Kỹ Thuật Chăm Sóc Lan Hài / Top 19 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Hài

Có thể nói, loại lan đẹp nhất trong số các loài lan được biết đến là lan Paphiopedilum (phát âm: pa-phi-ô-pe-đi-lum) và Cyripedilum (Xíp-ri-pe-đi-lum), đó là các loại cây cảnh lý tưởng. Chúng thường được gọi chung là lan Hài, có thể nhận ra chúng dễ dàng bằng hình dạng của hoa, cái môi hay lưỡi của chúng giống hình chiếc Hài. Các cây Cypripedilum cũng được gọi là Hài vệ nữ, xuất xứ từ Đông Âu và Bắc Mỹ, trong khi đó, các cây Paphiopedilum có xuất xứ từ Ấn Độ, Malaysia, Đông nam Á và New Ghuinea.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan Hài

Kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa lan Hài được chia sẻ từ nhiều người chơi lan:

“Qua thời gian trồng lan hài, mình nhận thấy, lan hài khó trồng do các yếu tố chính:“Lan Hài thì em mù mờ lắm, chẳng biết trồng thế nào. Phải xin ít kinh nghiệm của anh thôi. Hôm nào phải nhờ anh trồng giúp mấy cây mới được. Em trồng toàn chết thui à. Mà cũng chẳng biết loại nào cả.” – bạn lehoangbn1993 chia sẻ“Bạn cứ từ từ. Cây hài cần yếu tố thời gian để phát triển và ra hoa. Lên một thân con cũng đợi chờ vài tháng, từ khi nụ đến khi nợ thành bông cũng là vài tháng. Trồng cây này rèn luyện tính kiên định và bền bỉ cho người chơi mà.” – Anh hoalandep1234 chia sẻ+ Chất trồng chưa phù hợp+ Tán bóng chưa thích hợp+ Duy trì độ ẩm liên tụcCây sống khỏe không ra hoa có thể do chế độ nước tưới và ánh sáng chưa phù hợp.Ví dụ như HT ngưng/ giảm tưới vào mùa khô. Cũng có người cho rằng việc điều chỉnh hàm lượng pH trong nước tưới cực kỳ quan trọng để cây hài sống khỏe và ra hoa nhưng mình chưa tìm thấy tài liệu nào cụ thể. Tuy nhiên, mình cũng chỉ là trồng thử nghiệm ban đầu.” – Anh hoalandep1234 chia sẻ

Lan hài thường sống ở vùng lạnh ẩm của núi cao nên chúng không phát triển tốt khi mang xuống đồng bằng do đó gây cho chúng ta ấn tượng là Lan hài khó trồng.

Thật ra thì Lan hài có 2 nhóm:

– Nhóm lá có vân, thường chịu được nhiệt độ ấm, sống tốt ở đồng bằng: nhiệt độ thích hợp cho chúng là15,5°C – 18°C về đêm, nhiệt độ ban ngày 22°C – 26,5°C .

– Nhóm lá không có vân, thích hợp vùng núi cao, lạnh. Nhiệt độ ban đêm 10°C – 13°C, nhiệt độ ban ngày 15,5°C – 18°C.

Hài đuôi công – Paphiopedilum gratrixianumVì vậy ở đồng bằng chúng ta có thể trồng Lan hài được và như ta đã biết, quanh Sài Gòn, Gia Định xưa Lan hài mọc khắp mà sách vở còn ghi, như loài Paphiopedilum concolor gọi là Hài Gia Định. Hơn nữa các Lan hài lai chịu được khí hậu nóng ở đồng bằng đã được nuôi trồng khá phổ biến ở nhiều nơi.

Như vậy ngoại trừ ở cao nguyên như Đà Lạt, Buôn Mê Thuột…là những nơi lý tưởng để trồng Lan hài còn ở đồng bằng thì nên chọn những loài chịu khí hậu nóng, thường là những loài có vân ở lá.

1. Ánh sáng

– Lan hài phải được trồng dưới mái che râm mát;

– Độ sáng thích hợp là 30 – 40%, nên trồng dưới mái hiên có ánh sáng khuyếch tán là tốt nhất;

– Thiếu nắng lá sẽ đậm màu, dư nắng sẽ tái nhạt, quá dư nắng lá sẽ bị cháy và cây dễ khô héo.

