Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cà Phê / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cà Phê

Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một trong việc phát triển kinh tế – xã hội đối với vùng Tây Nguyên. Trong vòng 30 năm qua (tính từ năm 1981) diện tích trồng cà phê Tây Nguyên đã tăng đáng kể (từ 90 nghìn ha lên khoảng 566 ngàn ha). Với một thời gian khá dài, việc chuyên canh cây cà phê trên một phạm vi tập trung và rộng lớn, đã dẫn đến hiện tượng suy giảm về sức sản xuất của cây cà phê trong vùng. Vì vậy, Trần Gia đưa bài viết kỹ thuật chăm sóc cây cà phê cụ thể hơn cho giúp bạn tăng lại năng suất, cải tiến đất trồng hiệu quả.

Cải tạo độ pH, phục hồi độ phì đất

Sau nhiều năm canh tác, đất trồng cà phê vùng Tây Nguyên có phản ứng chua (pH dao động chủ yếu từ 4-5, thậm chí có nơi pH=3). Cùng với đó là quá trình giảm mạnh về hàm lượng các cation kiềm trong đất do tác động của quá trình rửa trôi. Đất chua làm tăng quá trình cố định lân và giảm năng lực hấp thụ lân của cây. Đất chua làm tăng hàm lượng nhôm di động trong đất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của rễ (đặc biệt đầu rễ tơ và rễ bên trở nên dày), lượng rễ tơ và rễ nhánh bị giảm trầm trọng làm cản trở sự hấp thu, vận chuyển và đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây. Đất chua là môi trường thuận lợi cho một số vi sinh vật gây hại vùng rễ gây sưng rễ thối rễ làm giảm năng lực hấp thụ dinh dưỡng của bộ rễ. Đất chua làm giảm quá trình trao đổi cation trong đất, cản trở quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất sử dụng phân bón của cây trồng. Do vậy, rất cần thiết phải cải tạo độ chua, phục hồi độ phì nhiêu đất bằng chất điều hòa.

Lượng dùng chất điều hòa pH đất (căn cứ vào trị số pH đất).

pH < 4 lượng dung từ 1,5 kg – 2,0 kg/gốc

pH từ 4 – 5 lượng dung từ 1,0 kg – 1,5 kg/gốc

pH từ 5 – 6 lượng dùng từ 0,7 kg – 1,0 kg/gốc

Cách bón và thời điểm bón:

Trước khi bón cần làm cỏ sạch và rải đều chất điều hòa pH đất quanh gốc (từ giữa tán ra ngoài mép tán), có thể rải trực tiếp lên mặt đất. Tuy nhiên, những vườn cà phê không tạo bồn cần xới nhẹ mặt đất trước khi rải để hạn chế sự rửa trôi nếu gặp mưa. Nên bón vào đầu mùa mưa hoặc gần cuối mùa mưa.

Lưu ý: Nên bón chất điều hòa pH đất kết hợp phân chuồng và các nguồn hữu cơ hoai mục. Không bón kết hợp phân hóa học có chứa đạm (đặc biệt phân ure). Chỉ bón phân hóa học có chứa đạm sau rải chất điều hòa pH đất từ 5 – 7 ngày.

Cắt tỉa cành nhánh (nên tiến hành sau khi thu hoạch 15-25 ngày)

Việc cắt tỉa cành nhánh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cây nhanh hồi phục, tán cây thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh, đồng thời chủ động được các cặp cành cơ bản và tạo ra hệ cành quả thứ cấp phân bố đều ở các tầng trong bộ tán. Hơn nữa việc cắt tỉa cành còn giúp tập trung được dinh dưỡng để nuôi cây.

Nguyên tắc là cắt tỉa các cành ở phía dưới gốc trước sau đó lần lượt lên phía trên ở những năm về sau. Tùy theo mức độ ra quả trên các đốt nhiều hay ít, độ lớn của cành và sự phát sinh của cành thứ cấp mà quyết định vị trí nơi cắt cành. Ví dụ, trên cành hầu hết các đốt đã cho quả, chỉ còn lại một vài đốt ở phía ngoài của đầu cành chưa ra quả mà trên cành đã phát sinh cành thứ cấp thì sau vụ thu hoạch cần cắt bỏ cành này (vị trí cắt ở phía ngoài nơi cành thứ cấp phát sinh, nên giữ lại một đoạn gốc của cành từ 15 – 20 cm)

