Hiệu Quả Trồng Hoa Lan / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Trồng Hoa Lan Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả

Cách trồng hoa lan tại nhà không khó

Xin chào các bạn, nếu bạn cũng như tôi và “bị” cuốn hút bởi sự đa dạng và vẻ đẹp của hoa lan thì chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về cách trồng hoa lan tại nhà được tốt hơn.

Hiện nay trên Farmvina đã có gần 100 bài viết về hoa lan các loại, khối lượng kiến thức đồ sộ này sẽ giúp bất kì ai đam mê có thể trồng hoa lan thành công.

Tuy vậy, tôi nhận thấy rằng cuộc sống bận rộn có thể ngăn bạn tìm tòi hết những bài viết này, nên tôi sẽ tóm gọn cách trồng hoa lan tại nhà trong 1 bài viết, hòng giúp các bạn trồng được những chậu hoa lan đẹp:

Tìm hiểu về lịch sử hoa lan: Không gì thú vị hơn là mình nuôi trồng loại cây hoa cảnh mà có thể rôm rả với bạn bè sự am tường của mình về loài cây hoa đó.

Đặc tính sinh học của cây hoa lan: Bài viết vỡ lòng về kết cấu của một cây hoa lan bạn nên biết

Yếu tố ÁNH SÁNG ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa lan thế nào?: Với ánh sáng không phù hợp với loại hoa lan bạn trồng, cây của bạn sẽ khó phát triển tốt.

Yếu tố NHIỆT ĐỘ ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa lan ra sao?: Nhiều khi bạn tự hỏi tại sao cây lan của tôi lại không ra hoa, có thể câu trả lời nằm ở vấn đề nhiệt độ, khí hậu nơi bạn trồng.

Độ ẩm và sự thông thoáng đóng vai trò thế nào cho sự phát triển của hoa lan?: Tại sao vào trời nắng nóng, người trồng lan kinh nghiệm chỉ tưới sàn, đất trồng bên dưới giò lan mà không tưới trực tiếp. Hi vọng bạn có được câu trả lời.

Các giai đoạn phát triển của cây hoa lan

Kỹ thuật trồng lan con

Kỹ thuật trồng lan lớn

Hướng dẫn cách nhìn bệnh trên lá lan

Vì sao cây lan của bạn không ra hoa? – điều trăn trở nhất với mọi người trồng hoa lan

Cách tưới phân cho cây hoa lan thế nào thì hiệu quả

Bí quyết sử dụng phân vô cơ trồng lan

Các loại phân hữu cơ trồng lan

Cây lan cần dinh dưỡng gì để khoẻ đep

Những điều chúng ta nên biết về rễ lan

“Luyện” xong 15 bài viết trên là bạn có thể tự tin về cách trồng hoa lan tại nhà khoẻ đẹp, sai bông. Với từng loại hoa lan khác nhau thì cách chăm sóc cũng có phần khác nhau, để tìm hiểu riêng từng loại thì các bạn có thể xem chi tiết cách trồng hoa lan tại nhà dưới đây.

Cách trồng cách loại hoa phong lan

Chúc các đồng hữu trồng lan thành công và có nhiều giò hoa lan đẹp đón Xuân. Xin hãy chia sẻ kinh nghiệm trồng lan của bạn bên dưới để chúng ta cùng học hỏi.

Originally posted 2017-02-12 12:29:16.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Kiếm Hiệu Quả

Hiện nay, Hoa lan Kiếm là một trong những loài lan được ưa chuộng nhất. Giá thể có thể là đất, cũng có thể là giá thể nhân tạo. Gọi là địa lan kiếm (cymbidium) để phân biệt với các loài lan khác.

1.Những hiểu biết về lan Kiếm:

Lan kiếm có 2 giống chủ yếu:

– Địa lan kiếm Nam Á: được tuyển chọn và thuần dưỡng lâu đời ở nước ta, nhất là ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Sơn Tây… gọi là địa lan kiếm truyền thống.

