Hoa Lan Duoi Soc Lao / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Lan Cù Lao Minh – Christensonia Vietnamica

Lan Cù Lao Minh rừng còn được gọi là Bạch Môi (do cánh môi màu trắng). Nhưng có lẽ tên Cù Lao Minh là phổ biến nhất. Đây là một loài lan đặc hữu của Việt Nam, mới được phát hiện vào năm 1993 và được đặt tên khoa học theo tên một nhà phân loại học người Mỹ, ông Eric A. Christenson.

Mặc dù mang tên tiếng Việt là Cù Lao Minh (một địa danh thuộc tỉnh Bến Tre). Nhưng loài lan này lại mọc ở Ninh Thuận, Phan Rang, Khánh Hòa. Trong thiên nhiên, Lan Cù Lao Minh được tìm thấy ở những cánh rừng khô và thấp, độ cao dưới 700m so với mặt nước biển, và những vùng rừng tương tự thảo nguyên.

Đặc điểm của lan cù lao minh rừng

Cù lao minh thuộc dòng phong lan có rễ gió phát tương đối mạnh. Lá lan mọc xen kẽ đặc trưng của cây một lá mầm. Tuy nhiên do xếp mọc sát nhau nên nhìn như những răng lược. Nhiều người nhầm tưởng lá lan cù lao minh là lá của lan phượng vỹ hoặc nhầm với cây hỏa hoàng. Lá rất cứng, bên ngoài bóng sáp nhỏ chừng bằng nửa ngón tay út ( chia theo chiều dọc). Đầu lá xẻ thùy rất đặc trưng, nó hõm sâu vào 1 góc . Thân cây cao tầm 15cm đã có thể cho hoa và phát theo chiều dọc tương tự dòng đơn thân khác. Nếu chăm tốt có thể vươn cao 60cm nhưng dưới gốc bị rụng lá già trơ khẳng khiu ra.

Hoa lan cù lao minh

Nhìn những nụ hoa hình thù đặc trưng , nụ màu xanh và cánh môi thìa kéo dài về phía sau như phễu đáy. Khi hoa nở, chúng ta quan sát rõ phần môi của cánh số 6 ( cánh môi) có màu trắng xòe theo hình cái quạt. Thậm chí có thể tưởng tượng như phần chân váy trắng muốt của cô dâu. Có lẽ cánh số 6 môi thìa của lan cù lao minh vừa đẹp vừa kỳ dị. Phía ngoài thì loe rộng ra, phía trong thì sâu và kéo về phía sau như hậu cung. Cấu trúc khéo léo ấy đã làm cho các chàng ong bướm chui vào hút mật lấy phấn vào thì dễ mà ra lại khó để đảm bảo việc thụ phấn cho hoa hơn, duy trì nòi giống tốt hơn.

Các bạn nhìn sâu vào 1 bông hoa lan cù lao minh mà xem. Đầu nhụy hoa như hình mỏ chim ( giống nhụy của hoàng nhạn, tam bảo sắc , hải âu…. Nghĩa là giống của họ giáng hương ). Phóng to bông hoa nhìn như tiểu thư đang múa đến động tác xòe váy hạ thấp người xuống mặt đất làm trái tim người xem tan chảy

Hoa của lan cù lao minh có màu xanh cốm là chủ đạo. Nhưng bờ môi trắng như tuyết lại là điểm nhấn. Khi có ánh sáng chiếu nhẹ vào hoa cũng cho chúng ta cảm giác như nhòa đi nhưng lấp lánh. Thường thì hoa cù lao minh mọc thành chùm’ vươn cả cuống từ lách lá. Theo góc nghiêng lần này mình lại nghĩ đến cái gầu giai mà bà con nông dân dùng để múc nước vào ruộng của những năm nửa cuối thế kỷ 20.

Lan cù lao minh ra hoa tháng mấy

Cù Lao Minh cho hoa vào tháng 6 đến tháng 7, hoa bền lâu tàn. Nhiều bạn hỏi mình về mùi của cù lao minh . Mùi hoa được cảm nhận rõ nhất lúc 12h trưa đến 1h chiều khi mà túi phấn mở lớn nhất. Mùi hương của hoa lan của cù lao minh cũng ” thanh khiết ” như màu hoa vậy. Nó không thơm đặc sắc như quế lan hương. Ngọt sắc như lan cattleya hay mùi mê mẩn của phi điệp và trầm. Đó là mùi bùi bùi ngai ngái nhẹ nhàng rất lạ lại rất quen …mùi bùn sạch !

Miêu tả , cảm nhận vậy thì đâu sẽ là tiêu chí cho bông cù lao minh đẹp. Theo mình, bông hoa đạt như hoa cù lao minh trong hình của bài là đẹp. Hoa mọc từ cây khỏe không sâu bệnh, màu hoa xanh sáng. Các cánh cân đối, hoa môi đủ uyển chuyển và không bị méo lệch.

Lan Cù lao minh không phổ biến như phi điệp hay dendro hay lan cattleya. Vì thế để xem các khuôn so sánh vẻ đẹp của chúng khá khó khăn. Nhưng qua quan sát của nhiều bạn thì thấy bông cù lao minh của mình cơ bản là đạt cả khỏe và đẹp. Còn về chậu hoa , mình không dám so sánh vì mình trồng ghép với trình độ thẩm mỹ không cao.

Nếu các bạn yêu thích, có thể tìm sưu tầm lan cù lao minh ở vùng Tây Nguyên, Khánh Hòa, Phú Yên , Ninh Thuận. Cây được ghép gỗ cũng rất đẹp.

Thơ về lan cù lao minh rừng

EM XINH , XANH CỐM HỌ CÙ, QUÊ EM Ở TẬN TRUNG KHU RỪNG GIÀ. VÌ DUYÊN RA BẮC LÀM QUÀ, LÀM BẠN VỚI YẾN MỘT NHÀ NĂM NĂM. NGÀY MAI THÁNG TÁM TRĂNG RẰM , CHỦ EM MẾN HỘI VIẾT NHẰM VỀ EM. ANH NÀO QUÝ MẾN ĐẾN XEM, CHỊ NÀO QUÝ MẾN THÌ KHEN VÀI ĐIỀU. THÁNG TƯ THÁNG TÁM YÊU KIỀU, HOA EM XANH CỐM , AI YÊU KHÔNG NÀO? SÁU CÁNH ĐÚNG HỌ THANH TAO, CÓ NĂM CÁNH THẲNG CÁNH NÀO CŨNG XANH . CÁNH SÁU DÀI CONG SÁNG XANH , MÔI CÁNH NHƯ TUYẾT , HOA DÀNH TIỂU THƯ . BƯỚM ONG DÌU DẶT SỚM TRƯA, BÉN HƠI BAY ĐẾN LÀ VỪA LÒNG EM. CÁNH MÔI EM KÉO DÀI THÊM, Ở LÂU THỤ PHẤN LÀM BỀN DÒNG HOA . MÔI EM CONG TƯỞNG TÒA NHÀ, LÂU ĐÀI TÌNH ÁI PHẤN HOA GỌI MỜI. CÙ LAO TÊN NHẮC …MỈM CƯỜI, ANH NÀO NÓI NGƯỢC LÀ ” MÌNH LẠI LAO”. CỐM XANH THÁNG TÁM HOA CHÀO, ANH CHỊ THẨM GIÚP HOA NÀO SẼ XINH. YÊU HOA THÌ THƯỞNG PHÂN MINH , NGỎ LỜI CÔ CHỦ THÊM TÌNH BỐN PHƯƠNG. ĐỂ ” CÔ ẤY” RÕ TỎ TƯỜNG, LẠI CHĂM EM TỐT , LẠI THƯƠNG EM ĐỀU. NƯỚC MÌNH XUYÊN VIỆT LAN NHIỀU, HÔM NAY XIN PHÉP VÀI ĐIỀU THẨM HOA !

Dây Lưng Đai An Toàn Lao Động

Đồ bảo hộ lao động dành cho người làm việc trên cao phổ biến nhất hiện nay thường là, dây thừng, lưới an toàn hay thang dây.v.v.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết hết được các tác dụng của các vật dụng bảo hộ lao động mà hộ trang bị ???

