Hoa Que Lan Huong / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Hạt Giống Đậu Cove Bụi Vàng (Đậu Que Vàng)

Mô tả

Cách trồng đậu cove bụi vàng (đậu que bụi vàng)

Gieo hạt giống: gieo trực tiếp hạt đậu cove bụi vàng Cherokee Wax trong đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt trong ánh nắng mặt trời đầy đủ ít nhất một tuần sau đợt sương giá dự kiến ​​cuối cùng, vì đậu khá nhạy cảm với lạnh. Nếu bạn chưa bao giờ trồng đậu trong vườn của bạn trước đây, thì hãy lưu ý tránh sử dụng hóa chất nhiêu để cây có thể cố định đạm nhờ các vi khuẩn cộng sinh ở các nốt sần.

Mật độ trồng cây đậu cove vàng: trồng đậu que vàng cây cách cây 4 tấc (40cm), hàng cách hàng 6-8 tấc (60-80cm); sau khi gieo hạt nên ém đất nhẹ. Cherokee Wax hạt đậu vàng dễ bị thối trong đất ướt, vì vậy đừng tưới quá nhiều nước.

Trồng đậu cove bụi vàng trong chậu: chọn chậu có chiều cao từ 20cm trở lên, đường kính chậu tối thiểu 20cm sẽ trồng được một cây. Thùng xốp 5x3x2 tấc (50x30x20cm dài rộng cao) có thể trồng được 2 cây đậu cove bụi vàng.

Thời gian nảy mầm của đậu que bụi vàng diễn ra 7-10 ngày sau khi gieo. Để có lợi ích đồng hành, hãy trồng hạt đậu que bụi gần cà rốt, dưa chuột hoặc ngô; tránh trồng chúng gần hành tây.

Trồng cây đậu cove bụi vàng: Sau khi nảy mầm, duy trì độ ẩm của đất; Đậu có rễ nông, và cần nước ít nhất một lần một tuần nếu thời tiết khô. Phủ kín cây giúp bảo tồn độ ẩm và ngăn chặn cỏ dại.

Thu hoạch ​​đậu cove bụi vàng: thông thường đậu que bụi vàng sẽ cho trái đầu tiên khoảng mười tuần (70 ngày) sau khi nảy mầm. Thu hoạch hàng ngày giúp cải thiện năng suất của đậu que vàng. Để có hương vị tốt nhất và dịu dàng, hãy chọn những hạt đậu khi chúng không lớn hơn một cây bút chì. Ăn ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh cùng ngày bạn thu hoạch chúng để có hương vị tươi ngon nhất.

Mẹo tết kiệm hạt giống đậu que bụi vàng: Gần cuối mùa trồng, cho phép đậu khô hoàn toàn trên cây; vỏ quả sẽ có màu nâu nhạt, và hạt sẽ phát ra bên trong. Loại bỏ hạt từ vỏ. Sau khi hạt đậu vàng Cherokee Wax khô hoàn toàn, hãy bảo quản chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát trong một năm.

Tên Latin: Phaseolus Vulgaris

Tên tiếng Anh: Cherokee Wax Yellow Bean

Loại: Thụ phấn mở, tự thụ, Mùa ấm

Phương pháp trồng: gieo trực tiếp

Ánh sáng mặt trời: Mặt trời đầy đủ

Chiều cao cây đậu que bụi vàng: 45-50 cm là loại đậu que thấp cây nhất hiện nay.

Hạt đậu cove vàng Cherokee Wax phát triển thành cây đậu bụi mạnh mẽ sẽ tạo ra sản lượng lớn của đậu que vàng trong khoảng 55 ngày.

Hạt giống đậu que lùn là lựa chọn đáng tin cậy ngay cả trong thời tiết bất lợi, và chống lại bệnh khảm trên cây đậu que thông thường. Vỏ quả hình bầu dục thơm ngon, hạt đen và dài tới 15cm.

