Kinh Nghiệm Trồng Hoa Lan Rừng / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trồng Hoa Lan Rừng

Khi người chơi “hoa cảnh” mua hoa lan về nuôi trồng trong môi trường nhà thường gặp nhiều khó khăn như cây không phát triển, héo rũ, không ra hoa. Độc giả Ô Kim Duy chia sẻ với VnExpress kinh nghiệm về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cảnh lan rừng để người yêu hoa có những giò lan phong cách tự nhiên, hoang dã và không gì khác là lan rừng.

“Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy, khi lan đưa vào trồng trong chậu cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân hóa học quá sớm. Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ. Chăm sóc cho lan một tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa đều không được nén chặt. Tránh để ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.

Khi muốn lan ra hoa bất thường, vào dịp tết chẳng hạn, thì bón phân qua lá dành riêng cho lan. Song cần rất hạn chế bón thúc cho hoa vì sau mỗi đợt bón như vậy cây sẽ yếu sức. Tốt nhất là cách hai tháng lại thay lót giò một lần bằng xơ dừa mạt cưa. Khi hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tưới nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân.

Chăm sóc

Một trong những đặc điểm sinh học của lan là loài cây khó tính ở chỗ lan có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Nếu lan bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan. Để phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan, ta cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau:

Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt “kỵ” với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quang hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm “2 ướt 1 khô” trong ngày đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ làm mát cây, ướt rễ và dự trữ.

Đối với địa lan:Chăm sóc cây cảnh như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều mầu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra mà ta quen gọi là hồ rễ. Tránh gió khô, gió lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già (úa vàng) ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.

Không nên dùng NPK- loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực bón cho lan. Để cây tươi lâu đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch glicerin 10- 15% cuốn vào cổ rễ lan để giữ ẩm.

Kinh Nghiệm Trồng Lan Trầm Tím Rừng

Lan trầm tím là một loài lan quý hiếm và hiện giá trị kinh tế của loài lan này cũng rất lớn, chính vì vậy mà hôm nay Lan rừng Thủy Kai – hoalancaobang.com xin giới thiệu về cách trồng lan trầm tím để những ai đang có nhu cầu trồng và sưu tầm có thêm kinh nghiệm và trồng cho đúng kỹ thuật (Ở rừng Cao Bằng hình như có rất ít hoặc không có loại này, theo tôi được biết).

Trầm tím hay còn gọi là Dendrobium Nestor là loài lan được lai tạo giữa hai loài lan khác là lan giả hạc (phi điệp tím) và Lan Hoàng Thảo kèn tím. Nhìn qua chúng ta sẽ thấy, hoa của chúng có nhiều nét rất giống với Hoàng thảo kèn, chính vì điều này mà lan Trầm có một nét đẹp rất đặc biệt bởi chúng được thừa hưởng những gen trội từ các cây Cha mẹ.

Có thể nói những gì tinh túy nhất của hai loài lan Giả Hạc và Lan Hoàng Thảo kèn đã kết hợp và cô đọng lại ở cây lan Trầm. Thân cây mập khỏe, cứng cáp, hoa nở có hương thơm nhẹ nhàng dễ chịu, chính vì vậy mà chúng đang rất được ưa chuộng và đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ dân trồng lan.

Cách trồng lan Trầm

Lan trầm trồng cũng khá đơn giản nếu bạn đã có kinh nghiệm trồng phi điệp hay lan Kèn rồi thì khi trồng lan Trầm bạn cũng áp dụng những cách trồng cơ bản như thế và chú ý thêm một vài đặc tính của lan là được.

Nhiệt độ và ánh sáng: khi làm vườn trồng lan Trầm bạn nến chú ý đến ánh sáng để cây không được tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp, tiếp xúc nhiều sẽ gây cháy lá và lan chậm lớn . Lưu ý vườn phải thông thoáng và thoát nước tốt. Nhiệt độ sống thích hợp từ 18 đến 25 độ C, độ ẩm từ 70 đến 90% để cây phát triển tốt. Nhiệt độ để lan trầm ra hoa phải từ 13 – 15 độ C và kéo dài liên tục từ 4 – 6 tuần lễ.

Nước: nước tưới vào mỗi chu kì của lan chúng ta có tỉ lệ tưới khác nhau như mùa khô (mùa nắng) cần phải tưới nước thường xuyên để cây luôn giữ được ẩm độ cần thiết, phải tưới nhiều để lan không bị khô bị rụt lại do thiếu nước. Đến mùa thu cây bắt đầu vàng lá và có dấu hiệu rụng đi các cặp lá bạn giảm việc tưới nước lại, tưới một tuần một lần, vào khoảng tháng 12 trở đi thì giảm tưới nước xuỗng còn 2 tuần 1 lần chỉ duy trì tưới nước cho cây khỏi mất sức, và chờ cây ra nụ. Khi cây ra nụ bạn có thể tưới sơ qua hoặc tưới ướt đẫm một lần. Nguyên tắc khi tưới nước: Cần để khô giữa 2 lần tưới nước

Phân bón: bón chung khi chúng ta tưới cho lan, với các hàm lượng phận bón như NPK 30 – 10 – 10 hay 20 – 20 – 20 bón một tuần một lần. Khi cây có dấu hiệu lá úa vàng chuẩn bị rụng ta bón phân theo tỉ lệ 10 – 30 – 20 kích thích lan trầm ra nụ.

Cách trồng: Những bác nào mới tập trồng thì nên trồng trong chậu chứ không trồng bó vào thân gỗ giống như lan long tu hay giả hạc, tùy vào cách trồng lan của mỗi người ở đây tôi không khuyến khích trồng theo một cách nào cả nhưng cách nào cũng có ưu điểm và khuyết điểm của nó, trồng đứng thì đẹp, dể di chuyển, nhưng cách trồng này cũng có nhiều khuyết điểm là cây khó truyền chất dinh dưỡng cho lan, trồng nằm thì cây lại không giữ được nước. Nhưng áp dụng cả hai cách trồng là tốt nhất.

Chất liệu trồng lan trầm: cũng như nhiều loại lan khác bạn trồng với sơ dừa, vỏ thông, than củi và đất nung hoặc một số giá thể khác có tính chất giữ ẩm và thoát nước tốt.

Lựa chọn cây giống: lan trầm có giá trị lớn lên cây giống chắc chắn cũng sẽ tỉ lệ thuận với giá trị của nó, cây con bạn có thể mua ở một vài vườn lan rừng lớn hoặc nếu không biết chỗ mua lan trầm giống thì có thể gọi điện trực tiếp cho tôi theo số 0866.189.566 (Lan rừng Thủy Kai) tôi sẽ giới thiệu địa chỉ cung cấp lan trầm giống uy tín bảo đảm. Giá cho một mầm cũng nằm trong khoảng vài chục ngàn đồng một mầm (Tùy là trầm rừng Lào, hay Myanmar hoặc xấu hay đẹp từng lúc. Thường thì trầm Lào đắt hơn Myanmar), nhưng chỉ bỏ ra trồng một năm bạn có thể bán lại và thu hồi giống cho những người trồng sưu tầm khác. Lưu ý là có các loại lan trầm: lan trầm rừng (Lào, Myanmar, Trung Quốc thuần vườn, trầm Thái Lan, và một số loại lai giả hạc (phi điệp) của Thái Lan.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về Cách trồng cũng như kỹ thuật trồng lan trầm bạn có thể để lại tin nhắn hoặc liên hệ trực tiếp bằng lời bình luận bên dưới chúng tôi sẽ có các chuyên gia trong từng lĩnh vực tư vấn cho bạn

(hoalancaobang.com sưu tầm và viết bởi Nông Triệu Thủy – Lan rừng Thủy Kai)

>

Kinh Nghiệm Chọn Mua Lan Rừng

2. Kinh nghiệm chọn mua lan rừng

– Với những giống lan rừng thân dài, rễ nhỏ, mọc chùm như Phi điệp, Long tu, Ý thảo, Phật bà,… nên chú ý đến mắt ngủ ở gốc, đảm bảo chúng không bị khô, hư hay thối.

