớn hơn.

Tùy theo mục đích sử dụng, chúng ta chia thành 2 loại bầu đất:

Loại 1 – bầu đất không đáy: thường sử dụng khi đất đóng bầu có hàm lượng sét cao, mưa nhiều, sử dụng cho các loại cây rễ chùm.

Loại 2 – bầu đất có đáy: thường sử dụng khi đất đóng bầu có hàm lượng cát cao, vùng có khí hậu khô, sử dụng cho các loại cây rễ cọc.

Mỗi bầu nên đục từ 8 đến 12 lỗ ở phía dưới gần đáy bầu để thoát nước hợp lí. Lỗ đục nên phân thành 2 tầng. Tầng cuối cùng cách đáy bầu không quá 2 cm.

Nên dùng bầu đất nhựa có màu đen để ươm cây, kích thước bộ rễ phát triển sâu xuống đất.

Vỏ bầu là khuôn giữ cho ruột bầu định hình, giúp vận chuyển bầu dễ dàng, không bị vỡ khi đảo hoặc di chuyển.

Cách pha trộn ruột bầu

Cần trộn đều thành hỗn hợp theo tỷ lệ 5:3:2 (5 cát : 3 đất : 2 phân dơi). Tỷ lệ này có thể thay đổi khi đất đóng bầu có nhiều cát.

Mỗi khối hỗn hợp trên cần trộn thêm 5kg super lân + 5kg vôi bột.

Đổ đất, cát, phân dơi thành đống. Sau đó dùng xẻng trộn đều. Hỗn hợp trộn xong có màu nâu đen và có thể sử dụng đóng bầu.

Hỗn hợp mang đi trộn là đất, cát, phân không được quá ẩm.

Nếu hỗn hợp bầu quá khô, trước khi đóng bầu ta nên tưới một ít nước.

Yêu cầu đóng bầu đất

Giá thể (bầu đất) đóng xong phải đạt tiêu chuẩn:

Hai mép đáy bầu phải căng, đất được nén chặt.

Thành bầu không bị nhăn, gãy hoặc bị gấp khúc.

Bầu đóng xong phần đáy cứng và mềm dần khi lên đến đỉnh bầu.

Cách xếp bầu đất a) Đối với nền đất mềm

Xếp giá thể so le

b) Đối với nền đất cứng

Xếp giá thể sát nhau

Kỹ Thuật Và Quy Trình Trồng Cây Ăn Quả Không Có Bầu Đất

Trồng cây ăn quả không có bầu đất cần những kỹ thuật nào là chính Kỹ thuật trồng

Kỹ thuật đầu tiên bạn cần nắm rõ khi muốn trồng cây ăn trái mà không cần bầu đất, trước khi trồng 1 tháng bạn cần là sạch, nhổ hết cỏ và xử lý đất trước khi trồng.Một số phân bón bạn cần chuẩn bị cho một hố một cây, 20-30 kg phân chuồng mục, phân lân cần 1-2 kg, một ít phân kali, nữa kg vôi bột, trộn đều tất cả với đất mặt và sau đó lấp hố lại. Bạn cần chú ý về kích thước đào hố nông hay sâu phù hợp cho từng loại cây.

Để trồng hạt giống hoặc cây giống xuống bạn hãy đào một lỗ ở giữa hố, vừa đủ cho từng loại. Đây là cách trồng cây không bầu nên bạn rất dể dàng đặt xuống hố, không qua công đoạn xé bầu. Tiếp đến là bạn lấp đất cho tới cổ rễ và làm chặt đất xung quanh

Sau khi trồng xong bạn cần tưới nước cho cây, đặt ít rơm rạ, hay cỏ, lá cây quanh gốc để nó có thể giữ nước cho cây không bị mất nước. Giup cây không bị lung lay sau khi trồng bì bạn nên cắm 2 cọc thành chữ X để giữ cây vững hơn. Sau khi trồng bạn phải thường xuyên tưới nước cho cây, tưới thuốc kích thích rễ cho cây. Khi cây đã phát triển trưởng thành, ra mầm nhánh nhiều thì bạn cần tỉa bớt những cành nhánh để cây phát triển tốt hơn.

