Cách trồng Lan Vảy Rồng dành cho người mới biết đến và muốn thử sức mình. Làm thế nào để trồng Lan Vảy Rồng ra hoa, trồng lan vảy rồng như thế nào,… Đây là những câu hỏi luôn đặt ra khi người yêu lan phát hiện ra loài lan mới đẹp, độc như Lan Vảy Rồng. Cùng Chợ Cây Xanh tìm hiểu qu bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm của lan vảy rồngLan với phần thân ngắn chỉ dài khoảng 4-7cm và đường kính từ 3-5cm có phần thóp nhỏ lại ở gốc và ngọn phình to ở giữa. Một giả hành bình thường sẽ có khoảng 3 đốt. Các giả hành mọc đơn lẻ nhưng lại xếp sát nhau thành từng mảng sẽ tạo cho bạn cảm giác cứng cáp trông giống như vảy của loài rồng khá đẹp mắt. Không những chỉ có phần giả hành to dài mà trên phần mỗi giả hành là một chiếc lá khá dày và cứng màu xanh đậm đầu tròn. Có thể nói hình dáng loại lan vảy rồng này cùng bộ giả hành có một không hai trong các loại lan.
Lan vảy rồng còn được phân chia ra làm 2 loại là vảy rồng ta và vảy rồng lào. Tùy từng sở thích mà chọn loại lan cho phù hợp vì theo nhận xét chúng đều đẹp và thơm.
Lan vảy rồng đẹp nhất là lúc nở hoa. Trung bình một cây sẽ cho ra khoảng hơn 10 cành với nhiều bông hoa nhỏ mọc trên đó. Vảy rồng thường nở vào mùa xuân hèvà thường sẽ giữ được khoảng 15 ngày. Hoa có 3 cánh tròn xếp so le nhau và có màu vàng rực rỡ đậm hơn ở phần nhụy hoa.
Cách trồng và chăm sóc lan vảy rồngKhi chọn cây về trồng cần chọn những cây có càng nhiều giả hành có lá thì càng tốt. Nên chọn một bộ rễ là hàng khô nhưng nếu thấy bộ rễ bị ướt nhách thì khả năng lan đã bị ngâm nước và không tốt cho trồng sau này. Chọn được cây giống trồng tốt là đã thành công được một nửa.
Cây có thể ghép vào giá thể lúc nào cũng được vì chúng khá dễ tính. Miễn là bạn có thể chăm sóc chu đáo cho chúng. Cây trồng trên giá thể thì thường rễ sẽ không mọc ra quá nhiều vì đã bị bóc mang về từ rừng khi chúng đã ra rễ dài.
Cây lan vảy rồng không ưa bị chuyển chậu hoặc thay thế giá thể quá nhiều lần. Nhiều người nghĩ nên thay định kì nhưng điều này chưa hẳn chính xác. cây vẩy rồng ít lá thì cần ít phân. Ít lá thì bộ rễ sẽ ít (trừ mấy em Căn Diệp… hic). Lá càng cứng, càng bóng thì càng ít thoát hơi nước, vì thế có nhiều rễ cũng không giả quyết vấn đề gì. Em Vảy rồng này thuộc kiểu hình đó, rất ít lá và ít rễ, một giả hành mà ra được vài ba cái rễ là quý lắm bạn ạ.
Gía thể trồng loại lan vảy rồng có thể là loại giá thể bằng gỗ lũa càng cứng càng tốt. Gỗ nên được bóc vỏ và mài nhẵn để giúp sạch mầm bệnh và không để côn trùng có cơ hội làm tổ trên đó.
Nhiều người có con mắt nghệ thuật hơn đã thổi hồn cho những khúc gỗ này với hình dáng con rồng sẽ càng tôn lên vẻ đẹp của cây lan này lên bội phần. Dớn bảng cũng là 1 sự lựa chọn tuyệt vời, Ghép lên dớn bảng vì dễ ghép, dễ chăm và dễ đóng thùng bán đi xa.
Việc xử lý giống cây này khá đơn giản. Bạn chỉ cần cắt bỏ đi những đoạn rễ già dập nát và rửa thật sạch bằng nước lá. Tiếp đến ngâm trong dung dịch Physan 15 trong vòng 20 phút để loại sạch mầm bệnh sau đó để khô ráo rồi ngâm tiếp vào dung dịch B1+Atonik trong 1 tiếng.
Lan vảy rồng có chế độ tưới nước ở mức trung bình. Định kì phun sương cho cây đủ độ ẩm là đủ. Cây nếu để ở nơi quá nắng sẽ bị nhanh héo lá. Cây ở nơi quá tối tăm thì lá màu sẽ sẫm không đẹp.
Trên đây là một số những kiến thức về việc trồng và chăm sóc lan vảy rồng cho bạn tham khảo. Loại lan đẹp và độc đáo này không quá khó trồng chỉ cần bạn biết cách và hiểu được đặc tính của chúng là đủ. Hy vọng bạn sẽ sở hữu được những chậu vảy rồng đẹp rực rỡ.