– Việc tưới nước là quan trọng vì Lan hài mọc nơi ẩm ướt , không có giả hành phù mập để trữ nước;

– Phải giữ ẩm suốt năm, không có kỳ để khô;

– Thường tưới 1-2 lần/ ngày bằng vòi phun sương, mùa khô tưới thường xuyên;

– Tưới nước đẫm trước và sau khi tưới phân;

– Vào mùa mưa các chậu Lan hài phải được đặt lên sạp hay treo lên giàn để chống việc úng nước làm Lan hài bị thối.

3. Chất trồng

– Chất trồng và chậu trồng phải giữ ẩm tốt, chậu trồng nên có nhiều lỗ;

– Chất trồng không nên có đất, hỗn hợp chất trồng tốt là xơ dừa vụn hoặc sợi dớn, than gỗ vụn;

– Với loài sống trên đá vôi cần thêm vài viên đá vôi, hoặc có thể thế bằng vỏ trứng, vỏ sò đập vụn;

– Trộn hỗn hơp rồi cho vào nữa phần chậu, đáy chậu bỏ một lớp than vụn để dễ thoát nước, cho cây vào giữa chậu cho thêm chất trồng phủ rễ nhưng không phủ kín gốc.

4. Bón phân

– Có thể bón NPK 1-2 lần 1 lần, cần có 40ppm Ca++ và 20-30ppmMg++;

– Dùng nước phân hữu cơ pha thật loãng hoặc tốt nhất là nước tiểu pha loãng 1/10;

– Cần theo dõi để bổ sung đá vôi, vỏ sò ốc…;

– Mùa nắng tưới nước và phân thường xuyên, mùa mưa giảm bớt do sự quang hợp giảm. Nếu thấy đầu lá nâu khô thì ngừng hẳn việc tưới phân.

5. Sang chậu

– Sang chậu khi cây trưởng thành mọc ra ngoài chậu, chất trồng bắt đầu mục nát, thoát nước kém, sang chậu ngay sau mùa hoa. Khi sang chậu cần nhẹ nhàng;

– Cần bỏ hết chất trồng cũ, rễ hư thối, cần rửa rễ với thuốc trừ nấm;

– Tưới nước đẫm cho chất trồng ổn định và chờ 3-5 ngày sau mới tưới trở lại, cần tưới sương trên lá vào mùa hè để giữ ẩm, đến khi chồi mới phát triển thì tưới đều trở lại.

– Nhân giống bằng cách tách chiết, kết hợp khi sang chậu;

– Tách cây ra từng bụi 2-3 cây một đơn vị, có thể dùng tay hoặc kéo xắn đứt căn hành giữa chúng;

– Cắt bỏ lá già,rễ hư, bỏ đất trồng cũ rồi trồng vào chậu mới với đất trồng mới.

7. Bệnh trên cây Lan hài

– Bịnh thường gặp là nhện đỏ và rệp bột nên xử lý bằng thuốc chống côn trùng loại Dimethoate mỗi tháng 1-2 lần;

– Dùng thuốc trừ nấm như Orthocide, Benomyl tháng/lần để ngừa việc thối gốc, thối rễ.

LƯU Ý:

– Để tránh hư hại cây và hoa, nên giữ chúng tránh xa các nguồn nhiệt như máy điều hòa, và các nguồn nhiệt khác.

– Lá mềm có thể là dấu hiệu của sự quá nóng hoặc thiếu nước, bởi vì lan Hài thường được trồng trong chậu nhỏ với chất trồng thoát nước, chúng có thể khô rất nhanh chóng. Tưới nước là yếu tố quan trọng nhất và nguyên tắc vàng để cây sinh trưởng tốt là giữ cho chúng mát mẻ và ẩm ướt.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan Hài Trồng trọt, Kỹ thuật trồng, Cây giống, Giống cây hoa cảnh, Giống cây hoa Lan

Đăng bởi Mai Tâm

Tags: cách chăm sóc lan hài, hướng dẫn trồng lan hài, kinh nghiệm trồng lan hài, kỹ thuật trồng lan hài, Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan Hài

Các bài viết liên quan đến Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan Hài, Trồng trọt, Kỹ thuật trồng, Cây giống, Giống cây hoa cảnh, Giống cây hoa Lan

Phong Lan: Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Hài

Giống Paplliopedilum gồm hơn 66 loài phân bố từ Ấn Độ, Niu Ghinê và vùng Đông Nam Á, người Pháp gọi loài thuộc giống này là Hài vệ nữ (Sabot de Venus) và người Anh dùng với ý nghĩa tương tự (Lady’s slippers).KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC LAN HÀI PAPHIOPEDILUM

Họ phụ: Cypripedioideae. Tông Cypripedieae.