– Với những giống lan rừng đơn thân, rễ to như Ngọc điểm, Đuôi chồn, Hải yến, Hòa hoàng,… nên chú ý đến những lá non, nếu xuất hiện các đốm đỏ, chấm đen hay úng thối thì không nên chọn vì cây rất dễ chết trong quá trình trồng. Bên cạnh đó,dùng 2 ngón tay xoay nhẹ lên thân cây, nếu thân và lá không bị rung lắc hay rời rạc thì chứng tỏ cây khỏe mạnh, ngược lại là cây đang yếu ớt, thiếu dinh dưỡng.

– Với những giống lan rừng như Sừng, Vạch đỏ, Trinh bạch, Ngọc trúc,… tốt nhất nên từng cụm, không mua rời rạc 2 – 3 nhánh. Quan sát thật kỹ gốc và rễ xem có xuất hiện đốm đen, xỉn vàng hay không. Ngoài ra, lá phải xanh mướt, không bị vàng úa.

– Với những giống lan rừng có thân nhỏ, rễ chùm, mọc thành từng chùm như Đại bạch hạc, Bạch hỏa hoàng, Kim điệp thơm, Kim điệp thường, Đơn cam,… thường rất khó trồng, vì vậy, khi chọn mua cần quan sát kỹ thân phải cứng, tươi, không bị dập; rễ nhiều, không bị gãy đứt; lá tươi xanh, không rách,…

– Với những giống lan thủy tiên, vì dễ trồng, khỏe mạnh nên quá trình chọn mua chỉ cần lưu ý đến mắt ngủ. Nếu mắt ngủ tốt và khỏe thì chọn, nếu cẩn thận hơn thì có thể chọn những cây có thân tròn mập và rễ không bị gãy gập.

– Địa lan và lan hài là những giống lan dễ trồng, vì thế, quá trình chọn mua chỉ cần để ý gốc và rễ tốt, lá xanh và non là được.

– Đối với lan lọng, tục đoạn, thanh đạm,… lựa chọn những cây càng nhiều giả hành càng tốt.

– Những giống lan vảy rồng, vảy rắn, trứng bướm,… là những giống lan sống bám trên thân cây, cây gỗ khác nên tốt nhất là chọn mua từng mảng, từng cụm và có giả hành khỏe mạnh.

– Những giống lan thân mảnh như trúc mai, trúc mành,… cần đặc biệt lưu ý đến đốt thân, nếu bị tét, trầy, gẫy gập thì không nên mua vì sau này sẽ rất khó chăm sóc.

Nhìn chung, để trồng và thuần dưỡng được lan rừng, trước hết phải chọn mua được những cây khỏe mạnh, có sức sống. Tùy thuộc vào từng giống lan mà có cách lựa chọn phù hợp, không chỉ thuận tiện cho quá trình chăm sóc sau này mà còn ra hoa đẹp, thỏa mãn yêu cầu của người trồng lan nhất.

Kinh Nghiệm Chăm Sóc Lan Rừng

Phong Lan là họ thực vật có số lượng các loại lớn nhất và cũng là loài hoa được nhiều người lựa chọn trồng tại nhà để trang trí hoặc đơn giản như một thú vui. Trong đó, lan rừng có nguồn gốc tự nhiên nhất, biểu tượng cho nét vương giả, mang vẻ đẹp tinh tế và sang trọng hiếm thấy.

Lan rừng ưa sống trong môi trường ẩm, tự nhiên nên không dễ để có thể trồng và chăm sóc nếu không am hiểu từ những kỹ thuật đơn giản.

1. Thiết kế vườn trồng lan rừng và cách chọn giống

Bất kể bạn muốn trồng lan để chơi, trang trí hay trồng để kinh doanh thì cây lan rừng luôn cần một vị trí trồng được bảo vệ chắc chắn, đủ rộng rãi.

– Nếu trồng trên ban công, mái hiên, sân thượng: Cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế… để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn… xung quanh.

