Chăm Sóc Cây Mai Nở Đúng Tết / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Chăm Sóc Mai Nở Đúng Tết

1. Biện pháp canh mai

Để có cây mai nở đúng giao thừa, sáng mùng một tết do chính chúng ta chăm sóc thì còn gì thú vị hơn. Cần lưu ý những điểm chính sau đây:

– Bón phân đúng lúc, đúng loại.

– Tưới nước đúng thời gian: Cây trồng chậu, mùa khô tưới 2 lần/ngày, mùa mưa mỗi ngày tưới 1 lần.

– Cây trồng đất, mùa khô ngày tưới 1 – 2 lần, mùa mưa có thể 1 – 2 ngày tưới 1 lần.

Cần lưu ý trong cả hai trường hợp khi mùa mưa sắp dứt, phải tưới đẫm nước mỗi ngày cho đến tháng 12 âm lịch mới giảm dần lượng nước tưới, 2 ngày tưới 1 lần chuẩn bị lặt lá mai.

Tưới nước đều vào cuối mùa mưa đến Tết Nguyên đán theo hướng dẫn, nếu đến giữa tháng 10-11 bộ lá còn xanh là tốt nhất, nếu lá đã chuyển sang vàng, hoa nở lác đác cần hãm hoa lại bằng cách tăng nước tưới pha ít urê để cây đâm tược lá, chậm quá trình nở hoa.

– Xem nụ: Đến rằm tháng 8 âm lịch cây mai đã có nụ non. Nếu thấy ít nụ cần tăng cường bón thúc thêm một lần phân NPK 15-30-15 100 gr/gốc để mai có nụ nhiều hơn.

– Lảy lá: Thông thường ta lảy lá vào rằm tháng Chạp, tuy nhiên có thể lảy lá sớm hay trễ tuỳ thuộc vào: Nụ lớn thường lảy lá vào 17,18,19 tháng Chạp. Nụ nhỏ lảy lá vào 13 – 14 tháng Chạp. Mai ghép nhiều cành như mai giảo lẩy từ 10-13 tháng Chạp, mai 24 cánh lảy từ mùng 8-12 tháng Chạp, mai 100 cánh lảy từ mùng 6-10 tháng Chạp.

Tình trạng sức khoẻ của cây mai: Cây khoẻ lảy lá sớm, cây yếu lảy lá trễ và cắt bớt nụ hoa.

Thời tiết trở lạnh: Lảy lá sớm hơn 5-7 ngày hoặc tưới nước ấm 35-42 độ C, ngày 2 lần. Thời tiết nóng lảy lá trễ hơn 1-3 ngày, sau khi lảy lá đến 23 tháng Chạp nếu thấy nụ mai tróc vỏ lụa nhiều, nở đúng tết, nếu chưa tróc vỏ lụa có thể tưới nước vào buổi trưa, phun thuốc kích thích như Aron 1-2%, phun 2 lần, mỗi ngày một lần; Dekamon 1% phun 3 lần, mỗi ngày 1 lần. Nếu đến 23 tháng Chạp nụ xanh, lớn, hoa nở sớm có thể dùng lòng trắng trứng vịt phun lên nụ để giữ hoa không nở, sau đó tưới nước rửa vào trưa 29 tháng Chạp. Cần lưu ý biện pháp này chỉ giúp cây chậm nở hoa 1-2 ngày nếu kéo dài cây sẽ bị rụng nụ.

2. Phòng trừ sâu bệnh

– Sâu đục thân: Đây là loại sâu làm cây bị hư hại nặng nhất, mỗi sáng quan sát vườn nên chú ý xung quanh gốc mai có những bột gỗ xuất hiện không, nếu có phải xem xét thân cây, có lỗ nhỏ, số lượng nhiều ít, dùng kẽm chọc vào lỗ hoặc dùng thuốc trừ sâu Sec Saigon 10EC bơm thẳng vào lỗ mọt.

Biện pháp ngừa tốt nhất là dùng Diaphos 10H, Gà Nòi 4G rải đất 6 tháng/lần.

– Rầy, rệp các loại như rầy bông, rệp sáp… chích hút nhựa làm lá bị xoắn vàng, chết cành. Cần lưu ý các loại rầy, rệp là tác nhân truyền bệnh siêu vi trùng. Do đó phải chú ý phòng trị, nếu bị ít có thể dùng Sairifos 585 EC phối hợp dầu khoáng SK Enspray 99EC.

– Các loại sâu ăn lá khác như sâu tơ, sâu nái… phun thuốc sâu như Sairifos, SK Enspray 99 EC, Sec Saigon 10EC… định kỳ 1 tháng 1 lần.

– Nhện đỏ (rầy lửa) sử dụng dầu khoáng SK 99EC, Sairomite 57EC.

– Bệnh hại: Nấm hồng khá nguy hiểm cho cây, nấm bám lá làm cháy lá, khô cành, sử dụng Vanicide 5SL; Alpine 80WG; Mexyl MZ 72WP.

– Vi khuẩn có thể dùng thuốc gốc đồng như Copforce blue, Alpine 80WG.

– Bệnh do thiếu vi lượng: Đây là bệnh do sinh lý do cây cần những loại vi lượng (Bo, Mo ,Fe, Mg, Mn…) sử dụng phân bón Poly feed 15-15-30. Xới xáo kết hợp nhổ cỏ dại: Vào mùa mưa 45 ngày/lần để tạo độ thông thoáng cho cây.