Giống Paplliopedilum gồm hơn 66 loài phân bố từ Ấn Độ, Niu Ghinê và vùng Đông Nam Á, người Pháp gọi loài thuộc giống này là Hài vệ nữ (Sabot de Venus) và người Anh dùng với ý nghĩa tương tự (Lady’s slippers).

Những người mới chơi lan thường hay lầm lẫn giữa giống Paplliopedilum và Cypripediunl, thật ra 2 giống này có liên hệ chặt chẽ về mặt họ hàng và có cùng phân họ Cypripedinae..

Ở Việt Nam có ít nhất 10 loài lan Hài, trong đó có 1 loài đặc hữu được cả thế giới ưa chuộng là hài hồng (Paphiopedilun Delenatii). Trước đây loài này rất hiếm nhưng từ năm 1993 trở lại đây, loài này được phát hiện có nhiều ở vùng căn cứ Bác Ái thuộc huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), vùng Hòn Nhạn (Phú Yên) và Krông Bông (Đaklak). Hai loài chỉ có ở vùng núi phía Bắc Việt Nam là:+ Paphiopedilum gratrixianum+ Paphiopedilum Henryanum

Ba loài ít gặp là:+ Phaphiopedilum Amabile+ Paphiopedilum Purpuratum (Thiết Hài)+ Paphiopdelum Hirsutissinum (Tiên Hài)

Riêng loài Paphiopedilum Concolor (Hài Gia Định) trước đây có phân bố khá rộng từ Nam (vùng Gia định) đến Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) nhưng nay còn rất ít. Ba loài cho màu sắc đẹp có giá trị thương mại hiện nay đang khai thác nhiều là Paphiopedilum Callosum (Vân Hài), Paphiopedilum Vilosum (Kim Hài) và Paphiopedilum Appletonianum (Hài cánh sen).

Quê hương của 3 loài lan Hài đẹp thông dụng là vùng cao nguyên Nam Trung Bộ có cao độ thấp hơn 1000m, trải dài từ Di Linh đến Lang Hanh. Nếu như loài Paphiopedilum callosum (Vân hài) chỉ mọc trên đất dựa suối, thì loài Paphiopedilum appletonianum chỉ mọc trên những hốc đá, dưới thác nước cao, còn loài Paphiopedilum villosum lại ở dạng trung gian có thể mọc trên đất và trên cây hay trên đá. Hai loài P. callosum và P.appletonianum có dạng lá gần giống nhau nhưng phát hoạ và hoa của chúng rất khác nhau. P.callosum có phát hoa trung bình 20cm, trong khi P. appletonianum có phát hoa dài 40-50cm. Cả 3 loài đều cho 1-2 hoa trên 1 trục phát hoa với đường kính 10-15cm.

Cách trồng:

Paphiopedilum thích một nhiệt độ mát và ẩm từ 18oC – 21oC. Cây thích ẩm, nhưng không chịu úng, ánh sáng cần thiết khoảng 30% với cường độ 8.000-10.000 1m/m2. Giá thể cấu tạo như Hạc đỉnh, dinh duỡng phân bón cũng tương tự. Các loài thuộc giống này không có mùa nghỉ vì thế phải tưới nước rất đều đặn 3 lần/ngày) trong mùa nắng và 2 lần/ngày vào mùa mưa. paphiopedilum là lan có pH của giá thể và nước tưới cao, pH từ 6,5 đến 7.

Paphiopedilum có căn hành dưới đất, nên có khả năng mọc con như một số loài tre. Việc nhân giống được tiến hành khi cây con đã đến tuổi trưởng thành, có thể tách cây con ra khỏi cây mẹ với một ít giá thể có bám rễ và trồng vào một chậu khác.Trích từ sách Nguyễn Công Nghiệp

Một số giống lòai khác:

Paphiopedilum Delenatii

Paphiopedilum Hybrid

Paphiopedilum Javanicum

Paphiopedilum Jogjae

Paphiopedilum Leeanum

Paphiopedilum Lowii

Paphiopedilum Roebelenii Sanderianum

Paphiopedilum Rosy Dawn

Paphiopedilum Screaming Eagle

Paphiopedilum Spicerianum

Paphiopedilum Venustum

paphiopedilum Linda Both

Paphiopedlium Besseae

Paphiopedilum Amabile

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Hài Vân Nam

Xin chào các bác, rất vui khi chúng ta lại được gặp nhau ở đây. Hôm nay tôi chia sẻ các trồng và chăm sóc lan hài vân Nam. Một loài lan dễ trồng, dễ hoa, chăm sóc cực kỳ đơn giản. Bắt đầu thôi nào!