Lựa chọn đất đai phù hợp từng loại cây

Tùy vào từng loại đất mà bạn mới có thể lựa chọn cây giống phù hợp.Đây là quy trình về cây ăn trái nên chắc hẳn là cây lâu năm, cây lâu năm luôn có bộ rễ to bà đâm sâu dưới lòng đất. Nên đất đai để bạn lưa ý tới có những đặc điểm sau:

Để rễ cây có thể bám sâu thì tầng đất phải có độ PH 70cm trở lên

Đất phải tơi xốp, giàu chất hữu cơ, tầng mặt dày, độ mùn nhiều, mặt đất không nên có đá cứng

Luôn luôn ổn định về nguồn nước tưới và đất phải có độ thoát nước tốt

Chọn giống

Nếu trồng bằng hạt thì hạt phải tròn đều, không lép

Cây giống phải có xuất xứ rõ ràng

Không bị sâu bệnh

Cây sinh trưởng và phát triển tốt

Nếu chiêt từ cây mẹ thì cây phải có năng suất cao

Quy trình trồng chăm sóc cây ăn quả trong năm đầu tiên Tưới nước

Để cây phát triển toàn diện thì bạn phải luôn duy trì độ ẩm cho hố, đảm bảo đủ nước cho cây. Chú ý cần tưới vừa đủ, không quá ít cũng không quá nhiều.tránh cây bị úng nước hay bị khô héo.Tùy vào mùa nắng hay mưa mà bạn chia thời gian tưới cây, mùa nắng thì cây cần nhiều nước hơn mật độ tưới sẽ nhanh hơn, nhiều hơn. Bạn nên hạn chế việc bốc hơi nước cho cây.

Xử lý sâu bệnh

Trong thời gian năm đầu tiên thì cây sẽ ra đọt, lá non rất nhiều, do đó cần tiến hành phun thuốc nấm bệnh định kỳ từ 1-2 tháng 1 lần cho cây để đảm bảo cây sinh trưởng khỏe mạnh.Vì trong giai đoạn này con trùng sẽ dễ phá hoại cây nên bạn phải có cách xử lý mầm bệnh triệt để.

Cắt tỉa cành

Cần chú ý đến việc cắt tỉa cành cho cây, loại bỏ những cành còi cọc, cành có dấu hiệu sâu bệnh ngay vào năm đầu tiên.Tùy vào loại cây mà bạn hảm ngọn cho từng loại cây , như các loại ổi, nhãn…để cho cây phát triển nhanh.

Làm cỏ

Trong thời gian này cây còn nhỏ nên việc làm cỏ bạn nên thường xuyên bằng tay, để không ảnh hưởng đến chất lượng cho cây bạn tuyệt đối không phun thuốc diệt cỏ

Bón phân cho cây

Khi cây lên chồi non, mầm thì bạn nên bón thúc để kích thích cây phát triển bằng phân đạm hoặc phân NPK . Bạn cần pha loãng để tưới trực tiếp vào gốc cây cho tránh lan phí

Thu hoạch và cách bảo quản cây ăn trái Cách thu hoạch

Muốn thu hoạch cây ăn quả hiệu quả, để chúng không bi ẩm thối, hư hao thì bạn nên thu hoạch vào những ngày trời nắng ráo. Cách thức thu hoạch bạn phải nhẹ nhàng, hạn chế làm rơi dập quả, không làm trầy xước quả.

Cách bảo quản

Trái cây được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.sau khi đã thu hoạch xong. Không nên bảo quản quá lâu khi quả đã thu hoạch

Nhưng điều quan trọng nhất để có mùa thu hoạch hiệu quả thù bạn cần nắm rõ cách trồng, chăm sóc kể cả thu hoạch cây ăn quả

Kinh Nghiệm Trồng Dưa, Bí Bò Đất

Với các cây họ bầu bí, vụ đông sớm có quỹ đất rộng, trồng dưa, bí dễ bán lại không phải làm giàn, bảo vệ thực vật dễ dàng hơn, thời gian sinh trưởng của các giống ngắn… nên được nhiều nông dân lựa chọn.