Đậu Cherokee Wax là giống đậu cove lùn trái màu vàng, lần đầu tiên ra mắt công chúng vào năm 1947, đến từ bộ phận nghiên cứu của Đại học Clemson ở Nam Carolina. Hạt đậu bụi này xuất phát từ một chủng mang lại rất mạnh mẽ và chống lại bệnh tật, và được công nhận với Giải thưởng AAS năm 1948. “Sáp” là một thuật ngữ có nguồn gốc từ New England đã đề cập đến bất kỳ loại đậu nào có màu vàng.

Cắm Vài Que Tăm Vào Củ Gừng Đem Ngâm Nước, Đảm Bảo Vài Tháng Sau Có Gừng Ăn Tẹt Ga

Hai cách trồng gừng khá đơn giản và được nhiều người áp dụng hiện nay là trồng gừng trong bao xi măng và trồng bằng cách cắm tăm ngâm vào cốc nước.

Đối với người Việt Nam, gừng là một gia vị quen thuộc trong các món ăn, đây cũng là một vị thuốc có tác dụng chống ho, làm ấm, trị mụn, làm đẹp da rất hiệu quả.

1. Đặc điểm của gừng

– Gừng là loại cây thân cỏ, sống lâu năm. Thân có thể cao đến 150cm, phát triển theo hình ống, bao gồm nhiều bẹ lá ôm sát vào nhau.

– Lá gừng thuộc loại lá đơn, mọc so le. Lá hình mũi mác, thon dài về phía ngọn. Mặt lá nhẵn bóng, màu xanh đậm, có gân màu nhạt. Mùi thơm dễ chịu.

– Củ gừng phát triển ngầm, có nhiều đốt. Mỗi đốt có một vài mầm non. Và những mầm này sẽ phát triển thành chồi, thành thân mới nếu ở trong điều kiện thuận lợi. Củ có màu vàng nhạt, thân củ gừng có nhiều sợi dọc. Củ gừng có vị cay nồng, và là bộ phận được sử dụng chính.

– Hoa gừng mọc ra từ củ. Cuống hoa dài khoảng 20cm, các bông hoa dài khoảng 5cm, rộng 2 – 3 cm, đài hoa dài 1cm, mọc sát nhau. Hoa có 3 cánh màu vàng nhạt, mép cánh hoa màu tím. Nếu như củ gừng được thu hoạch sớm thì gừng sẽ không có hoa.

– Gừng là gia vị phổ biến, là nguyên liệu để nấu cháo chè, làm mứt gừng, ăn kèm với các món có vị lạnh vì nó có khả năng làm ấm, chống được khí lạnh.

– Gừng là một vị thuốc nam được sử dụng vào nhiều mục đích: chống cảm lạnh, chữa ho, chống viêm họng, làm tăng nhiệt cơ thể; ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức cơ thể.

2. Cách trồng gừng trong bao xi măng

Trồng gừng trong bao xi măng là cách làm đơn giản, dành cho những hộ gia đình ít vốn vì chi phí canh tác thấp, ít diện tích canh tác. Nếu chăm sóc tốt thì gừng sẽ phát triển nhanh và cho năng suất cao.

Nên chọn loại gừng trâu già trên 10 tháng tuổi, sạch bệnh vì đó là yếu tố quyết định đến năng suất của cây gừng. Khoảng 1kg gừng thì có thể trồng được chế 20 bọc. Trước khi trồng, gừng giống nên được ủ nơi bóng râm, tưới nước cho nhú mầm.

Đất trồng gừng là loại đất tơi xốp, nhiều mùn và rác hữu cơ, thoát nước tốt nhưng cũng phải giữ ẩm tốt. Có thể trộn đất theo tỉ lệ 70% đất đen + 30% phân chuồng hữu cơ. Đồng thời phải phun thuốc bảo vệ thực vật trước để trừ nấm hại.

Để cây gừng phát triển tốt nhất, đảm bảo sản lượng thì nên trồng cây cách cây 30cm, hàng cách hàng 40 – 50 cm. Đặt giống sâu 5 – 7 cm.