Lan hài Vân Nam thích nghi đa khí hậu, từ Bắc vô Nam đều dễ trồng em này hết.

Lan hài trồng thời điểm nào cũng được, kể cả lúc đang nụ đem về trồng cũng không sao. Nụ cũng không sợ bị thui. Một đặc điểm rất khác so với các loại lan khác. Cây đang nụ mà khai thác về trồng rất dễ bị thui.

Cây giống là điều đương nhiên rồi.

Giá thể

Chậu trồng

Với mọi cây lan lúc thời điểm mà đem trồng tốt nhất vẫn là sau khi cây ra hoa xong.

Với lan hài cũng không ngoại lệ, mặc dù cây lan hài với đặc điểm khá đặc biệt kể trên. Nếu có điều kiện thì chúng ta cứ thời điểm đó mà trồng.

Lan hài Vân Nam mùa hoa là mùa xuân, vậy cuối xuân là vào vụ trồng.

Không phải tốt nhất thì tốt nhì, có cây lúc nào ta trồng lúc đó.

Về giá thể trồng lan hài

Lan hài thì trồng bằng gì cũng được, thật ra câu này không sai đâu. Trồng gì cũng được, nó phụ thuộc vào cách chăm sóc mà thôi.

Trồng lan hài toàn bằng đá ư, vô tư đi.

Trồng toàn bằng vỏ thông hay dớn. Không sao hết.

Trồng toàn bằng đá chăm sẽ vất vả hơn, người chăm chỉ sẽ thích kiểu này, vì được chăm cây thường xuyên.

Trồng bằng vỏ thông, hay dớn đỡ vất vả chút, dành cho người chăm vừa vừa.

Còn với ai lười, ít thời gian chăm lan thì đã có giá thể dưới đây đáp ứng được.

Giá thể trồng lan hài cho người lười gồm:

+Vỏ cây các loại+vỏ lạc+trấu hun(tổng chỗ này chiếm 70%)

+Đá thấm thủy(chiếm 30%)

Tất cả đập nhỏ cỡ hạt ngô là được.

Với giá thể trên không chỉ lười mà chăm chỉ cũng vô tư nhé. Giá thể này cơ bản đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây rồi, trồng xong không cần chăm sóc nhiều, chủ yếu là tưới nước và nhờ trời ít nước mưa nữa là ổn.

Nhược điểm là đá thấm thủy không phải dễ kiếm tìm.

Thành ra có gì đùng nấy các bác nhé.

Giá thể tôi hay dùng như sau(có gì dùng nấy): Vỏ cây các loại(vỏ thông, vỏ vải+vỏ lạc)+trấu hun+đá xanh xây dựng(chiếm 30% thôi nhé, nhiều quá không tốt)

Với tôi là không kiếm được đá thấm thủy nên thay bằng đá xanh xây dựng. Đá này tôi không rõ có tiết ra khoáng chất cho cây hay không. Nhưng tác dụng chính là tạo độ nặng trồng cây dễ và nhanh hơn.

Nói thật với các bác, trồng toàn bằng vỏ thông không có đá cho vào toàn đổ cây thôi, nắn chỉnh cây mất thời gian.

Như vậy là xong phần giá thể rồi nhé.

Giờ đến chậu trồng lan hài

Tùy nhu cầu, sở thích của các bác thôi, trồng chậu kín xung quanh hay có lỗ xung quanh đều được.

Trồng vào chậu mà người ta hay trồng sen đá là một ý tưởng không rồi.

Với mỗi loại chậu tôi sẽ chỉ cho các bác một vài lưu ý nhỏ.

Lan hài mua về các bác cắt bỏ hết rễ hỏng đi, rễ dập gãy, lung lay cổ rễ, cắt đi hết. Còn đâu để lại. Nếu mà dài quá khó trồng thì cũng nên cắt với đi cho gọn. Một vài centimet rễ ko ảnh hưởng gì nhiều.

Với chậu kín xung quanh, ta trồng sao cho rễ nằm ngang gần phía trên mặt chậu, tránh dúi sâu rễ xuống dưới đáy. Mục đích làm như vậy để rễ lan rễ thở hơn.

Với chậu có lỗ xung quanh thì trồng rễ sâu xuống đáy cũng được, vì có lỗ xung quanh nên không khí lưu thông được.

Khi trồng không nên trông ngập cây quá, vừa chạm lá chân là được, trồng sâu quá cây dễ bị thối gốc.

