Địa Lan Bạch Ngọc Kiếm / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Điạ Lan Kiếm Bạch Ngọc Và Địa Lan Kiếm Tứ Thời

Hai loài địa lan Kiếm dân dã này rất được ưa chuộng vì chúng có 3 tính chất đáng quý sau: vẻ đẹp thanh nhã, hương thơm dịu dàng và khá dễ nuôi trồng. Lan Bạch ngọc có hai loài giống nhau, chỉ khác nhau chút chút về độ lớn của đám lá, của số bông hoa, nên người ta thường gọi chúng với các tên rất trìu mến: Bạch ngọc Đại kiều và Bạch ngọc Tiểu kiều.

Điạ Lan Kiếm Bạch Ngọc Và Địa Lan Kiếm Tứ Thời

Lá của loài lan này rất hẹp bản từ 0.5cm đến 1cm, dài chừng 20cm đến 40cm, lá mỏng mềm nên thường uốn cong. Mép lá có gợn răng cưa, màu sắc lục biếc. Mỗi giò hoa Tiểu kiều có chừng 3-5 bông hoa, còn Đại kiều có tới 6-7 bông hoa. Hoa mầu trắng muốt, thường nở vào mùa thu. Hương thơm Bạch ngọc rất quyến rũ. Ai đã ngồi thưởng thức hoa lan Bạch ngọc, khó mà đứng dậy, rời xa chậu hoa ra được.

Cố nhà văn Nguyễn Tuân đã viết trong truyện ngắn “Hương Cuội” (Trong tập Vang bóng một thời)

“Tôi tự biết không chăm được lan Bạch ngọc. Công phu lắm ông ạ. Gió mạnh là gẫy, nắng già một chút là héo, mưa nặng hột là nẫu cành. Bạch ngọc thì đẹp lắm, nhưng giống nhẹ nhàng ấy yểu lắm. Chăm như chăm con mọn. Chiều chuộng quá, như con cầu tự, lầm lỡ một chút là chúng đi ngay. Những quí vật ấy không chịu ở lâu bền với người ta…”

Hiện nay lan Bạch ngọc đã dễ nuôi trồng vì trình độ khoa học tiến bộ của người nuôi trồng nên giá cả thường rẻ hơn các loài địa lan Kiếm truyền thống khác.

Lan Tứ thời có hoa nở từ cuối hạ tới đầu đông, mỗi năm có tới 2 hoặc 3 đợt hoa, do vậy nên đã mang danh là Tứ thời.

Lá lan to bản hơn Bạch ngọc, từ 0.8cm – 1.5cm, dài chừng 40cm – 50cm, mép lá cũng gợn răng cưa, lá dầy và cứng nên thường thẳng (trực lập), khi lá già mới cong. Nhiều người chơi lan thích kiểu lá thẳng, cho là có cốt cách hiên ngang. Nhưng ngược lại, các hoạ sỹ hàng 1000 năm nay, khi vẽ là lan Kiếm đều vẽ cong cong như lá Bạch ngọc già.

Lá lan, bộ phận quan trọng hợp thành cái đẹp của chậu lan, mặt khác lá lan có suốt cả năm, hoa chỉ có chừng một tháng, do đó người ta nói xem hoa nhất thời, xem lá kinh niên. Ở một số nước Đông Á, chậu lan chỉ cần có đám lá, cũng được chọn là cây cảnh trong các phòng khách sang trọng.

Chùm hoa lan Tứ thời cao chừng 20 – 25 cm có từ 3 đến 5 bông.

Nhìn xa, chúng bị lấp trong các đám lá. Nhưng nếu đến gần, ngắm kỹ từng bông, ta sẽ thấy được sự kỳ diệu của thiên nhiên đã tạo ra một loài hoa đẹp tinh vi đến như vậy.

Hoa lan Tứ thời, khá to. Ba cánh đài và hai cánh hoa mầu lục ngọc thạch, có 7 sọc hồng tía, môi hoa trắng có hai hàng chấm đỏ rực rỡ. Hoa bền từ 10 đến 20 ngày.

Hương thơm của lan Tứ thời cũng rất quyến rũ. Có nhiều người gắn cho hương hoa lan Tứ thời là “hương đãi khách”. Ai mới đến gần chậu lan sẽ được hưởng mùi thơm ngay. Ngồi lâu sẽ giảm dần. Nhưng nếu có làn gió thoảng qua, đưa cháu nhỏ đi qua, con mèo chạy tới, hương thơm lại sực nức lên ngay.

