Kĩ Thuật Chăm Sóc Phong Lan / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kĩ Thuật Chăm Sóc Hoa Phong Lan

– Hoa phong lan có rất nhiều loại, mỗi loại mỗi vẻ với màu sắc hương thơm đặc trưng nổi bật. Phong lan khá phổ biến ở nước ta, rất được ưa chuộng và dùng làm trang trí khá nhiều không chỉ ở vườn nhà mà còn ở các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, quán café….

Cây phù hợp với khí hậu rừng núi hoang dã hơn, không khí trong lành mát mẻ nên những người yêu thích trồng hoa phong lan muốn trồng cần phải chăm sóc cẩn thận và tỷ mỹ.Một số loại phong lan tiêu biểu đó là lan hồ điệp, địa lan, ngọc điểm, vũ nữ, bạch cập.

Cách trồng và và chăm sóc phong lan

Phong lan thường được tách mầm hoặc nuôi cấy mô để lấy giống, cây khỏe hoa đẹp bạn phải có được cây giống hoa chất lượng tốt, đảm bảo tỷ lệ sống cao sinh trưởng và phát triển khỏe, ít mắc sâu bệnh cho ra hoa đúng thời kì, thơm ngát và lâu tàn.

Phong lan thích hợp với điều kiện ánh sáng trung bình, nhẹ nhàng đủ cho quá trình quang hợp và phát triển. Nhiệt độ phù hợp nhất từ 20-25 độ C, đất trồng thường là đất mùn trộn thêm vỏ xơ dừa , mụn gỗ ngâm mặn rồi đem sấy khô, tro trấu, than đá…Chậu trồng thường là chậu tổ ong, có khe hở để rể cây dễ bề phát triển và đâm dài, thông thoáng dễ dàng thoát nước.

Chọn vị trí có bóng mát nhiều cây xanh để treo lan, hoặc có thể lập dàn treo cùng với các loại hoa khác sẽ đẹp hơn rất nhiều. Lượng ánh sáng góp phần quan trộng trong việc sinh trưởng và phát triển của phong lan nếu cây bị thiếu nắng thì lá sẽ dài nhưng bề mặt nhỏ, màu sẫm lại không tươi xanh, nhưng nếu bị bắt nắng quá nhiều lá sẽ nhanh vàng, úa màu thối ra chính vì vậy phải chọn vị trí đúng và phù hợp nhất. Mỗi loại lan sẽ cần lượng ánh sáng khác nhau nên phải tìm hiểu kĩ loại lan mà gia đình bạn trồng để cung cấp ánh sáng phù hợp với từng loại cây như hồ điệp cần 30%, vanda cần đến 70%.

Dinh dưỡng cung cấp cho cây phong lan cũng vô cùng quan trọng cây thường cần đạm, các nguyên tố vi lượng thiết yếu như kali, canxi, magie, photpho, kẽm, đồng..nhưng cần bón đúng liều lượng đúng cách, đây là loại cây trồng đặc biệt nên không thể bón phân như các loại hoa thông thường khác phân bón cảu cây thường ở dạng nước sử dụng tưới phun sương. Và phân bón thường phun ở rễ hoặc lá 2 bộ phận dễ hấp thu nhất của cây, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các loại này ở cửa hàng cây cảnh. Đặc biết khi cây ra vòi thì rất cần bón phân cho cây để kịp thời cung cấp chất dinh dưỡng phát triển ra hoa đúng dịp. Tưới nước thường xuyên cho cây, phong lan rất thích nuước nhưng cũng chỉ nên tưới phun sương dữ ẩm đều đặn để cây phát triển thuận lợi mà không bị thối.

Một số loại thuốc phòng ngừa sâu bệnh cho cây đó là Actara 25 WG, Captafon, Ofatox 400 EC dùng cho cây khi lá bị sâu hại, còn rệp thì sử dụng Suprathion 40 EC, Bitox 40 EC, nấm trắng, vi khuẩn nên dùng Staner 20WP, Zinep.

Hy vọng bạn sẽ có những chậu phong lan tuyệt đẹp cho vườn của mình.

Kĩ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Lan Tỏi Phong Thủy

Cây hoa lan tỏi được người ta nhớ đến với những cái tên ấn tượng như hoa bâng khuâng, dây ánh hồng,… Vì cây có mùi hương khá nồng nên loại cây cảnh này được gọi là hoa lan tỏi. Cây hoa lan tỏi trong nhà giúp xua tan vận hạn, những điều không may. Đặc biệt chăm sóc cây hoa lan tỏi giúp bạn xua đuổi ruồi muỗi, rắn rết và côn trùng có hại.

Tác dụng và ý nghĩa phong thủy của cây hoa lan tỏi

Ý nghĩa phong thủy của cây hoa lan tỏi: Cây hoa lan tỏi trong phong thủy có khả năng trừ tà hiệu quả, giúp gia chủ tránh xa được những điều xấu, nắm bắt được cơ hội và vận may cho bản thân. Nhờ vậy, cây hoa lan tỏi luôn được yêu thích làm cây cỏ sân vườn vì sẽ mang lại những điều tốt đẹp nhất. Ý nghĩa phong thủy của cây hoa lan tỏi còn là giúp tâm hồn bạn luôn thư thái, tâm trạng dễ chịu, thoải mái nhất.

Vị trí ứng dụng của cây hoa lan tỏi: Cây hoa lan tỏi có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Vì có khả năng leo tốt nên cây hoa lan tỏi sẽ giúp bạn làm hàng rào, vòm cổng. Vị trí ứng dụng khác của cây hoa lan tỏi là hiên nhà, ban công, sân thượng…

Cây hoa lan tỏi hợp tuổi gì, mệnh nào?

Bất cứ ai khi chọn mua cây cảnh này đều muốn biết cây hoa lan tỏi hợp mệnh gì? Cây hoa lan tỏi hợp tuổi gì? Theo nguyên lý tương sinh, màu sắc có ý nghĩa giúp bạn lựa chọn cây hợp phong thủy. Theo đó, cây hoa lan tỏi hợp mệnh Thổ. Sắc tím và hồng của hoa lan tỏi biểu tượng cho sự huyền bí và trường thọ nên rất hợp với người thuộc cung mệnh này.

Cách chọn mua, kĩ thuật trồng và chăm sóc cây hoa lan tỏi

Cách chọn mua cây hoa lan tỏi: Bạn nên lựa chọn những cây hoa lan tỏi có sức sống và khả năng sinh trưởng tốt khi mang cây về trồng trong nhà. Cách chọn mua cây hoa lan tỏi tốt nhất là bạn chú ý đến vị trí đặt cây phù hợp.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa lan tỏi: Cách chăm sóc cây hoa lan tỏi không cần quá cầu kì. Bạn nên đặt cây ở những vị trí nhiều ánh sáng tự nhiên và thoáng gió. Cây hoa lan tỏi vào mùa ra hoa cần lượng nước khá lớn nên bạn phải tưới nước thường xuyên. Tuy nhiên, bạn không được để xảy ra tình trạng ngập úng khi chăm sóc cây hoa lan tỏi. Bạn cũng nên chú ý cắt tỉa cành lá và bón phân định kì cho cây.

Mua cây hoa lan tỏi ở đâu Hà Nội uy tín nhất?

Giá cây hoa lan tỏi trên thị trường có nhiều mức cao thấp khác nhau tùy vào từng kích thước và khả năng sinh trưởng của cây. Có nhiều điểm bán cây hoa lan tỏi tại Hà Nội. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mua cây hoa lan tỏi giá rẻ, cùng dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, tư vấn, hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 0966.623.933 hoặc 0915.885.558 để được nhận nhiều ưu đãi nhất.

Comments

Kĩ Thuật Làm Sạch Cỏ Cho Phong Lan

Cũng giống như trồng các loại thực vật khác, muốn lan phát triển được thì ngoài việc chọn giống, tưới nước, bón phân, cắt tỉa…bạn cũng không thể nào bỏ qua công đoạn làm cỏ cho lan. Hạt cỏ được nằm sẵn ở trong một số vật dụng trồng lan, trong phân chuồng dùng để bón cây hoặc trong không khí, trong gió…

Với sức gió mạnh, những hạt cỏ có thể đi xa đến hàng trăm dặm vì vậy đôi khi bạn không muốn cây cỏ ấy mọc chung với lan nhưng nó vẫn sinh trường và phát triển mạnh hơn cả cây lan của bạn. Một số loại cỏ như Cóc Mẳn hay Sam Sữa với kích thước nhỏ thì người trồng có thể tận dụng nó để làm vật che cho đất trồng lan không bị khô, còn đa phần các Cỏ mọc trong chậu lan chiếm diện tích phát triển của bạn, hút bót phần dinh dưỡng cũng như độ ẩm cần để cung cấp cho lan.

Cây Sam Sữa, Cóc Mẳn 

Cây Cóc Mẳn 

Không chỉ vậy những bụi có sum sê còn che khuất ánh sáng cần thiết cho cây sinh trường và phát triển, hạn chế việc ra hoa của lan. Vì vậy bạn cần phải tiêu diệt chúng trong thời gian sớm nhất.

Phương pháp làm cỏ cho lan:

+ Khi thấy có dại mọc trong chậu lan thì bạn cần phải nhổ ngay khi rễ chúng còn ngắn, nếu chần chừ và để chúng mọc cao lên, rễ dài ra và ăn lấn phần rễ của lan thì chúng sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

+ Thực hiện thao tác nhổ cỏ phải thật nhẹ nhàng vì nếu mạnh nó động vào rễ lan làm cho chúng bị long ra khỏi đất trồng, cây bị đứt, giập và là điều kiện để cho các loại vi khuẩn khác xâm nhập vào gây bệnh cho cây. Sẽ phải mất một thời gian dài sau đó cây mới có thể phục hồi được.

+ Làm cỏ cho lan nhưng bạn phải kết hợp cùng với việc cắt tỉa cành chết, khô héo và không còn có tác dụng cho sự tăng trưởng của cây. Nếu giữ các bẹ già lâu ngày sẽ làm cho cây chậm lớn vì vậy bạn nên xé dọc bẹ ra làm hai rồi tưới nước cho cây. Lưu ý khi bóc bẹ chú ý đến mầm non vì chúng dễ bị gãy, giập. Ngoài ra một công việc mà bạn không thể bỏ qua nữa đó chính là cắt các củ lan đã bị úng nước, thâm đen, có mùi hôi và phải dùng những vật dụng sắc bén đã qua khử trùng, dùng bột lưu huỳnh bôi vào vết cắt sẽ đảm bảo cây không bị nhiễm bệnh.

+ Nhổ cỏ bạn nên dùng tay trái đè xuống đất trồng, tay phải bung cỏ để không gặp phải trường hợp nhổ cả rễ của gốc lan lên. Nếu trong chậu lan có xuất hiện những cây cỏ dại nằm ở kẽ của cây lan thì bạn cần phải dùng chiếc kìm có mỏ dài để kẹp lấy cỏ, xoắn cho đến lúc kéo được cả rễ cỏ lên mới thôi vì nếu sót rễ cỏ sẽ mọc lại và hút chất dinh dưỡng của cây lan như thường.

Làm cỏ cho lan

+ Bạn cũng phải chú ý đến tình trạng sức khỏe của lan khi làm cỏ cho lan, chậu lan có khô nước quá không, nếu cỏ dại có hiện tượng khô héo thì đó là do thiếu nước. Có thể chiếc vòi tưới của bạn không đều và cần phải kiểm tra thường xuyên. Nếu bóc bẹ của cây mà thấy có hiện tượng bị rệp, màng nhện giăng…thì phải xử lý kịp thời.

+ Nếu khi làm cỏ cho lan mà thấy chậu ướt sũng thì đó là do chậu không thoát được nước ra bên ngoài dẫn đến hiện tượng thối rễ và chết. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do vòi phun quá nhiều nước vào một cây làm đất trồng mục, mủn, các lỗ thoát nước bị bịt kín. Vì vậy bạn có thể kết hợp làm cỏ cùng với việc thay chậu, thay đất trồng hay dùng đũa xóc tạm thời trong chậu để nước được thoát ra ngoài.

Việc làm cỏ giúp bạn có thể quan tâm và chăm sóc lan nhiều hơn, thời điểm làm cỏ là bất cứ lúc nào trong năm. Sau khi bón phân bạn sẽ thấy cỏ mọc nhiều hơn và phát triển mạnh hơn thông thường vì vậy cần phải lưu ý.

Bạn có thể tận dụng cơ hội làm cỏ để chỉnh sửa cho cây mọc thẳng hơn, chống những cành cây bị rũ xuống, chỉnh sửa lại cành hoa để chúng không bị chẹt không nở được. Tóm lại làm cỏ cho lan là một cách để giúp cho hoa đẹp, đạt được hiệu suất cao hơn.

Kĩ Thuật Chăm Sóc Hoa Huệ

Kĩ thuật chăm sóc hoa huệ

Kĩ thuật chăm sóc hoa huệ

Hoa huệ là loại hoa rấy thân thuộc với người dân ở miền Bắc chúng ta và rất nhiều nơi ở miền Nam. Để có thể cho ra những bông hoa đẹp với hương thơm lan tỏa thì chúng cần rất nhiều kĩ năng để có thể trồng và chăm sóc hoa huệ.

Trước hết, ở nhiêu nơi thì chúng ta có nhiều đặc điểm khác nhau về đất. Đây là lí do vì sao mà ở những nơi khác nhau thì hoa huệ lại có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau. Như mùi hương của hoa huệ ở xã Tân Quý Tây , Bình Chánh,… không nơi nào có thể cho ra được.

Để hoa có hương thơm đặc biệt như vậy thì chúng ta phải biết rằng đất ở huyện Bình Chánh là loại đất sét trắng.

Luống để trồng hoa huệ: bề ngang từ 2m, đáy thì 2.5m. bề ngang mương nước dao động trong khoảng 1.5m. Mặt luống phải bằng phẳng để khi tưới có thể giữ được nước. Đối với đất thì nên cuốc, sới thành từng cục to bằng ngón chân cái của chúng ta.

2. Giống huệ

Huệ trâu cao khoảng 1.5 – 1.6m, bông dài. Huệ ta thì thường cho ra bông ngắn, thường nở ở trên và có hương thơm rất nồng.

Chúng ta có thể chọn giống trồng hoa huệ ở những năm trước. Khi trồng nên sử lí chúng bằng thuốc trừ sâu ngay ở ngoài ruộng.Để có giống hoa tốt thì nên trữ giống ở những nơi có nhiều bóng mát, chỉ được để 1 lớp củ cho thoáng.

– Nếu củ ta trồng bằng ngón chân cái xuống giống tháng 4 – tháng 7 cho bông.

– Nếu củ ở dạng trung bình thì xuống giống tháng 4 đến tháng 9 mới cho ra bông.

– Nếu củ nhỏ bằng ngón tay út thì khi cuống giống cho bông dao động từ tháng 4 đến tháng 11.

– Nếu củ nhỏ hơn ngón tay út thì cho bông vào tháng 4 đến tết.

Vì vậy nếu muốn cho bông hoa thì chúng ta có thẻ dựa vào cách tính này để cho ra hoa phù hợp.

3.Cách trồng và mật độ trồng.

1 công dất chúng ta cố thể trồng được 10-15 giạ bông. Trước khi trồng phải nhặt hết tàn dư của vụ mùa trước. Xử lí củ hoa trồng trong 1 tuần để củ khỏi mất sức. Có thể trồng cùng 1 loại củ để có thể thu hoạch cùng 1 lúc

Mậtđộ trồng: khoảng cách là từ 20cm – 20cm cho những củ có nhiều giống, khó chăm sóc. Còn đối vơi khoảng cách từ 40-40cm thì cho củ không nhiều giống, dễ chăm sóc.

Trong quá trình đặt củ thì chúng ta có thể đặt củ cạn lấp đất từ 2-3cm. Làm như vậy thì cây mau ra bông. Còn nếu không cũng có thể đặt củ sâu hơn nhưng lại ra bông chậm hoa đẹp hơn.

Tùy từng giai đoạn khác nhau mà bón phân sao cho hợp lí nhất và khi bón chúng ta cần phải tuân theo sự hướng dẫn của những người am hiểu về thuốc.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Sau 1 tháng khi trồng thì hoa huệ có khả năng hay bị nhện đỏ tấn công và phá hoại. 3-4 tháng sau đó chúng có thể măc 1 số bệnh là bị rệp sáp phá,… nên trong quá trình chúng ta trồng cấn phải chú ý quan sát để có thể đưa ra những giải pháp kip thời và nhanh chóng phòng và chống chúng.