– Địa lan Bắc Á: mới được nghiên cứu ở VN những năm gần đây, được thị trường ưa chuộng vì lá to, hoa có màu sặc sỡ. Chúng sinh trưởng thích hợp với vùng có nhiệt độ thấp, mát mẻ quanh năm như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt,…

Tiêu chí để tuyển chọn địa lan Kiếm:

– Có hương thơm đặc biệt

– Có màu sắc hoa thanh nhã

– Có hình dáng cân đối giữa lá và hoa

– Mùa ra hoa theo yêu cầu, thường là dịp tết Nguyên Đán

Các loài địa lan kiếm thường nở hoa vào dịp tết Nguyên Đán gồm:

– Mặc lan: Đại mặc, mặc biên, màu hoa nâu đậm

– Thanh lan: màu hoa xanh ngọc

– Hoàng lang: Hoàng vũ, Đại hoàng, màu hoa vàng nhạt

Mùa hè có lan Bạch ngọc, Tố tâm, Phan Trí; cuối thu đầu đông có lan Trần mộng (có nơi gọi là Tần mộng).

Có người coi trồng địa lan là rất khó nên ngại chơi, nhưng khi đã nắm vững kĩ thuật, nhất là ngày nay, có nhiều loại giá thể, chất bón và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả thị việc trồng địa lan kiếm không khó.

Chọn giống:

Giống phải phù hợp với môi trường ta định trồng và nơi thiết lập vườn lan, ví dụ ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ thì không thể trồng địa lan Bắc Á.

– Cây lan khỏe mạnh, lá xanh tốt, cứng cáp, không có dấu vết bệnh tật như có đốm đen, đầu lá héo, lá vàng,…

– Nơi cung cấp giống phải có uy tín và chất lượng.

-Phải nắm vững kĩ thuật, phải được học tập kiến thức và thực hành thành thạo. Cần có sách vở, tài liệu để tra cứu khi cần.

Phải có môi trường phù hợp.

Ánh sáng:

Vừa giúp cây lan sinh trưởng và phát triển. Ánh sáng cũng quyết định đến chế độ ra hoa của cây lan, bao gồm 2 yêu cầu:

– Thời gian chiếu sáng: thời gian chiếu sáng tối thiểu trong ngày và tổng thời gian chiếu sáng trong năm. Trung bình 1 ngày cần 5-8 giờ.

– Cường độ chiếu sáng: nói chung các loại lan đều ưa sống dưới ánh sáng tán xạ như dưới các bóng cây. Ánh sáng tốt nhất là vào buổi sáng, ta có thể cho ánh sáng chiếu trực tiếp. Khi mặt trời lên cao, ánh sáng gay gắt thì phải để lan ở trong giàn che bằng lưới, đảm bảo ánh sáng là 60-70%. Mỗi lớp lưới giảm được khoảng 30% ánh sáng. Nếu có dụng cụ đo ánh sáng để điều chỉnh thì chính xác hơn.

Quan sát lá cho ta biết ánh sáng đủ, thừa hay thiếu:

– Ánh sáng đủ hợp lí: cây lan có màu xanh hơi ngả vàng. Mặt lá sáng bóng, thân và lá cây cứng cáp.

– Ánh sáng thừa: lá có màu vàng hơi đậm, đầu lá bị khô.

– Ánh sáng thiếu: lá màu xanh đậm, mặt lá kém bóng, lá sẽ to ra và mỏng đi.

Nhiệt độ giúp cho hệ thống của cây lan hoạt động như: hệ thống quang hợp, hệ thống hô hấp, hệ thống dẫn truyền dinh dưỡng, hệ thống ra hoa,… Nếu nhiệt độ tăng thì các hệ thống sẽ hoạt động và ngược lại. Tuy nhiên việc tăng hay giảm nhiệt độ để điều khiển cây lan phát triển cũng có giới hạn. Địa lan kiếm ưa nhiệt độ mát mẻ.

Nhiệt độ lí tưởng để cây lan phát triển là 20-30 độ C.

Nhiệt độ tối thiểu và tối đa cây lan chịu được: 15-35 độ C.

Thời kì lan ra hoa phải có nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm là 10 độ C, nhiệt độ tối ưu: ban đêm từ 7-10 độ C, ban ngày từ 18-22 độ C.

Chế độ tưới nước và độ ẩm:

Nước có vai trò truyền dẫn các chất dinh dưỡng đến các bộ phận của cây lan. Địa lan kiếm ưa ẩm nên cần duy trì độ ẩm thường xuyên cho cây.