Chăm Sóc Để Hoa Mai Nở Đúng Dịp Tết

Thời điểm tạo nụ cho hoa mai vàng cần phải chuẩn bị từ khoảng tháng 10 âm lịch. Trước hết cần chăm dưỡng cho cây thật khỏe mạnh để cây mới có sức sống ra hoa đúng thời điểm mong muốn. Việc tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng không phải là chuyện dễ đối với cả những người có nhiều kinh nghiệm trồng hoa mai. Rất nhiều người chơi mai thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến tình trạng cây mai cứ sinh trưởng mà ít ra mầm nụ.

Việc tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng không phải là chuyện dễ đối với cả những người có nhiều kinh nghiệm trồng hoa mai. Rất nhiều người chơi mai thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến tình trạng cây mai cứ sinh trưởng mà ít ra mầm nụ.

Ngoài ra, việc chăm bón không hợp lý, không đúng thời điểm cũng làm cây hấp thụ đạm nhiều hoặc bị ảnh hưởng bởi sự điều phối của các chất kích thích sinh trưởng nên cây mai khi giải phóng năng lượng bằng cách ra đọt non. Hiện tượng này phá hủy dự tính của người chăm mai khi vào mùa lẽ ra cây kết nụ. Do đó, việc tạo nụ dày đặc cho mai vàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào công chăm sóc và bón phân. Bởi có chăm sóc đúng cách, bón phân đúng liều lượng cây mới phát triển tốt và cho nhiều nụ. Do đó, bón phân phải sớm ngay từ đầu năm. Lượng bón vừa đủ ở dạng dễ tiêu sẽ có lợi hơn giúp cây đẻ nhiều.

Việc hoa mai vàng ra được nhiều nụ hay không cũng phụ thuộc cả vào thời tiết nên người trồng mai vàng phải canh đúng thời điểm để ngừng sử dụng các chất kích thích sinh trưởng từ tháng 5 âm lịch. Riêng đối với những cây cứng đầu đến tháng 7 mà vẫn chỉ sinh trưởng mạnh chưa đóng nút thì ta áp dụng biện pháp như chọn thời điểm cây vừa ra lá non thì phun thuốc diệt cỏ. Cần pha loãng theo hướng dẫn trên bao bì rồi phun ướt toàn bộ cây. Sau đó, dùng chất ức chế sinh trưởng để hướng cây ngưng sinh trưởng chuyển hẳn sang kết nụ.

Biện pháp xử lý để mai vàng ra hoa đúng tết cần áp dụng đồng bộ từ bón phân, tưới nước, tuốt lá. Ngay từ đầu tháng 10 âm lịch, hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm cao. Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. Từ ngày 7 – 10 tháng chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn, thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18 – 20 tháng chạp. Ngược lại, nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ, dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13 – 16 tháng chạp. Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4 – 6 ngày.

Lưu ý, trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2 – 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì tuốt lá, đồng thời tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá. Nếu thời điểm tết ông Táo, quan sát thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng tết. Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên ngưng tưới rồi đem phơi ngoài nắng. Sau vài ngày tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm, đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu để kích thích mai nở sớm cho đúng dịp tết. Việc tuốt lá, phun phân bón lá cũng theo nguyên tắc trên. Từ cuối tháng 11, nếu có mưa bất thường thì mai sẽ nở sớm do đó cần chủ động nắm bắt dự báo để có thể làm dàn che hay phủ nylon che gốc để tránh mưa.

Nói chung, việc chăm sóc cây mai để chuẩn bị cho hoa nở đúng ngày xuân, khi gặp thời tiết hoặc khí hậu bất lợi là “không dễ ăn chút nào”. Mai đã lặt lá xong thì sợ nhất là mưa, trong nước mưa có tạp chất làm cho hoa nở rất nhanh mà không đồng loạt, cho nên sau cơn mưa thường nhà vườn phải tưới xả rửa để nút hoa trở lại bình thường. Còn một điều tối kỵ trong thời kỳ lặt lá mai, không nên dùng phân vô cơ tưới vào gốc hoặc phun lên nụ hoa, vì cây mai lúc này không còn lá nên không thể thoát nước, nó sẽ bị ngộ độc, sống èo uột và chết dần.

Trong điều kiện khí hậu thời tiết bình thường như khu vực chúng tôi muốn hoa nở rộ cùng một đợt thì lặt lá cùng một lúc; muốn hoa nở kéo dài nhiều ngày, lớp này tàn lớp khác nở thì lặt lá xen kẽ ở các cành chừng 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau vài ngày với cây mai có nhiều nụ hoa. Sau thời gian lặt lá 5 đến 7 hôm, không thấy nụ hoa bung vỏ trấu thì ta xử lý ngay, đem chậu mai để ở nơi có nhiều ánh sáng và nắng nhất và dùng phân urê, hay 1 – 2 viên Aspirin hòa 1 lít nước tưới vào gốc rồi bỏ khô một ngày sau đó tưới lại bình thường, thấy vỏ trấu trong rớt ra, trong nụ hoa có từ 1 – 7 búp hoa không lệ thuộc nụ lớn hay nhỏ, các búp hoa có màu xanh và đến ngày 23/12 âm lịch có kích cỡ nhỏ hơn hạt đậu xanh một chút là vừa, đến ngày 28/12 âm lịch có vài hoa trổ lác đác là đạt yêu cầu mong muốn cây mai nở đúng ngày xuân.

XUÂN QUANG – Khoa Học Phổ Thông, 04/01/2019

Chăm sóc như thế nào cho cây mai vàng trong những ngày xuân? Một câu hỏi rất đơn giản nhưng thực tế ít ai không có kinh nghiệm mà làm được cây mai nở dúng ngày xuân.

