Kinh Nghiệm Chăm Sóc Cây Cam Sành / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kinh Nghiệm Trồng Cam Sành

Cam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả cam, có nguồn gốc từ Việt Nam. Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dày, sần sùi giống bề mặt mảnh sành, và thường có màu lục nhạt, các múi thịt có màu cam.

Cam sành

Cam sành trái dạng tròn dẹp, vỏ màu xanh đậm, cơm vàng sậm nhiêu nước, vị ngọt thanh, trọng lượng trung bình 275g/ trái. Giá bán trên thị trường những năm gần đây khoảng 35.000 đ/kg. Cây cam sành ghép ra trái sau 1,5 năm trồng. Chu kỳ khai thác lên đến 15 năm. Cùng với kỹ thuật xử lý ra quả trái vụ, cây cam sành đã giúp không ít hộ gia đình nâng cao thu nhập, làm giàu nhanh chóng

Cam sành đòi hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc đặc biệt hơn so với các loại cây ăn quả khác nên không chỉ dựa vào kinh nghiệm đơn thuần mà cần phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Để sản xuất cam sành đạt hiệu quả, cần áp dụng nghiêm ngặt quy trình chăm sóc từ việc làm đất, chế độ phân bón, đến việc phòng trừ sâu bệnh đều phải thực hiện đúng kỹ thuật.

Cam là loại cây trồng rất nhạy cảm với thời tiết và sâu bệnh, nên đòi hỏi người trồng phải có sự đầu tư cao, biết áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc và bảo vệ thì mới có thể thành công với loại cây trồng này.

Các lưu ý khi chọn và chăm sóc cây cam:

Khi trồng, cần chọn cây giống có bộ rễ nông tốt, nên che bớt ánh nắng và tưới ẩm đất rồi đào một hố đủ rộng, không quá sâu vì rễ chỉ ăn nông dưới lớp đất mặt.

Đặt cây giống xuống hố rồi lấp đất lại, ấn nhẹ đất xung quanh gốc cây, không nén đất quá nhiều hoặc chất đống đất hay phủ bồi đất cao lên gốc để tránh bệnh lở cổ rễ, một bệnh khá phổ biến ở cây có múi.

Cam sành khi được chăm sóc đúng cách

Sử dụng phân bón hữu cơ để nuôi dưỡng cây. Nên sử dụng phân đã nghiền thành bột và trộn nấm Trichoderma rắc trên đất cách xa gốc để kích thích rễ lan ra. Luôn tưới ẩm đất trước và sau khi bón phân.

Khi cây lớn chú ý chăm sóc tỉa cành, nhánh mọc lẻ tẻ, rời rạc. Cắt các cành nhánh ngay bên dưới nơi chúng mang trái hoặc hoa. Điều này sẽ kích thích cây tập trung năng lượng cho tăng trưởng thực vật. Nó cũng làm cho cây trở nên mạnh mẽ và không phát triển tán rườm rà.

Việc bón phân và điều khiển ra hoa, trái vụ là một kỹ thuật quan trọng giúp nhà vườn có thu nhập cao. Cam sành nghịch vụ có giá cao gấp 3 – 5 lần vụ thuận. Nhằm kích thích ra hoa sớm, biện pháp được dùng phổ biến là cắt nước trong mùa khô nhằm tạo sự căng thẳng sinh lý trong cây để kích thích ra chồi non và hoa khi tưới nước trở lại.

Cam sành sau khi thu hoạch

Ngừng tưới nước từ 12 – 15 ngày đến khi cây có biểu hiện héo thì tưới nước trở lại. Khi thực hiện chú ý thời gian từ khi cây ra hoa đến thu hoạch mất khoảng 9 tháng.

Sau khi cắt nước 12 – 15 ngày thấy cây có biểu hiện héo thì tiến hành bón phân hữu cơ hoai mục, bón càng nhiều càng tốt kết hợp với 150 – 250g urea + 300 – 500g lân + 100 – 150g kali (KCl) cho một gốc. Bón quanh tán cây theo vành mép tán bằng cách đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Trộn đều các loại phân xong cho vào rãnh lấp kín đất, ủ rơm giữ ẩm.