Với chậu nào cũng vậy giá thể nên cách miệng chậu 1-2cm, không nên cho đầy chậu. Làm như vậy không khí lưu thông tốt hơn ở khu vực miệng chậu.

Trồng xong nên để khô, không tưới 2-3 ngày. Mục đí

trồng và chăm sóc lan hài vân nam

ch để các vết thương trong quá trình trồng cắt tỉa lành lại.

Một khi trồng ổn rồi thì chăm sóc em này không còn là vấn đề gì nữa.

Khi đã trồng xong thì ta nên tránh mưa cho lan hài vân nam một thời gian khoảng một tháng. Do lúc này cây đang tập thích nghi với môi trường mới, nên cây khá yếu gặp mưa dễ bị thối.

Sau khoảng một tháng có thể cho ra mưa.

Năm đầu tiên nên tránh những đợt mưa kéo dài vài ba ngày đến cả tuần.

Trồng với giá thể dành cho người lười thì khỏi chăm nhiều, chỉ cần tưới nước và nhờ trời cho chút nước mưa phát triển rồi.

Còn với các giá thể khác nghèo dinh dưỡng thì đơn giản thôi.

Nước vo gạo, nước trà(chè) vài ngày tưới một lần đảm bảo cây phát triển tốt.

Các bác có thể xem thêm: Tự làm phân bón cho hoa lan.

Không nước vo gạo nước chè thì 1-2 tuần tưới men nở một lần.

Còn về tưới nước thì sao. Ngày tưới mấy lần?

Có hai trường phái sau.

Thứ nhất là người tưới 1-2 lần, giá thể lúc nào cũng trong tình trạng ẩm, rất ẩm.

Thứ hai là tưới thật đẫm, khi nào cảm thấy khô rồi lại tưới thật đẫm. Không quan trong ngày tưới mấy lần.

Tôi tưới như cả hai thì thấy đều ổn cả, các bác thấy cách nào hợp với mình thì theo thôi.

Còn vấn đề quan trọng nữa là ánh sáng, lan hài không cần nhiều ánh sáng. Từ 50% ánh sáng đổ lại, lan hài chỉ cần sáng tán xạ(ánh sáng từ cửa sổ, ban công hắt vào) là cũng đủ để phát triển.

Trồng hài để bàn làm việc, bàn uống nước rất vô tư. Lợi thế lớn của việc trồng lan hài là như vậy, chỉ cần ít ánh sáng cây vẫn phát triển và cho hoa như thường.

Thêm một yếu tố không thể thiếu đó là gió. Nơi trồng lan hài có gió lưu thông tạo sự thông thoáng cây sẽ phát triển ít bệnh tật. Gió bí bách, khả năng lưu thông kém đến người còn sinh bệnh huống chi cây cối.

Vậy là đã xong. Trồng lan hài vân nam rất đơn giản đúng không nào. Các bác cứ tin tôi đi, trồng lan hài nói chúng và hài vân nam nói riêng dễ như cây cối quanh nhà thôi.

Chúc các bác có những chậu lan hài đẹp.

Để biết thêm các kiến thức, kinh nghiệm về hoa lan, mời bạn tham khảo trên Gionghoalan.net là trang chia sẻ kiến thức về hoa lan, kinh nghiệm về chơi lan, về trồng lan tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngoài ra đây còn là trang giới thiệu đến quý khách hàng các được Trung tâm nông nghiệp Công nghệ cao tại Trường HVNNVN bảo tồn và lai tạo. Chúng tôi luôn mong muốn được sự giúp sức và hợp tác của các bạn để kết nối cộng đồng những người yêu thích hoa Lan. Tham khảo TẠI ĐÂY ./.

Kỹ Thuật Trồng Lan Hài

Trồng lan hài: Có thể nói, loại lan đẹp nhất trong số các loài lan được biết đến là lan Paphiopedilum (phát âm: pa-phi-ô-pe-đi-lum) và Cyripedilum (Xíp-ri-pe-đi-lum), đó là các loại cây cảnh lý tưởng. Chúng thường được gọi chung là lan Hài, có thể nhận ra chúng dễ dàng bằng hình dạng của hoa, cái môi hay lưỡi của chúng giống hình chiếc Hài. Các cây Cypripedilum cũng được gọi là Hài vệ nữ, xuất xứ từ Đông Âu và Bắc Mỹ, trong khi đó, các cây Paphiopedilum có xuất xứ từ Ấn Độ, Malaysia, Đông nam Á và New Ghuinea

Lá của lan Hài phát triển thành từng cặp từ gốc của cây. Cây giữ các lá này trong nhiều năm và cây sinh trưởng thành một cụm lớn. Chúng không có các giả hành vì vậy không thể lưu trữ nước và chất dinh dưỡng. Vì lý do này mà lan Hài không có mùa nghỉ, hoặc bị quá khô, mặc dù với hầu hết các loại hoa lan đều cần phải có sự thoát nước tốt.