Với đặc tính của cây cà phê, vào cuối vụ thu hoạch cây đã có quá trình phân hóa mầm hoa và mầm hoa vẫn tiếp tục phát triển vào sau vụ thu hoạch. Nếu mầm hoa phát triển đã hoàn chỉnh (dạng mỏ sẻ) khi được tưới nước hay có lượng mưa trên dưới 15 mm thì sau 5 – 7 ngày hoa sẽ nở, thời gian có thể dài hơn nếu trước đó hoa chưa phát triển đầy đủ. Do vậy, việc tưới nước mùa khô vừa đảm bảo nước cho cây sinh trưởng, phát triển tốt vừa giúp điều khiển quá trình ra hoa đồng loạt, tập trung của cây (nên tưới được hai lần trong mùa khô). Tuy nhiên do đặc thù địa hình và rẫy cà phê thường có diện tích lớn nên tưới trong mùa khô thường đòi hỏi sự đầu tư khá cao, vì vậy nhiều diện tích không được tưới chủ động sẽ không cho năng suất cao.

– Tưới đợt 1: Sau khi thu hoạch, cắt tỉa cành, để cho cây cà phê phân hóa mầm hoa hoàn chỉnh (khi thấy mần hoa dạng mỏ sẻ, hay đầu nụ bạc trắng thì tiến hành tưới). Việc tưới đợt 1 rất quan trọng, giúp cây cà phê ra hoa đồng loạt.

– Tưới đợt 2: Nên cách đợt 1 từ 25-30 ngày, không nên tưới sớm hơn. Mục đích là để tiếp tục ép những hoa non còn lại nở hết vào đợt 2, có như vậy mới không bị non hoa và ra hết hoa trong hai lần tưới nước và sau này vào mùa mưa sẽ giảm được hiện tượng rụng trái non, đồng thời giúp cho các năm sau hoa ra tập trung (không phân tán thành nhiều đợt). Đợt 2 nên tưới nhiều nước hơn (tưới đẫm) đảm bảo độ ẩm đất cao để cây dưỡng trái non.

Cung cấp dinh dưỡng, bón phân cho cà phê mùa khô

Bón phân cho cây cà phê một lần trong mùa khô, kết hợp với tưới nước đợt 1 hoặc 2 (bón phân đến đâu tưới đẫm nước đến đó). Việc bón phân thời điểm này rất quan trọng giúp cây cà phê có đầy đủ dinh dưỡng kích thích quá trình phân hóa mầm hoa mạnh hơn, không bị sượng hoa, ra hoa đậu quả tập trung và và nuôi trái non.

Loại phân bón: Sử dụng Dinh dưỡng cho mùa khô (gồm 13 yếu tố dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối và phù hợp với quá trình ra hoa, đậu quả và nuôi trái non).

Lượng bón: 400 – 500 g/gốc.

Đầu mùa mưa cây cà phê tiếp tục phát triển cành nhánh, tuy nhiên có những cành tăm và cành mọc ngược vào thân cần phải được cắt tỉa tạo độ thông thoáng, hạn chế bệnh hại và tập trung dinh dưỡng nuôi quả, đồng thời phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây.

Bón phân cho cây cà phê để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để cây phát triển cành nhánh mạnh, trái lớn đồng đều và không bị chèn trái, rụng trái non.

Loại phân bón: Sử dụng Dinh dưỡng cho mùa mưa (gồm 13 yếu tố dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê giai đoạn đầu mùa mưa).

Lượng bón: 400 – 500 g/gốc.

Tiến hành phun thuốc trừ nấm để phòng chống thối cuống trái cà phê.

Bón phân cho cây cà phê để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho cây nuôi trái, chống rụng trái, cành nhánh phát triển đồng đều khỏe mạnh. đồng thời cũng là để tăng cường khả năng tích lũy dinh dưỡng cho cây.

Loại phân bón: Sử dụng Dinh dưỡng cho giữa và cuối mùa mưa (gồm 13 yếu tố dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của cây giai đoạn giữa và cuối mùa mưa).

Lượng bón: 500 – 600 g/gốc.

Cuối mùa mưa

Cắt tỉa cành tăm, cành mọc ngược, chồi thân và cắt bớt những cành xương cá yếu để tập trung dinh dưỡng cho cành mang trái.