Cây mai vàng là cây truyền thống với sự quyến rũ hòa hợp với cộng đồng dân tộc ta hằng lâu đời nay, do vậy từ đô thị đến làng quê xa xôi hẻo lánh, đâu đâu cũng có, nhà nhà nuôi trồng, người người sử dụng, hiện nay cây mai đã trở thành báu vật may mắn, thân thiết trong gia đình. Nhưng không ít người vẫn còn trầy trật làm sao cho hoa nở đúng ngày xuân. Có khi lặt lá rồi gặp mưa lạnh nhiều đợt kéo dài hoa nở trễ, ngược lại gặp nắng nóng nụ hoa bung ra nở tết.

Muốn hoa nở đúng ngày xuân, đễ được điều này phần lớn trước phải dựa theo kinh nghiệm của dân gian mà quyết định ngày lặt lá sao cho hợp lý và đúng lúc. Việc lặt lá mai là để chuyển toàn bộ dinh dưỡng của cây tập trung nuôi nụ hoa trog một thời gian nhất định để hoa nở theo ý muốn.

Cây mai nở được hoa đẹp nó phụ thuộc nhiều những yếu tố khách quan, cho nên ta phải can thiệp, nhất là phần về giai đoạn cuối năm mà thời thiết khí hậu nhiệt độ biến động nhiều hay ít va lập xuân sớm hay muộn cũng đều ảnh hưởng đến ký nở hoa của chúng. Vậy ta phải cần xem lịch và theo dõi dự báo khi hậu thủy văn của bộ phận tin tức khí tượng mỗi vùng. Nếu thấy trời mây quang đãng, ấm áp là tiết lâp xuân sớm thì hoa sẽ nở sớm, trời mây u ám rét buốt nhiều, lập xuân muộn thì hoa sẽ nở muộn. Đây là điều cốt lõi ta cần quan tâm, để tránh tình trạng thất vọng đành để cây mai ở lại vườn năm sau.

Vậy thì nên lặt lá vào thời điểm nào mới có hiệu nghiệm? Theo kinh nghiệm học hỏi được trong Hội sinh vật cảnh nhiều nơi, đầu tiên ta phải biết bón phân 3 tháng cuối cùng của năm. Bạn căn cứ vào 4 yếu tố sau đây để áp dụng chăm sóc cây mai trong ngày xuân.

1. Khí hậu nóng trổ nhanh, lạnh trổ chậm.

2. Nước nhiều trổ nhanh, ít trổ chậm.

3. Nút no đầy trổ nhanh, ít trổ chậm.

4. Đọt ra lá non, hoa trổ chậm và không nơ tập trung

Việc lặt lá mai ngày nào, không ai dám khẳng định trước mà phải căn cứ vào tình trạng nụ hoa nở đầy đặn hay không và còn tùy thuộc khí hậu nóng, lạnh rồi mới quyết định ngày lặt lá mai. Nụ nhỏ lặt sớm, nụ lớn lặt trễ.

Thường người ta chọn ngày 16/12 âm lịch để lặt lá mai, nếu khí hậu bình thường. Nhưng trước khi lặt lá ta phải xem nút ở nách lá nhỏ hay lớn, nếu nhỏ lặt sớm, lớn lặt trễ. Còn thời tiết lạnh kéo dài thì lặt sớm hơn nút nách lá còn nhỏ. Ngoài ra người ta còn kết hợp yếu tố khác để tác động cho cây mai trổ nhanh hoặc chậm. Nếu trổ chậm tăng nước tưới, trổ nhanh thì giảm nước tưới.

Cây mai sau khi lặt lá, các chồi non mọc ra làm cho hoa trổ chậm, trổ không đều và màu sắc không tươi thắm.

Nếu trổ nhanh thì cắt bỏ hết phần đọt non, còn dể trổ chậm thì giữ lại đọt non cho tới khi nào nụ hoa vừa tròn thì ta sẽ cắt hết đọt non để cho hoa trổ đúng và tập trung ra hoa đồng loạt. Cần lưu ý khi đặt chậu mai, ta giám sát thấy bên nào có ánh sáng nắng ban mai trước 9 giờ sẽ làm hoa trổ nhanh, còn bên nào ánh sáng ban mai sau 9 giờ hoa trổ chậm, cho nên muốn cây mai nở đều toàn diện thì ta xoay chậu thay đổi để phía nào cũng có ánh sáng ban mai trước 9 giờ.

Nói chung việc chăm sóc cây mai để chuẩn bị cho hoa nở đúng ngày xuân, khi gặp thời tiết hoặc khí hậu bất lợi là ” không dễ ăn chút nào”. Mai đã lặt lá xong thì sợ nhất là mưa, trong nước mưa có tạp chất làm cho hoa nở rất nhanh mà không đồng loạt, cho nên sau cơn mưa thường nhà vườn phải tưới xả rửa để nút hoa trở lại bình thường. Còn một điều tối kỵ trong thời kỳ lặt lá mai, không nên dùng phân vô cơ tưới vào gốc hoặc phun lên nụ hoa, vì cây mai lúc này không còn lá nên không thể thoát nước nên nó sẽ bị ngộ độc, sống èo uột và chết dần.