Tuy nhiên từng thời kì khác nhau có thể yêu cầu về độ ẩm khác nhau:

– Cần nhiều nước trong giai đoạn cây đang đẻ con, cây con đang phát triển, sau thời kì ra hoa.

– Giảm lượng nước khi giả hành đã phát triển hoàn chỉnh.

– Cấp nước tối thiểu khi cây chuẩn bị ra hoa.

– Tăng lượng nước khi cây có chồi hoa để cành hoa phát triển.

Tưới lượng nước bao nhiêu còn tùy thuộc vào giá thể bạn sử dụng. Nếu giá thể giữ nước như rong biển thì chỉ cần tưới một lượng ít nước cũng đủ. Trái lại những giá thể giữ ít nước thì cần tưới nhiều hơn. Nguyên tắc chung là rễ lan luôn luôn ẩm nhưng không được ướt sũng. Nếu giá thể ướt sũng thì nhiều mầm bệnh dễ phát triển, rễ lan dễ bị thối.

Chế độ giữ ẩm cho lan tốt nhất là phun sương mù, 2 giờ phun 1 đợt.

Nếu có thể đặt chậu hoa lan kiếm trên 1 khay nước, đáy chậu cách mặt nước 3-4cm, để lan hút hơi nước.

Không khí:

Nơi để lan cần có thông gió tốt, không khí trong lành, không bị ô nhiễm.

Không khí lưu thông giúp cho nước trong lá lan bốc hơi nhanh, sẽ tăng cường sức hút dinh dưỡng của rễ cho lan.

Phân Bón:

Chất dinh dưỡng cho lan chủ yếu là N-P-K và những chất vi lượng (Mangan, magne, brom, lưu huỳnh, sắt, đồng, kẽm,… một số vitamin nhóm B).

Đối với địa lan kiếm hạn chế bón phân hữu cơ vì có nhiều mầm bệnh, phân vô cơ dễ sử dụng hơn.

– Thời kì cây đang phát triển: phân N-P-K là 30-10-10

– Cây trưởng thành: N-P-K là 20-20-20

– Thúc đẩy cây ra hoa: N-P-K là 15-30-15

– Chu kì bón từ 5 đến 10 ngày một lần. Nồng độ tùy theo hướng dẫn trên bao bì nhưng kinh nghiệm nên dùng từ 50-70% theo hướng dẫn là an toàn hơn.

– Thời gian bón tốt nhất là vào buổi sáng, ánh nắng yếu, không bón khi trời mưa.

Đồng Nai: 3 Mô Hình Trồng Hoa Lan Hiệu Quả Cao

Tuy mới vào nghề trồng hoa lan vài năm nay, nhưng với đức tính cần cù, luôn chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ sách báo và các nhà vườn trồng hoa lan ở Thành phố Hồ Chí Minh, nên anh đã nhanh chóng trở thành ông chủ vườn lan với thành công trong việc trồng lan cắt cành, đặc biệt là việc ươm thành công các giống lan để chủ động nguồn giống. Với hơn một sào vườn, được anh đầu tư trồng trên 18000 cây lan Dendrobium với nhiều màu sắc, trong đó có màu chủ đạo là hồng phấn và trắng. Anh cho biết: trồng lan cắt cành, bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi thì mới cho nhiều hoa, mỗi cây cho từ 6 đến 8 cành/năm. Nếu chăm sóc tốt lan có thể cho bông trong khoảng 3 năm, sau khi trừ chi phí và công chăm sóc, anh còn lãi trên 50 triệu đồng/năm. Ý nguyện của anh Tuấn Anh không chỉ là trồng lan cắt cành mà còn là ươm và cung cấp các giống lan, như giống lan Mokara, Dendrobium, vì nhu cầu thị trường ngày càng đòi hỏi cây cảnh phải đẹp và có những nét độc đáo riêng.