Bón phân giúp tăng cường dinh dưỡng nuôi trái, trái chín đồng đều, đồng thời tích lũy thêm dinh dưỡng giúp cây thực hiện quá trình phân hóa mầm hoa được tốt và ổn định năng xuất 5-7 tấn nhân/ha. Đợt bón này nếu căn được thời gian trước khi thu hoạch 20-25 ngày là tốt nhất.

Loại phân bón: Sử dụng Dinh dưỡng cho giữa và cuối mùa mưa (gồm 13 yếu tố dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của cây giai đoạn giữa và cuối mùa mưa).

Lượng bón: 600 – 700 g/gốc.

Bón phân cho cây cà phê tuân thủ nguyên tắc chung là rạch rãnh nông quanh mép tán và lấp đất sau khi bón.

Nên bón bổ sung phân hữu cơ (khuyến khích dùng các loại phân hữu cơ tự ủ từ lá và vỏ quả cà phê kết hợp bổ sung nhóm vi sinh vật đối kháng) và thực hiện tốt các biện pháp tử gốc, ép xanh cho cây.

Thường xuyên thăm vườn cà phê, phát hiện kịp thời tình hình sâu bệnh, đặc biệt bệnh tuyến trùng và nấm gây hại vùng rễ. Theo dõi sinh trưởng, phát triển của cây và có biện pháp tác động kịp thời và phù hợp.

Hiện tượng rụng quả trên cây cà phê

Ngăn ngừa hiện tượng rụng quả trên cây cà phê bằng phân bón lá

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn trong phân bón lá có chứa nitro benzen tự nhiên và các protein thủy phân, hoạt hóa mạnh. Khi phun phân bón lá trên cây cà phê sẻ cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi quả, hạt, kích thích lá quang hợp mạnh và tổng hợp chất hữu cơ về nuôi quả và hạt. Ngoài ra phân bón lá còn kích thích rễ lấy dinh dưỡng ở trong đất để cung cấp cho cây và làm giảm chi phí về phân bón, giảm tỷ lệ rụng quả cà phê do thiếu chất dinh dưỡng

Sử dụng phân bón lá Boom flower-n

Nếu phun bằng bình phun tay sử dụng 1,3 – 1,5 lít/ ha mỗi lần pha cho 1 bình 16 lít

Nếu phun bằng máy pha từ 1,5 – 2 lít pha 600-800 lít nước phun cho 1ha

Khi phun phân bón lá trên cây cà phê giai đoạn phân hóa mầm hoa, nó sẻ kích thích hoa nở đồng loạt và tăng tỷ lệ đậu quả ngay từ lúc ban đầu. Tuy nhiên điều quan trọng là phân bón lá còn có thể kết hợp với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật để phun cùng một lúc, đây là ưu điểm làm giảm được chi phí và ngày công khi phòng trừ sâu bệnh trên cây cà phê vào giai đoạn nuôi quả, bởi hiện tượng rụng quả trên cây cà phê không những do mất cân bằng về dinh dưỡng, mà còn một nguyên nhân khác đó là bệnh hại như bệnh thán thư, nấm hồng, gỉ sắt trên cây cà phê.

Để phòng trừ và giảm tỷ lệ rụng quả do các loại sâu bệnh hại gây ra cần phát hiện sớm và tiến hành ngăn chặn

Đối với bệnh thán thư thì tiến hành dùng thuốc trừ bệnh calvin 50SC

Gỉ sắt đốm lá dùng thuốc trừ bệnh Tilt super 300EC

Đối với bệnh nấm hồng thường xuất hiện trong mùa mưa thì sử dụng thuốc Bonanza 100 SL hoặc Validan 3DD hoặc 5DD

Lưu ý: đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

Như vậy khi quả cà phê vối bắt đầu tăng nhanh về kích thước, cùng lúc đó có sự tăng nhanh về chồi và cành cà phê, do vậy cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và điều tiết ánh sáng cho phù hợp với tình trạng sinh lý của cây, để cây vừa nuôi quả tốt vừa tạo đầy đủ bộ khung cành khỏe mạnh cho năm tiếp theo. Vì vậy bên cạnh bổ sung nguồn dinh dưỡng hợp lý cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng để cây cà phê tiến hành quang hợp, tiếp nhận ánh sáng để phát triển tốt, đồng thời quả lý dịch bệnh hại tốt trên cây trồng. Khi cây cà phê khỏe mạnh thì cũng đồng nghĩa với việc đề kháng tốt với các loại bệnh hại cũng như với sự thay đổi thất thường của thời tiết cho năng xuất cao.

Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại: Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0961 470 670 Email: luoitrangia@gmail.com

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cà Phê Mới Trồng

Hướng dẫn cách chăm sóc cây cà phê mới trồng

Thời vụ trồng: Bắt đầu từ mùa mưa và kết thúc mùa khô từ tháng 2 tới tháng 3.

Điều kiện đất để trồng cà phê: Đất có độ dốc từ 0-150, thích hợp nhất là dưới 8­­0, đất phải dễ thoát nước, tầng đất dày trên 70cm, mực nước ngầm sâu hơn 100cm, hàm lượng mùn của lớp đất mặt trên 2,5%. Đất từ các vườn cà phê già cỗi hay phải hủy vì bị sâu, bệnh hại rễ không được trồng lại cà phê ít nhất là 3 năm. Trong thời gian này cần phải áp dụng các biện pháp cải tạo và xử lý đất để diệt trừ mầm bệnh. Trước khi trồng lại cần kiểm tra đất, nếu hết mầm bệnh thì mới tiến hành trồng mới.

Quy trình trồng cây cà phê: Hố được đào với kích thước 50-60 x 50 x 50 cm. Trộn đều lớp đất mặt với 5-10 kg phân chuồng hoai cùng với 0,5 kg phân lân và lấp xuống hố, công việc trộn phân lấp hố phải được thực hiện trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Ngay trước khi trồng tiến hành đào một hố nhỏ ở giữa, hố đã được lấp trước đó với kích thước: sâu 30-35 cm và rộng hơn bầu đất để có thể điều chỉnh cho các cây trồng được thẳng hàng. Nếu trồng 2 cây/hố thì hố phải được đào đủ rộng để có thể đặt hai bầu cà phê cách nhau 20-30 cm. Túi bầu được xé cẩn thận tránh làm vỡ bầu đất và cắt rễ cọc bị cong ở đáy bầu, mặt bầu được đặt thấp hơn mặt đất 10-15 cm. Dùng đất lấp dần và nén chặt chung quanh bầu đất, chú ý tránh làm vỡ bầu đất. Trồng dặm kịp thời những cây bị chết và chấm dứt trồng dặm trước lúc kết thúc mùa mưa từ 1,5 đến 2 tháng. Khi trồng dặm chỉ cần móc hố và trồng lại trên các hố đã chết.

Tạo bồn: Tiến hành đào bồn chung quanh gốc cây cà phê để hạn chế xói mòn rửa trôi trong mùa mưa và chứa nước tưới trong mùa khô là công đoạn cần thực hiện để tưới nước chăm sóc cây cà phê mới trồng. Công việc đào bồn phải được tiến hành trước mùa khô từ 1-2 tháng. Trong năm đầu bồn được đào theo hình vuông với kích thước rộng 1 m, sâu từ 0,15 đến 0,20 m, các năm sau bồn được mở rộng theo tán cây cho đến khi bồn đạt được kích thước ổn định: rộng 2-2,5 m và sâu từ 0,15 đến 0,20 m. Khi vét đất tạo bồn cần hạn chế tối đa gây thương tổn cho rễ cà phê.

Làm cỏ: Càn làm cỏ sạch thành băng dọc theo hàng cà phê với chiều rộng ớn hơn tán cây cà phê mỗi bên khoảng 0,5 m mỗi năm làm cỏ từ 5 tới 6 lần. Với thời kỹ kinh doanh thì làm từ 3 tới 4 lần trong năm trên toàn bộ diện tích. Để diệt trừ các loại cỏ lâu năm, có khả năng sinh sản vô tính như cỏ tranh, cỏ gấu…có thể dùng hóa chất diệt cỏ có hoạt chất glyphosate như Round up, Spark, Nufarm… theo định lượng 4-6 lit/400-500 lít nước/ha. Phun vào lúc cỏ sinh trưởng mạnh

Bón phân hữu cơ: Phân chuồng hoai mục được bón định kỳ 4-5 năm một lần với khối lượng khoảng 10-15 m3/ha đối với đất tốt, trên đất xấu bón định kỳ 2-3 năm với liều lượng như trên. Nếu không có phân chuồng có thể bổ sung nguồn hữu cơ cho đất bằng các loại phân xanh hay phân hữu cơ khác. Hằng năm tiến hành chôn vùi các tàn dư thực vật trong lô như cành nhỏ, lá và vỏ quả cà phê. Phân hữu cơ được bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh được đào dọc theo một bên thành bồn rộng 20 cm, sâu 25-30 cm và sau khi bón phân cần lấp đất lại. Các năm sau rãnh được đào theo hướng khác.