– Giàn che ánh sáng: Nên dùng lưới màu xám hay xanh đen, tốt nhất nên thiết kế khung giàn cẩn thận đảm bảo độ bền và chống gió bão.

– Chọn giống lan rừng: Việc chọn giống cũng là một yếu tố khá quan trọng trong cách trồng lan rừng bởi giống lan rừng khá đa dạng,… Nếu trồng lan để chơi, trang trí nên trồng Vũ nữ, lan Hồ điệp vì đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa.

2. Giá thể trồng và môi trường sống cho lan rừng

Cách trồng lan rừng phải đặc biệt lưu ý đến giá thể trồng, phải chọn những loại phù hợp với lan rừng, gần gũi với môi trường thiên nhiên mà lan thường sống. 2 loại giá thể thích hợp nhất để trồng lan rừng là gỗ và dớn, trong đó dớn có dớn sợi (già, hóa mỗ) và dớn vụn (phần non của thân cây dớn).

Hoa lan nói chung và lan rừng nói riêng là giống cây ưa ẩm, bóng mát bởi đặc tính sống trong rừng, vì thế môi trường sống của lan rừng cần thiết kế sao cho không có quá nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp, nên chọn nơi ít ánh sáng chói, thoáng gió.

3. Cách trồng lan rừng, chiết tách cây

– Cách chiết tách lan rừng: Khi cây mới mua về, nên quan sát bộ rễ, nếu trong bụi lan có cây con và đang có rễ non, nếu rễ còn tốt không bị bầm dập thì cố gắng giữ lại. Còn không bạn nên cắt sát gốc, chỉ chừa lại 1 phần rễ ngắn khoảng 1cm.

Thời điểm không nên tiến hành chiết hay ghép cành lan rừng đó là vào khoảng tháng 7 hay tháng 11 vì thời điểm này rễ lan phát triển chậm, kích thước của cây lan con cũng nhỏ hơn nhiều so với những cây được chiết tách vào mùa xuân.

Nếu bạn là người mới chơi lan hoàng thảo, tốt nhất không nên ham chiết tách nếu không biết mà hãy để nguyên bụi lớn trồng, bởi cây có thể bị mất sức, héo khi bạn không biết chiết hoặc chăm sóc.

– Trồng trên giàn, chậu: Khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con.

Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây chun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6 -7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn.

Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Thay chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, mục rêu bám…

4. Chăm sóc lan rừng

Cây lan rừng nhà bạn có phát triển tốt, khỏe mạnh, cho hoa đúng như ý muốn hay không không chỉ phụ thuộc vào cách trồng lan rừng mà quy trình chăm sóc cây cũng vô cùng quan trọng.

4.1. Điều kiện ánh sáng

Vì đặc tính sống trong rừng nên lan rừng không ưa ánh sáng mạnh.

Lan hoàng thảo quen sống trong rừng nên cây không chịu được ánh sáng mạnh hoặc ánh sáng mặt trời trực tiếp gay gắt. Để khắc phục, bạn hãy làm giàn lưới che bớt sáng, thậm chí khi cây còn non nên làm 2 lớp lưới.

4.2. Chế độ tưới nước

Bất kể trồng loại cây nào, thì cây cũng cần nước để sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết. Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sát nhau. Sau khi trồng xong tưới nước luôn (tưới phun sương) và duy trì 2 lần/ngày.

Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.

4.3. Phân bón cho lan rừng

Đối với lan, ta không bón cây vào đất mà áp dụng bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây, nhưng không nhất thiết phải là các loại phân bón vô cơ mà đơn giản chỉ là nước vo gạo, nước hồ ao…

4.4. Phòng trừ sâu bệnh

Trong điều kiện chăm sóc kém hoặc môi trường không phù hợp, lan rừng rất dễ mắc sâu bệnh, lúc này bạn cần xem xét lựa chọn thuốc trừ sâu tùy theo từng loại sâu bệnh. Ví dụ, lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm nên dùng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC,…

Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây theo đúng liều lượng và hướng dẫn ghi trên bao bì, tránh tình trạng lạm dụng gây chết cây.