Người xưa thường nhân cách hóa vạn vật xung quanh mình nên có hai trường phái đánh giá lan Tứ thời.

Có trường phái coi lan Tứ thời là hèn kém, vì chùm hoa không vươn cao lên khỏi đám lá (Bất xuất giá). Trong vườn lan của các vị này không bao giờ có chậu lan Tứ thời.

Ngược lại, trường phái coi lan Tứ thời là tượng trưng cho đức khiêm nhường, dấu mình trong đám lá, không cố vươn lên cao để khoe sắc khoe hương, mà vẫn sống trong đám lá (đã nuôi dưỡng bản thân). Đúng như các bậc hiền nhân, có tài, có đức những ưa ẩn mình.

Hai luận điểm cứ trái ngược nhau. Nhưng loài lan Tứ thời cứ tồn tại và ngày càng phát triển, nhất là trong những năm gần đây.

Các vườn địa lan Kiếm truyền thống có đa số là các loài lan hoa nở vào cuối đông, đầu xuân. Chúng có giá trị văn hoá, kinh tế rất cao để đón Tến Nguyên đán. Nhưng trong 11 tháng của cả năm, vườn chỉ có các đám lá lục biếc vậy nếu có mươi chậu Bạch Ngọc hay Tứ thời vườn lan sẽ đẹp hơn và vui mắt hơn nhiều.

Tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) có một loài địa lan Kiếm được gọi là Kiến lan, hay Tứ quý lan (có hoa nở trong cả 4 quý) hay Thu lan (hoa nở chủ yếu vào mùa thu) có tên khoa học là Cymbidium ensifolium. Khi so sánh tất cả các tính chất của lan Tứ thời và lan Tứ quý, Kiến lan đều rất giống nhau. Chúng tôi tạm kết luận loài địa lan Kiếm Tứ thời, Bạch Ngọc thuộc loài lan Cymbidium ensifolium.

Ngoài 2 loài trên còn 3 loài khác nữa, do các biến dị lai hoa tự nhiên mà có trong rừng Việt Nam.

Lan Tố tâm giống hệt lan Bạch ngọc, chỉ khác là môi có các chấm đỏ, nên còn gọi là Bạch ngọc châm hương.

Lan Ngân biên và Kim biên khá hiếm cũng giống lan Bạch ngọc, mép lá ở gần phía đầu có viền mầu ngà trắng hay vàng. Có người chơi lan coi loài lan này là có Diệp nghệ (lá nghệ thuật) theo quan điểm Vạn trung vô nhất (Vạn cái không có một) do đó hiếm sẽ là quý.

Nhưng nhiều người thấy hương thơm của 2 loài hoa này không bằng Bạch ngọc nên không quý lắm.

Vào khoảng thế kỷ thứ 18, Kiến lan (Cym. ensifolium) được đưa sang châu Âu. Sau đó các địa lan Kiếm khác cũng được đưa sang. Đã có 2 sự đánh giá khác nhau về địa lan Kiếm.

Những người chơi lan châu Âu không thích lan Kiếm, vì hoa nhỏ. So với Cát lan, Hồ điệp v.v… Mầu hoa nhạt hoặc xỉn, hương thơm gia vị (Parfum d’epice).

Các nhà thực vật châu Âu lại đánh giá cao lan Kiếm vì chúng có tính chất rất đáng quí sau: cây lan sống khoẻ, chịu đựng tốt ở nhiệt độ khá cao và khá thấp, ít sâu bệnh và dễ lai tạo.

Do đó, chúng ta không lạ gì trên thị trường lan của thế giới và trong nước đã có rất nhiều giống địa lan Kiếm lai, có hoa to, mầu sắc rực rỡ, cành hoa cao, dễ dàng cắt cành, phù hợp với nền thương nghiệp hoa lan cắt cành.

Các loài địa lan Kiếm có hoa nở cuối đông đầu xuân, cần có những đợt gió mùa Đông Bắc vào tháng 10, tạo ra các đêm lạnh dưới 15°C để hình thành các chồi hoa.

Nhưng địa lan Kiếm Tứ thời, Bạch ngọc có hoa nở vào mùa thu nên chúng không cần có đêm lạnh, để hình thành chồi hoa. Chúng có khả năng nở hoa ở miền Nam.

Chúng ta hy vọng hai loài địa lan Kiếm Tứ thời Bạch ngọc có thể nở rực rỡ dưới bầu trời thu xanh của TP.HCM, như đã nở, ngót nghìn năm dưới bầu trời của Thủ đô Hà Nội.