Đó là kỹ thuật chăm sóc cây cà phê mới trồng và dinh dưỡng cho cây cà phê ở bài viết sau chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn bón phân hóa học cho cây sao cho cây phát triển tốt nhất có thể.

Kỹ Thuật Trồng Cây Cà Phê

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cà phê đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho bà con

1. Chuẩn bị đất trồng cà phê

Đất trồng phải là đất tốt, tầng đất dày, tơi xốp, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng.

Nếu phải trồng lại trên chu kỳ trước đã trồng cà phê thì phải trồng cây cải tạo đất như các cây họ đậu từ 2-3 năm.

Đất chu kỳ trước đã bị bệnh thối rễ thì không nên trồng lại cây cà phê mà cần phải luân canh với cây trồng khác.

2. Thiết kế vườn cây

Vườn cà phê thiết kế hoàn chỉnh ngay từ đầu đảm bảo yêu cầu sau:

*Thâm canh tăng năng suất lâu dài * Bảo vệ đất chống xói mòn * Bảo vệ cây trồng, chống các yếu tố thời tiết bất thuận (sương muối, gió nóng, bão) * Bảo đảm cơ giới hóa trong các khâu chăm sóc, vận chuyển. * Tiết kiệm đất (đất dành cho đai rừng và đường đi dưới 15%).

Tuỳ theo địa hình bằng phẳng hoặc dốc mà thiết kế vườn cây thành từng lô, mỗi lô 16-20 ha. Chiều dài của lô song song với đường đồng mức. Mỗi lô được phân thành từng lô nhỏ 1 ha (50x100m) để tiện quản lý. Chiều dài hàng cà phê trong lô là 50 m, chiều dài hàng cà phê trong 1 lô là 400-500m.

Xung quanh mỗi lô có các đai rừng và đường vận chuyển chính đồng thời là đường quay máy vuông góc với hàng cà phê, rộng 7-7,5m (tính từ gốc cà phê đến chân đai rừng). Nếu bề rộng của khoảnh là 400 m thì có 1 đường trục chính giữa song song với hàng cà phê rộng 6m.

Các đường phụ giữa các lô rộng 5 m (tính từ gốc cà phê lô này sang gốc cà phê lô kia).

Nếu địa hình có độ dốc trên 80 phải chú ý thiết kế đảm bảo cho cơ giới chăm sóc và vận chuyển, bảo đảm các biện pháp chống xói mòn như thiết kế hàng cây theo hình đồng mức (vành nón), trồng cà phê theo kiểu nanh sấu, trồng các băng cây chống xói mòn.

Đối với hộ nông dân có diện tích nhỏ thì không cần phải phân lô, tuy nhiên phải trồng theo đường đồng mức.

3. Đào hố, trộn phân lấp hố

Kích thước hố đào: Đất tốt đào dài 40cm, rộng 40cm và sâu 50cm. Đất xấu đào dài 50cm, rộng 50cm và sâu 60cm.

Trộn phân lấp hố: Phân hữu cơ, lân trộn đều với đất mặt và lấp xuống hố. Hỗn hợp đất phân lấp cao hơn mặt hố từ 10-15cm. Trộn phân, lấp hố phải xong trước khi trồng mới khoảng 1-2 tháng.

Liều lượng phân cho 1 hố: Phân hữu cơ 10-15 kg, phân lân 0,5 kg.

4. Khoảng cách, mật độ trồng

Cà phê chè Catimor khoảng 5.000cây/ha, hàng cách hàng 2m, cây cách cây 1m. Nếu đất xấu có thể trồng dày hơn.

Cà phê vối (Robusta): 3,5×2,5m tương ứng 1.330 cây/ha, trồng 1 cây/hố; 3,0×2,5m tương ứng mật độ 2.660cây/ha, trồng 2 cây/hố.

