Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Khế Ngọt / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Khế Ngọt

Kỹ thuật chăm sóc Cây Khế Ngọt khá đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc. Bạn chỉ cần cung cấp đủ nước, làm sạch cỏ, bón phân và đặc biệt tỉa cành tạo tán để giúp cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh cho cây. Cây Khế Ngọt thường sau 12 tháng trồng sẽ bắt đầu cho trái bói, mùa ra hoa rơi vào tháng 6 hàng năm và cho thu hoạch quả chín vào tháng 10, 11 hàng năm.

Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc, dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc. Đặc biệt, bạn cần cung cấp đủ nước cho cây trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

Làm cỏ và phòng trừ cỏ dại: Bạn có thể phủ gốc cây bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Cây Khế Ngọt phát triển nhanh, bạn cần chú ý cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính vì có thể làm nứt vỏ.

Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng, bạn cần bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu… Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.

Bạn cần chú ý nếu gần V ườn Khế Ngọt có những Cây Khế Chua thì có thể xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo làm cho Quả Khế Ngọt giảm chất lượng.

Bón phân cho Cây Khế Ngọt

Giai đoạn 3 năm đầu: Mỗi năm cần bón thúc cho Khế 200 đến 400g NPK tổng hợp mỗi cây cùng với 5kg tro (nếu có).

Giai đoạn từ sau 3 năm trở đi: Bạn bón cho một cây 15 đến 20kg phân chuồng tốt hoai mục + 2kg vôi bột, 3 đến 4kg NPK, riêng lượng NPK nên chia ra 3 đến 4 lần cho một năm.

Đặc biệt chú ý, với những Cây Khế lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm, cách nhau 3-4 tháng bón một lần. Trong thời gian cây Khế nuôi quả, không nên bón đạm mà nên bón K, tro bếp, vôi bột để cải thiện chất lượng quả.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian để lại thì nếu chôn xác súc vật dưới tán Cây Khế cũng tạo cho chất lượng quả tốt hơn.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Khế Ngọt Trồng Trong Chậu

Chuẩn bị

Trong Kỹ thuật trồng cây khế ngọt, khâu chuẩn bị là khâu vô cùng quan trọng

Đất trồng: đất nhiều mùn,dễ tiêu thoát nước, tơp xốp vì rễ cây khá dễ bị thối khi bị ngập úng.

Nhiệt độ: Cây khế chịu nhiệt độ cao. Cây lớn có thể chịu được rét đậm, rét hại và nắng nóng. Tuy nhiên, ở nhiệt độ mát 22- 25 độc C, quả chín đẹp và có vị thơm ngon, lứa quả chín vào cuối thu là tốt nhất. Cây khế không ưa ánh sáng chiếu thẳng, nhất là khế ngọt mà ưa bóng râm, nên trồng xen trong vườn có các cây cao, hay dưới giàn leo che bớt ánh nắng là rất tốt.

Kích thước chậu: tối thiểu 60*60cm. Mỗi năm cơi thêm đất cho khế đủ sức phát triển.

Chọn thời vụ trồng thích hợp

Cây khế thường phát lộc vào mùa xuân, ra hoa vào đầu hạ và kết quả vào cuối thu. Vì vậy, thời điểm thích hợp để trồng khế trong chậu cảnh là vào vụ xuân hoặc vụ thu. Trồng và chăm sóc đúng thời vụ, cây sẽ cho hoa vào thời tiết khô và ấm. Tỷ lệ kết quả cũng vì thế mà tăng lên. Chọn thời vụ thích hợp sẽ giúp cây khế ngọt của bạn đạt kết quả vào đúng vụ thu, là vụ cho quả chín đẹp và thơm ngon nhất.