Bạch Câu, Kiếm Tiên Vũ, Ngọc Thạch, Hoàng Phi Hạc, Chuỗi Ngọc, Hương Vani, Ý Ngọc, Vôi 22

Chào mọi người, Hoa lan về ngày 22/02/2017 có:

– Kiếm Tiên Vũ: 01 khóm 3.2kg = 320k và 01 khóm 1.8kg=180k(đã hết) Đang thời điểm trồng tốt lắm, trời ấm, ẩm hơn, ghép xong sớm được ngắm hoa luôn không phải chờ lâu, cây cũng ra thân non luôn

Mọi người liên hệ Vũ Văn Ngọc 0943 184 225 để mua.

Địa chỉ: Số 15, ngách 62, ngõ 20 đường Mỹ Đình, sau bến xe Mỹ Đình – Hà Nội. (Luôn gọi điện trước khi đến để chắc chắn có nhà hoặc còn hàng hay không).

Khách hàng ở xa chuyển khoản theo các Số tài khoản sau, nhận được tiền sẽ chuyển hàng qua xe ô tô khách hoặc chuyển phát nhanh:

VIETCOMBANK STK: 0491000024971 Chi nhánh: Thăng Long Chủ TK: Vũ Văn Ngọc AGRIBANK STK: 3100205406383 Chi nhánh: Từ Liêm Chủ TK: Vũ Văn Ngọc

1. Bạch Câu (Dendrobium crumenatum): Hoàng thảo vóc dáng lớn mọc thành bụi như bụi trúc. Thân trên nhỏ, phía gốc lớn, hoa trắng họng vàng, có mùi thơm. Đặc biệt có thể nở rộ rải rác vài lần trong năm khi thời tiết chuyển mùa. Gọi là lan bạch câu có thể vì nhìn xa hoa của nó như những con chim câu trắng muốt đậu trên cành trúc.

Cây trồng trong điều kiện bình thường, ánh sáng khoảng 70-80%, cây sẽ rất dễ cho hoa và không có mùa hoa cố định, một năm có thể nở vài lần; có thể trồng ngoài ánh sáng trực tiếp nhưng cây rụng lá và vàng trông không đẹp. Thường sau nột cơn mưa bất chợt nào đó phù hợp hoặc thời tiết chuyển mùa, bạch câu sẽ nở đồng loạt rất nhanh chóng.

Ảnh hoa sưu tầm:

Ản cây thực tế:

Hàng rất đẹp

2. Kiếm Tiên Vũ (Cymbidium finlaysonianum Lindl.): là loại địa lan khá to, có giả hành đầy xơ dài. Lá song đính; phiến hẹp dài, to đến 75 x 3 – 4,5cm, đầu có 2 thùy không bằng nhau, có đốt trên bẹ, gân 4-5/bên; cuống dài. Trục phát hoa thòng dài đến 0,9m; hoa to, màu ngà hay vàng ửng đỏ; cọng và noãn sào dài 3cm; phiến dài 2,5 – 3cm; môi trắng có bớt tía, dài 3cm, có 3 thùy; cột dài 18mm. Kiếm Tiên Vũ còn được gọi là Đoản Kiếm Finlayson vì lá của nó dài, dày và cứng, thẳng tựa như thanh kiếm ngắn. Rất dễ trồng và hầu như không cần chăm sóc, chịu nắng nóng rất tốt, ra hoa đều đặn, có thể bỏ vào chậu với chút than củi hoặc trồng không cần giá thể.

Nguồn: Cây Cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ)

Ảnh hoa sưu tầm:

Ảnh cây thực tế:

1 khóm 3.2kg = 320k và 1 khóm 1.8kg=180k

3. Ngọc Thạch 3 màu (Dendrobium crystallinum): Ngọc Thạch có hai dạng: Ngọc Thạch 3 màu gồm trắng, vàng, tím (Dendrobium crystallinum) và Ngọc Thạch 2 màu trắng, vàng (Dendrobium crystallinum var. alba – loại này hiếm gặp). Đây lá loại hoàng thảo có kích thước dài khoảng 30-50cm, thân to mập gần như đều nhau từ gốc đến gần ngọn, chỉ thuôn tròn lại một chút tại đỉnh, thân vàng ươm, bóng, các đốt không nổi to rõ ràng. Cây có tập tính rụng lá trước khi ra hoa. Lúc này, bụi lan gần như trơ trụi, không còn lá, giả hành có màu vàng rơm tươi. Khi nụ hoa mọc ra từ các đốt, đồng thời các mắt ngủ ở gốc cũng mọc lên những giả hành mới. Do đó khi hoa nở thì cây đã xanh lá, những giả hành mang hoa cũng không còn màu vàng rơm tươi mà chuyển dần sang sắc xanh bạc. Cụm hoa gồm 2 – 3 chiếc mọc ở các đốt. Hoa to, đường kính khoảng 5cm, khá giống Ý Thảo nhưng Ngọc Thạch cánh hoa và lưỡi xoăn hơn, độ bền khoảng 3 tuần. Mùa hoa khoàng tháng 3-5 dương lịch.

Ảnh hoa sưu tầm:

Ảnh cây thực tế:

Hàng Điện Biên, to mập, rất đẹp ghép lên chờ ra hoa

4. Hoàng Phi Hạc (Dendrobium signatum): Thân dài 20-60 cm, cứng, thân to căng mập thường có màu vàng rơm, có nhiều rãnh dọc thân, gốc nhỏ, ở giữa phình to, ngọn thót nhỏ dần. Lá mềm và tròn đầu, rụng lá vào mùa Thu. Hoa to 5-7 cm, mọc 2 chiếc một ở các đốt phía gần ngọn của các thân đã trụi lá. Các hoa cánh bên và lá đài xoắn, môi trắng, môi cuội như cái phễu, họng môi màu vàng chanh. Hoàng phi hạc cũng có vài dạng hoa: cánh trắng họng vàng hoặc họng có 2 đốm nâu đen.

Hoàng phi hạc ưa nắng, không thích ẩm nhiều, trồng có thể ghép vào gỗ hoặc trồng trong chậu nhưng cần giá thể thoát nước nhanh. Trồng chậu thì chỉ đặt gốc lan lên trên mặt giá thể (than + vỏ thông) rồi lấy dây buộc cố định các thân lan vào dây treo sao cho chắc chắn không lung lay, khi rễ mọc sẽ vươn xuống bám giá thể.

Tưới ẩm vừa đủ, để cây sát mép lưới hứng nắng buổi sáng. Mùa nở hoa: Hoa nở vào khoảng tháng 2-3, lâu tàn (khoảng 20-25 ngày).

Ảnh hoa sưu tầm:

Ảnh cây thực tế:

5. Chuỗi Ngọc (Dendrobium findleyanum):

Ảnh hoa sưu tầm:

Ảnh cây thực tế:

6. Hoàng Thảo Hương Vani (Dendrobium Linguella): là 1 var của Hoàng thảo Thập Hoa, thân dài mềm và mảnh hơn hoàng thảo Thập Hoa, màu hồng nhạt, hoa thơm ngọt mùi vani, có 2 đốm nhỏ màu tím sẫm như đôi mắt, hoa nhìn thanh thoát. Ghép gỗ treo ngược cho thân thòng xuống. Hoa nở khoảng cuối tháng 5-tháng 6 dương lịch. Nói tổng quan nhận xét về hoa này gói gọn trong ba từ “rất dễ thương”

Trung Quốc thu gom số lượng lớn làm thuốc nên số lượng còn lại không có nhiều.

Ảnh hoa sưu tầm:

Ảnh cây thực tế:

7. Ý Ngọc (Dendrobium Transparens): Một loài hoàng thảo có hoa rất đẹp, cây thường có độ dài khoảng 30-60cm, thân có vỏ nâu xám, khá thẳng và hơi cứng, thuôn dài thóp nhọn dần về ngọn, lá nhọn và mỏng mọc so le, rụng lá để nghỉ vào cuối thu, hoa 2-3 chiếc tại các đốt cây đã rụng lá, cánh đài hoa màu trắng tinh hơi xoăn, lưỡi có đốm tím sẫm nổi bật, cỡ hoa khoảng 4cm, đặc biệt đây lại là loại hoa hôi nhẹ mùi…phân gián :), tuy vậy Ý Ngọc là một loại hoa đẹp, đáng sưu tầm và rất được yêu thích. Cây ra hoa khoảng tháng 4 dương. Thích hợp ghép gỗ, ghép bảng dớn, trồng trong chậu dớn.