Trồng đầu mùa mưa là tốt nhất. Những vùng có nước tưới thì có thể trồng cuối mùa mưa nhưng phải đảm bảo đủ nước.

6. Kỹ thuật trồng

Dùng cuốc móc 1 lỗ nhỏ giữa hố sâu 25-30cm, rộng 15-20cm ở chính giữa hố đã được lấp trước. Xé túi ni lon, nhẹ nhàng đặt cây vào giữa hố, điều chỉnh cây đứng thẳng, lấp đất từ từ vừa lấp vừa dùng tay nén chặt đất, lấp đất ngang mặt bầu.

Trồng xong cần làm bồn tạo thành bờ xung quanh hố. Phải cẩn thận tránh không làm vỡ bầu. Đặt bầu sao cho mặt bầu âm dưới mặt đất 7-10cm để dễ đánh ổ gà, đắp bùn giữ nước cho cây.

Cây trồng thẳng và ém đất quanh bầu thật chặt, không làm vỡ bầu.

Sau khi trồng cây xong phải thực hiện ngay các biện pháp chăm sóc bảo vệ cây: Đánh bồn, tủ gốc bằng rơm rạ, rác, cỏ thành vòng tròn, cách gốc 20cm dày ít nhất 20cm, trên phủ nhẹ một ít đất cho rác dẹp xuống. Phun thuốc trừ sâu Confidor 100 SL để chống mối.

7. Tủ gốc, che túp

Ngay sau khi trồng xong cần tiến hành tủ gốc cho cà phê. Dùng rơm rạ, cỏ khô, cây phân xanh… tủ gốc với độ dày 5-10cm, cách gốc 5-10cm để tránh mối làm hại cây. Ở những nơi sau thời gian trồng mới thường gặp hạn cần che túp. Mùa mưa không cần che túp song mùa nắng che túp có tác dụng chống gió, chống hạn, chống rét.

Đối với cà phê trồng mới, sau khi trồng 15-20 ngày phải kiểm tra, trồng dặm kịp thời những cây chết và còi cọc. Chấm dứt trồng dặm trước khi kết thúc mùa mưa 1,5-2 tháng. Kỹ thuật trồng dặm chỉ đào hố trồng lại trên cây chết, các thao tác như trồng mới.

Trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây cà phê, đặc biệt ở thời kỳ kiến thiết cơ bản phải diệt cỏ kịp thời, bảo đảm cây cà phê không bị cỏ lấn át.

Những nơi có các loại cỏ khó cuốc sạch như cỏ tranh, cỏ gấu thì tiến hành diệt cỏ bằng các loại thuốc hoá học hiện đang được dùng.

Thường xuyên tủ gốc cho cây cà phê để giữ ẩm, giảm được tưới nước và công làm cỏ. Đồng thời tủ gốc còn điều hoà nhiệt độ đất, giữ cho đất luôn tơi xốp.

8.3. Trồng xen trong vườn cà phê ở thời kỳ kiến thiết cơ bản

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản các vườn cà phê cần trồng xen những cây trồng khác để bảo vệ, cải tạo, nâng cao độ phì của đất. Các cây trồng xen có thể sử dụng là: lạc, đậu đỗ các loại. Cây, cành, lá của cây trồng xen dùng làm nguyên liệu tủ gốc.

8.4.Cây che bóng và đai rừng chắn gió

Cây che bóng tạm thời:

Trồng vào giữa 2 gốc cà phê hoặc trồng thành băng ở giữa 2 hàng cà phê bằng các cây phân xanh có thân đứng cao như muồng hoa vàng, cốt khí, đậu săng…

Cây che bóng lâu dài:

Trồng cây keo dậu, khoảng cách trồng 5m x 6m. Sau khi cây lớn thì tỉa dần và cố định mật độ 10 x 12m (cứ 2 cây tỉa đi 1 cây). Chú ý cây bóng mát trồng vào giữa vị trí của 2 cây cà phê trong thời kỳ cà phê ở thu hoạch thì bộ tán của cây che bóng phải cao cách bộ tán cây cà phê từ 2,5-3m.

Đai rừng chắn gió:

Xung quanh vùng trồng cà phê cần trồng các đai rừng chắn gió. Đai rừng trồng thẳng gốc với hướng gió chính hoặc chếch 1 góc 60 độ.