Trong điều kiện khí hậu thời tiết bình thường như khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Muốn hoa nở rộ cùng một đợt thì lặt lá cùng một lúc, muốn hoa nở kéo dài nhiều ngày lớp này tàn lớp khác nở thì lặt lá xen kẻ ở các cành chừng 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau vài ngày với cây mai có nhiều nụ hoa. Sau thời gian lặt lá 5 đến 7 hôm, không thấy nụ hoa bung vỏ trấu thì ta xử lý ngay, đem chậu mai để ở nơi có nhiều ánh sáng và nắng nhất và dùng phân urê, hay 1 – 2 viên Aspirine hòa 1 lít nước tưới vào gốc rồi bỏ khô một ngày sau đó tưới lại bình thường, thấy vỏ trấu trong rớt ra, trong nụ hoa có từ 1 – 7 búp hoa không lệ thuộc nụ lớn hay nhỏ các búp hoa có màu xanh và đến ngày 23/12 âm lịch có kích cở nhỏ hơn hạt đậu xanh một chút là vừa, đến ngày 28/12 âm lịch có vài bông trổ lác đác là đạt yêu cầu mong muốn cây mai nở đúng ngày xuân.

Dư Hữu Đức – Hội SVC TP Hồ Chí Minh – Khuyến Nông TPHCM, 12/01/2016

Chăm sóc để hoa mai nở đúng dịp Tết

Những ngày cuối năm, không khí se lạnh cũng là lúc những người trồng hoa mai tại làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) bắt đầu các công đoạn cuối cùng chuẩn bị cho mùa vụ lớn nhất trong năm.

Cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để hoa mai nở đúng dịp Tết nguyên đán

Nhiều năm qua, việc hoa mai nở sớm thời điểm giao mùa khoảng tháng 10 âm lịch là hiện tượng bình thường, tuy nhiên người dân trồng cũng phải xử lý tốt việc cho hoa nở đúng dịp Tết Nguyên đán.

Theo nhiều hộ trồng hoa mai, để có một cây mai vàng đẹp, nở đúng thời điểm Tết đòi hỏi người trồng phải tính toán thời gian, theo dõi thời tiết, chăm chút tỉ mỉ suốt cả năm chứ không chỉ trong những ngày cận Tết. Trước khi xử lý cho mai vàng ra hoa, yêu cầu trước tiên là phải chăm sóc cho cây phát triển sung mãn, cành lá xanh tốt. Để thỏa mãn yêu cầu này, người trồng mai cần áp dụng một chế độ bón phân, tưới nước hợp lý và phòng ngừa hữu hiệu một số đối tượng sâu bệnh hại thường thấy trên cây mai.

Với kinh nghiệm trồng hoa mai lâu năm, ông Lê Hồng Nhãn – Chủ vườn mai Thảo Uyên thuộc ấp Phú Thành, xã Tân Phú Đông, chúng tôi Đéc cho biết: “Phải cung cấp nước thường xuyên để cây mai phát triển và giúp chúng hấp thụ phân bón nhanh hơn. Mùa nắng nên tưới nước cho cây mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần, tưới thẳng vào gốc và xịt tia nhỏ lên khắp tán lá. Vào mùa mưa, nếu có những ngày nắng gắt kéo dài xen kẽ thì cần tưới nước để giữ cho đất đủ ẩm”.

Ngoài ra, việc chăm sóc để tạo nụ hoa cho mai vàng cũng cần phải lưu ý. Vào khoảng tháng 2 – 3 âm lịch nên bắt đầu xử lý cắt bỏ tỉa cành tạo tán giúp cây lấy lại sức. Đến những tháng cuối năm, nên hạn chế bón phân nhằm khống chế tăng trưởng của thân lá, đồng thời giảm dần lượng nước tưới để giúp cây mai phân hóa mầm hoa tốt hơn.

Ông Nguyễn Văn Hiền ngụ ấp Phú Thành, xã Tân Phú Đông, chúng tôi Đéc cho biết: “Vào thời điểm 23/12 âm lịch nhà vườn phải xử lý sao cho những nụ hoa bung vỏ lụa thì hoa mai mới nở đúng vào những ngày Tết. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, có tính quyết định đối với khả năng ra hoa nhiều hay ít của cây mai. Sau khi lặt lá, nếu mai cho nụ hoa nhỏ và có khả năng nở hoa trễ, phải xử lý bằng cách tưới thêm nước vào giữa trưa, sáng sớm nên tưới nước ấm để kích thích và giúp cây mai hấp thụ các chất dinh dưỡng. Ban đêm nên thắp đèn sáng cho cây tăng cường quang hợp và nở hoa sớm hơn. Ngoài ra, thời điểm giữa trưa mỗi ngày cần tưới phun sương liên tục từ 10 – 15 phút để làm mát môi trường, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tối đa”.

Bên cạnh đó, khi lặt hết lá mai người dân nên ngưng tưới nước một vài ngày, rồi sau đó tiếp tục tưới nước trở lại bình thường để cây ra hoa tốt. Điều hết sức quan trọng là khi cây mai phát triển bình thường thì không được dùng phân bón tưới vào gốc, hoặc phun vào nụ hoa. Bởi lúc này cây mai không còn lá, nên việc bón phân sẽ làm cho cây dễ bị ngộ độc.

Để xử lý cho hoa mai nở đúng Tết, ngoài việc lặt lá, nhà vườn nên quan tâm đến một số yếu tố khác như: điều kiện thời tiết, sự phát triển sung mãn của cây mai và nhất là lưu tâm đến hình dạng mầm hoa. Nếu mầm hoa đủ thời gian sinh trưởng, có hình dạng như quả trứng với 2 – 3 vỏ trấu bao bên ngoài thì nên lặt lá cách Tết 13 – 14 ngày. Còn ngược lại, mầm hoa chưa phát triển đầy đủ sẽ có dạng hình thoi nhọn với 3 – 4 vỏ trấu bao bên ngoài để mầm hoa có thời gian phân hóa.