Có thể bón rải trên liếp. Sau khi bón phân, tưới nước khoảng 7 ngày thì cây phát triển chồi non và ra hoa. Từ khi cây có hoa, cứ khoảng 2 tháng 1 lần bón bổ sung phân cho cây, mỗi lần tương đương số lượng trên hoặc dùng phân hỗn hợp có tỷ lệ N-P-K tương ứng bón kết hợp tưới nước giữ ẩm thường xuyên.

Dùng các loại thuốc chống rụng trái được khuyến cáo (như VITĐQ 40…).

Ngoài ra, để cho trái sáng đẹp và không bị da lu, da cám nên phòng tránh nhện đỏ, nhện vàng bằng các loại thuốc an toàn được khuyến cáo.

Tổng hợp bởi Farmtech Viet Nam.

Quy Trình Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cam Sành

Mật độ, khoảng cách trồng

Tuỳ theo giống, đất đai, khí hậu, khoảng cách trồng có thể : 5 x 4m, 4 x 4m, 3 x 4m.

Kết hợp tỉ lệ hỗn hợp phân sau đây để bón cho cây trước khi trồng: 30 – 40 kg phân chuồng hoai mục; 0,3 – 0,5kg lân và 0,1-0,2kg kali

Khi đào hố, nên để riêng lớp đất mặt và đất giữa. Trộn đều số phân và lượng đất trên với nhau. Tiếp đó trải lớp đất dưới xuống hố, rồi cho hỗn hợp phân và đất vào hố.

Sau đó, trộn 0,5 – 1kg vôi bột rải lên mặt hố rồi lấp lại bằng một lớp đất mỏng, nên bơm nước vào đầy hố. Sau 10 – 15 ngày thì bón thuốc sâu bột vào hố, trộn đều. Khoảng 15 ngày sau có thể tiến hành trồng cam sành được.

Trong trường hợp không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học để trồng cam sành từ 10 – 15 kg/hố. Còn nếu dùng phân xanh thì phải ủ trước2 đến 3 tháng với vôi trước khi trồng.

2 ngày sau khi trồng,nên tưới nước 1 lần để đảm bảo cây đủ khỏe để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Sau 5 – 7 ngày tưới 1 lần nữa. Đặc biệt, những lúc ít mưa nên tưới 3 – 5 ngày 1 lần.

Nếu trồng vào dịp trời mưa, nên tiến hành thoát nước ngay, không để cam sành bị ngập úng.

Sâu vẽ bùa: Sâu vẽ bùa phá hại quanh năm nhất là khi xuất hiện các dợt lộc từ tháng 4 đến tháng 10. Sâu non phá hại lá non và tạo điều kiện cho bệnh loét cam xâm nhập.

Phòng trừ: Phun cho các đợt lộc của cây từ 1 – 2 lần bằng thuốc Sumisizin0,1%, Decis 0,1%, Sherpa0,1%, Padan 0,1 – 0,2%.

Nhện đỏ: Hoạt động quanh năm, nhiều nhất là mùa đông và mùa xuân phá hại cành lá non và quả.

Phòng trừ: Dùng Lưu huỳnh vôi (vụ hè thu: 0,2 – 0,30 Bô mê, Vụ xuân 0,5 – 10 Bô mê, Kentan 0,1%, Danitol – S 50EC 0,1%) .

Sâu đục cành Sâu bắt đầu phá từ cuối tháng 5 và tháng 6, trên một cây có thể có hàng chục con sâu đục cành, nếu 2 – 3 năm liền bị hại thì cây sẽ mau chết.

Tiến hành thu hoạch khi thấy quả có màu đỏ da cam và vàng lá cam 1/3 – ¼ diện tích vỏ quả thì thu hoạch. Nên tiến hành thu hoạch vào ngày nắng ráo để cam sành tươi ngon, không bị dập nát.

Cam sành không chỉ là một thức quả ngon mà giờ đây nó còn được mua làm quà biếu, chế biến thực phẩm, nước giải khát mang hàm lượng dinh dưỡng cao,hơn thế nữa hiệu quả kinh tế mà nó mang lại góp phần làm giàu cho người nông dân.

Chúng tôi chuyên cung cấp các loại cây giống chính gốc

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao

Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại: 0912 850 282

Kinh Nghiệm Chăm Sóc Hoa Lan Đơn Cam Chuẩn Nhất

Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan đơn cam

Lan đơn cam có tên khoa học là dendrobium unicum, màu cam đúng như cái tên của nó. Lan hoàng thảo đơn cam có nguồn gốc ở các nước Đông Nam Á như Lào, Việt Nam, Indonesia, Malaysia…Trên cánh hoa có những họa tiết đường vân rực rỡ.