Ảnh hoa sưu tầm:

Ảnh cây thực tế:

8. Hoàng Thảo Vôi (Dendrobium cretaceum): Thân ngắn mập giống Long tu với các bớt lõm trên thân, nhưng thường thì giống này thân to hơn, các đốt ngắn hơn, thường mang màu vàng xanh, thân phủ nhiều lớp vỏ phấn thường hay bị bong tróc lớp vỏ này tạo cho thân 1 lớp mốc, có lẽ vì thế nên gọi là hoàng thảo vôi? Hoa màu tím và trắng, nhiều lông mịn ở cánh và lưỡi, trên lưỡi hoa tròn có các tia đỏ chạy ra từ họng, Hoàng thảo Vôi có hoa thơm mùi hoa nhài.

Đây là loại hoàng thảo rất dễ trồng, nên ghép gỗ, bảng dớn treo nơi râm mát không quá nắng là được. Cây cần rất nhiều nước trong thời gian phát triển (xuân-hè), mùa thu bớt tưới dần cho đến khi cây rụng hết lá thì dừng tưới, để cây rụng trụi lá và chờ ra hoa. Đây là một trong số các loại hoàng thảo rất được ưa chuộng.

Ảnh hoa sưu tầm:

Ảnh cây thực tế:

Mọi người liên hệ Vũ Văn Ngọc 0943 184 225 để mua.

Địa chỉ: Số 15, ngách 62, ngõ 20 đường Mỹ Đình, sau bến xe Mỹ Đình – Hà Nội. (Luôn gọi điện trước khi đến để chắc chắn có nhà hoặc còn hàng hay không).

Khách hàng ở xa chuyển khoản theo các Số tài khoản sau, nhận được tiền sẽ chuyển hàng qua xe ô tô khách hoặc chuyển phát nhanh:

VIETCOMBANK STK: 0491000024971 Chi nhánh: Thăng Long Chủ TK: Vũ Văn Ngọc AGRIBANK STK: 3100205406383 Chi nhánh: Từ Liêm Chủ TK: Vũ Văn Ngọc

Địa Lan Kiếm Lô Hội

Địa lan kiếm lô hội (Aloe-leafed Cymbidium hay Cymbidium aloifolium) là một loại địa lan sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, hoa đẹp, có giá trị làm cây cảnh cao. Ngoài ra, lá địa lan kiếm lô hội có thể được dùng làm nhiều vị thuốc, có tác dụng chữa ho nhiệt phổi, ho lao, viêm họng, quai bị…

Vùng phân bố

Địa lan kiếm lô hội thường được trồng ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu và Vân Nam ở Trung Quốc, từ Sri Lanka ở phía bắc đến Nepal, Đông Nam Á và từ Indonesia đến Java ở phía đông.

Địa lan kiếm lô hội thường mọc trên vách núi, sườn dốc hoặc khe đá có khả năng thấm và giữ nước tốt; nơi có bóng râm, thời gian nắng ngắn hoặc nơi chỉ có ánh sáng khuếch tán; nơi không khí ẩm, thoáng gió…

Đặc điểm thực vật của địa lan kiếm lô hội

Địa lan kiếm lô hội là loài thực sinh. Các giả hành có hình trứng, dài 3 – 10 cm, rộng 2.5 – 4 cm, thường nằm trong các gốc lá. Chúng thường có 4-5 lá, hình dải, lá dày, chắc, hơi cong, dài 40-90 cm, rộng 1.5-4 cm, đỉnh 2 thùy hoặc 2 tù, nối cách gốc 8-16 cm.

Ngồng hoa địa lan kiếm lô hội mọc nhô ra khỏi gốc giả hành, mọc rũ, dài 20 – 60 cm; Chùm gồm 15-35 hoa. Bẹ hoa dài 2-5 mm. Cuống và noãn dài 1,2-2 cm.

Hoa của Địa lan kiếm lô hội hơi nhỏ và có mùi thơm nhẹ. Các đài hoa và cánh hoa có màu vàng nhạt đến vàng kem, ở trung tâm có dải màu nâu hạt dẻ và một số sọc màu trắng hoặc màu vàng kem, với các sọc dọc dày đặc màu nâu hạt dẻ. Đài hoa có hình thuôn hẹp đến hình elip hẹp, dài 1,5 – 2 cm, rộng 4 – 6 mm;

Các cánh hoa hơi ngắn hơn so với các lá đài hoa và có hình elip hẹp. Lá đài dưới hình quả trám, dài 1.3-2 cm, 3 thùy, có nang ở gốc, phía trên có nhú hoặc nhung. Các thùy bên ở trên nhị và quả nang, các thùy giữa cong. Đĩa đệm có 2 nếp dọc, hơi cong, hẹp lại hoặc đôi khi đứt gãy ở giữa, to ra ở cuối và gốc. Nhị của Địa lan kiếm lô hội dài 1-1.2 cm, hơi cong về phía trước.