Hiện, mô hình trồng lan đang được nhân rộng, vì rất thích hợp cho những hộ ít đất đai và đầu ra của loại hoa này rất ổn định, cho thu nhập tương đối cao. Đa số người trồng lan hiện nay phải nhập giống từ Thái Lan, nên chi phí cho mua giống khá cao, nhưng anh Tuấn Anh là một trong những người đầu tiên của Đồng Nai ươm thành công các giống lan nội địa. Trong vườn lan của anh hiện có gần 20.000 cây giống lan được ươm phát triển khá tốt, không thua kém gì lan giống nhập từ Thái Lan. Anh Tuấn Anh còn cho hay: để ươm được lan giống, khâu chuẩn bị nguyên liệu xơ dừa phải thật kỹ và được khử trùng cẩn thận. Thời gian ươm giống lan phải mất từ 4 đến 5 tháng. Sắp tới anh Tuấn Anh sẽ mở rộng vườn lan của mình trên 1 ha để đáp ứng cho người trồng và chơi hoa.

Ngoài anh Trịnh Tuấn Anh ra, hiện còn có anh Nguyễn Hữu Long, ở ấp Lộc Hòa, xã Tây Hòa cũng ở huyện Trảng Bom và anh Nguyễn Văn Long, ở xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch ( Đồng Nai) cũng đang phát tài từ nghề trồng hoa lan. Đối với anh Nguyễn Hữu Long đã thành công với mô hình trồng và kinh doanh các loại hoa lan với mức thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ năm trên diện tích vườn 1.300 m2. Để làm được nhà lưới rộng 1.300 m2, anh Nguyễn Hữu Long phải đi vay vốn để sang Thái Lan tìm mua các giống hoa lan quý về trồng, trong đó có khoảng 28000 cây lan Dendrobium đủ loại màu sắc. Theo anh Long, giá trị của một cây lan giống, khi nhập từ Thái Lan về được trồng trong chậu và than bỏ gốc thì tốn kém khoảng 9000 đồng/chậu, nếu chăm sóc tốt khoảng 10 tháng sau, cây sẽ ra hoa và có thể bán với giá từ 25000 đến 30.000 đồng/ chậu. Như vậy, mỗi chậu lan, sau khi trừ chi phí về giống, phân bón, công chăm sóc, người trồng còn lãi khoảng 10.000 đồng/cây trở lên. Với diện tích trồng vườn lan 1.300 m2, anh Long đã thu lãi gần 300 triệu đồng/ năm.

Trường hợp anh Nguyễn Văn Long, ở xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) quyết định chuyển sang nghề trồng hoa lan, sau khi đi học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc và tham khảo các vườn lan ở trong và ngoài tỉnh, nhất là các chủ vườn lan ở Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời bỏ ra hơn 1 tỷ đồng đầu tư cho việc trồng lan. Vườn lan nhà anh Nguyễn Văn Long có 3.500 m2, được thiết kế hiện đại, gồm nhà có mái che, hệ thống phun tưới nước với loại lan duy nhất là giống Mokara được trồng thẳng xuống đất. Giống lan Mokara hiện rất khan hiếm trên thị trường và hoa loại này hiện đang được khách hàng ưa chuộng, nên anh đã tìm tòi mua giống và nhân giống lan tại vườn với giá một cây giống loại nhỏ khoảng 40.000 đồng và cây lớn từ 80.000 đến 90.000 đồng/ cây. Vườn lan nhà anh Nguyễn Văn Long hiện có khoảng 7.000 gốc, được chia làm nhiều loại khác nhau. Anh Nguyễn Văn Long còn cho biết: đối với loài hoa lan vương giả, ngoài việc chọn giống thì khâu quan trọng nhất là việc chăm sóc, chỉ cần sơ suất nhỏ là cây chỉ tốt lá mà không ra bông.

Hiện 3 mô hình trồng hoa lan hiệu quả cao nói trên đang được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai chọn để nhân rộng ra đối với những hộ gia đình có vốn lớn, nhưng ít đất sản xuất nhằm phát huy hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp./.

Hoa Lan Rừng – Hướng Dẫn Chăm Sóc Hoa Lan Rừng Hiệu Quả

THÔNG TIN CHI TIẾT

Nguồn gốc của hoa lan rừng

Hoa lan rừng, hay còn được gọi là hoa Phong Lan. Đây là loại hoa được xem là “nữ hoàng” của các loài hoa bởi Phong Lan toát lên một nét đẹp tự nhiên kết hợp sự sự sang trọng khó tả.