Trước khi trồng, gừng giống cần được xử lý bằng cách ủ ẩm, để nguyên tầng gừng, xếp thành từng đống để đảm bảo thoát nước. Tiến hành phun nước 2 ngày 1 lần ở phía trên và phủ 1 lớp bao để giữ độ ẩm cho gừng. Trong quá trình này, cần phải kiểm tra mắt gừng, nếu thấy bị chín ép thì phải bỏ ngay.

Khi gừng nẩy mầm thì cắt hoặc tách nhanh theo từng đốt của gừng. Khi gừng lành vết cắt thì phun thuốc để diệt nấm, rệp có trong củ gừng trước khi đem trồng vào bao xi măng.

Cho khoảng 5kg đất vào bao, mỗi bao trồng 2 – 3 mắt mầm, cho mắt mầm hướng lên phía trên. Sau đó, phủ một lớp đất mịn nhỏ lên trên củ gừng. Ấn chặt tay để giữ cho gừng không bị nghiêng ngả, cũng như giúp gừng tiếp xúc được với đất.

Phân bón sử dụng cho 1ha gừng là 20 tấn tro trấu mục, rơm mục, xác cây ủ với chế phẩm BIMA có chứa nấm đối kháng Trichoderma, 1 – 1.5 tấn vôi bột, 110N – 30 P2O5 – 100K2O được chia làm 5 đợt bón:

– Bón lót: Đợt này sẽ bón toàn bột lượng vôi bột cùng 1/5 lượng phân.

– Bón thúc: Được chia làm 4 đợt. Mỗi đợt bón 1/4 lượng phân còn lại. Bón đợt 1 là sau 30 ngày trồng gừng, bón đợt 2 là sau 60 ngày, đợt 3 là sau 90 ngày và đợt 4 là sau ngày trồng 120 ngày.

3. Trồng gừng bằng cách cắm tăm ngâm vào cốc nước

Với cách trồng gừng này, chỉ vài tháo tác đơn giản thôi là bạn đã biến những mẩu gừng nhỏ mọc mầm trong bếp thành nhánh lớn; sau đó có thể sử dụng thoải mái hơn hay làm thành cây cảnh mini để bàn đẹp mắt.

Ở nhà, nếu bạn quan sát thấy những củ gừng bị mọc mầm, bạn có thể cắt chúng ra khỏi nhánh chính hoặc giữ nguyên cả nhánh để trồng thành cây.

Khác với trồng gừng trong bao xi măng, cách trồng gừng này không quá đề cao năng suất nên việc chọn giống đơn giản hơn.

Dùng các que tăm xiên nhẹ vào nhánh gừng một đoạn nhỏ, đặt nhánh gừng vào bình nước hoặc cốc nước sạch. Khi đặt, cần chú ý để gừng ngập ½ xuống nước, cho mầm đang nhú hướng lên trên để không bị úng nước.

Khoảng 2 ngày thay nước sạch 1 lần. Thời gian ươm mâm và lên rễ của nhánh gừng là từ 5 – 7 ngày. Khi đó, gừng sẽ hút nước, mọc rễ nhanh và lên lá xanh. Nên đặt chậu gừng ở nơi có ánh sáng chiếu nhẹ và thoáng gió.

Khoảng 2 – 3 tuần sau khi trồng, lúc gừng đã sinh trưởng tốt thì có thể chuyển nó sang bình, hoặc chậu đẹp mắt hơn.

Nếu muốn, sau khi thực hiện cách trồng gừng bằng thủy sinh, bạn cũng có thể vớt nhánh gừng ra và trồng vào chậu đất.