Nếu thực hiện tốt những yêu cầu trên, người trồng mai sẽ có cơ hội chủ động cho cây mai vàng trổ nhiều hoa đẹp vào đúng vào dịp Tết Nguyên đán.

Nhật Khánh – Báo Đồng Tháp, 09/01/2015

Hoa mai tượng trưng cho sự may mắn, sung túc và thịnh vượng. Mai là loài hoa được rất nhiều người ưa chuộng và trang trí cho ngôi nhà của mình trong những ngày đón xuân, vui Tết. Để điều khiển cây mai ra hoa đúng vào dịp Tết Nguyên đán cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau.

1. Biện pháp tuốt lá

Cây mai và một số loại cây khác sẽ trổ hoa khi được tuốt bỏ hết lá già. Trong điều kiện tự nhiên, cây mai sẽ rụng lá vào cuối mùa đông, khi bắt đầu lập xuân. Sau khi lá rụng, các mầm hoa sẽ bung lớp vỏ trấu. Nụ xanh sẽ nở rộ sau 6 hoặc 7 ngày từ lúc bung vỏ trấu.

Để mai ra hoa đúng dịp Tết, biện pháp tuốt lá mai được sử dụng. Biện pháp tuốt lá cho cây mai ra hoa được thực hiện hằng năm trong khoảng thời gian giữa tháng 12 âm lịch.

Một vấn đề đặt ra là làm sao xác định được thời điểm tuốt lá để vỏ trấu bung ra đúng ngày 23 tháng 12 âm lịch.

Thứ nhất: Căn cứ vào hình dạng mầm hoa. Mầm hoa hay còn gọi là “nút”, phát sinh từ nách lá vào khoảng tháng 5 – 6, kích thước lớn dần đến tháng 12 âm lịch. Mầm hoa đủ thời gian sinh trưởng sẽ có hình dạng như quả trứng, với 2 – 3 vỏ trấu bao bên ngoài thì tuốt lá cách Tết từ 13 – 14 ngày.

Mầm hoa chưa phát triển đầy đủ có dạng hình thoi nhọn, với 3 – 4 vỏ trấu bao bên ngoài, tuốt lá trước ngày 15 tháng 12 âm lịch để mầm có thời gian phân hóa.

Thứ hai: Căn cứ vào diễn biến của thời tiết. Điều kiện nắng tốt, nhiệt độ không khí cao làm quá trình ra hoa diễn ra nhanh hơn. Ngược lại, điều kiện lạnh khiến quá trình này chậm lại.

Thứ ba: Căn cứ vào sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây sinh trưởng mạnh, nhiều cành lá xanh tốt thường có quá trình ra hoa chậm. Do đó, cần tiến hành tuốt lá sớm hơn. Mỗi giống mai có đặc điểm sinh trưởng khác nhau nên thời điểm tuốt lá cũng khác nhau: Mai cam, mai 100 cánh nở hoa sớm hơn mai giảo 2 – 3 ngày. Mai huỳnh tỷ nở sớm hơn mai giảo 2 – 3 ngày. Mai trắng nở trễ hơn mai giảo 1 – 2 ngày.

Vì vậy, đối với những cây mai ghép nhiều giống, khi tuốt lá phải chọn những giống trổ muộn tuốt lá trước, giống trổ sớm tuốt lá sau.

2. Xử lý cho mai ra hoa sớm

Thấy lá mai đã già, nhưng nụ mai còn hơi nhỏ, có thể sẽ nở trễ hơn Tết, nên tuốt lá sớm cỡ từ ngày 10 – 12 tháng Chạp, nghỉ tưới nước một ngày cho khô nhựa, rồi tưới thúc thêm phân NPK (10-55-10): pha 10 g cho 8 lít nước, khoảng 5 ngày tưới 1 lần, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường. Đến cỡ ngày 23 tháng Chạp thấy nụ hoa bung vỏ trấu là hoa sẽ nở đúng Tết, nên đổi qua tưới loại phân NPK (6-30-30) để giữ cho hoa to đẹp và lâu tàn.

Trong trường hợp tuốt lá trễ, cây ra hoa không đúng dịp Tết, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để thúc hoa trổ sớm: Phun ướt những mầm hoa lúc trời nắng cho những cây mai không chịu bung vỏ trấu. Tưới nước ấm vào gốc khi trời quá lạnh. Đặt nước đá lên mặt đất gần gốc. Tưới rửa nụ, búp hoa vào sáng sớm. Ngắt đọt non thúc ra hoa sớm. Dùng đèn cao áp thắp sáng vào lúc 7 – 8 giờ tối hằng đêm có thể thúc mai nở sớm 2 – 3 ngày. Sử dụng hóa chất, thời điểm sử dụng sau khi tuốt lá 2 – 3 ngày.

Một số chế phẩm thường dùng là Methyl Parathion, hay Monitor, Miracle-gro, Yogen, HVP, Aron, Decamon… liều lượng 10 – 20 ml/bình 8 lít nước, phun 1 lần là hoa mai, sẽ nở ngay.

3. Xử lý cho mai ra hoa muộn

Thấy lá mai vàng úa sắp rơi rụng, nụ mai đã khá to, có thể hoa mai sẽ nở sớm hơn Tết. Trường hợp này nên tuốt lá trễ, đợi đến khoảng ngày 20 tháng Chạp hãy tuốt lá, cũng ngưng tưới nước một ngày, rồi tưới thêm phân NPK (5-0-2), hoặc phân lạnh như phân urê pha loãng, để hãm cho hoa mai nở trễ. Pha 1 muỗng cà phê phân urê cho 8 lít nước, 5 ngày tưới một lần, cũng có thể lấy vải đen bao trùm cây mai lại. Nếu thấy cây mai có lá non nhiều quá thì nên lấy kéo nhỏ cắt tỉa bỏ bớt.