Địa lan kiếm lô hội nở vào mùa xuân, đôi khi vào mùa thu.

Quả nang có hình elip thuôn dài, dài 3.5 – 6.5 cm và rộng 2 – 3 cm.

Cách trồng và chăm sóc địa lan kiếm lô hội

Địa lan kiếm lô hội tốt nhất nên được trồng trong môi trường thông thoáng. Chúng ưa bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp; ưa ẩm ướt, tránh khô ráo.

Nhiệt độ 15 ℃ đến 30 ℃ là thích hợp nhất cho sự phát triển. Sự phát triển sẽ kém khi nhiệt độ lên trên 35 ℃. Nhiệt độ lạnh dưới 5 ℃ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, làm cho lan kiếm lô hội thường ở trạng thái ngủ đông.

Nếu nhiệt độ quá cao mà bị phơi nắng thì một hai ngày lá sẽ bị cháy, còn nếu nhiệt độ quá thấp mà không xử lý kịp thời thì sẽ xuất hiện hiện tượng chết cóng.

Địa lan kiếm lô hội là loại rễ biểu sinh, thích hợp với giá thể có khả năng thoát nước tốt, nên chọn đất thối lá hoặc đất núi chứa nhiều mùn. Đất hơi chua hoặc đất có chứa sắt, pH từ 5,5-6,5 là thích hợp.

Địa lan kiếm lô hội là cây Hoa trồng trong chậu ưa bóng râm, không nên đặt dưới ánh sáng trực tiếp. Nếu nhiệt độ cao vào mùa hè, lá của cây Địa lan kiếm lô hội sẽ rất dễ bị cháy lá hoặc cháy xém.

Nên bảo quản Địa lan kiếm lô hội ở nơi thoáng gió trong nhà và đưa ra ngoài ánh sáng vào buổi sáng.

Địa lan kiếm lô hội thích điều kiện ẩm ướt và được tưới đủ nước, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển. Tưới nước theo nguyên tắc là tưới kỹ và tưới đầy nước. Có thể tưới nước vào lúc tắt nắng hoặc chiều tối.

Cây địa lan kiếm lô hội cần đầy đủ chất dinh dưỡng trong suốt thời kỳ sinh trưởng, để có thể phát triển khỏe mạnh. Có thể bón phân hòa tan khoảng 10-15 ngày một lần.

Nên sử dụng phân dạng viên nén hữu cơ tự nhiên vì chứa dinh dưỡng toàn diện hơn, cũng như lâu tan và bổ sung dinh dưỡng từ từ cho cây. Thêm nữa, phân hữu cơ tự nhiên có tính ôn hòa, không có tác dụng phụ, trong khi bón phân hóa học dễ làm giá thể cứng lại. Thành phần của phân hóa học đa phần là axit, bón lâu ngày sẽ làm chua nền, gây ra các chứng bệnh cho địa lan.

Nhân giống địa lan kiếm lô hội

Cứ ba năm, vào mùa xuân hoặc mùa thu có thể tiến hành tách giả hành cho địa lan kiếm lô hội. Bất kỳ cây khỏe mạnh nào với mật độ giả hành dày đặc đều có thể được tách. Khi tách thì ít nhất 5 giả hành gần nhau nên được giữ thành một cụm.

Hạt giống của địa lan kiếm lô hội rất mỏng, trong hạt chỉ có một phôi chưa hoàn chỉnh nên khả năng nảy mầm rất thấp. Bên cạnh đó, vỏ hạt không dễ hút nước nên không thể nảy mầm bằng phương pháp gieo hạt thông thường. Vì vậy, cần cấy giá thể nhân tạo để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nảy mầm.

Hạt giống tốt hơn hết nên chọn loại không nứt, khử trùng bề mặt bằng cồn 75%, ngâm với 10% natri hypoclorit trong 5-10 phút, vớt ra rửa lại ba lần bằng nước vô trùng là có thể dùng để cấy vào chậu chứa giá thể, giữ trong tối ở nhiệt độ 25 ℃ hoặc hơn. Từ khi gieo hạt đến khi cấy phải mất nửa năm đến một năm.