Lan Hài có thể được trồng từ cây con đến trưởng thành hoặc được chia tách từ các cây trưởng thành. Các cây sống trong vùng khí hậu lạnh thường không có biến dị về lá, chúng thường có màu xanh, trong khi các cây sinh trưởng trong vùng ấm hơn thường có lá vằn, điều đó khiến cho chúng hấp dẫn ngay cả khi chúng chưa ra hoa.

Đa số các loài lan Hài sống dưới đất, có nghĩa là chúng được trồng trong đất, một số ít bám trên các cành cây và trong các hốc đá. Lan Hài tương đối dễ trồng và hoa của chúng thọ từ 8-10 tuần, ngay cả khi cắt hoa cắm lọ chúng cũng thọ được vài tuần. Hầu hết các loại Hài lai rất đa dạng về kích cỡ và màu sắc hoa.

Có một số loài cây thích hợp với điều kiện sống nơi bậu cửa sổ, hai loại lan hài Paph.callosum và Paph.sukhakulii. Cả hai xuất xứ từ Thái Lan, nở hoa vào mùa thu và yêu cầu điều kiện nhiệt độ ấm. Nếu bạn có đầy đủ các điều kiện tốt cho việc trồng lan Hồ Điệp, bạn cũng có thể trồng lan Hài và chúng cũng là một sự thử nghiệm thú vị!

1) NHIỆT ĐỘ:

Lan Hài được phân chia thành 2 nhóm chính, theo quy luật chung, những cây có lá màu xanh thường thích sống ở nơi có nhiệt độ lạnh đến trung bình, ban đêm từ 13-16 độ C, ban ngày 18-24 độ C. Các loại Hài có lá vằn thích hợp với điều kiện nhiệt từ trung bình đến ấm, ban đêm 16-18 độ C, ban ngày từ 21 – 25 độ C.

Lan nữ hài Paphiopedilum chia làm 2 loại nhiệt độ: Ấm lá có lốm đốm đòi hỏi trên 85oF (29,4oC)cho ban ngày và trên 60oF (15,6oC)cho ban đêm, loại Lạnh lá xanh không đốm dưới 80oF (26,7oC) cho ban ngày và dưới 60°F cho ban đêm. Nhưng nhiều tại California có thể trồng cả hai loại cùng một nhiệt độ. Mùa đông lan nữ hài có thể chịu lạnh đến 40oF (4,4oC) miễn là không bị đóng băng hay có nước đọng trên lá. Mùa hè khi nóng trên 95oF (35oC) cần tăng độ ẩm và thoáng gió.

2) ÁNH SÁNG:

Lan Hài không cần ánh sáng mặt trời đầy đủ. Giống như các cây trồng trong nhà, chúng thường tốt trong điều kiện ánh sáng tốt, nhất là trong mùa đông. Nếu chúng được trồng trong nhà kính chúng yêu cầu các điều kiện một nửa, ánh sáng mặt trời trực tiếp trong suốt mùa hè sẽ là quá mạnh. Nếu mức sáng quá thấp cây sẽ không ra hoa và ánh sáng mạnh quá có thể gây ra vàng lá và cháy lá.

Lan nữ hài không cần nhiều ánh sáng, cho nên thích hợp trồng trong bóng mát hay trong nhà gần cửa sổ hoặc dưới ánh sáng của 4 chiếc đèn ống là đủ. Lan cần khoảng 1000-1500 lm, giống như trồng Phalaenopsis hay Masdevallia vậy.

3) TƯỚI NƯỚC: 

Cây cần phải được tưới nước quanh năm, 5-7 ngày tưới một lần trong mùa hè và một lần một tuần trong mùa đông. Điều quan trọng là cây phải được giữ ẩm nhưng không được đọng nước. Tất cả đều không có cơ quan dự trữ nước và dinh dưỡng. Nếu quá khô, rễ có thể bị hỏng. Luôn luôn tưới cây từ bên trên miệng chậu và không bao giờ cho phép chúng bị sũng nước. Nước mưa sạch là thích hợp, nhưng bạn có thể dùng nước máy lọc.