Đai rừng rộng 9 m, ở giữa trồng 3 hàng muồng đen, hàng cách hàng 1 m và cây cách cây 3 m. Hai bên mép đai rừng trồng thêm các loại cây ăn quả như mít, nhãn, vải, xoài…

8.5. Bón phân thúc cho cà phê

Phân hữu cơ:

Mỗi năm bón cho cà phê 1 lần phân hữu cơ sau khi thu hoạch quả. Liều lượng 5-10kg/cây kết hợp với phân lân và phân vô cơ bón lần cuối cùng trong năm (tháng 11-12).

Cách bón: Đào rãnh sâu 20cm, rộng 20cm xung quanh mép tán, rải đều phân hữu cơ và các tàn dư thực vật xung quanh, sau đó lấp lại.

Phân đạm và kali có thể bón 3 lần/năm vào tháng 2-3, 6-7, 11-12.

Trước khi bón phân cần làm cỏ sạch, trộn các loại phân với nhau, rải đều xung quanh tán lá và lấp lại bằng lớp đất mặt để tránh bốc hơi hoặc phân bị rửa trôi khi gặp mưa.

Lần bón phân cuối cùng trong năm cần kết hợp với phân chuồng và phân lân để bón, sau khi thu hoạch xong sẽ giảm được công lao động.

Riêng năm trồng mới, sau khi trồng 1-2 tháng, bón 25- 30g phân Urê và 25-30 g phân kali cho một hố.

Sau trồng mới khi cây bóng các loại chưa phát huy tác dụng thì phải che túp cho cà phê sớm.

Khi thời tiết nắng hạn hoặc rét, nhất là có sương muối cần che túp cho cà phê.

Túp che kín hướng gió đông-bắc, để hở 1/4 phía tây-nam, túp phải chắc chắn, cao cách đỉnh cà phê 10-15cm, không để túp đè lên cây cà phê.

Là một trong những biện pháp kỹ thuật hết sức quan trọng để tạo cho cây có bộ tán cân đối, cành quả phân bố đều trong không gian để từ đó giữ cho cây đạt năng suất cao ổn định. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm sóc, thu hái, hạn chế bớt sự tấn công phá hoại của sâu bệnh.

Xu hướng hiện nay là tạo hình đơn thân tức là mỗi hố chỉ để 1 thân chính. Để tránh cho cà phê mọc nhiều thân trên 1 hố phải thường xuyên đánh tỉa kịp thời các chồi vượt mọc từ gốc và từ các nách lá trên thân chính.

Cắt bỏ các cặp cành cơ bản mọc sát mặt đất (cách mặt đất từ 20-25cm) để cho cây được thông thoáng và thuận lợi cho việc đi lại chăm sóc, thu hái.

Tỉa bớt một số cành cơ bản nhỏ, sinh trưởng kém và không có khả năng ra cành thứ cấp để cây được thông thoáng và tập trung dinh dưỡng để nuôi các cành khác.

Cắt bỏ tất cả các cành thứ cấp mọc sát thân chính, các cành tăm nhớt, bị sâu bệnh, cành chùm và các cành khô chết để cho ánh sáng chiếu vào được phía trong của tán cây.

Cắt ngắn các cành già cỗi do đã cho nhiều vụ quả để dồn chất dinh dưỡng nuôi những cành tơ khỏe mọc từ phía trong.

Loại bỏ những chồi vượt mọc từ gốc, trên thân chính và trên đỉnh ngọn.

Bình Luận

Powered by Facebook Comments

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cà Phê Sau Vụ Thu Hoạch

Sau khi thu hoạch, cây cà phê bị mất sức sinh trưởng rất nhiều và cần có thời gian phân hóa mầm hoa, nở hoa, đậu trái… điều này ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cà phê mùa vụ tiếp theo.

Ở Tây Nguyên, mùa khô thường kéo dài từ tháng 11- tháng 4 hàng năm. Bước vào đầu mùa khô sẽ có những đợt gió lạnh, nhiệt độ hạ xuống thấp hơn nhưng vào giữa và cuối mùa khô, xuất hiện nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao. Đây lại là giai đoạn cây cà phê bắt đầu phân hóa mầm hoa, nở hoa và quả non phát triển, giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rất quan trọng đến năng suất và chất lượng của cà phê.

