Kỷ Thuật Chăm Sóc Lan Rừng / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Kỷ Thuật Chăm Sóc Hồ Tiêu

Bạn Nguyễn Minh Vịnh ở Cẩm Mỹ, Đồng Nai với niềm đam mê tìm tòi, học hỏi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm từ vườn tiêu của gia đình. Bạn xin gửi đến cộng đồng những chia sẻ về kỹ thuật làm bông cho tiêu ngỏ hầu mong bà con khắp nơi có nhiều vụ mùa tiêu bội thu

Xem Thêm Kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu (P2)

Con đường đi tới thành công luôn phải vượt qua nhiều chông gai thử thách. Trải nghiệm của bản thân đúc kết được thì rất quí, nhưng có khi phải trả giá rất đắt mới có được. Đặc biệt với cây hồ tiêu càng không được phép sai lầm. Kinh nghiệm ngoài bản thân tự rút ra được còn có thể tích lũy từ những người đi trước truyền lại, hoặc những chia sẻ như trên cộng đồng . Người trồng hồ tiêu thường hay mở lòng. Thông qua chia sẻ, những kinh nghiệm mới được đúc kết và lưu giữ cũng như có thêm những kinh nghiệm khác từ cộng đồng. Điều quan trọng là rút ra được gì từ những bài học kinh nghiệm đó để áp dụng cho mô hình của mình một cách hợp lý và chính xác nhất.

Những điều chia sẻ trên nhằm mở đầu cho một kỹ thuật rất khó trong nghề trồng tiêu, đó là kỹ thuật làm bông. Chắc hẳn người trồng tiêu đều biết, ngoài quản lý sâu bệnh dịch hại thì hiện tượng tiêu mất mùa, năm trúng năm thất, cũng làm cho nhiều bà con dở khóc dở cười. Nhà nông thường chủ quan, phó mặc cho trời. Đi đâu cũng nghe khuyến nông nói về quản lý, phòng trừ dịch hại. Trong các cuộc hội thảo về hồ tiêu hay quảng bá sản phẩm BVTV thì cũng đa phần nói về phòng trừ dịch hại, ít nghe nói về kỹ thuật làm bông. Phần là người ta giấu nghề không muốn chỉ, phần là không dám chia sẻ. Người ta nói làm ơn mắc oán là rất đúng trong trường hợp này. Chỉ cần sai một ly là đi ngàn dặm. Nói là làm bông nhưng phải kết hợp nhiều yếu tố. Từ cách quản lý dịch hại, hãm nước, bón phân, chăm sóc,… Mục đích cuối cùng của những việc trên là cây cho năng suất cao, ổn định, bền vững. Trong đó kỹ thuật làm bông chính là chìa khóa.

Để cho hồ tiêu năm nào cũng được mùa. Bà con cần phải tìm hiểu một chút kiến thức về sinh lý thực vật. Khi đã nắm bắt được các giai đoạn sinh trưởng của cây và thổ nhưỡng, khí hậu của vùng mình thì sẽ dễ dàng trong việc chăm sóc tiêu hơn. Điều này đòi hỏi phải có một chút kinh nghiệm, hiểu biết nhất định nào đó. Bao gồm các yếu tố như khí hậu, thời tiết, chất đất, mưa, nắng,… Ông bà ta khi xưa đã biết dựa vào các yếu tố “thiên thời, địa lợi” để đánh trận thì ngày nay ta cũng vận dụng các yếu tố đó làm kinh tế.

Tôi sẽ giới thiệu qui trình làm bông của nhà mình để bà con tham khảo. Cái khó chính là làm cho cây tiêu ra hoa tập trung, năng suất cao ổn định.

Để cho cây hồ tiêu cho năng suất cao ổn định yêu cầu cây hồ tiêu phải mạnh khỏe ít bệnh tật. Hạn chế hồ tiêu suy bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý trong cả năm. Cây có khỏe mạnh thì mới cho năng suất cao ổn định được.