Khắc phục được nhược điểm này, dây lưng đai an toàn lao động trở nên tiện lợi và phổ biến nhất. Dây đai được thiết kế với sức chịu tải, chịu lực cao. Cấu tạo của dây gồm ba phần chính: đai dây, móc treo. Đai dây tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người, có tác dụng dùng để chịu lực kéo cơ học cũng như chịu mài mòn tốt…

Các mẫu dây an toàn toàn thân 1 móc, toàn thân 2 móc, bán thân Hàn Quốc và dây đai an toàn nửa người Việt Nam .v.v ( từ trái qua phải )

Dây toàn thân hàn quốc độ bền vượt trội, đúng như với cái tên gọi “an toàn toàn thân “. Bảo vệ toàn bộ cơ thể, cân bằng trọng lượng yên tâm tuyệt đối.

Thang dây thiết kế với độ chịu lực cực tốt và được phân loại dựa theo độ dài của chúng. Cách sử dụng và bảo quản của đồ bảo hộ lao động trong lĩnh vực này cũng khá đơn giản, khi không sử dụng, gấp gọn và tránh những nơi ẩm ướt. Cần lưu ý, với đặc thù lao động trên cao cần kiểm tra độ bền cũng như chất lượng của dây an toàn và thang dây trước khi sử dụng, tránh tình trạng dây bị mục, gây nguy hiểm cho người lao động.

Công ty bảo hộ lao động Ninh Bình cung cấp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực đồ bảo hộ lao động cho người làm việc trên cao. Rất nhiều các mẫu trang thiết bị bảo hộ lao động đang có mặt tại Bảo hộ lao động Ninh Bình, cung cấp và phân phối toàn quốc.

Mọi thông tin yêu cầu hỗ trợ về mua hàng & thanh toán quý khách hàng vui lòng liên hệ:Email: baoholaodongninhbinh@gmail.com Hotline: 0986 649 448

Thẻ: day dai an toan, day dai an toan ninh binh, day dai bao ho ninh binh, Dây lưng đai an toàn lao động, gia day dai an toan

Bèo Hoa Dâu Và Tấm Huân Chương Lao Động

Từ kinh nghiệm nuôi bèo hoa dâu cổ truyền để làm phân bón cho lúa của người dân Thái Bình, GS Lê Văn Liêm đã nghiên cứu và phổ biến rộng rãi kỹ thuật nuôi bèo hoa dâu mới, làm tăng năng xuất lúa. Và cũng nhờ công trình này, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 1961.

GS Lê Văn Liêm, nguyên Cục phó Cục Dâu tằm, sinh ngày 12-4-1921 tại huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Năm 1945, sau khi tốt nghiệp kỹ sư Nông học, trường Đại học Nông lâm Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Hà Nội), ông Lê Văn Liêm công tác tại Bộ Canh Nông và lần lượt giữ các chức vụ như Thanh tra Tằm tang, Trưởng phòng Nha Nông chính, Trưởng phòng Kỹ thuật trồng trọt, Viện Trồng trọt. Năm 1955, Viện Trồng trọt cùng Viện Chăn nuôi sát nhập thành Viện Khảo cứu Nông lâm và ông được phân công l Trưởng phòng Thực nghiệm kỹ thuật trồng trọt. Tại đây, ông Lê Văn Liêm bắt đầu chú ý đến cây bèo hoa dâu và đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm nuôi bèo của nhân dân ở xã La Vân, Búng và Bích Du, tỉnh Thái Bình.

Từ xa xưa bèo hoa dâu được những người nông dân Thái Bình sử dụng làm phân bón đón đòng cho lúa vụ chiêm. Vào cuối thu bèo hoa dâu phát triển nhiều ở góc ruộng, góc ao (gọi đó là bèo dại). Và những người dân ở xã La Vân, Búng và Bích Du, tỉnh Thái Bình có kinh nghiệm lựa chọn những đám bèo hoa dâu tốt để gây giống Bèo giống được bán với giá thành chúng tôi khi cấy lúa chiêm xong thì thả bèo ra ruộng. Bèo phát triển phủ kín ruộng thành một lớp dày, đến khi lúa chiêm làm đòng, gặp trời nóng cuối xuân đầu hè bèo chết lụi hết làm phân bón đón đòng cho lúa chiêm … . Bèo hoa dâu đã trở thành một nguồn kinh tế lớn của Thái Bình những năm đó.

Bên cạnh tìm hiểu về cách nuôi bèo hoa dâu cổ truyền của bà con nông dân Thái Bình, ông Lê Văn Liêm đã đi sâu nghiên cứu kỹ thuật nuôi bèo hoa dâu mới. Ông đã cùng nhân viên kỹ thuật Nguyễn Văn Thám (một người dân ở xã Búng, Thái Bình) chọn xã Tứ Minh, Hải Dương – nơi chưa có kinh nghiệm dùng bèo dâu làm phân bón lúa, để nuôi thử nghiệm. Ông và đồng nghiệp đã thu thập bèo hoa dâu dại (mọc tự nhiên) ở một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ như xã Tứ Minh (Hải Dương), xã Trần Phú (Bắc Giang), xã Hòa Nghĩa (Hải Phòng), xã Quỳnh Hậu (Nghệ An), xã Đông Tiến (Thanh Hóa)… rồi tiến hành nuôi so sánh giống. Qua quá trình tìm hiểu, ông nhận thấy rằng không phải chỉ có bèo ở xã La Vân, Búng và Bích Du, tỉnh Thái Bình mới là bèo tốt mà ở tất cả các địa phương đều có thể tìm được giống bèo tốt. Với các giống có chất lượng tốt, ông và đồng nghiệp đã hướng dẫn nhân dân ở xã Tứ Minh thả vào các ruộng lúa chiêm. Kết quả là bèo phát triển tốt, làm nguồn phân bón tại chỗ và đem lại năng suất lúa thu được cao hơn hẳn so với trước đó, dân làng rất phấn khởi vì đã học được kinh nghiệm nuôi và sử dụng bèo hoa dâu của Thái Bình.

Qua quá trình nuôi thử nghiệm bèo hoa dâu, ông Lê Văn Liêm đi sâu nghiên cứu để có thể nuôi trồng bèo hoa dâu quanh năm, chứ không phải chỉ vào vụ lúa chiêm như trước. Đây là kỹ thuật nuôi bèo hoa dâu mới mà trước đây người Thái Bình chưa thực hiện được. Vấn đề này được ông tập trung tìm hiểu trong những năm 1957-1959, khi đang lTrưởng phòng Lúa màu, Viện Khảo cứu Trồng trọt, Hà Nội. Qua theo dõi, ông biết được bèo hoa dâu phát triển rất tốt khi được bón phân lân và kali, còn khi bón đạm thì có thể làm bèo chết lụi nếu gặp thời tiết nắng nóng. Bên cạnh đó bèo thường bị sâu, bọ phá hoại nên phải dùng thuốc trừ sâu. Vào mùa hè, bèo rất khó nuôi, thường chết lụi khi gặp thời tiết nắng, nóng và điều này thường làm năng xuất bèo hoa dâu hàng năm bị giảm

Tìm hiểu về đặc tính sinh lý của giống bèo, ông Lê Văn Liêm thấy bèo chịu nhiều ảnh hưởng của ngoại cảnh. Nếu biết vận dụng các yếu tố ngoại cảnh đó để tác động vào quá trình phát triển của bèo, làm bèo có thể thích nghi và phát huy triệt để tác dụng của ngoại cảnh đó thì bèo vẫn phát triển tốt. Tổng hợp tất cả những điều kiện trên, ông đã san mỏng bèo trong quá trình nuôi thay vì để bèo dày và cho kết quả thành công. Như vậy khác với kinh nghiệm cổ truyền, chúng tôi có khả năng nuôi và sản xuất bèo hoa dâu trong cả mùa hè, tức là nuôi bèo hoa dâu quanh năm. Một hecta thả bèo hoa dâu nuôi quanh năm có khả năng cho năng xuất 300-400 tấn bèo/năm

Sách “Bèo hoa dâu”, xuất bản năm 1962

Kết quả trên khiến những người nông dân phấn khởi, thúc đẩy phong trào nuôi bèo hoa dâu làm phân bón phát triển rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc. Cũng trong thời gian này, ông Lê Văn Liêm đã tiến hành nghiên cứu, so sánh các giống bèo và lựa chọn ra được giống bèo xanh có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh và chịu nóng rất tốt. Qua các tài liệu về thực vật của nước ngoài tham khảo được, ông xác định được cây bèo hoa dâu có thể sống cộng sinh với tảo lam và vi sinh vật cố định…ở lá và rễ bèo. Chính vì thế bèo hoa dâu không chỉ dùng để bón lúa chiêm mà còn dùng để bón lúa mùa, các cây hoa màu và làm thức ăn cho gia súc.

Và cũng từ đây một cuộc đấu tranh tư tưởng giữa cái cũ và cái mới cũng bắt đầu. Một số người không tin vào giống bèo xanh có thể nuôi trồng quanh năm và cho rằng giống bèo xanh nuôi nhiều năm sẽ không tốt. Tại Hội nghị về Bèo hoa dâu toàn miền Bắc tổ chức tại huyện Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình, ông Lê Văn Liêm đã chứng minh được rằng giống bèo xanh phát triển rất khỏe mạnh, trong khi đó giống bèo của xã La Vân bị đỏ và phát triển kém hơn và được mọi người công nhận. Năm 1957, ông đã báo cáo những kinh nghiệm dùng bèo hoa dâu làm phân bón tại hội nghị về phân bón tổ chức ở Mátxcơva, Liên Xô.

Từ năm 1959-1960, Bộ Nông nghiệp đã huy động số lượng lớn giáo viên và sinh viên ngành Trồng trọt, Học viện Nông lâm về các tỉnh hướng dẫn kỹ thuật nuôi bèo hoa dâu quanh năm. Tài liệu khoa học kỹ thuật về bèo hoa dâu cũng được các nhà nghiên cứu yêu cầu cung cấp. Với mong muốn phổ biến những kiến thức đã nghiên cứu và được áp dụng trong thực tế để bà con nông dân tham khảo, ông Lê Văn Liêm đã biên soạn những cuốn sách: Kỹ thuật sản xuất bèo hoa dâu quanh năm, xuất bản năm 1961; Bèo hoa dâu, xuất bản năm 1962và tái bản năm 1963.

Với thành tích đạt được trong công tác nghiên cứu và áp dụng phổ biến kỹ thuật nuôi trồng bèo hoa dâu quanh năm, năm 1961, ông Lê Văn Liêm được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Nhận Biết, Trồng Và Chăm Sóc Lan Cù Lao Minh

Ngày:10/12/2020 lúc 13:25PM

Danh pháp khoa học của lan Cù lao minh là Christensonia Vietnamica, nhiều người còn gọi lan Cù lao minh là Uyên ương hay Bạch môi.

Và cái tên lan Cù lao minh được đặt theo biệt danh của ông Nguyễn Văn Để, người mang lan Cù lao minh đi triển lãm.

Lan Cù lao minh được phát hiện và phân bố rộng ở vùng Núi Chúa, Ninh Thuận, Phan Rang, Gia Lai và Phú Yên.

Trong tự nhiên, lan Cù lao minh sinh sống và phát triển ở những cánh rừng khô và thấp, những cánh rừng này có độ cao dưới 700m so với mực nước biển hay những vùng rừng tương tự thảo nguyên.

Hiện nay, lan Cù lao minh đã được Thái Lan mua giống về trồng và nuôi cấy mô, cho ra lan Cù lao minh Thái với mặt bông có phần hơi khác, thân lá đẹp và sai hoa hơn.

Lan Cù lao minh là loài phong lan đơn thân, có kích thước nhỏ bé, thân tròn nhỏ cao khoảng 20cm – 30cm. Khi thân cao khoảng 15cm thì cây đã có thể cho hoa.

Những nụ hoa Cù lao minh có hình thù đặc trưng, nụ màu xanh và cánh môi thìa kéo dài về phía sau như phễu đáy.

Hương thơm của Cù lao minh bạn có thể cảm nhận rõ nhất lúc 12h – 13h, một hương thơm nhẹ nhàng, thanh khiết như chính màu hoa của nó vậy.

Tuy nhiên, lan Cù lao minh chịu ánh sáng khá yếu, không chịu được ánh nắng trực tiếp nên bạn cần che lưới cho giàn lan và treo thấp gần mặt đất, hoặc bạn cũng có thể treo dưới bóng của những cây lớn.