Phát triển các cây rau màu vụ đông đã và đang được chú trọng ở nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng vì hiệu quả mang lại. Với các cây họ bầu bí, vụ đông sớm có quỹ đất rộng, trồng dưa, bí dễ bán lại không phải làm giàn, bảo vệ thực vật dễ dàng hơn, thời gian sinh trưởng của các giống ngắn… nên được nhiều nông dân lựa chọn. Song, thời tiết trong những năm gần đây có nhiều biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho rau màu nhất là thời điểm phát triển cây vụ đông sớm. Do đó người trồng cần lưu ý một số biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Xin chia sẻ một số kinh nghiệm để cán bộ ngành và nông dân tham khảo.

Cây dưa, bí là cây trồng ưa ấm nên cần phát triển chúng ở vụ đông sớm mới cho năng suất, phẩm chất cao. Tốt nhất nên gieo hạt từ trung tuần tháng 8 và không quá 05/9 dương lịch.

Để kịp được thời vụ yêu cầu như trên trong khi lúa mùa còn chưa được thu hoạch thì người trồng nên tranh thủ làm bầu cây con trong vườn ươm thậm chí là thu hoạch lúa non 6 – 7 hàng, tiến hành làm đất tối thiểu để trồng xen dưa, bí với lúa ở giai đoạn đầu.

Qua thực tế theo dõi các địa phương trồng dưa, bí bò đất vụ đông sớm thì nhiều vụ nay năng suất các cây trồng này bị giảm sút đáng kể do nấm và vi khuẩn gây bệnh phát sinh gây hại mạnh, điển hình là các bệnh chết rũ, thối đốt, nứt thân chảy nhựa. Nhiều ruộng còn bị xóa sổ vì cây bị chết trước khi cho thu hoạch quả.

Đánh giá nguyên nhân để rút ra kinh nghiệm thì thực tế cho thấy: Việc làm đất lên luống của nông dân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả này. Theo truyền thống thì nhiều địa phương nông dân tiến hành làm đất gieo trồng dưa, bí là rất sơ sài: Chỉ xới đất chỗ đặt cây rộng khoảng 0,5 – 0,7m tiến hành bón phân rồi trồng bí, dưa vào đó. Thân cây dài ra sau này đều để bò nằm trên mặt ruộng lúa đã gặt, rất ẩm thấp. Với cách làm luống đơn giản như vậy kết hợp với thời tiết hay có nhiều mưa đầu vụ sẽ là nguyên nhân chính khiến cho dưa, bí dễ bị nhiễm các bệnh từ đất trồng hoặc úng nước chết.

Có thể nói, trồng dưa bí không làm giàn trong vụ đông sớm là một lợi thế vì nó đơn giản, giảm được nhiều chi phí đầu tư cho vật tư. Song việc làm đất lên luống không vì thế mà có thể làm sơ sài được. Tốt nhất nông dân có thể áp dụng làm đất sơ bộ nơi gốc cây để trồng trước (nếu phải trồng xen lúa) rồi lên luống dưa bí hoàn thiện sau này (lên luống bổ sung). Nếu ruộng đã gặt lúa hoàn toàn thì tiến hành cày bừa đất làm luống hoàn chỉnh. Sao cho luống đất cần có độ cao 25 – 30 cm, bề rộng tùy theo cách trồng.

Nhiều mô hình trình diễn cho thấy, với cách làm luống cẩn thận thậm chí là dùng màng phủ nông nghiệp để phủ luống kết hợp với bón phân khoa học thì dưa, bí ở vụ đông sớm cho hiệu quả rất cao.

Tham quan mô hình trồng dưa hấu vụ đông sớm theo cách lên luống có màng phủ

Dưa, bí trồng bò đất nếu không được nương dây và chặn đốt thì khả năng hút dinh dưỡng không cao, thân cây chồng chéo lên nhau sẽ dễ nhiễm sâu, bệnh, ra hoa quả ít…

Để đảm bảo được vấn đề này tốt nhất nông dân nên bấm ngọn cho dưa, bí khi cây có 5 – 6 lá để mọc nhánh, giữ lại 2 nhánh chính trên thân và loại bỏ các nhánh mọc sau. Trên những đốt cây đã trưởng thành ra rễ bất định lấy nắm đất bột phủ đốt để cây hút được nhiều dinh dưỡng, không bị gãy khi gặp gió mưa và cố định dây tốt hơn. Đồng thời, hướng ngọn sao cho các dây dưa, bí không chồng chéo lên nhau.