Cây hồ tiêu có một đặc điểm khá thú vị là mỗi mắt tay của nó đều có thể cho bông nếu ta biết đánh thức nó dậy. Những mắt trên tay hồ tiêu luôn chứa 1 mầm. Nó như nàng công chúa ngủ trong rừng đang đợi chờ hoàng tử đến thức dậy. Việc phân hóa mầm hoa hợp lý cây sẽ luôn cho năng suất cao. Để làm điều đó cũng không phải là vấn đề quá khó khăn.

1. Các việc cần làm khi hãm nước

Sau khi thu hoạch bà con nên rửa cây bằng thuốc diệt nấm hay các thuốc gốc đồng để tiêu diệt mầm bệnh, diệt nấm có hại trên lá như thán thư địa y, và cho lá già lá bệnh tật rụng đi.

Làm sạch chồi, cắt bỏ tiêu lươn và những tay nằm sát mặt đất.

Gom những lá già lá bệnh tật rụng đem đi đốt.

Mục đích của những việc làm trên là ngăn ngừa bệnh tật và tạo điều kiện cho hồ tiêu phân hóa mầm hoa.

Nhưng điều cốt lõi của việc phân hóa mầm hoa chính là hãm nước. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khi cây gặp điều kiện khô hạn trong vòng 15 ngày thì Acid Absisic tăng lên, Acid Cytokinin và Acid Giberilic giảm xuống là điều kiện tốt kích thích sự phân hóa mầm hoa để phát triển hình thành hoa. Làm chuyển quá trình sinh trưởng dinh dưỡng sang quá trình sinh thực (ra hoa kết trái). Trong thời gian này chúng ta hãm nước không tưới. Nhưng quá trình hãm nước yêu cầu phải dài hơn, vì chắc chắn ẩm độ trong đất vẫn còn khi ta chăm sóc, tưới cây chống suy khi thu hoạch, cây vẫn chưa đủ khô để phân hóa mầm hoa. Tôi thường hãm nước từ 30 đến 45 ngày tùy vào tiêu sung hay không. Khi chuyển từ sinh trưởng sang sinh thực yêu cầu cây phải sung thì mới cho năng suất cao. Nếu hồ tiêu sung mà không phân hóa mầm hoa được thì việc chuyển hóa sẽ không thành công, cây có thể cho ra bông 2 đợt. Như tình trạng năm nay nhiều bà con đang gặp phải, cây chỉ lá và lá là điều dể hiểu. Sau đó nó sẽ ra đợt bông thứ 2 lác đác rất khó chịu.

Cho nên sau khi thu hoạch bạn cần phân ra làm 3 loại tiêu: tiêu sung, tiêu bình thường không sung không suy và tiêu suy.

Đối với hồ tiêu suy, thường là những giống chín sớm như Ấn Độ, bà con chỉ cần tưới theo cho tới đợt thúc phân, thì thúc cùng lúc với tiêu đã hãm nước cây sẽ ra bông. Không cần phải lo lắng. Khi cây suy thì Acid Absisic đã có nhiều trong cây và cây lúc nào cũng sẵn sàng cho ra bông. Nhưng nếu ta không cân đối phân bón thì sang năm cây lại bị mất mùa. Vì cây lại phải tập trung cho quá trình tạo dinh dưỡng.

Đối với hồ tiêu sung ta phải chú ý từ khi thu hoạch. Nhất là tưới nước khi thu hoạch để chống suy cây cần phải có một kinh nghiệm nhất định nào đó. Phải biết cách phân biệt cây tiêu sung hay ít sung để điều chỉnh lượng nước tưới cho cây hợp lý trong quá trình thu hoạch. Với hồ tiêu sung và hồ tiêu bình thường thì việc hãm nước 30-45 ngày là yêu cầu rất quan trọng. Mặc dù hồ tiêu rất tốt, sung nhưng nếu không hãm nước tạo điều kiện phân hóa mầm hoa thì cây sẽ rất ít bông.