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trồng Hoa Lan Rừng Việt Nam

Những ai từng chơi lan rừng đều biết rằng ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung là thiên đường của các loài phong lan. Hiện nay, phong lan rừng ở Việt Nam có khoảng hơn 750 chủng loài với những nét đặc trưng khác nhau.

Hướng dẫn cách trồng hoa lan rừng

Với những cây lan rừng được khai thác trực tiếp từ rừng … khi đem về nhà, bạn sẽ là người “thuần chủng” nó lại. Bạn cần chăm sóc thế nào để la rừng tốt, rồi làm thế nào để lan rừng ra hoa … Chính vì vậy, càng khó khăn thì bạn càng muốn làm.

1. Giá thể trồng theo cách trồng hoa lan rừng

Cách trồng hoa lan rừng thì bạn phải đặc biệt chú ý đến giá thể trồng lan. Gỗ và dớn là hai loại giá thể thích hợp hơn để trồng lan rừng vì nó là loại giá thể gần gũi với môi trường thiên nhiên nơi các loại lan sinh sống. Với gỗ thì bạn đã biết , tôi sẽ nói rõ hơn cho các bạn nghe về dớn. Dớn : là loại sợi của thân và rễ cây dương xỉ là loại cây mọc nhiều ở các vùng thung lũng đồi núi Đà Lạt. Sở dĩ, dớn được chọn vì không bao giờ nó đóng rêu nhưng hút ẩm tốt nhưng nếu chất trồng toàn dớn thì không có độ thoáng. Có 2 loại dớn : Dớn sợi : là loại dớn già, hóa mộc, được ưu chuộng để trồng lan ở thành phố. Dớn vụn: là phần còn lại của cây dớn sau khi đã lấy loại dớn sợi loại dớn vụn là phần non của thân cây dớn, loại này thường được sử dụng trồng lan rất tốt ở vùng lạnh vì hút ẩm cao, thiếu thoáng khí, nên nhiệt độ trong chậu cao hơn bên ngoài , do đó dớn tạo một độ ẩm nhất định thuận lợi cho sự phát triển của rễ.

2. Chi tiết cách trồng hoa lan rừng

Khi bạn mới mang hoa lan rừng về thì bạn cần quan sát bộ rễ, nếu trông bụi lan có cây con và đang có rễ non, nếu rễ còn tốt không bị bầm dập thì cố gắng giữ lại, còn không bạn nên cắt sát gốc. chỉ chừa lại 1 phần rễ ngắn khoảng 1 cm.

Từ tháng 7-11 bạn không nên chiết tách lan rừng vì ở thời điểm này rễ lan phát triển chậm, kích thích của cây lan con cũng nhỏ hơn nhiều so với những cây được chiết tách vào mùa xuân.

3. Cách chăm sóc hoa lan rừng

Với cách trồng hoa lan rừng thì công đoạn chăm sóc là rất quan trọng vì nó quyết định đến việc ra hoa.

Hoa lan rừng thì thường thích khô ( như lan hoàng thảo đơn cam, hoàng thảo đùi gà…) thì 1 tuần hay 1 tháng bạn không cần tưới nước thì hoa lan rừng vẫn phát triển bình thường.

Mặc dù lan lan rừng nhưng chúng vẫn cần bón phân thường xuyên, nhưng không nhất thiết phải là phân bón vô cơ mà đơn giản chỉ là nước vo gạo, nước hồ ao… Bạn nên sử dụng phân vô cơ 20-20-20 pha thật loãng trong hầu hết các giai đoạn. Và đến thời kì thấy đầu thân chuyển sang tròn, cây không mọc thêm lá mới (cuối kì tăng trưởng) đổi sang 10-30-30 để cây chuẩn bị ra hoa.

Trên đây chúng tôi hướng dẫn bạn cách trồng hoa lan rừng để bạn có những giỏ lan rừng đẹp, ra hoa rực rỡ, chúc các bạn thành công!