Hoa lan rừng có tên khoa học là Orchidaceae, loài hoa này được phân bố phổ biến ở rất nhiều nơi, hầu hết ở mọi môi trường, trừ sa mạc và sông băng. Cụ thể, Phong Lan thường phân bố từ 68 độ vĩ bắc đến 56 độ vĩ nam, tập trung nhiều ở các khu vực nhiệt đới gồm: Châu Á, Trung Mỹ và Nam Mỹ.

Lan rừng là một loài hoa có rất nhiều chi. Theo đó, mỗi khu vực sẽ phân bố những chi khác nhau, các bạn có thể tham khảo quá sự phân bố Phong Lan theo khu vực như sau:

Vùng Nhiệt đới châu Mỹ: 250 – 270 chi.

Vùng Nhiệt đới châu Á: 260 – 300 chi.

Vùng Nhiệt đới châu Phi: 230 – 270 chi.

Vùng Châu Đại Dương: 50 – 70 chi.

Vùng Châu Âu và ôn đới châu Á: 40 – 60 chi.

Vùng Bắc Mỹ: 20 – 25 chi.

Đặc điểm của hoa lan rừng

Đặc điểm hình thái của hoa lan rừng

Khi trồng lan rừng ở đất, hoa Phong Lan sẽ thường có củ giả, rễ lớn và xum xuê hoặc có thể có chân rễ bò dài hay ngắn. Rễ của cây hoa này có dạng búi nhỏ với những vòi hút ngắn, dày đặc giữ vao trò lấy chất dinh dưỡng từ những đám xác thực vật thông qua hoạt động của nấm để giúp hoa phát triển. Thân của Phong Lan thường có hai loại: đa thân và đơn thân. Thân Phong Lan thường có nhiều đoạn phình lớn để dự trữ nước và các chất dinh dưỡng nuôi cây. Hệ thống lá của Phong Lan có đặc điểm mềm mại, duyên dáng và hấp dẫn. Lá cố thể mọc đơn đọc hoặc mọc dày không theo quy tắc. Hình dạng lá có nhiều loại khác nhau như loại lá mọng nước, lá dài hình kim, lá hình trụ, lá tiết diện tròn hay lá có rãnh, hình phiến mỏng, màu sắc đậm nhạt tùy loại. Hoa Phong Lan thường có 6 cánh hoa, trong đó 3 cánh ngoài cùng là 3 cánh đài, thường có màu sắc và kích thước giống nhau. Màu sắc hoa Phong Lan cũng vô cùng đa dạng, bắt mắt.

Đặc điểm sinh trưởng của hoa lan rừng

Lan là họ sống bám (bì sinh) nhờ vào thân cây khác, thường treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác. Lan phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ lý tưởng, không khí mát mẻ giúp cây phát triển tươi tốt, ra hoa sớm. Nếu nắng gắt quá lá của Phong Lan sẽ bị cháy nắng, khô dần rồi chết đi.

Những loại lan rừng phổ biến nhất

Phong Lan là một loài hoa có rất nhiều loại. Mời bạn tham khảo qua một số loại hoa lan rừng phổ biến nhất hiện nay:

Lan Căn Diệp

Hạc Vỹ Thiên Cung Đài Loan (Đại Ý Thảo Đài Loan)

Giả hạc trắng Đài Loan (

Den. Anosmum var alba

)

Lan Giả hạc 

Hoàng thảo chuỗi ngọc (Dendrobium findlayanum)

Hoàng thảo lông trắng (Dendrobium Senile)

Hoàng thảo nghệ tâm

Hoa lan thủy tiên cam

Hoa lan Thủy tiên dẹt (Dendrobium sulcatum)

Thủy tiên mỡ gà

Lan Phi Điệp tím

Mỹ dung dạ hương (

Vanda denisoniana Bens et Rchb. f.

)

Lợi ích của lan rừng

Hoa lan được chú ý nhiều bởi sự sang trọng mà nó mang lại và nó thể hiện cho những người cao quý, giàu sang.Loài hoa này được xem như một món quà tinh thần to lớn, thường được làm quà tặng vào dịp khai trương, trang trí nhà cửa, văn phòng làm việc, tiệc cưới sang trọng… Hoa phong lan còn được con người sử dụng như một phương thuốc chữa bệnh, tăng cường sức mạnh cho họ. Ngoài ra, hoa lan rừng còn được tận dụng để chế tinh dầu nước hoa, các loại mỹ phẩm làm đẹp thiên nhiên.

Cách trồng và chăm sóc lan rừng

Cách trồng hoa lan rừng

Thiết kế vườn

Thiết kế khung giàn lan làm bằng sắt chắc chắn, đảm bảo bền, chống gió bão. Khi chọn chậu để trồng Phong Lan, nên chọn cùng kích thước. Khi chọn giống Lan, nên chọn cùng giống, cùng độ tuổi và biết cách bố trí các chậu lan theo từng khu vực để dễ chăm sóc và nuôi dưỡng chúng.

Nước tưới Phong Lan hàng ngày phải là phải sạch, nên có rãnh nước dưới dàn lan để tạo khí hậu mát cho vườn lan. Điều này sẽ giúp Lan phát triển tốt hơn và ít bị sâu bệnh. Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần chú ý thiết kế mái che để tránh nóng cho lan, nhấtt là vào buổi chiều.

Chọn giống

Loài thích hợp để trồng số lượng lớn là Oncidium, Vanda, Dendrobium, Phalaenopsis, , Cattleya… đây đều là những loài Phong Lan ra hoa khoẻ, màu sắc rất đẹp và sống bền, hấp thụ dinh dưỡng tốt và sẽ cho thu hoạch liên tục, có lợi cho những bạn trồng để kinh doanh. Nếu trồng Phong Lan để chơi, giải trí, bạn nên trồng Phong Lan loại Dendrobium, hoặc Lan Vũ nữ, Lan Hồ điệp, đây là những loài Phong Lan rất dễ chăm sóc và ra hoa, không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật chăm sóc phức tạp như những loại Lan khác.

Nhân giống

Có thể nhân giống Phong Lan bằng cách nuôi cấy mô hoặc tách mầm cây hoa. Điều kiện môi trường nuôi cấy mô phong lan với nhiệt độ 23 – 27°C, cường độ ánh sáng thích hợp, pH từ 5-5,7. Cần phải khử trùng mô bằng Starner 20 WP rồi cấy bằng Clorox. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung đầy đủ các laoij chất điều hòa sinh trưởng để mần được chiết phát triển tốt và không chết.

Kỹ thuật chuyển chậu

Khi mô đạt khoảng 5cm sau khi cấy, hãy chuyển lan ra ngoài rồi tiến hành rửa sạch. Kê mô lan trên miếng lưới hoặc chiếc rổ để giữ mát cho cây con. Đưa mô lan trồng chung trên giàn, sau khi trồng được 7 – 8 tháng thì nên chuyển lan sang các chậu nhỏ để lan có không gian rộng hơn để phát triển. Khoảng 6 tháng tiếp thì đã có thể chuyển Phong Lan sang chậu lớn.

Lưu ý mỗi lần chuyển chậu thì phải chờ sau 10 ngày mới bón phân.

Cách chăm sóc lan rừng

Các yếu tố quan trọng nhất đối cần chú ý khi chăm sóc hoa lan rừng là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.

Điều kiện chiếu sáng: Nếu trồng trên cao thì hãy trồng theo hướng Bắc – Nam để cây nhận được ánh sáng phân bố đầy đủ nhất.

Bón phân:  Để lan phát triển bình thường và mau ra hoa thì cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết

Tưới nước: Chỉ tưới nước đủ ẩm vào thời điểm sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Nếu lan dính nước mưa thì nên dùng nước sạch tưới lại cho lan sau lúc đó.

Phòng trừ sâu bệnh: Nếu hoa phong lan không may bị các loại sâu hại thân lá có thể dùng các thuốc chứa hoạt chất Fenitrothion, hoạt chất Cartap như Patox 95SP hay Trichlorfon như Ofatox 400EC hoặc Actara 25WG để phun trừ bệnh cho phong lan.

Hoa lan rừng – Hướng dẫn chăm sóc hoa lan rừng hiệu quả

2

(40%)

2

vote[s]

(40%)vote[s]