1. Cắt tỉa cành cây cà phê sau thu hoạch

– Cây cà phê cần phải có thời gian phân hóa mầm hoa sau khi thu hoạch (siết nước) như vậy tỷ lệ đậu quả đạt cao,người dân cần đốn đau kể kích thích cây cà phê ra hoa, đậu quả.

Cần tỉa những cành khô, lá héo,cành tổ quạ, cành chân vịt, cành già, cành sâu bệnh, cành còi cọc hay cành vô hiệu mọc trong tán sát mặt đất hay những cành thứ cấp quá dày vượt trên tán sau khi thu hoạch. Việc tỉa cành cần tiến hành cẩn thận bằng cưa hay kéo sắc để vết cắt ngọt sẽ không làm cành bị xước. Xác định vị trí cắt sao cho thích hợp để có được bộ tán cân đối, tập trung dinh dưỡng nuôi quả đạt hiệu quả cho năng suất cao.

2. Bón phân cho cây cà phê

Phân bón đa lượng

– Đạm rất cần thiết để cà phê tăng trưởng mạnh trong điều kiện thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài, giúp cây cà phê ra hoa đậu quả tốt, quả phát triển nhanh. Nếu thiếu đạm trong mùa khô sẽ làm cây bị cằn cỗi, lá ít, cành trơ , năng suất và chất lượng quả cà phê thấp.

-Lân là một trong những yếu tố cần thiết cho việc phân hóa mầm hoa, nở hoa, nâng cao lượng hoa và quả. Nếu thiếu lân ở giai đoạn này, thì quá trình phân hóa mầm hoa bị ngừng hoặc chậm ra hoa, tỷ lệ đậu quả sẽ rất thấp, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê. Trời nắng nóng, đất khô cằn trong mùa khô sẽ làm lân trong đất bị cố định ở các dạng cây không hút được, dẫn đến tình trạng thiếu lân ở cà phê càng trở nên trầm trọng và việc bón các loại phân có lân dễ tan trong mùa khô là rất quan trọng và cần thiết.

-Kali sẽ là yếu tố giúp tăng tỷ lệ kết quả, tăng sức chống chịu sâu bệnh và thời tiết thất thường. Thiếu kali lá cây cà phê sẽ mỏng,mép lá khô, lá già sẽ nhanh rụng, nguy hiểm là sẽ rụng hàng loạt khi gặp những đợt gió đầu mùa. Thiếu kali cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoa và quả non rụng nhiều, tỷ lệ quả 1 nhân cao, năng suất và chất lượng giảm thấp.

Bón phân trung, vi lượng

Các yếu tố dinh dưỡng trung lượng như lưu huỳnh, canxi, magiê là rất cần cho cà phê trong mùa khô, giúp cho nở hoa tốt, tỷ lệ kết quả cao, năng suất chất lượng tăng cao.

– Thiếu lưu huỳnh, lá sẽ non mỏng, giòn lá, lá chuyển vàng.

– Thiếu magiê, canxi, dễ gãy cành,cây yếu, rụng quả cho năng suất thấp.

– Các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng,bo, mangan,molypđen và clo cũng rất cần thiết cho việc tượng hoa, ra hoa, đậu quả, hạn chế rụng quả non của cà phê trong mùa khô. ngoài gia các nguyên tố vi lượng này còn có tác dụng giúp cà phê tăng sức chống chịu sâu bệnh và chịu được nắng nóng trong mùa khô kéo dài. Khi thiếu các nguyên tố vi lượng này , cây sẽ cằn cỗi, lá non nhăn hoặc dài ra, hạt phấn chậm phát triển, khả năng đậu quả thấp, sâu bệnh xuất hiện nhiều, năng suất và chất lượng thấp.

3. Phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê sau thu hoạch

Cần chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh như: rỉ sắt, đốm mắt cua, rệp sáp, rệp vẩy, bọ xít trong mùa khô, đặc biệt bệnh rệp sáp rất phổ biến.

Người dân cần phải theo dõi thường xuyên để phun thuốc ngay khi phát hiện có sâu bênh tránh để tình trang bệnh dịch phát triển nhanh, xâm nhập vào chùm quả sẽ rất khó diệt . Phun thuốc Fastac 5EC, Motox 2.5 EC hay Butal 10WP. Nếu cà phê bị rệp vẩy nên phun Binhmor 40EC. Nếu cà phê bị bọ xít nên phun thuốc Cypermap 10EC.

Tổng hợp: Ánh Dương