LƯU Ý: Không bao giờ được để cây bị sũng nước hoặc úng nước. Rễ cây sẽ bị thối và gây ra chết cây.

4) BÓN PHÂN:

Khi cho ăn cần đảm bảo nguyên tắc thật loãng và thường xuyên. Cho ăn 2 tuần 1 lần vào mùa xuân và hè, 4 tuần 1 lần trong mùa thu và đông.

Nên bón bằng loại phân 30-10-10 pha thật loãng ¼ thìa cà phê gạt mỗi tuần một lần vào mùa hè và mỗi tháng 1 lần vào mùa đông. Mỗi tháng phải xả nước một lần cho đẫm để tránh muối đọng trong chậu.

5) ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ:

Không khí ẩm và lưu thông tốt là rất cần thiết, nhất là trong mùa hè, giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm bệnh và giữ cho cây không bị khô quá nhanh. Độ ẩm có thể được nâng lên bằng cách đặt chậu cây lên trên các khay sỏi nhẹ với 50% độ ẩm là lý tưởng.

Trong nhà nên để trên khay hay đĩa nước dưới có đá hay gỗ, tránh việc ngâm chậu trong nước.

6) SAU KHI TÀN HOA:

Cắt bỏ cành hoa cũ ở đỉnh của cây.

7) THAY CHẬU:

Các cây lai thường được thay chậu hàng năm. Tốt nhất là mùa xuân. Lan Hài hầu như không bị ảnh hưởng bởi sự thay chậu, thậm chí có thể thay chậu khi nó đang có nụ nếu cẩn thận không làm gãy nụ hoa. Thay chậu hoặc tách nhánh sau khi tàn hoa vào mùa xuân. Không nên dùng các chậu quá to, bởi vì nó sẽ sinh trưởng tốt hơn trong một cái chậu mà chậu đó chỉ cần đủ cho sự phát triển trong năm tới. Một cây có thể sinh trưởng đầy chậu thường xuyên. Một cây lớn thường sản sinh ra nhiều nhánh con nhưng đôi khi một cây già có thể được lợi từ việc chia tách nhằm tái sinh nó.

Có thể cây trồng của bạn phát triển rất tốt nhưng không ra hoa. Điều này cũng có thể xảy ra khi cây yếu hoặc bị úng nước. Các cây như vậy cần phải được thay chậu ngay bất kể thời điểm nào trong năm.

Hai năm phải thay chậu một lần hoặc khi vỏ cây đã bị mục. Trộn vỏ cây như sau:

Vỏ thông nhỏ 1/8″ ————–  6 phần Vỏ dừa nhỏ 1/4″    ————–  2 phần Than nhỏ 1/8-1/4″ ————–  1 phần Đá bọt Perlite        ————— 1 phần Gỗ thông đỏ          ————— 1 phần

Muốn thay chậu dễ dàng, hãy ngâm vào trong nước chừng 15 phút rễ sẽ tơi ra. Tách ra chừng 3-5 nhánh, nếu tách ít quá vẫn sống nhưng không ra hoa. Trồng vào giữa chậu và vùi sâu chừng 1,27cm. Đừng trồng sâu quá lan sẽ bị thối lá và cũng đừng trồng trong chậu quá lớn.

8) KỸ THUẬT THAY CHẬU CƠ BẢN:

Tháo cây ra khỏi chậu cũ và kiểm tra tình trạng của rễ. Rũ bỏ chất trồng cũ. Nếu rễ chắc khỏe và trong tình trạng tốt thì chậu phải đủ rộng để cho sự phát triển trong năm tới. Nếu dùng vỏ cây để trồng thì cần phải ngâm nó mới tốt (1 ngày hoặc hơn) trước khi thay chậu. Dùng chậu đủ lớn để cho sự phát triển dự kiến của cây trong năm tới. Hỗ trợ cho sự phát triển của các nhánh cây lớn trong chậu bằng cách rải phân hữu cơ xung quanh rễ. Rễ cây khá mỏng manh và cần phải cẩn thận tránh bị hư trong quá trình thay chậu. Tưới nước sau khoảng 10 ngày sau khi thay chậu nhưng không được để cho chất trồng khô hoàn toàn. Sau đó tiếp tục tưới bình thường.

9) CHIA TÁCH CÂY: 

Các cây có thể được chia tách bằng cách kéo nhẹ các nhánh cây bên ngoài bụi. Cố gắng để tách thành các khóm có số lượng thân hợp lý, từ 2-3 thân là được. Đảm bảo việc chia tách cây sao cho có một thân tơ và một thân cho hoa. Trồng cây như đã nói trong phần trên với một cái chậu phù hợp.