Việc đốt lá già, lá bệnh tật cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo điều kiện để phân hóa mầm hoa. Lượng tro mà ta đốt trả lại cho đất chính là Kali giúp cây trồng cứng cáp hơn, tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngày càng bất lợi của môi trường.

Sau khi hãm nước xong nên tưới lại ướt đẫm như mưa 2 đợt trong tuần cho cây hồi phục. Không chỉ tưới trong gốc mà phải tưới cả ngoài tán cây, vì rễ của hồ tiêu kiếm ăn rất xa. Xịt phân bón lá kích thích ra hoa và lá non tập trung trước rồi mới bón phân. Việc làm này giúp cho cây hồi phục sức khỏe sau một thời gian ta ép cây. Nếu bón phân ngay lần tưới đầu tiên thì cây không hấp thu được, có thể còn làm tổn thương bộ rễ và lãng phí phân bón. Phân bón lá giúp cây trồng hấp thu dễ dàng hơn. Trong công nghiệp gọi là năng suất làm việc còn trong nông nghiệp gọi là hiệu suất hấp thu dinh dưỡng của cây trồng. Bà con ta thường ít khi lưu tâm đến vấn đề này.

Vấn đề lớn trong quá trình phân hóa mầm hoa mà bà con hay gặp, đó chính là gặp mưa sớm. Như kết quả của cơn bão số 1 năm nay bà con biết rồi đấy. Việc hãm nước trở nên rất khó khăn trong điều kiện như vậy, thậm chí có thể nói là không thể. Nhưng ta vẫn khắc phục được bằng cách xịt thuốc phân hóa mầm hoa, hoặc có thể thay thế bằng thuốc gốc đồng, lúc này lá cây sẽ rụng đi khoảng 15-30 %. Sau khoảng 1-2 tuần ta xịt lại phân bón lá kích thích ra hoa và lá non tập trung y như là đã hãm nước. Và thực hiện bước kế tiếp y như đã phân hóa mầm hoa xong vậy. Bà con lưu ý chỉ nên áp dụng cho hồ tiêu sung vì tác động này là khá mạnh. Cách làm này có thể cho hồ tiêu ra bông như ý. Nhưng dù gì thì thời tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc làm bông. Nếu chúng ta biết cách khắc phục thời tiết thì cũng không còn là vấn đề lớn. Nên xem dự báo thời tiết để ta còn có thể tính toán cho cây ra bông hợp lý.

Việc phân hóa mầm hoa chỉ là một bắt đầu nhỏ cho hành trình dài trong kỹ thuật làm bông của cây hồ tiêu.

Kỷ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Măng Cụt

Nơi trồng

Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nuớc tưới. Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào.

Giống:

Do măng cụt là loại cây có hạt hấp thụ phát triển từ phôi cái, nên cây trồng từ hạt cũng có đặc tính giống như cây mẹ. Cây măng cụt Việt Nam và Thái Lan chỉ có 1 giống, do đó nhà vừơn nên mua giống của VIỆT Nam để ít tốn kém.

Trồng bằng hạt. Chọn hạt to.(trọng lượng hạt lớn hơn 1 gram) và ươm hạt trong môi trường tro trấu hoặc mụn xơ dừa. Khi cây con đạt 4-5 tháng tuổi mới chuyển sang bầu, đến khi cây được 1 tuổi lại chuyển cây sang bầu to hơn,lúc nầy bầu phải có kích thước 250cmX450cm để rễ măng cụt phát triễn thuận lợi trong năm thứ 2. Cả 2 giai đoạn nầy cần chọn vật liệu thoát nước tốt, giàu dinh dưởng làm bầu cho cây. Có thể dùng hổn hộp như sơ dừa, phân bò, đất =3:1:1, tưới nước đều đặn và che mát cho cây. Cần tưới nhẹ phân 2 tháng/lần theo công thức NPK=15:15:15, kết hợp thuốc trứ sâu, thuốc trừ bệnh nấm giúp cây phát triển tốt.

* Cách pha trọng lượng phân để đạt tỷ lệ NPK=15:15:15

+Kali (50%K2O) 3kg

Sau khi ghép xong cần giử trong nhà có che bóng và chăm sóc như trường hợp cây ươm hạt, Sau 2-3 tháng mới đưa ra ruộng sản suất. Trồng bằng cây ghép cây sẽ cho trái khi đạt 5-6 năm tuổi tùy vào cách thức chăm sóc. Các kết quả nghiên cứu ở Mãlai cho thấy cây ghép có tỷ lệ cây chết sau khi trồng cao hơn cây trồng hạt. Trọng lượng trái và số trái của cây ghép thấp hơn cây trồng hạt. Tóm lại cây măng cụt trồng hạt tốt hơn cây ghép

Hố được đào với kích thước 0,6mX0,6mX0,6m, bón lót 5-10 kg phân chuồng hoai kết hợp với 200g phân NPK/gốc.

Bảng liều lượng phân vô cơ bón cho mỗi cây trong năm

+ Chi chú: Hổn hộp phân theo công thức NPK=15:15:15

Phân bón được áp dụng làm 3 lần như sau:

Lần 1:Ngay sau khi thu hoặch xong cần tỉa cành và bón phân theo công thức:NPK=20:20:10 kết hợp với 10-20 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây. Pha trộn để đạt đúng với công thức NPK 20:20:10

Lần 2 : Trứơc khi ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ theo công thức NPK 8:24:24

Lần 3 : Bón lúc cây đậu trái xong ( đường kính trái 2 cm ) phân vô cơ theo công thức : NPK 13:13:21

Ngoài ra có thể sử dụng phân bón lá NPK 20:20:20 phun làm 5 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần bắt đầu từ tuần thứ 7 sau đậu trái.

Kỷ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Măng Cụt Doc

Ngày đăng: 21/06/2014, 11:20

Nơi có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nuớc tưới. Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào. Giống: Do măng cụt là loại cây có hạt hấp thụ phát triển từ phôi cái, nên cây trồng từ hạt cũng có đặc tính giống như cây mẹ. Cây măng cụt Việt Nam và Thái Lan chỉ có 1 giống, do đó nhà vừơn nên mua giống của VIỆT Nam để ít tốn kém. Nhân giống: Trồng bằng hạt. Chọn hạt to.(trọng lượng hạt lớn hơn 1 gram) và ươm hạt trong môi trường tro trấu hoặc mụn xơ dừa. Khi cây con đạt 4-5 tháng tuổi mới chuyển sang bầu, đến khi cây được 1 tuổi lại chuyển cây sang bầu to hơn,lúc nầy bầu phải có kích thước 250cmX450cm để rễ măng cụt phát triễn thuận lợi trong năm thứ 2. Cả 2 giai đoạn nầy cần chọn vật liệu thoát nước tốt, giàu dinh dưởng làm bầu cho cây. Có thể dùng hổn hộp như sơ dừa, phân bò, đất =3:1:1, tưới nước đều đặn và che mát cho cây. Cần tưới nhẹ phân 2 tháng/lần theo công thức NPK=15:15:15, kết hợp thuốc trứ sâu, thuốc trừ bệnh nấm giúp cây phát triển tốt. * Cách pha trọng lượng phân để đạt tỷ lệ NPK=15:15:15 +Urê (46%N) 3,2 kg +Super lân(16,5%P2 Ọ 5) 9 kg +Kali (50%K2O) 3kg Và cứ theo tỷ lệ nầy mà pha trộn đến khi đũ lượng cần thiết -Ghép ngọn: Chọn cây 2 năm tuổi để làm gốc ghép ở những cây đã cho trái để làm cành ghép (cành ghép có 3-4 cặp lá) Ghép theo kiểu nêm rồi dùng bao nylon bọc kín cành ghép. -Nơi ghép: Sau khi ghép xong cần giử trong nhà có che bóng và chăm sóc như trường hợp cây ươm hạt, Sau 2-3 tháng mới đưa ra ruộng sản suất. Trồng bằng cây ghép cây sẽ cho trái khi đạt 5-6 năm tuổi tùy vào cách thức chăm sóc. Các kết quả nghiên cứu ở Mãlai cho thấy cây ghép có tỷ lệ cây chết sau khi trồng cao hơn cây trồng hạt. Trọng lượng trái và số trái của cây ghép thấp hơn cây trồng hạt. Tóm lại cây măng cụt trồng hạt tốt hơn cây ghép Khoảng cách trồng Nên trồng măng cụt với khoảng cách 6-7 m/cây theo kiểu hình vuông. Mặc dù trồng dầy nhưng tàn cây không đựoc giáp nhau, do đó phải tỉa cành to tán sớm và thường xuyên cho cây sau mỗi vụ thu hoạch. Chuẩn bị hố trồng Hố được đào với kích thước 0,6mX0,6mX0,6m, bón lót 5-10 kg phân chuồng hoai kết hợp với 200g phân NPK/gốc. Đặt cây con Khi cây con đạt tiêu chuẩn mới đưa ra ruộng sản xuất (cây 2 năm tuổi và cở khoảng 12-13 cặp lá) Đặt cây vào hồ và lắp đất ngang mặt bầu, cắm cọc để giữ cây khỏi đổ ngã và che bóng cho cây. Che bóng Măng cụt là cây ưa bóng ,đặt biệt là trong giai đoạn 1-4 năm đầu,việc che bóng cho cây con là điều cần thiết(giảm bớt 50-60% ánh sáng)trong giai đoạn cây con phải dùng mái che,khi trồng cũng nên che mát cho cây bằng vật liệu hay trồng chuối xung quanh đến cuối năm thứ tư ,trồng chuối cách gốc măng cụt ít nhất 1 mét. Bón phân * Giai đoạn cây con: Mỗi năm nên bón 5-10 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây và phân vô cơ theo công thức NPK 15:!5:15 ở giai đoạn cây chưa cho trái như sau: Bảng liều lượng phân vô cơ bón cho mỗi cây trong năm Tuổi cây (năm) Liều lượng Kg/cây /năm So lần bón (lần / năm) 1 2 3 4 0.5 1.0 1.5 2.0 2-4 2-4 2-4 2-4 + Chi chú: Hổn hộp phân theo công thức NPK=15:15:15 + Giai đoạn cây cho trái: Phân bón được áp dụng làm 3 lần như sau: Lần 1:Ngay sau khi thu hoặch xong cần tỉa cành và bón phân theo công thức:NPK=20:20:10 kết hợp với 10-20 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây. Pha trộn để đạt đúng với công thức NPK 20:20:10 + Urê ( 46%N ) 4,3 KG +Super lân ( 16,5 % P2 Ọ 5) 12,1 kg +Kali (50% k2O ) 2 kg Lần 2 : Trứơc khi ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ theo công thức NPK 8:24:24 Pha trộn để đúng với công thức NPK 8:24:24 +Urê ( 46%) 1,7 kg + Super lân ( 16,5 % P2 O 5) 14,5 kg + Kali ( 50% K2O) 4,8 kg Lưu ý : trong giai đoạn nầy tránh bón nhiều phân đạm vì sẽ kích thích ra lá mới làm chậm quá trình ra hoa. Lần 3 : Bón lúc cây đậu trái xong ( đường kính trái 2 cm ) phân vô cơ theo công thức : NPK 13:13:21 Pha trộn để đúng với công thức NPK 13:13:21 +Urê ( 46%) 2,8 kg +Super Lân ( 16,5 % p2 0 5 ) 7,8 kg + Kali ( 50% K2O ) 4,6 kg Ngoài ra có thể sử dụng phân bón lá NPK 20:20:20 phun làm 5 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần bắt đầu từ tuần thứ 7 sau đậu trái. . Kỷ thuật trồng và chăm sóc cây măng cụt Nơi trồng Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và. Mãlai cho thấy cây ghép có tỷ lệ cây chết sau khi trồng cao hơn cây trồng hạt. Trọng lượng trái và số trái của cây ghép thấp hơn cây trồng hạt. Tóm lại cây măng cụt trồng hạt tốt hơn cây ghép . nhà có che bóng và chăm sóc như trường hợp cây ươm hạt, Sau 2-3 tháng mới đưa ra ruộng sản suất. Trồng bằng cây ghép cây sẽ cho trái khi đạt 5-6 năm tuổi tùy vào cách thức chăm sóc. Các kết quả

Kĩ Thuật Chăm Sóc Cây Lan Rừng

Những năm gần đây, chơi lan là một thú chơi tao nhã của những người yêu hoa.

Tuy nhiên, người yêu hoa lại muốn hướng tới một giò lan phong cách tự nhiên, hoang dã và không gì khác là lan rừng. Tuy nhiên, khi mua về nuôi trồng trong môi trường nhà thì gặp rất nhiều vấn đề như không phát triển, héo rũ, không ra hoa… Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu bí quyết thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng.

Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt môi trường thuận lợi nhất cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy, khi lan đưa vào trồng trong chậu cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân bón hóa học quá sớm. Lúc ấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ.

Khi muốn lan ra hoa bất thường, vào dịp tết chẳng hạn, thì bón phân qua lá dành riêng cho lan. Song cần rất hạn chế bón thúc cho hoa vì sau mỗi đợt bón như vậy cây sẽ yếu sức. Tốt nhất là cách hai tháng lại thay lót giò 1 lần bằng xơ dừa mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tứơi nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân.

Chăm sóc

Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan- loài cây khó tính là o ử chỗ có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Còn bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung câp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.

Phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan, ta cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau:

Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt “kỵ” với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn che bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quanh hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho tòan bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm “2 ướt 1 khô” trong ngày đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ. Phun vấy xối xả sẽ làm thất thoát chất khoáng nuôi cây.

Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều mầu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra mà ta quen gọi là hồ rễ. Tránh gió khô, gió lỳa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già (đã úa vàng) đẻ ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ đã hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.

Không nên dùng NPK- loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để bón cho lan. Để cây tươi lâu đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch glicerin 10- 15% cuốn vào cổ rễ để giữ ẩm.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Lan Rừng, Lan Cattleya

Những năm gần đây, chơi lan là một thú chơi tao nhã của những người yêu hoa. Tuy nhiên, người yêu hoa lại muốn hướng tới một giò lan phong cách tự nhiên, hoang dã và không gì khác là lan rừng. Tuy nhiên, khi mua về nuôi trồng trong môi trường nhà thì gặp rất nhiều vấn đề như không phát triển, héo rũ, không ra hoa… Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu bí quyết thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng.Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt môi trường thuận lợi nhất cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy, khi lan đưa vào trồng trong chậu cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân bón hóa học quá sớm. Lúc ấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ. Chăm sóc cho lan 1 tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa đều không được nén chặt. Tránh để ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đềm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.

Khi muốn lan ra hoa bất thường, vào dịp tết chẳng hạn, thì bón phân qua lá dành riêng cho lan. Song cần rất hạn chế bón thúc cho hoa vì sau mỗi đợt bón như vậy cây sẽ yếu sức. Tốt nhất là cách hai tháng lại thay lót giò 1 lần bằng xơ dừa mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tứơi nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân.

Chăm sóc

Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan- loài cây khó tính là o ử chỗ có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Còn bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung câp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.

Phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan, ta cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau:

Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt “kỵ” với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn che bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quanh hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho tòan bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm “2 ướt 1 khô” trong ngày đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ. Phun vấy xối xả sẽ làm thất thoát chất khoáng nuôi cây.

Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều mầu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra mà ta quen gọi là hồ rễ. Tránh gió khô, gió lỳa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già (đã úa vàng) đẻ ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ đã hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.

Không nên dùng NPK- loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để bón cho lan. Để cây tươi lâu đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch glicerin 10- 15% cuốn vào cổ rễ để giữ ẩm.

Lan Cattleya được mệnh danh là “hoàng hậu” các loại lan, sự quý phái của giống hoa này ngày càng thu hút nhiều người. Ngoài việc nhân giống bằng tách chồi, lan Cattleya được cấy mô đang trở nên phổ biến, tuy nhiên việc chăm sóc phải đúng kỹ thuật cây mới phát triển tốt, cho hoa đẹp.

– : Cattleya là giống lan có thể sống được ở vùng nóng và vùng ôn đới, Cattleya phát triển rất tốt ở không khí mát và ẩm, nhiệt độ lý tưởng cho Cattleya là 210C vào ban ngày và 160C vào ban đêm, Catleya rất dễ trồng và dễ thích nghi từ cây nuôi cấy mô.

– Độ ẩm: Ẩm độ cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lan Catleya là 40-70% tùy vào vùng trồng. Do đó nước tưới là điều kiện rất cần thiết đối với Catleya. Tuy nhiên, nên có chế độ tưới phù hợp để tránh làm thối đọt cây nhất là vào thời kỳ cây hình thành nụ.

Thông thường vào mùa nắng tưới phun sương 4-6 lần/ngày, vào mùa mưa tùy theo độ ẩm trong vườn mà điều chỉnh lượng nước tưới. Phải luôn tạo độ thông thoáng trong vườn và trong chậu lan.

– Ánh sáng: Catleya là loại cây ưa nửa sáng, thích hợp với lượng ánh sáng khoảng 50%, do đó tùy thuộc vào điều kiện vườn lan mà có cách che sáng cho phù hợp. Nếu cây lan được trồng ở điều kiện ánh sáng tối ưu sẽ cho hoa có màu rất thắm, cánh hoa dày cứng không có khuynh hướng lắc lư, hoa thật to và ngược lại nếu trồng ở ánh sáng yếu cây rất chậm ra hoa và khi ra hoa, hoa thường hay gục xuống, màu nhạt, hoặc ở điều kiện quá nắng cây sẽ còi cọc, ra hoa bé, thường hay bị háp nắng hoặc có khuyết tật.

– P hân bón: Các loài lan thuộc giống Cattleya có thể ra hoa bất kỳ mùa nào trong năm với điều kiện các bộ phận sinh trưởng đủ khả năng phát triển thành một giả hành mới. Chính vì thế, việc bón phân cho lan ngoài mục đích duy trì sự sinh trưởng và phát triển của cây lan còn nhằm điều khiển sự ra hoa ở giống lan Catleya này.

+ Đối với cây con: phun NPK 30-10-10 cho cây 7 ngày/lần.

+ Khi cây trưởng thành phun NPK 20-20-20 cho cây 10 ngày/lần.

+ Khi các giả hành chớm nụ hoa phun NPK 6-30-30, hoặc MPK 0-52-34 phun 4 ngày/lần để giúp hoa đẹp và lâu tàn hơn. Khi hoa nở thì ngừng phun phân bón, khi hoa đã tàn thì cắt bỏ cành hoa và phun lại NPK 30-10-10 để dưỡng cây.

* Lưu ý: không nên lạm dụng các loại thuốc kích thích để kích thích cây Catleya quá nhiều vì như thế sẽ dễ làm cho cây mất sức, còi cọc đi, nhất là đối với cây chưa đủ sức để ra hoa, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và vẻ đẹp của cây sau này.

– Giá thể trồng: Giá thể trồng đối với Catleya rất phong phú như: dớn sợi, than vụn, xơ dừa…Tùy theo điều kiện và ý thích của người trồng mà có nhiều phương pháp trồng khác nhau:

+ Phương pháp trồng trên thân cây sống và thân cây chết thì giá thể chính là lớp vỏ của thân cây được trồng.

+ Phương pháp trồng chậu thì giá thể là dớn cọng và một ít than.

+ Ngoài ra, có người còn trồng lan Catleya lên vỏ dừa khô để treo.

– Thay chậu:

Lan Cattleya phát triển rất nhanh, do đó, việc thay chậu nên tiến hành đồng thời với việc nhân giống. Khi quan sát thấy giả hành bắt đầu mọc ra khỏi mép chậu thì tiến hành thay chậu cho cây. Việc thay chậu tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa cây sẽ phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, Cattleya vẫn có thể thay chậu vào bất kỳ thời gian nào vẫn đảm bảo cây sống với tỷ lệ cao.

Muốn thay chậu Cattleya, ta ngâm chậu lan vào một chậu nước có pha thuốc ngừa rêu, trong thời gian nửa giờ đến một giờ, các rễ sẽ tróc ra. Dùng kéo nhọn đã khử trùng cắt bỏ những rễ thối và những rễ quá dài chỉ chừa lại 1 đoạn 10cm. Cuối cùng, cột chặt cây lan vào chậu mới và đặt chậu vào chỗ ẩm mát đến khi ra rễ lúc ấy mới bắt đầu cho giá thể vào chậu và đưa chậu vào vị trí cũ.

Sau khi thay chậu, cây được phun dung dịch kích thích ra rễ, sau đó để khô không tưới nước một tuần khi mới thay chậu và lần tưới nước đầu tiên trở lại là dung dịch Atonic pha với B1 loại dùng cho thực vật hoặc dùng dung dịch Root-Plex, với liều lượng 1cc pha với 4lít nước phun.

– Nhân giống:

+ Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô

+ Nhân giống theo phương pháp thông thường: trước mùa nghỉ khoảng 4 tháng cắt giả hành Catleya thành 3 đoạn và để nguyên tại chỗ. Trét sơn hoặc vôi vào vết cắt rồi phun hỗn hợp thuốc trừ nấm và thuốc kích thích rễ… Khi đến mùa nghỉ, mỗi đoạn sẽ có một giả hành mới vừa đủ trưởng thành để chịu đựng trong mùa nghỉ, khi mùa mưa đến, ta tách mỗi đoạn ra và trồng vào một chậu mới.

– Phòng trừ sâu bệnh và các vấn đề khác

Đối với Cattleya thường xuất hiện các loài rệp son ánh màu nâu, các loài này thường bám vào lá, giả hành và cả căn hành để hút nhựa nhưng nguy hiểm hơn cả là loài rệp này sẽ bám vào mắt ngủ, hút nhựa lâu ngày sẽ làm các mắt ấy chết đi. Vật thể màu nâu hình tròn mà ta thấy chỉ là một lớp vỏ che chở cơ thể rệp. Nếu ta làm lệch vị trí của vỏ sẽ gây chết cho loài rệp này. Tuy nhiên nếu không phòng ngừa thường xuyên, loại rệp này sinh sản rất nhanh sẽ gây tác hại cho vườn lan không ít. Phong trừ bằng cách phun Serpa sương trên lá.

Ngoài ra, các loại gián cánh và bọ trĩ cũng thường hay cắn phá rễ và chỉ xuất hiện trong các giá thể bằng xơ dừa, vỏ cây mục, dớn vụn hoặc do sử dụng quá nhiều các loại phân hữu cơ dưới dạng xác như: bánh dầu, phân bò… có thể trừ chúng dễ dàng bằng các loại thuốc sát trùng như Bassa với nồng độ 1/100. Tốt hơn hết là ngừa chúng theo chu kỳ 2 tháng/lần bằng các loại thuốc nói trên.

Bệnh thối đọt hoặc thối lá ở Cattleya: có thể bắt đầu bằng sự cháy nắng, sau đó các mầm bệnh lan truyền rất nhanh chóng. Nên ngừa thường xuyên bằng các loại thuốc ngừa nấm như Zineb, Boocdo, Cocman khoảng 1 – 2 tuần/lần.