Trường hợp chưa đến ngày 23 tháng Chạp, cây mai đã bung vỏ trấu, cần đặt cây nơi râm mát. Tưới đẫm nước, tránh làm úng rễ. Đào nhẹ quanh gốc làm đứt một số rễ cám (rễ nhỏ).

Kỹ sư Đoàn Hữu Nghị – Báo Cà Mau, 03/01/2011

Cách Chăm Sóc Để Hoa Mai Nở Đúng Dịp Tết

Công đoạn lặt lá rất quan trọng, nên bắt đầu tiến hành từ ngày 8 tới 23 tháng Chạp tùy theo kích thước nụ hoa và sự chuyển biến của thời tiết từng vùng miền.

Những ngày cuối năm, không khí Noel tràn ngập khắp nơi cũng là lúc những người trồng hoa mai bắt đầu các công đoạn cuối cùng chuẩn bị cho mùa vụ lớn nhất trong năm – hoa Tết. Theo kỹ sư cảnh quan Trần Triệu Vỹ, để có một cây mai vàng đẹp, nở đúng thời điểm đòi hỏi người trồng mai phải tính toán thời gian, theo dõi thời tiết, chăm chút tỉ mẩn suốt cả năm chứ không chỉ trong mấy ngày cận Tết này.

Kỹ sư Trần Triệu Vỹ cho biết, lặt lá là công đoạn rất quan trọng để hoa mai bung nở đẹp đúng dịp Tết.

Mai là loài cây rất dễ trồng, nhưng để có những cây hoa đẹp, nở đúng hẹn là thành quả của cả một quá trình chăm sóc rất cẩn thận bao gồm nhiều công đoạn, từ bón phân, lên luống, tỉa cành, lặt lá… “Từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 11 Âm lịch, để chuẩn bị cho giai đoạn phân hóa mầm hoa, cần giảm lượng phân bón cây, nhất là các loại phân có hàm lượng đạm cao. Bên cạnh đó nên giảm nước tưới để hạn chế sự tăng trưởng của cây, chuẩn bị cho công đoạn lặt lá”, kỹ sư Triệu Vỹ lưu ý.

Đặc biệt trong thời điểm từ đầu tháng Chạp, muốn mai vàng ra hoa đẹp, cần thực hiện đồng bộ 3 bước: Bón phân – Tưới nước – Lặt lá. Trong đó lặt (lẩy) lá là công đoạn có ảnh hưởng rất lớn đến việc mai có nở hoa đúng dịp hay không. Căn cứ vào kích thước của nụ hoa và sự chuyển biến của thời tiết từng vùng miền để dự đoán khả năng hoa bung vỏ lụa mà tiến hành lặt lá trong khoảng thời gian từ ngày 8 tới 23 tháng Chạp.

1. Dự đoán nụ hoa cái (hoa to nhất trong một chùm) bung vỏ lụa trước Tết ông Táo

Từ mồng 7 đến 10/12 Âm lịch, thấy cây mai sung sức, lá úa sắp rụng, cây đã có nụ lớn (khoảng 3 – 4 ngày nữa sẽ bung vỏ lụa), thời tiết dự báo nắng ấm thì khả năng hoa sẽ nở sớm. Do vậy, đối với mai vàng 5 cánh cần tiến hành lặt lá vào khoảng ngày 18-20 cùng tháng và ngưng tưới nước một ngày.

Tiếp theo, nên tưới thêm phân NPK loại 5-0-2 hoặc Ure loãng theo công thức: Một muỗng cà phê phân (10 g) cho 8 lít nước, cứ 5 ngày tưới một lần. Sau đó tưới nước bình thường.

Để hoa không nở sớm, có thể dùng vải đen trùm cây mai lại. Trong suốt thời gian này cho đến 23/12 âm lịch, nếu thấy cây có lá non nhiều quá nên lấy kéo tỉa bỏ bớt.

Đối với mai nhiều cánh, cần lặt lá sớm hơn so với mai 5 cánh 4- 6 ngày để đảm bảo hoa nở đúng hẹn.

2. Dự đoán nụ hoa cái bung vỏ lụa sau Tết ông Táo

Trong khoảng thời gian từ mồng 7 đến 10/12 âm lịch, nếu thấy cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ, dự báo thời tiết lạnh kéo dài thì phải lặt lá vào khoảng ngày 13 đến 16 tháng Chạp. Đối với mai nhiều cánh, cần lặt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4 đến 6 ngày.

Lưu ý: Trước khi lặt lá, cần ngừng tưới nước từ một đến 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì lặt, sau đó tưới nước lại thật đẫm và phun phân bón lá cho cây. Nên tưới thúc thêm phân NPK loại 10-55-10 cũng với công thức: Một muỗng cà phê phân (10 g) cho 8 lít nước, cứ 5 ngày tưới một lần. Sau đó tưới nước bình thường.

Đến 23/12 âm lịch, thấy nụ nở bung vỏ lụa thì hoa sẽ nở đúng dịp Tết. Lúc này, nên đổi sang bón loại phân NPK 6-30-30 để giữ cho bông hoa to, đẹp và lâu tàn. Có một lưu ý nhỏ khi tưới nước là tưới khi thời tiết nóng thì hoa sẽ nở nhanh. Do đó khi thấy hoa nở chậm, không nên tưới nước vào sáng sớm và chiều mát, mà phải tưới nước vào giữa trưa, hoặc tưới nước ấm trong khoảng 30 – 40 độ C.