Tuyển Tập Thơ Về Hoa Lan, Hoa Lan Hồ Điệp, Hoa Lan Rừng Hay Nhất

Thơ hay về hoa lan

Người đời tuyệt nhiên cho rằng mỗi loài hoa đều đem đến cho người thưởng ngoạn những cảm xúc riêng. Ví như hoa phượng hồng khiến ta bồi hồi nhớ về thời cặp sách. Hoa gạo gợi cho ta sự bâng khuâng xao xuyến và nuối tiếc. Hoa ban làm cho ta say như say môi nồng của những nàng con gái Thái…Để rồi hoa lan lại làm ta mải miết ngắm quên hết cả đất trời. Thú chơi lan cũng là một niềm đam mê của rất nhiều tầng lớp quý tộc hay các quý anh, quý ông đam mê hương sắc tinh khiết của núi rừng này.

Vẻ đẹp của loài hoa này đã chạm tới tâm hồn của nhiều thi sĩ, chính vậy mà có rất nhiều bài thơ về hoa lan rất hay cứ lần lượt ra đời…

“Núi rừng khoe sắc một loài hoa, Bám chặt trên cây, bão chẳng sa. Lỗng lẫy Phong Lan phô cánh ngọc Tươi xinh “đóa gió” lộ bông ngà

Giỏ treo cửa sổ vui lòng mẹ Dàn móc ngoài hiên hợp ý ba. Cùng cốc thâm sơn về phố thị Điểm tô vẻ đẹp những ngôi nhà.”

Hoa lan trở nên thơ mộng hơn trong mỗi bài thơ

Tác giả: Vương Thanh “Hoa Lan trông thật dịu dàng Thanh tao, mềm mại, nhẹ nhàng hương thơm Người phong nhã, khách văn chương Thảy đều ưa thích muốn trồng hoa Lan ! Ngắm hoa, lòng thấy nhẹ nhàng Ngàn câu thơ vụt tuôn tràn ngón tay Hoa Lan ơi, đẹp lắm thay Nở lâu cho khách thơ say ngắm nhìn . Hương hoa dìu dịu êm đềm Chẳng ngào ngạt quá mau chìm sắc hương Hoa Lan ơi, ta vấn vương Sao hoa không nói, để buồn lòng ta ! Hoa Lan như biết hát ca Hẳn giòng suối nhạc thiết tha, tuyệt vời ! Hoa Lan ơi, hoa Lan ơi Sao Hoa chỉ biết mỉm cười ghẹo ta !…”

Nghệ thuật yêu hoa đã mang hoa lan đến gần với thơ ca hơn

“Vươn giữa đại ngàn vắt vẻo hoa,

Phong lan dìu dặt đến kiêu sa.

Hồn nhiên như thể trang sơn nữ,

Đài các còn hơn đấng ngọc ngà.

Khổ hạnh tôi rèn nên ý chí

Phong ba luyên đúc hoá tài ba.

Đua nhau thiên hạ thành khoe phố,

Để lại phong lan giữ nếp nhà.”

(Sưu Tầm)

Bài thơ về Lan vũ nữ hay nhất

“Nhẹ nhàng phấn tỏa cánh hoa lan Vũ Nữ tung bay sắc áo vàng Điệu múa muôn hoa đùa gió núi Tưng bừng vạn bướm giỡn mây ngàn”

Những bài thơ hay nhất về lan vũ nữ

“Anh tặng em một nhành lan vũ nữ Đang say sưa với vũ điệu cuộc đời Cánh mỏng manh hồn nhiên trong giá rét Vẫn nồng nàn khoe sắc nắng vàng tươi

Từng cánh hoa nhẹ nhàng mềm mại Mang bao yêu thương không nói thành lời Từng cành nhỏ yêu kiều tha thướt Hoá thân trong bao âu yếm không nguôi

Nhịp điệu rộn ràng tung bay trong gió Những vũ điệu kỳ ảo của thiên nhiên Những vũ công nguyên sơ và lịch lãm Những mảng màu thanh sắc vô biên

Em uốn mình hoà trong tiếng nhạc Vũ khúc Tango uyển chuyển nhịp nhàng Điệu Van xơ đã có anh dìu bước Con đường đời mở rộng thênh thang

Em bước đi trong nhịp đời mạnh mẽ Những vòng quay phóng khoáng trẻ trung Những nhịp bước vô tư và cống hiến Tìm thấy mình giữa đất trời mênh mông.”

Thơ về hoa lan hồ điệp

Mỗi bài thơ là mỗi cảm xúc riêng cho những hương vị cuộc sống khiến chúng ta suy ngẫm về cuộc đời và mỗi loài hoa lại mang đến mỗi ý nghĩa khác nhau. Đối với hoa lan, nó mang lại cho người ta cảm giác dịu dàng, tinh khiết, không nhàm chán và mỗi cảm xúc được thể hiện rõ rang qua những bài thơ hay về hoa lan hồ điệp.

Hoa hồ điệp góp phần to lớn làm nên những câu thơ ca trữ tình

“Nghìn ngày đợi chờ, trong lặng lẽ

Em mong anh trở vềĐã quá lời hẹn ước cùng nhauMong cho đôi ta thành mộtMà bóng anh đâu, nào thấy?

Em mãi thuộc về thung lũng nàyNghìn ngày chờ đợiNếu như sống chẳng thể cùng nhauThì khi chết em sẽ là cánh hoa bướm

Vĩnh viễn tự do bay lượnNếu một ngày anh trở lại nơi xưaTrông thấy cánh hoa lan hồ điệpNhìn hoa anh chắc nhớ

Em đã từng đợi anh.”

Chậu lan hồ điệp trong từng câu thơ đầy cảm xúc

“Xuất thân từ cõi sương mù Em là mây khói nhuốm màu tím hoang Diễm tình đài các phong lan Cốt cách vương giả cao sang đa tình Sắc hương đa dạng đa hình Đêm thanh luân vũ một mình dưới trăng Chiếc hài tím mòn lối chăng ? Gót chân du mục thênh thang say đời Nhung y trang phục hợp thời Khiến loài ong bướm buông lời gió mưa Đời em em cũng xin thưa Em đến từ gió từ mưa cuối trời Nếu thương xin hãy người ơi Cho em một chút tàn hơi để rồi Những chiều mây tím trôi trôi Em về yên ngũ trên đồi dã lan”

Top những bài thơ hay nhất về lan hồ điệp

Những câu nói hay về hoa lan hồ điệp trong tình yêu cuộc sống

Cách trồng và chăm hoa lan hồ điệp tươi lâu

Lan hồ điệp-món quà giáng sinh đẹp nhất

Ý nghĩa hoa lan tím trong tình yêu dành cho các cặp đôi yêu nhau

Ý nghĩa hoa lan trong phong thủy

Hoa lan hồ điệp vàng rực rỡ khoe sắc đầy ấm áp

Vẻ đẹp đầy mê mẩn đầy bí ẩn của lan hồ điệp rừng

Cách Trồng Hoa Quế Lan Hương (Hoa Lan Quế)

Hoa chùm thường màu ngà có lưỡi cong như quả ớt, cực thơm, một trong những loại lan được người chơi lan ưa chuộng và săn đón nhiều nhất. Hoa nở vào mùa thu khoảng tháng 9-10 dương lịch.

Giáng hương thơm (Aerides odorata), ở Huế thấy gọi là quế lan hương, có 2 màu tím hồng và trắng. Màu trắng ngà ở Huế có nhiều. Còn giáng hương hồng nhạn (hay hồng sắc) có nơi cũng gọi là giáng hương lá dày (cũng thấy gọi tên latinh là aerides crassifolia.

+ Khi mua cây giống về bạn cắt tỉa bớt các rể nhỏ bị héo cho gọn, cột túm gốc cây lan lại và treo ngược gốc lên. Sau đó, rửa sạch rễ và lá bằng nước, cắt bỏ rễ già và rễ hư, ngâm rễ vào physan sát khuẩn 1h và để khô rễ. Ngày hôm sau, tôi pha hỗn hợp:

Ngâm quế lan hương (Aerides Odorata) trong hỗn hợp này trong khoảng 4-8 h.

Hoặc có thể phun thuốc B1, humic (cách dùng theo đúng liều lượng của thuốc) hoặc nước vo gạo mới để kích thích cây lan ra rễ mới.

+ Sau đó, bạn treo chùm lan vào chổ mát, nên tránh trời mưa vì lúc này cây lan đang bị sốc môi trường rất dễ chết và rụng lá khi gặp mưa nhiều. Mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, sau 7 ngày thì phun lại thuốc kích thích ra rễ một lần nữa, sau 15-20 ngày khi cây lan hết rụng lá thì tiến hành trồng vào chậu hoặc ghép vào khúc cây khô.

+ Sau khi ghép trồng, không tưới trong 3 ngày và sau đó để cây nơi thoáng, mát và có ẩm tương đối ~70%. Sau đó tưới nước phun sương nhẹ + bón B1 nhẹ (1/2 liều lượng) cho đến khi cây ra rễ.

Trồng cây lan Giáng Hương thơm vào chậu như sau: đặt gốc cây sát dưới đáy chậu, cuốn các cọng rể quanh tròn thành chậu, cột cố định thân cây lan vào dây treo chậu, khoảng trống giữa gốc các cây lan chen những miếng gỗ mục, phía trên cột một đường dây nilon quanh thân các cây lan với nhau để các cây lan dựa vào nhau, không bị lắc lư khi tưới nước và không làm hư các đầu rể non mới ra, treo chậu lan vào chổ thoáng mát, mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, khoảng một tháng sau khi trồng từ các cọng rể chính sẽ dâm ra các đầu rể nhánh.

Trồng cây lan Giáng Hương thơm vào khúc gỗ như sau: bố trí các cây lan xung quanh khúc cây để sau này cây lan sẽ cho hoa đều về các hướng của giò hoa lan, quấn các cọng rể vào thân khúc gỗ, dùng dây nilon cột chặt thân cây lan và rể vào khúc gỗ, treo giò lan vào chổ thoáng mát và chăm sóc như trên.

Khi cây lan ra rễ mới lúc này mới tưới phân cho cây, Giáng Hương là loài lan có sức sống mạnh, tự lấy dinh dưỡng từ không khí được nên không cần bón phân nhiều, dùng phân 20.20.20 hòa tan ½ muỗng càphê phân bột trong 4lít nước, phun ướt đẫm lá, rễ cây lan 15ngày/lần vào buổi sáng, bạn có thể tận dụng lưới nilon chụp hoa cúc đựng phân chì tan chậm vào trong và hàn kín 2 đầu, đính 5 -7 túi phân này lên quanh thân khúc gỗ, hay đặt lên trên những miếng gỗ mục trong chậu hoa thì không cần phải tưới phân thường xuyên, sau 3 tháng thì thay túi phân một lần

Phong lan Giáng Hương cần độ ẩm không khí cao nên chậu lan phải được tưới nước mỗi ngày, nên tưới vào lúc sáng sớm. Ở nơi có khí hậu nóng, khô vị trí trồng lan Giáng Hương bạn nên đặt bên dưới một chậu nước để làm tăng độ ẩm của không khí quanh chậu lan Giáng hương. (Bạn có thể kết hợp trồng một chậu bông súng, chậu bèo cám,… bên dưới chậu lan)

“Thông thường sẽ gặp 2 loại lan quế, một loại lá dầy và mau cho hoa trắng muốt và to, một loại khác cũng là lan quế nhưng lá nhỏ và mỏng hơn gần giống với lá của cây tam bảo sắc nên khi mua chưa có kinh nghiệm rất dễ bị nhầm lẫn, khoảng cách giữa các lá thưa hơn cho hoa ngả sang màu vàng xanh kích thước nhỏ hơn so với loại trắng. Cả hai loài cùng nở vào khoảng đầu tháng tám âm lịch thời gian hoa nở trên 15 ngày, có mùi thơm và hương thơm nhất vào buổi chiều tối và tối, nếu có một giò lan quế thì bạn sẽ nức mũi khi hoa nở