Hoàng thảo đơn cam có giới hạn nhiệt độ thấp hơn các loại lan khác. Cây phát triển tốt nhất trong môi trường nhiệt độ mát mẻ, ấm áp và không chịu nóng được. Vì vậy, lan đơn cam được trồng nhiêu ở những nơi có khí hậu mát mẻ. Như Tây Nguyên, đặc biệt là các tỉnh Kon Tum, Gia Lai…

Đặc điểm hoa lan đơn cam

Hoa dài, bóng bẩy, bề rộng đầy đặn. Nở bung cong ngược ra sau đặc trưng, hoa to 4-5 cm, 1-4 hoa mọc ở các đốt, thơm. Những bông hoa của Đơn cam có sáp cánh hoa và đài hoa màu đỏ cam với một môi màu cam nhạt được đánh dấu với các tĩnh mạch tối màu da cam.

Hoa rụng vào mùa thu, thời gian ra hoa của Dendrobium unicum là từ tháng 2 đến tháng 5. Những bông hoa có hương thơm và mùi hương tương tự như bút chì màu sáp của trẻ em.

Khi cây còn non thân có màu xanh, chuyển dần thành màu xanh đen khi cây trưởng thành. Khi cây đã rụng lá màu xậm lại hơn nữa. Lá xanh hoặc xanh hơi tím tùy vào lượng ánh sáng nhận được.

Cách nhận biết lan đơn cam

Hiện nay có rất nhiều loại lan rừng và rất khó để nhận biết được đâu là loại lan mà các bác đang cần tim, để có thể phân biệt được khi lan còn lá, nếu lan đã xuống lá thì rất khó phân biệt được. lan đơn cam cũng vậy là loại lan có kích thước nhỏ, giả hành cao tầm 10-12cm, trên thân có từ 3-4 chiếc lá, lá thuôn hẹp, dài khoảng 5-6cm và rộng từ 0,5-1cm, cây phát triển trong môi trường mát và ấm áp, cây không chịu được nóng, nếu cây phân bổ chủ yếu ở khu vực mát mẻ như các tỉnh lâm đồng, đà lạt sẽ rất nhiều.

Thân cây lan đơn cam thường có màu xanh, khi cây còn non và chuyển dần thành màu xanh đen khi cây trưởng thành và màu xậm lại hơn khi cây đã rụng lá.

Lan đơn cam ra hoa tháng mấy

Lan đơn cam nở hoa vào mùa xuân và đầu mùa từ, hoa có đường kính từ 3-5cm tùy theo khu vực và cách chăm sóc, cánh hoa dài và thon màu cam đậm, đôi khi màu cánh gián, cánh bay hoặc xoắn lại đến mức nhìn có vẻ rối hơn, môi hoa lớn, hướng lên trên với những đường gân hoa rất đẹp, hoa đơn cam có mùi thơm giống hệt như bút chì màu của trẻ em, rất đặc biệt phải không các bác.

Kỹ thuật trồng hoa lan đơn cam

Nhiệt độ

Vào mùa hè, cần có nhiệt độ cách biệt giữa ngày và đêm từ 7-11 độ C. Nhiệt độ trung bình 26-32 độ C vào ban ngày, 18-21 độ C vào ban đêm. Mùa đông, ban đêm dưới 10 độ  thì mới ra hoa. Những giống rụng lá ưa lạnh và giống lá xanh quanh năm chịu nóng cao hơn.

Ánh sáng

Lan cần nhiều ánh sáng, nếu thiếu ánh sáng lan sẽ không ra hoa. Vào mùa đông lan cần nhiều ánh nắng ban ngày. Vì nắng làm cho cây ấm áp hơn ở chỗ rợp mát.

Độ ẩm

Hoa lan cần độ ẩm khoảng 80% vào mùa hè và 60% vào mùa đông. Lan mọc trong rừng độ ẩm cao hơn, cho nên cần phải tăng cường độ ẩm bằng cách tưới nước xuống đất.

Tưới nước

Điều kiện không khí

Lan Đơn Cam cần phải để nơi thoáng gió mới mọc mạnh và không bị bệnh. Theo ngiêm cứu, phần lớn loài lan này cần một thời gian nghỉ vào màu đông. Khi ban đêm nhiệt độ xuống còn 9-10 độ C. Với sự tách biệt giữa ban ngày và đêm khoảng 15-18 độ C. Vì vậy nên để Lan ở chỗ có nắng, thời gian này cần khaongr 2-3 tháng để cho lan ra hoa.

Lan có thể chịu được lạnh trên mức đông đá vài độ một thời gian ngắn nhưng rễ phải khô. Lưu ý đừng để khô quá lâu, bằng cách phun nước cho cây vào mùa đông. Không phun vào những ngày âm u và quá lạnh.

Cách bón phân

Hòa ½ thìa cà phê hay một thìa gạt bằng cách cho 4 lít nước, bón hàng tuần. Chỉ bón khi cây non mọc mạnh, tưới nước hôm trước hôm sau mới bón. Không nên bón phân khi cây quá khô, có thể bón trên lá. Nhưng tránh tuyệt đối bón phân trên ngọn mầm cây vừa mới nhú, vì sẽ làm cho thối ngon.

Muốn cho lan thật tốt hãy bón phân 30-10-10 vào mùa xuân và mùa hè. Đổi sang 10-30-20 vào mùa thu. Nên tiếp tục bón phân 30-10-10 có nhiều Nitrogene, cây sẽ mọc keiki thay vì hoa. Bón bằng phân chuống nên bón thật loãng, không bón vào mùa thu vì phân này nhiều chất đạm.

Phòng ngừa sâu bệnh

Thường xuyên ngắt bỏ lá vàng, lá bị bệnh đem tiêu hủy. Pha thuốc Ridomil 75WP nồng độ 30 g/bình 10 lít nước sạch. Phun định kỳ để phòng tránh các bệnh cháy lá, thối rễ cho lan.

Những hình ảnh đẹp của hoa lan đơn cam

Giống Cam Sành.hướng Dẫn Trồng Cam Sành Hiệu Quả

Mục Lục1. Giới thiệu giống cam sành Hà Giang 2. Kĩ thuật trồng cam sành Hà Giang 3. Mua giống cam sành Hà Giang

1. Giới thiệu giống Cam Sành Hà Giang

Cam sành Hà Giang -Tuyên Quang-Yên Bái: là vùng cam chủ yếu của các tỉnh phía Bắc Việt Nam, năng suất cao; quả được thu hoạch vào dịp Tết. Tại tỉnh Tuyên Quang, nổi tiếng nhất là cam sành Hàm Yên, cam được trồng nhiều tại xã Phù Lưu và một số xã lân cận. Đây là vùng có năng suất trồng cam rất tốt, quả cam thơm ngon

Trái cam sành có dạng tròn dẹp, màu vàng sậm, thịt trái nhiều nước, dẻo, hương vị chua ngọt, trọng lượng trung bình 275 gram/ trái. Chu kỳ khai thác 10 – 15 năm. Phù hợp ăn tươi, chế biến và tiêu thụ nội địa.

Đây là giống cây trồng dễ trồng dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh. Tỉ lệ đậu quả cao.. Giống cây cam sành hiện đang được trồng phổ biến ở hai khu vực lớn là đồng bằng sông cửu long và khu vực tuyên quang bắc giang.

Cây cam sành có chiều cao từ 2 – 4 m, cây có tán lá tròn, tán cây tạo hình bán cầu. Độ rộng tán tùy thuộc vào chế độ chăm sóc khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của cây. Khung cành dày, nhiều cành tăm, lá nhỏ, phiến lá dày, bóng.

Cây cam sành Hà Giang nhìn cũng không khác gì với những loại cây cùng họ khác như chanh, bưởi…nó có thân cây gỗ mềm phân nhiều cành nhánh từ gốc, những cây non khi còn nhỏ còn có thêm gai ở thân cây. Lá cây cam sành Hà Giang có màu xanh đậm nhỏ mọc dày quả mọc ra từ nách lá.

Khi cam còn xanh nó sẽ có màu xanh bóng mượt nhưng khi chín thì chuyển dần sang màu vàng. Nếu như ta mua cam để vắt nước thì hãy chọn những quả có vỏ màu xanh hơi ngả vàng 1 chút sẽ có được độ thơm ngon nhất.

Cây cam sành Hà Giang có đặc tính là thích hợp trồng ở vùng núi có khí hậu mát mẻ, chúng rất dễ sinh trưởng ở những vùng đất đồi.

Quả cam sành hình tròn hơi dẹt, vỏ màu vàng cam, cuống nhỏ, vỏ quả sần, đốm nắng, ăn có hương thơm, vị ngọt thanh, hơi chua dôn dốt.

Quả chín từ đầu tháng Mười đến tháng Mười Một (Âm lịch) hàng năm.

Trồng cây cam sành Hà Giang ta cùng cần phải lưu ý nhiều đến điều kiện khí hậu, ánh sáng và lượng nước.

Cần trồng cây ở những nơi có ánh sáng vừa đủ không quá nắng gắt đồng thời luôn phải cung cấp lượng nước đều cho cây tránh cây bị khô hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa tạo quả cũng như chất lượng cây trồng.

Chuẩn bị đất trồng:

– Khoảng cách trồng: 6m x 5m, hoặc 5m x 4m – Kích thước hố: 40cm x 40cm x 40cm, hoặc 60 x 60 x 60 cm.– Bón phân vào hố: Bón lót: 30 – 40 kg phân chuồng hoai mục + 0,3 – 0,5 kg lân + 0,1-0,2 kg Kali + Vôi bột 0,5 – 1 kg; thuốc sâu bột (Basudin 10H…) 0,1kg).– Trộn đều lượng phân trên (không có vôi và thuốc) với lớp đất mặt và lớp đất giữa (khi đào hố để riêng).– Trả lớp đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng 2-3 cm. Tiếp đó bơm nước vào đầy hố, khoảng 10-15 ngày sau bón thuốc sâu bột trên mặt hố, dùng cuốc đảo trộn đều khoảng 15 ngày sau là trồng được.Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học với lượng 10 – 15 kg/hố. Dùng phân xanh thì phải ủ trước 2 -3 tháng với vôi cho đến khi hoai mục.

Bón phân cho cam sành:

* Thời kỳ bón:– Cây từ 1-3 tuổi:có phân chuồng + phân lân bón vào tháng 12 đến tháng 01. Đạm urê và kali bón làm 3 lần:+ Lần 1: vào tháng 1-2: 30% đạm;+ Lần 2: vào tháng 4-5: 40% đạm + 100%kali;+ Lần 3: tháng 8 – 9: 30% đạm. (thời gian bón còn tùy thuộc vào khí hậu từng vùng)– Năm thứ 4 trở đi: phân chuồng + lân + vãi sau khi thu hoạch quả (quả tháng 12 sang tháng 1).+ Thúc lần 1(Bón đón lộc xuân ): Khỏang từ 15/2-15/3: 40% đạm + 40% kali;+ Thúc lần 2: vào tháng 4-5: 30% đạm + 30% kali;+ Thúc lần 3 (Bón thúc cành thu và nuôi quả ): vào tháng 6-7: 30% đạm + 30% kali.*Cách bón:Sau khi thu hoạch: bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm. Bón thúc vào Lần 1, lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, với đảo sâu 4-5cm, vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.

Tưới nước cho cây cam sành

Sau trồng tưới ướt đẩm đất, Sau trồng hai ngày tưới 1 lần, khi cây xanh tốt trở lại 5 – 7 ngày tưới 1 lần. thời kỳ khô hạn, ít mưa nên tưới 3 – 5 ngày 1 lần. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước kịp thời khi bị úng. Tiến hành tủ gốc cam.– Cây giống cam sành được nhân giống bằng phương pháp nhân bản vô tính hình thức ghép mắt.– Cây giống cam sành đủ tiêu chuẩn đem trồng khi cây đạt chiều cao 40 cm, Chiều cao mắt ghép tối thiểu 15cm– Cây giống đảm bảo bảo khỏe mạnh không sâu bệnh– Hiện tại trung tâm có câygiống cam sành 1 , 2 năm tuổi với số lượng lớn.– Quí vị có thể tham khảo một số giống cam khác như : Cam Vinh, Cam Cara , Cam Xoàn , Cam V2 , Cam Bù Hương Sơn , Cam Sành , Cam Đường , Cam Chanh, … Các bạn tham khảo kĩ thuật trồng giống cam Sành theo đường link sau:http://giongcaytrong.org/kt-trong-cay/ki-thuat-trong-cay-an-qua/ki-thuat-trong-cam-sanh-31.html