Một số mẹo cho cây khế ngọt ra trái quanh năm

Trong Kỹ thuật trồng cây khế ngọt, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những mẹo nhỏ giúp cây khế đậu trái quanh năm:

– Một: Cắt bỏ phần ngọn non của các cành khế đang phát triển chừng 20cm. Cắt bỏ tất cả các cành trên cây càng tốt. Làm như vậy khế ngọt bị đau tức sẽ ra nhiều lộc ở các kẽ lá và các chùm hoa nhỏ li ti cũng sẽ mọc ra để cho quả. Khi hoa đã ra ta tiếp tục thúc phân và tưới nước cho cây để nuôi quả. Chú ý: Đối với cây to cao, nhiều cành lá ta chỉ chọn bẻ những cành to thấp, những cành nhỏ hơn bỏ lại rồi lại bẻ cho đợt tiếp theo.

-Hai: Các bạn bấm hết các đọt của cây, cắt nước khoảng 2-3 ngày. Dùng phân Urê pha thật loãng tưới, khoảng 50 ngày sau cây sẽ ra hoa và cho trái lớn. Nếu bạn muốn khế đậu nhiều trái, bạn hãy đắp vào gốc khế hữu cơ mục tối thiểu 1 năm 2 lần và bón phân dơi 2 tháng 1 lần, thỉnh thoảng tưới thêm nước gạo vo 1 tuần 1 lần Khi thấy trái đang lớn, nhớ bón phân cho cây, để cây nuôi trái mà không bị suy sau khi thu hái trái xong cũng thêm phân cho cây để cây phục hồi nhanh.

Tỉa cành và bón phân hóa học

Khế là loại cây ưa phân bón hữu cơ. Phân chuồng, kali, tro bếp, vôi bột là những loại phân bón thích hợp cho chậu cảnh trồng khế. Cần sử dụng thêm phân bón tổng hợp và điều tiết trong từng giai đoạn phát triển của cây khế. Ngoài ra, sau vụ thu hoạch quả, trước khi khế ra hoa vụ mới cần cắt tỉa bỏ bớt những cành già, cành sâu bệnh, cành mọc chen chúc, cành yếu… Nếu cây khế có tán quá dày choán hết diện tích chậu cảnh nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng. Như đã nói ở trên, khế không ưa ánh nắng rọi trực tiếp nên cần cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán. Như vậy sẽ tránh được ánh nắng trực xạ làm nứt vỏ và nám quả.

Phòng trừ sâu bệnh

-Khế thường bị các loại sâu non ( thuộc bộ cánh phấn ) và ruồi đục trái phá hoại.Chúng gây hại cả hoa và trái non. Để phòng trừ có thể dùng thuốc trừ sâu tự chế.

Cách Chăm Sóc Cây Khế Ngọt Trong Chậu Làm Bonsai

Cây Cảnh Bonsai là một trong những nghệ thuật Cây Cảnh đang thịnh hành hiện nay, trồng Cây Khế Ngọt Bonsai thích hợp làm cảnh sân nhà, sân vườn tuy khá cầu kỳ trong việc chăm sóc và cắt tỉa nhưng lại tạo sự ấn tượng và có giá trị lớn về kinh tế. Ý nghĩa của Cây Khế Ngọt Bonsai thường gắn liền với ý nghĩa ” Nhớ về nguồn cội” tạo cho người trồng Khế Bonsai những tình cảm thiêng liêng.

Cách chăm sóc Cây Khế Ngọt trong chậu làm Bonsai

Chăm sóc Khế Ngọt làm Bonsai

Chăm sóc Cây Khế Ngọt làm Bonsai khác với chăm sóc Khế Ngọt để cho trái. Chăm sóc Khế Ngọt Bonsai sẽ tốn công sức, thời gian, thường xuyên cắt tỉa nhiều hơn. Đòi hỏi người trồng Khế Ngọt Bonsai cũng có con mắt thẩm mỹ hơn và hiểu biết về kỹ thuật chăm sóc Cây Cảnh Bonsai.

Cây Khế Bonsai phát triển rất chậm, thân ngắn và tán ra nhiều nhánh, rậm rạp, rộng, tròn và để hạn chế chiều cao của cây người trồng cần thường xuyên cắt tỉa, tạo tán theo ý muốn để phù hợp với chậu trồng.