Bạn có thể trồng lan Cù lao minh vào chậu, hay ghép trên gỗ, lũa, dớn bảng đều được.

Cù lao minh trồng chậu gỗ có thể không cần giá thể, tuy nhiên điều kiện vườn bạn phải đủ ẩm hoặc những khu vườn bên dưới có bể nước làm mát.

Nếu vườn bạn không đáp ứng được độ ẩm, bạn có thể trồng lan Cù lao minh bằng chậu đất nung với giá thể là dớn vụn, vỏ thông kích thước nhỏ cở đầu ngón tay. Bề mặt chậu bạn có thể rải một lớp rêu rừng để giữ ẩm cho cây.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ghép vào khúc gỗ lũa nhỏ rồi đặt vào lòng chậu gỗ hay chậu đất nung cũng rất đẹp và sáng tạo.

b. Trồng lan Cù lao minh bằng cách ghép gỗ, lũa

Bạn có thể ghép cù lao minh vào gỗ, lũa tùy thích rồi treo lên giàn. Cách ghép cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần đặt cây lên gỗ, lũa và dùng súng bắn ghim cố định cây vào bề mặt. Cuối cùng bạn phủ một lớp rêu rừng lên phần rễ để giữ ẩm cho cây.

Khi ghép bạn cần cố định các thân Cù lao minh chắc chắn. Cây chịu ánh sáng yếu, nên trồng dưới một lớp lưới, treo gần mặt đất hơn để có bộ rễ nhiều và tốt.

Vì lan Cù lao minh là lan đơn thân không có mùa nghỉ rõ rệt, lại không rụng lá vào mùa thu đông nên khi chăm sóc lan Cù lao minh bạn cần chú ý một số đặc điểm sau.

Vào mùa hè, khoảng tháng 4 đến hết tháng 9 dương lịch, cần giữ môi trường ẩm đều liên tục để cây khỏe, phát triển mạnh.

Bạn chỉ cần tưới đủ nước để tránh gây úng, tùy thời tiết khí hậu mà bạn điều chỉnh số lần tưới và lượng nước tưới cho phù hợp.

Vào mùa thu đông, khoảng tháng 10 đến hết tháng 3 dương lịch, lúc trời chuyển lạnh và hanh khô, bạn hạn chế số lần tưới nước lại, khoảng 3 ngày/ lần, nhưng tránh để cây khô hạn rụng lá.

Ở miền Nam Trung Bộ và Miền nam có nhiệt độ quanh năm ấm áp, trung bình khoảng 25 – 30 độ C.

Khoảng tháng 5 đến tháng 11 dương lịch là mùa mưa, vào những ngày mưa thì không cần tưới. Nhưng nếu có mái che, không ướt mưa thì vẫn nên tưới nước.

Từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch là mùa khô, nhiệt độ khá cao, nắng nóng gay gắt, thì bạn tưới hàng ngày 1 – 2 lần để giúp mát vườn, dịu cây.

Để lan Cù lao minh sinh trưởng phát triển tốt và ra hoa đều đặn, bạn cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho cây. Bạn có thể sử dụng các loại phân tan chậm như phân Rynan, phân chì Nhật Bản hoặc các loại phân bón hữu cơ như phân trùn quế viên , , phân cá viên …

Bên cạnh đó, ở giai đoạn cây con đang phát triển, để cây sinh trưởng, phát triển tốt thân, lá cần chú ý bổ sung phân có hàm lượng đạm cao như

Khi cây đã trưởng thành, bước vào thời gian cây tập trung tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa thì lúc này bạn nên điều chỉnh lại hàm lượng phân bón.

Chủ yếu bổ sung các loại phân bón có hàm lượng lân và kali cao hơn như để hoa được to, đẹp, bền màu, chống rụng hoa, hoa lâu tàn.

Việc bổ sung phân bón cần được thực hiện định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần cho đến khi cây ra hoa thì ngưng bón phân.

Đến khi hoa tàn thì cắt ngồng đi, phun 1ml + 1ml + 1ml Super Roots Vitamin B1 pha với 1 lít nước sạch rồi phun ướt đều cây và giá thể. Mỗi tuần phun một lần giúp cây bung nhánh rễ, tạo mầm, nuôi dưỡng cây xanh tốt.

– chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.