10) SÂU BỆNH:

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy lựa chọn những cây thực sự khỏe mạnh và nuôi trồng chúng thật tốt trong điều kiện sạch bệnh. Loại bỏ các cây quá yếu hoặc nhiễm bệnh và vệ sinh trong nhà kính. Không có các loại sâu bệnh cụ thể gắn với lan Hài, nhưng các loại nấm, rệp…sẽ làm suy yếu cây nếu không được kiểm soát. Rửa sạch chúng bằng nước xà phòng nếu phát hiện sớm, nếu không, cần dùng các loại thuốc đặc trị với hướng dẫn cụ thể.

LỜI KHUYÊN: Nên mua hoa lan từ các nhà cung cấp có uy tín và lựa chọn các cây thực sự khỏe mạnh, sạch bệnh. Nếu mua cây đang hoa, kiểm tra những bông hoa không bị hư hại bằng cách chạm nhẹ vào môi của hoa, nếu môi mềm hoặc có vết là dấu hiệu hoa sắp tàn. Xem xét các chồi mới phát triển.

LƯU Ý:

– Để tránh hư hại cây và hoa, nên giữ chúng tránh xa các nguồn nhiệt như máy điều hòa, và các nguồn nhiệt khác.

– Lá mềm có thể là dấu hiệu của sự quá nóng hoặc thiếu nước, bởi vì lan Hài thường được trồng trong chậu nhỏ với chất trồng thoát nước, chúng có thể khô rất nhanh chóng. Tưới nước là yếu tố quan trọng nhất và nguyên tắc vàng để cây sinh trưởng tốt là giữ cho chúng mát mẻ và ẩm ướt

Cách Chăm Sóc Lan Hài

Ở giai đoạn cây cần sinh trưởng, ta cần bón cho lan phân có hàm lượng nitơ cao (30-10-10). Ngay khi cây đã trưởng thành cần bón thúc phân có hàm lượng 10-20-10 để kích thích trổ hoa. Chỉ nên tưới phân cho lan từ 2-3 lần trong 1 tháng vào mùa hè và 1-2 lần trong tháng vào mùa đông.

Hầu hết các loại phong lan Paphiopedilum đều cần ánh sáng yếu, thích hợp nơi có bóng râm như trong nhà hay bên cửa sổ, vì vậy không nên để chậu lan trực tiếp dưới ánh nắng, lá nhanh chóng sẽ bị cháy nếu ánh sáng quá nhiều. Đây là loài rất thích hợp trồng trong nhà, hay bên bệ cửa sổ.

Nhiệt độ và sự thoáng khí

Có hai nhóm, nhóm lan hài có lá đốm phát triển ở điều kiện khí hậu ấm thì phát triển tốt ở nhiệt độ trung bình 24-27°C vào ban ngày, khoảng 16°C vào ban đêm; còn đối với nhóm lan hai có lá xanh phát triển ở khí hậu lạnh thì nhiệt độ trung bình 22°C vào ban ngày, khoảng 12°C vào ban đêm. Luôn đảm bảo độ thóang khí tốt, nhất là vào mùa đông, để tránh nhiễm nấm và vi khuẩn gây bệnh cho cây. Vào mùa đông cần giữ độ ẩm thấp để tránh rễ bị thối rữa; và tăng độ ẩm vào mùa nóng để rễ không bị cháy.

Có thể sử dụng chậu bằng plastic hay đất sét đều thích hợp. Mỗi chậu chứa tối đa từ 3-5 cây con (giả hành), đặt sâu vào khoảng nửa chiều cao chậu. Giá thể nuôi trồng có thể dùng 40% vỏ cây thông, 30% dương xĩ, 15% đá thô, 15% cát. Giá thể trong chậu dùng để trồng không quá dày để không khí có thể lưu thông tạo sự thoáng khí. Cứ sau 1 năm thay chậu 1 lần để lan phát triển tốt hơn. Khi thay chậu hay giá thể cho cây, thật cẩn trọng vì rễ của cây rất ít, mảnh và dễ nhạy cảm.

Chậu lan dùng vỏ cây thông, lá thô, hoặc cát

Phong lan Paphliopedium có căn hành dưới đất, nên có khả năng mọc con như một số loài tre. Việc nhân giống được tiến hành khi cây con đã đến tuổi trưởng thành, có thể tách cây con ra khỏi cây mẹ với một ít giá thể có bám rễ và trồng và một chậu khác.

Nguồn: chúng tôi