Chăm sóc Khế Ngọt làm Bonsai

Cây Khế Bonsai cũng khá nhạy cảm với ánh sáng vì thế để không bị nứt, tách thân cây làm giảm độ thẩm mỹ người trồng cần đặt vị trí Chậu Khế Bonsai ở những nơi có ánh sáng vừa phải tránh chiếu trực tiếp vào cây. Ngoài ra hàng ngày cần tưới nước đều đặn với lượng nước phù hợp nhỏ giọt để giúp cây luôn được xanh tốt và đất ẩm giúp bộ rễ của cây phát triển.

Phân bón: Vì lượng đất trồng trong chậu rất ít nên thỉnh thoảng phải bón phân cho cây. Một năm thường bón phân 2 lần, một lần vào mùa khô (ít) và một lần vào mùa mưa (nhiều). Tuỳ tình trạng, tuỳ loài cây và tuỳ theo mùa, cây đang phát triển thì cần nhiều, cây đã thành thục thì cần ít hơn. Phân bón cho Cây Bonsai cần có 3 chất căn bản là N – P – K theo tỷ lệ tương ứng là 50-30-20. Người trồng nên hoà phân với nước để tưới: một muỗng cà phê phân trong 15 lít nước tưới 15 ngày 1 lần. Hoặc bạn có thể dùng phân viên để trên mặt đất. Lưu ý không nên bón phân khi cây đang tạo nụ hoặc đang trổ hoa ra trái vì chúng sẽ rụng hoặc bị “cháy”, không bón phân cho những cây vừa mới thay đất, thay chậu, nên đợi 3 tháng sau cho cây tái tạo đủ rễ rồi hãy bón phân.

Kỹ thuật tạo thế cho Cây Khế Ngọt Bonsai

Khế Ngọt là loài thân gỗ có đặc tính thân cành giòn, người trống rất khó tạo thế, tạo dáng như các giống Cây Cảnh khác. Khi tạo thế bonsai cho Cây Khế Ngọt người trồng có thể sử dụng các loại dây quấn, dây chằng bằng chất liệu kẽm, nhôm, đồng đều được. Tuy nhiên kích thước của dây to hay nhỏ, từ độ mềm đến độ cứng sẽ được người trồng lựa chọn phù hợp với từng loại cành của Cây Khế đó là cành nhỏ hay lớn, già hay non.

Kỹ thuật tạo thế cho Cây Khế Ngọt Bonsai

Với kỹ thuật uốn tạo thế đơn giản này, người chơi Khế Bonsai có thể tạo Cây Cảnh Bonsai bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành. Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.

Lưu ý một Cây Khế Bonsai Đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Đặc biệt phần rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn. Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây như trên.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Khế Bonsai

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khế bonsai

Trong dân gian, khế đã là một loài cây gắn liền với đời sống dân dã của người dân Việt Nam, nó luôn tồn đọng trong tâm trí của bao thế hệ. Ngoài việc được trồng làm cảnh, nó còn có ý nghĩa nhắc nhở con cháu cho dù có đi xa nơi đâu vẫn luôn nhớ về quê hương, về cội nguồn của mình. Còn đối với những người kỹ tính, trồng cây khế trong nhà thờ họ, tượng trưng cho sự kỳ vọng về sự trường tồn, thịnh vương cho cả gia tộc mình.

Cây khế có tên khoa học là Averrhoa carambolaL, thuộc họ Oxalidaceae, có tên gọi khác là Ngũ Liêm Tử, xuất xứ từ vùng Sri Lanka.

Đặc điểm hình thái của cây khế:

– Thân ngắn, có tán nhiều nhánh, rậm rạp, rộng, tròn và đạt chiều cao 6 – 9m.