– Cách thức bón phân thúc:

Nhiều nơi nông dân hay có thói quen hòa dinh dưỡng với nước rồi tưới định kì vào gốc cho dưa, bí khi bón thúc phân cho cây trồng này. Việc làm đó rất dễ gây bất lợi cho cây vì nấm và vi khuẩn sẽ phát sinh gây hại mạnh gốc rễ nhất là khi tưới đạm. Tốt nhất nên áp dụng biện pháp tưới rãnh hoặc bón vùi vào đất nơi ngọn dưa bí đang hướng đến. Việc tưới rãnh để thúc cho dưa, bí tốt nhất nên bơm nước ở mức 1/2 chiều cao luống rồi tiến hành rắc phân NPK 16-16-8 hoặc NPK 14-14-14 + TE theo lượng thích hợp cho từng giai đoạn rồi khuấy tan phân để ngấm dần vào luống. Làm như vậy thân lá sẽ được cứng cáp và gốc rễ cây sẽ ít bị bệnh hơn.

* Chú ý:

+ Để hạn chế bệnh chết rũ cho dưa, bí thời kì mẫn cảm (giữa vụ), trong khi chăm sóc nông dân không nên để cây thừa đạm. Cần bón phân cân đối giữa đạm và kali. Tuyệt đối không nên tưới đạm urê riêng lẻ cho cây. Tốt nhất nên bổ sung thêm các loại phân bón trung, vi lượng để nâng cao sức đề kháng và tăng năng suất, phẩm chất cho các cây trồng này.

+ Có thể áp dụng biện pháp thụ phấn bổ sung để tăng khả năng đậu quả cho dưa, bí.

+ Trong suốt thời gian sinh trưởng người trồng cũng cần bổ sung một số lần các chế phẩm nấm đối kháng hay nấm cộng sinh vào vùng gốc rễ cây dưa, bí để giảm thiểu bệnh chết rũ và kích thích cây phát triển nhanh hơn.

+ Nên ưu tiên sử dụng các giống dưa, bí lai F1 để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và tăng năng suất cây trồng.

Nguồn: sưu tầm

kỹ thuật trồng bầu bò đất

Thời Điểm Và Kỹ Thuật Chuyển Cây Non Trong Bầu Ươm Ra Đất Trồng

MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Cho đơn hàng 200K trở lên.

GIAO DỊCH ĐẢM BẢO

Hệ thống bảo mật & chúng tôi sẽ luôn bảo vệ bạn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Website có chứa nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Trồng cây từ hạt giống là một lựa chọn tuyệt vời cho một khu vườn với đa dạng mọi loại cây ngay cả với những cây không có cây non được bán tại khu bạn ở. Nhìn sự phát triển của cây từ khi còn là một hạt giống cũng giống như phép nhiệm màu biến hạt bé xíu thành cả khu vườn xanh tươi với đầy rau củ, quả, hoa nhiều màu sắc. Đây cũng là một quá trình nhiều “buồn vui” khi chăm chút cho từng cây non. Giai đoạn ươm cây là giai đoạn đầu tiên bạn trải qua khi trồng cây từ hạt tuy nhiên khi nào và chuyển cây như thế nào là một kỹ thuật quyết định sự phát triển của cây.

Không có một quy tắc chung nào cho mọi loại cây về chiều cao hoặc thời gian ươm trước khi trồng ra môi trường tự nhiên. Bạn có thể thấy cây cao lên nhanh chóng nhưng đó cũng chưa phải lúc chuyển đổi môi trường sống cho cây. Cách chính xác nhất để xác định thời gian trồng cây đó là dựa vào số lá thật của cây.

Khi bắt đầu nảy mầm, cây sẽ không cho ra lá như cây trưởng thành. Cây sẽ bắt đầu cho ra lá mầm. Đây là loại lá có vai trò cung cấp nguồn dinh dưỡng cấp kỳ cho sự phát triển của cây. Lá non trông không giống lá bạn thường thấy ở cây trưởng thành trong khi lá thật giống lá cây trưởng thành nhưng kích cỡ nhỏ hơn.

Lá mầm là 2 lá bầu tròn, là thật là lá nhọn

Sau khi ra lá non một vài ngày sau lá thật sẽ phát triển. Thời điểm chuyển nơi trồng tốt nhất là khi cây có 3 đến 4 lá thật.

Bạn nên để cây con ra môi trường thật từ 2-3 tiếng/ ngày, rồi tăng thời gian dần lên cho đến khi có thể để hẳn cây ngoài trời, đây là cách giúp cây làm quen với môi trường sống thật nhằm đảm bảo cây phát triển tốt nhất.

Nguyên tắc cần nắm khi chuyển bầu cây là không tác động quá mạnh, không làm dứt rễ hoặc làm đất bong khỏi rễ quá nhiều.

Để tránh việc khó khăn trong chuyển cây sau này bạn nên chuẩn bị từ ban đầu các loại khay bầu chuyên dụng ươm cây non (bằng nhựa hoặc silicone) để tiện cho việc lấy bầu đất và chuyển cây. Với các loại khay này bạn chỉ cần đẩy nhẹ phần dưới khay lên trên là bầu đất sẽ dễ dàng tách ra khỏi khay.

Dùng khay ươm sẽ giúp bạn dễ dàng láy cả bầu đất để chuyển cây.

Hoặc sử dụng viên nén ươm mầm, khi cây đủ lớn thì trồng cả viên nén vào đất trồng.

Nếu không có khay bầu chuyên dụng bạn có thể trồng cây vào các bao xốp có đục lỗ. Khi cây lớn chỉ cần xé bao và chuyển cây ra đất vườn. Có thể tận dụng các loại khay, chậu nhỏ, lót thêm giấy bên dưới để dễ lấy đất ra sau này.

Các miếng lót giấy có thể mua ở cửa hàng bán nguyên phụ liệu làm bánh.

Khi chuyển không nắm phần gốc cây mà bứng lên, chỉ cầm nắm nhẹ ở phần gốc. Bạn nên đeo bao tay khi thao tác.

Kỹ Thuật Trồng Lan Bò Cạp

Lan Bò cạp có tên tiếng anh là Arachnis. Loại lan độc đáo thuộc hàng hiếm của Việt Nam với những cặp hoa có phần cánh dài cong cong như hình càng bọ cạp. Không những thế loại lan bò cạp này có sức sống mạnh mẽ.

Theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn trồng lan lâu năm thì hầu hết các loại lan thuộc họ Arachnis đều thích nghi khá tốt với môi trường ấm áp và ánh sáng mạnh của nước ta. Cây lan bọ cạp thường chỉ ra hoa khi đã đạt được đến một kích thước nhất định. Cây trưởng thành thường có kích thước bụi khá lớn nên rất thích hợp trồng trong các loại chậu đất nung và chất trồng có chứa xơ dừa và than củi.

Yêu cầu nhiệt độ

Nhiệt độ ưa thích của loại lan bò cạp này vào khoảng từ 25-30 độ C.

Giá thể trồng và nơi trồng

Lan Bò cạp nên trồng theo luống hơn là trồng trong chậu như lan Vanda. Nếu trồng trong chậu thì nên đặt ở nơi có nhiều ánh nắng dồi dào thì lan sẽ phát triển tốt hơn.

Chế độ tưới nước

Do là giống cây ưa khí hậu nhiệt đới mà yêu cầu nước tưới của lan bọ cạp cũng khá cao. Sau khi trồng cây cần dược tưới nước định kì hàng ngày bằng dụng cụ phun sương hoặc tưới đẫm nước.

Vào mùa đông sẽ có một khoảng thời gian nghỉ của cây. Lúc này ngừng tưới nước và giữ cho rễ cây khô ráo. Khi mùa xuân đến tưới nước đều trở lại cho đến khi cây ra hoa.

Chế độ bón phân cho lan

– Lan Bò cạp được đánh giá là dễ sống, mọc và phát triển nhanh đồng thời ít sâu bệnh. Tuy nhiên để cây cho hoa to và đẹp đòi hỏi bạn cần phải có những chế độ bón phân kích thích cho cây phát triển.

– Phân bón có thể là loại phân NPK hoặc phân hữu cơ được hòa với nước và tưới cho cây. Ngoài ra có thể bỏ thêm vỏ đậu vào bên trong giá thể để bổ sung thêm chất trồng cung cấp độ ẩm cho cây và thêm dinh dưỡng để cho hoa được siêng hơn.