“Bắt đầu từ ngày 10 tháng Chạp, nên quan sát kỹ kích thước nụ hoa và căn cứ thêm yếu tố thời tiết để tính toán ngày nào tiến hành lặt lá, bón phân, tưới nước cho phù hợp. Cần phải căn sao cho đúng “Tết ông Táo” (ngày 23 tháng Chạp), nụ mai bung vỏ lụa là chắc chắn hoa sẽ nở đẹp đúng dịp Tết”, kỹ sư Triệu Vỹ lưu ý.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Hoa Mai Nở Đúng Dịp Tết

Mai vàng là biểu tượng của mùa Xuân ở các tỉnh phía Nam. Vì vậy điều mà mọi người trồng mai vàng đều quan tâm và thích thú là được nhìn thấy những cây mai nhà mình ra nhiều hoa và đúng vào dịp Tết. Vậy làm thế nào để chăm sóc hoa mai nở đúng dịp tết?

1. Chuẩn bị đất: Với những vùng đất thấp cần lên líp rộng 1-1,2m, có rãnh thoát nước để mai không bị úng ngập khi mưa hay nước ngầm dâng cao làm thối rễ mai. Xới đất cho tơi xốp, nhặt hết cỏ dại và gạch đá.

2. Bón lót: Bón phân bò, tro trấu với lượng 3-5kg hay phân hữu cơ Đầu Trâu với lượng 0,3- 0,5 kg cho mỗi hố trồng. Nếu trồng mai trong chậu cần trộn đất với phân theo tỷ lệ 3-4 phần đất, 1 phần phân hữu cơ. Rải một phần phân hữu cơ xuống hố, đặt cây, rải tiếp phân hữu cơ quanh gốc rồi lấp đất, lèn chặt.

3. Tưới nước: Mùa nắng nên tưới hàng ngày để đất đủ ẩm, mùa mưa cần đảm bảo tiêu thoát nước tốt và chỉ tưới khi đất khô. Mai trồng trong chậu bốc thoát hơi nước nhanh nên cần tưới nhiều lần hơn so với mai trồng trong đất. Chỉ tưới vào sáng sớm hay chiều mát, không nên tưới quá đẫm vào chiều tối vì dễ phát sinh sâu bệnh do độ ẩm quá cao vào ban đêm. Để đảm bảo lượng nước tưới cho vườn mai, khuyên quý bà con trồng mai nên đầu tư hệ thống tưới tự động, trong đó cụ thể là hệ thống tưới phun mưa. Với hệ thống này giúp bà con tiết kiệm được chi phí nhân công, tiết kiệm được lượng điện và làm mát được cho thân và lá. Giúp quá trình quang hợp của mai được tốt hơn.

4. Bón phân thúc: Sau trồng 15-20 ngày, rễ mai đã ăn ra lớp đất mới, cần tưới phân thúc bằng cách hòa 15-25gam phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu/10 lít nước tưới vào gốc nhằm thúc cho bộ rễ mai phát triển mạnh ngay từ đầu. Bón thúc bằng cách rải phân NPK 20-20- 15+TE hoặc NPK 13-13-13 Đầu Trâu quanh gốc với lượng 20-30 gam/cây, định kỳ 25-30 ngày/lần. Kết hợp xới đất để vùi lấp phân nhằm giảm bớt thất thoát phân do bay hơi, rửa trôi. Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 định kỳ 7-10 ngày/lần. Sau 3-4 tháng từ khi trồng, bón 0,5-0,1 kg phân hữu cơ/cây. Cuối tháng 10 âm lịch cần giảm lượng phân và nước tưới để hạn chế tăng trưởng thân lá, chuẩn bị cho giai đoạn phân hóa mầm hoa. Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 định kỳ 7-10 ngày/lần nhằm kích thích mai phân hóa mầm hoa tốt.

5. Biện pháp xử lý để mai vàng ra hoa đúng tết: Cần áp dụng đồng bộ: Bón phân – Xiết nước – Tuốt lá. Từ đầu tháng 10 âm lịch hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm (N) cao. Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. Từ 7-10 tháng Chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18-20 tháng Chạp.

Ngược lại nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ, dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13-16 tháng Chạp. Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4-6 ngày. Trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2- 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì tuốt lá, đồng thời tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá Đầu Trâu 701. Đúng “tết ông Táo”, nếu thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng tết; Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên cần xiết nước (ngưng tưới), đem phơi ngoài nắng (nếu trồng chậu) sau vài ngày thì tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm (45-50 độ C) đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu 901 để kích thích mai nở sớm cho đúng tết.

Nếu hoa cái đã bung vỏ lụa trước “tết Ông Táo” thì mai sẽ nở trước tết nên cần phải hòa 10-20 gam phân urea/10 lít nước để tưới. Đồng thời cần tưới bằng nước lạnh (có thể cho một ít nước đá vào) và dùng lưới bạt che nắng để hãm mai nhằm giúp hoa nở đúng tết. Đối với những năm nhuận, thường mai sẽ nở sớm hơn nên cần kéo dài thời gian bón phân thúc và tưới nước so với những năm thường để thời gian tăng trưởng thân lá lâu hơn, giúp mai nở đúng tết. Việc tuốt lá, phun phân bón lá cũng theo nguyên tắc trên. Từ cuối tháng 11, nếu có mưa bất thường thì mai sẽ nở sớm do đó cần chủ động nắm bắt dự báo để có thể làm dàn che hay phủ nilon che gốc để tránh mưa.

6. Chưng mai trong những ngày tết: Chậu mai phải để nơi thoáng mát, đủ sáng không nên để gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làm mai mất nước nhiều rụng hoa và cả nụ sớm. Không nên để mai chỗ quá tối vì sẽ không đủ ánh sáng cho mai quang hợp, chồi sẽ vươn dài, lá ra nhanh, hoa rụng sớm. Nên tránh để mai gần bóng đèn có công suất lớn vì sẽ thừa sáng, nhiệt độ lại cao cũng làm mai nở nhanh, chóng tàn. Nếu là cành mai cắm trong bình cần phải thui gốc ngay sau khi cắt để giữ nhựa và hạn chế vi khuẩn gây thối cành. Thay nước sạch nhiều lần hoặc cho mỗi lít nước 1 viên Aspirin nhằm hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa.

7. Chăm sóc mai sau tết: Sau tết, mai rất mất sức nên cần chuyển mai từ chậu ra trồng trong đất. Nếu vẫn trồng trong chậu cần phải thay đất mới bằng cách bỏ bớt khoảng 1/3 đất cũ trong chậu, thay bằng hỗn hợp 3 phần đất mới, 1 phần phân hữu cơ. Hòa 15- 25 gam phân NPK 20-20-15 Đầu Trâu trong 10 lít nước, tưới đều vào gốc mai. Tiếp tục bón thúc và tưới nước, phun phân bón lá theo chu kỳ mới như đã nêu ở trên.

Cây mai trồng phải để cho nở hoa, dù vóc dáng có đẹp đến đâu đi nữa cũng phải có hoa, mới thật là cây mai đẹp! Ở thành phố đất chật hẹp, phải trồng trong chậu do đố phải chăm sóc cho thật kỹ:

Chăm sóc cây mai rất dễ, hai ba ngày mới tưới nước một lần. Khi nào thấy đất trên miệng chậu khô là chúng ta tưới nước, dù có tưới nhiều nước cũng không sao, nhưng phải đục thêm lỗ thoát nước dưới đáy chậu cho to khi tưới là nước phải rút ra hết. Cây mai rất ưa nước, cắt cành chưng trong lục bình cũng sống rất lâu, chỉ khi nào chậu không thoát nước, làm úng nước trong chậu, sanh ra khí độc thối rễ, cây mai mới chết.

– Còn khi không, tự nhiên cây mai khô héo hết lá rồi chết một phần cây? Hãy xem cho kỹ, đó là sâu đục thân, phải tìm chung quanh thân cây xem có chỗ nào chảy nhựa ra không, để moi bắt sâu, hoặc dùng thuốc nội hấp lưu dẫn như Basudin có tác dụng là bỏ dưới gốc cây, từ 3 đến 5 gram cho mỗi chậu mai, thuốc sẽ đem chất độc từ rễ qua thân, cành, lá giết được các loại sâu bọ ở trong thân cây trên lá cây. Cây mai không nở bung 5 cánh ra được là do có lột loại sâu bé li ti, chui vào trong nụ hoa mai cắn phá làm cho nụ mai không nở được, cho nên chúng ta phả xịt thuốc phòng ngừa trước khi nụ mai sắp nở.

Còn cây mai mua về chưng Tết mà hoa không nở bung ra được là do mua nhầm cây mai mới bứng lên trồng vô chậu, để thiếu nước, không đủ sức nở bung ra, trường hợp này phải tưới nước cho thật nhiều. Thật ra nên mua cây mai đã trồng khoẻ mạnh trong chậu, trong giỏ, chớ mua cây mai mới bứng lên trồng thường hay bị trường hợp này.

Do để chưng cây mai ngay dưới quạt trần, quạt làm khô hết nước nụ mai nên không nở được, nên tránh để ngay dưới quạt trần.

Do cây mai có sâu tơ li ti chai vào trong nụ hoa cắn phá không nở được, trường hợp này phải rãi thuốc Basudin trước khi cây mai có nụ hoặc phun ngừa một lần thuốc trừ sâu rẫy trên tàn lá cây mai, trước khi láy lá mai.

Một trường hợp đặc biệt là cây mai có nhiều kiến và rầy bông. Rẫy bông và kiến là hai loại sinh vật sống hỗ tương lẫn nhau. Kiến tha rệp bông đem lên ngọn cây để rệp hút nhựa cây mà sống. về sau đó tiết ra một chất sữa ngọt để nuôi lại kiến. Nên kiến với rầy bông là hai bạn vô cùng mật thiết, sống tương hỗ lẫn nhau. Các bạn cứ thử để ý xem: hễ thấy trên bất cứ cây gì mầ thấy có kiến thì trên ngọn cây đó cồ rầy bông, nếu rầy bông nhiều quá hút hết nhựa, cây kiểng sẽ khô héo và chết. Trường hợp này phải xịt thuốc rầy mạnh (Bi 58, supracide như trên, và thêm chất keo dính, vì loại rầy này không thấm nước, và phải xịt nhiều lần mới hết).

Cách trồng và chăm sóc cây Cam Canh cho năng suất trái caoKỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi da xanh cho năng suất caoKỹ thuật chăm sóc cho cây hồ tiêu sau khi thu hoạchKỹ thuật tưới nước cho vườn lan và những gì bạn chưa biết?Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mắc Ca cho năng suất caoKỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây bưởi diễnChia sẽ kinh nghiệm về trồng chuối cho năng suất caoKỹ thuật chăm sóc và bón phân cho thanh long ruột đỏỨng dụng tưới phun mưa trên rau ăn lá, tưới nhỏ giọt cho hoa hồngNên chọn hệ thống tưới phun mưa hay tưới nhỏ giọt