– Lá khế sớm rụng, sắp xếp xoắn, mọc xen kẽ, kép lông chim lẻ, dài 15 – 20cm, với 5 – 11 lá chét gần như mọc đối, hình trứng hay trứng thuôn dài 4 – 9cm, các lá mềm, màu xanh  trung bình, trơn mặt trên, lông mịn và trắng ở mặt dưới. Lá chét rất nhạy cảm với ánh sáng và có khuynh hướng gập lại vào ban đêm hoặc khi cây bị lắc đột ngột.

– Cây có hoa mọc cụm, có cuống màu đỏ, màu hoa cà, sọc tím, hoa phủ lông tơ, rộng khoảng 6mm, được mọc ra trên các cành cây ở nách lá.

– Qủa khế có hình thuôn, theo chiều dọc chia 5 –  6 góc, dài 6,5 – 15cm, rộng 9cm, vỏ mỏng màu cam vàng. Qủa ngon ngọt, giòn, thịt màu vàng khi chín. Lát cắt quả hình ngôi sao trông rất đẹp mắt. Qủa có hạt màu nâu, dài 6 – 12mm hoặc không có gì cả.

Kỹ thuật trồng cây khế bonsai:

– Chọn thời vụ thích hợp: thời điểm thích hợp nhất là vào vụ xuân hoặc thu. Trồng và chăm sóc đúng thời vụ sẽ làm cho cây ra hoa vào thời tiết ấm và khô, tỉ lệ quả cũng vì thế mà tăng lên, quả chín đẹp và thơm ngon nhất.

– Đất trồng cây: cây khế không chịu được sự ngập úng nên loại đất trồng cây phải đảm bảo nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp. Cây cần nhiều nước ở giai đoạn ra quả, nếu không quả sẽ bị rụng.

– Nhiệt độ trồng cây: Cây có thể chịu được điều kiện thời tiết khác nhau, có thể chịu được rét đậm, rét hại hoặc nắng nóng. Thích hợp nhất là từ 22 – 25 độ C.

– Kỹ thuật trồng cây khế: Phương pháp hay dùng nhất chính là ghép mắt, ghép áp, ghép cành. Phương pháp trồng bằng hạt tương ddooois dễ hơn, song cây lâu ra quả hơn và chất lượng quả không ổn định, vì hạt là kết quả thụ phấn, mà hoa khế tuy thuộc loại lưỡng tính nhưng vẫn có thể thụ phấn chéo.

Nếu theo cách gieo hạt, nên tiến hành nhân giống bằng cách lọc lấy hạt. bỏ lớp nhầy bao quanh, rửa sạch rồi gieo luôn hoặc phơi trong bóng râm để lưu trữ. Nên gieo vào giá thể ẩm, tơi xốp vào mùa xuân, giữ ẩm cho đất 15 – 20 ngày hạt sẽ nảy mầm và bén rễ. Khi cây con được 5 – 7 lá thì đem chuyển bầu hoặc trồng xuống đất.

– Cách chăm sóc cây: không nên tưới quá nhiều trong thời kỳ đầu sẽ rất bất lợi vì cây có thể thối rễ bất cứ khi nào. Lượng nước phải vừa đủ, chỉ cần chú ý trong giai đoạn từ cây con đến khi trưởng thành, giai đoạn nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm thì tăng cường tưới, thời tiết khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều.

Bón phân cũng không cần cầu kỳ, tuy nhiên bên bón tro bếp và vôi bột để cải thiện chất lượng quả, không nên bón đạm. Và cũng nên cắt tỉa trong giai đoạn trưởng thành để cây đều tán, không nên cho nắng rọi vào thân cây. Cắt tỉa cành cây sâu bệnh, cành già, yếu để tăng cường dinh dưỡng nuôi cây, nên cắt tỉa cành trước lúc ra hoa hoặc sau khi thu hoạch quả.

– Kỹ thuật uốn bonsai: Để một cây có thiết kế đẹp, cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu.

Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thanh và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh, rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn. Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây, bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm.

LIÊN HỆ TƯ VẤN

0946 49 54 45 – 0974 222 759 – 096 111 0546

canhquanphuongtrung@gmail.com

Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại

Chia sẻ: