Chăm Sóc Cây Mai Năm Nhuần / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Chăm Sóc Cây Mai Ra Hoa Năm Nhuần

Tết là phải có mai! Cho nên trồng cây mai, đến Tết mà không có hoa là vô dụng, uổng phí công chăm sóc cả năm trời! nhất là năm nay, năm nhuần, kéo dài đến 13 tháng, đa số cây mai, đến nay đều có tàn lá rất già, có cây lá đã vàng hết rất dễ rụng, mà hễ cây mai rụng lá là ra hoa trước Tết!

Để chậu mai nở đúng Tết năm nhuần, đến khoảng tháng 11 âm lịch, phải quan sát kỹ lại lá mai và nụ mai.

Có 3 trường hợp

– Thứ nhất là lá mai còn xanh, nụ mai còn nhỏ, năm nay là năm nhuần, trường hợp này ít có, chỉ có đối với cây mai đã được lảy lá trước vào giữa năm mà thôi.Nên tưới thúc thêm phân NPK loại 15 – 30 – 15 để kích thích ra hoa, pha gói 10g với 8 lít nước, mỗi tuần tưới một lần, đều hết từ ngọn đến rễ.

– Thứ hai là lá mai đã vàng, nụ mai khá to, thì có thể ra hoa sớm, trường hợp này phải tưới thêm phân bón lá, loại NPK 30 – 10 – 10, pha 1 gói 10g cho 8 lít nước, mỗi tuần tưới một lần, để dưỡng lá cho xanh trở lại, không cho lá rụng, nhằm giữ hoa không cho nở sớm.

– Thứ ba là lá mai đã già, nhưng vẫn còn xanh, nụ hoa lớn vừa, là lý tưởng, chỉ cần tưới nước bình thường sáng sớm và chiều mát, giữ cho lá mai đừng vàng úa, đợi đến ngày lảy lá, chớ không nên tưới thúc phân gì cả.

Ngày lảy lá cây mai

Gần đến rằm tháng chạp, quan sát lá mai và nụ mai lại một lần nữa:

– Thứ nhất, thấy lá mai còn xanh, nụ mai còn nhỏ, có thể sẽ nở trễ hơn Tết, nên lảy lá sớm cỡ từ 10 đến 12 tháng chạp, nghỉ tưới nước một ngày cho khô nhựa, rồi tưới thúc thêm phân NPK loại kích thích ra hoa mạnh như 6-30-30, hay 10-55-10, cũng pha 10g cho 8 lí tnước, cỡ 5 ngày tưới một lần, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường. Năm nay là năm nhuần trường hợp này ít có.

– Thứ hai thấy lá mai hơi vàng, nụ mai to vừa, là rất đúng, trường hợp này nên lảy lá mai vào ngày rằm tháng chạp, cũng ngưng tưới nước một ngày, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường, mỗi ngày một lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, khỏi cần tưới thêm phân gì nữa.

– Thứ ba, thấy lá mai đã vàng úa sắp rơi rụng, nụ mai khá to, có thể hoa mai sẽ nở sớm trước Tết. Trường hợp này nên đợi đến cỡ ngày 20 tháng chạp hãy lảy lá, cũng ngưng tưới nước một ngày, rồi tưới thêm phân NPK 5.0.2 hoặc urê loãng, pha gấp đôi nước, 5 ngày tưới một lần, để hãm cho hoa nở trễ, mới tưới nước trở lại bình thường, mỗi ngày một lần vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Cách lảy lá mai làm sao cho đến ngày 23 tháng chạp, đưa ông Táo về trời, mà nụ mai bung vỏ trấu vỏ lụa là đạt. Đến Tết hoa mai sẽ nở đầy cành và luân phiên nở suốt cả tuần lễ mới hết.

Trường hợp đặc biệt

– Thứ nhất là thúc cho hoa mai nở sớm, nghĩa là đến ngày 23 tháng chạp mà nụ mai chưa bung vỏ lụa, hoa mai sẽ nở trễ hơn Tết. Theo nguyên tắc: nóng thì hoa nở sớm, nên phải đem cây mai ra để ngoài nắng, không tưới nước vào sáng sớm và chiều mát, mà phải tưới nước vào giữa trưa, hoặc tưới nước ấm cỡ 30 o C. Tối có thể thắp thêm một bóng đèn tròn treo cách xa để sưởi ấm.Thúc cho cây mai nở hoa sớm thì rất dễ, đến gần Tết có thể phun thêm một lần thuốc rầy, như Methyl Parathion, hay Monitor thì hoa mai sẽ nở ngay.

– Thứ hai là hãm cho hoa mai nở trễ, nghĩa là chưa đến ngày 23 tháng chạp, mà nụ mai đã bung vỏ lụa vỏ trấu rồi thì hoa mai sẽ nở sớm hơn Tết. Theo nguyên tắc: lạnh thì hoa nở chậm, muốn hãm cho mai nở chậm lại, thì phải đem cây mai vô để nơi râm mát, tưới thêm phân bón lá 5-0-2 và phân lạnh như phân urê pha loãng. Để hãm cho hoa mai nở trễ, cũng có thể lấy vải đen bao trùm cây mai lại. Nhưng thực tế, muốn làm cho cây mai ra hoa chậm lại là rất khó, còn tùy theo môi trường nơi trồng cây mai có mát mẻ hay không nữa.

Sang cây mai qua chậu đẹp

Thường cây mai mới mua về hay sang qua chậu đẹp hơn để trang trí chơi trong 3 ngày Tết. Kinh nghiệm không nên sang chậu cây mai vội, làm động đến gốc mai, cây mai sẽ ra hoa sớm, nên đợi đến 23 tháng chạp, lảy lá mai rồi hãy sang qua chậu mới luôn, ít làm xáo trôn cây mai, cây mai sẽ ra hoa theo ý muốn.

Tác giả HuỳnhVănThới

Những Điều Cần Chăm Sóc Cho Hoa Mai Tết Năm Nhuần

chúng tôi – Năm nay là năm nhuần (2 tháng 9 âm lịch). Đối với một số nhà Vườn vẫn làm các công đoạn bình thường như các năm khác, rồi chờ đến tháng 5 âm lịch lặt lá cho cây, rồi cắt và thúc cành, tán lại cho ra bộ lá mới để cây ra nụ cho đúng Tết.

Đối với cây mai đã chưng trong nhà

Vì năm nhuần, nên chỉ cắt tỉa toàn bộ bông, trái, nụ, cựa nụ (chú ý cắt bông, nụ, cựa nụ phải chừa lại chân nụ vì sau này chân nụ sẽ cho ta thêm vài cựa nụ vào mùa Mai năm tới). Sau đó, cắt tỉa sơ toàn bộ cành, tán và lá chỉ để lại một ít số lá cho cây thở, xong đem đặt dưới bóng mát của tán cây, dưới ban công hoặc phải che mái nếu làm nhiều cây (loại lướitrổng lan 50/50 nhưng phải là lưới đen) . Sau đó phun một số chất để bồi bổ cho cây như sau :

– HPV401(hoặc một loại khác nhưng có vi lượng): 1 cc/lít nước

– Atonik: Hàm lựợng theo trên bao bì.

– Thuốc trừ bệnh và thuốc trừ sâu (nhất là sâu đục thân, bọ trĩ, sâu ăn lá, tuyến trùng): Hàm lượng theo trên bao bì.

Phun đều trên cành thân lá và gốc . 7 ngày sau, phun lần 2. Sau khi thấy lên bộ lá mới có màu xanh thì phun phân dưỡng cây.Về phần dưỡng cây thì rất đa dạng và nhiều loại:

* Đối với những người trồng cây tại nhà, số lượng ít ta có thể tựới nước vo gạo và nước rửa thịt tôm, cá (riêng nước rửa thịt tôm, cá ta phải đổ bỏ nước rửa đầu vì sợ bị uớp muối hoặc hóa chất lạ làm sốc cây Mai). Mỗi tuần tưới một lần ( nhưng không tưới vào buổi chiều tối và nhớ pha thêm thuốc trị nấm, bệnh vì các chất này dễ sinh nấm, bệnh)

* Với những người trồng nhiều thì có thể phun tưới các loại phân dưỡng cây (ví dụ: Dynamic, bánh dầu, DAP, Growmore, HPV… Nếu khi ta phun tưới quá liều, cây sẽ có hiện tượng rụng lá, gặp hiện tượng ấy ta tưới đẫm nước cho phân trôi bớt ra. ( Chú ý phun nước trước mỗi lần phun phân)

– Growmore 30-10-10: 5g/10lít nước

– Phân cá Thái 5.1.1:1 cc/lít nước

– Thuốc trừ bệnh và thuốc trừ sâu (nhất là sâu đục thân, bọ trĩ, sâu ăn lá, tuyến trùng): Hàm lượng theo trên bao bì

Phun lần 2 : (sau 7 ngày)

– Growmore 30-10-10:10g/l0lít nước

– Phân cá Thái 5.1.1:1 cc/lít nước

Phun Lần 3 (sau 7 ngày) 1

– Growmore 30-10-10:10g/10 lít nước

– Phân cá Thái 5.1.1:1 cc/lít nước

– Thuốc trừ bệnh và thuốc trừ sâu (nhất là sâu đục thân, bọ trĩ, sâu ăn lá, tuyến trùng): Hàm lượng theo trên bao bì .

Đến rằm tháng 2 bắt đầu thay phân, cắt rễ và cắt tỉa cây lại như thay phân cho Mai

2. Đối với cây mai trồng ở đất nhà

Cây đã ra hoa, ta cũng tỉa sơ lại cành, cắt hoa, trái, nụ, cựa nụ ( nên chừa lại chân nụ) rồi cũng áp dụng phun tưới như cây trong chậu, nhưng vì trồng ngoài trời nên không cần che chắn và cắt tỉa vừa phải cho gọn đẹp cây là được .

3. Đối với cây Mai mua trước Tết (được bứng gốc từ đất đã bó bầu, để bán ngoài đường, ta mua về chưng Tết)

Sau mùng 10 Tết, ta cắt toàn bộ cành nhánh cho gọn lại; cắt bỏ nụ, bông, trái, cựa nụ, cũng đề lại ít lá. Phần bầu đất ta dùng một cây que chọc cho đất bể phần ngoài, giảm đi từ 1/3 – 1/2 bầu đất, dùng kéo cắt bỏ phần rễ dập (nhớ đừng để bề bầu đất). Sau đó phun thuốc kích rễ với các loại pha chung như sau:

– HPV 401 (hoặc loại vi lượng khác): 1сс/lít nước

– N3M ra rễ cực mạnh hoặc một vài loại khác (có công dụng kích rễ): Hàm lượng theo trên bao bì

– Atonik: Hàm lượng theo trên bao bì

– Thuốc trừ bệnh và thuốc trừ sâu (nhất là sâu đục thân, bọ trĩ, sâu ăn lá, tuyến trùng): Hàm lượng theo trên bao bì.

Phun đều toàn bộ cây và bộ rễ sau đó đặt vào chậu trồng, cho đất trồng vào lèn vừa đủ chặt, ta phun một lần thuốc nữa vào mặt gốc. Đem chậu vào đặt nơi râm mát hoặc dưới mái che lưới đen. Sau 7 ngày ta phun lại lần 2, đến khi cây cho ra bộ lá mới, lá có màu xanh thì ta tiến hành phun phân dưỡng cây (loại phân hấp thu qua lá).

Riêng một số người mua gốc về để ghép giống Mai khác vào như giảo Thủ Đức, cam, trắng… thì ta nên kiểm tra các rễ lớn ở bầu và đục lỗ bao cho đầu rễ ló ra ngoài, dùng kéo cắt lại cho thật phẵn mặt rễ nếu bị dập đầu rễ. Pha thuốc kích rễ với các loại và liều lượng như đã ghi ở phẩn trên, phun vào gốc và thân.

Phần thân ta cắt sửa lại sao cho có được dáng thế mà ta mong muốn . Nhớ mặt cắt phải phẵn, không bị sần sùi và da cây không bị dập. Bôi keo liền da để không bị nhiễm nấm, bệnh hư thối phần cắt. Sau đó đặt vào chậu trồng, nhớ phẩn đầu rễ phải cách vách chậu từ 5cm trở lên, phủ trấu đốt hoặc chất trồng với hàm lượng phân nhẹ, lèn tương đối chặt. Phun thuốc kích rễ một lẩn nữa vào mặt gốc. Sau 7 ngày phun 1 lần kích rễ nữa. Khi thấy cây ra chồi, lá đã xanh, thì tiến hành phun phân dưõng cây. Có thể dùng các loại sau :

– Growmore 30-10-10:10g/10 lít nước

– Phân cá Thái 5.1.1:1 cc/lít nước

-Thuốc trừ bệnh và thuốc trừ sâu (nhất là sâu đục thân, bọ trĩ, sâu ăn lá, tuyến trùng); Hàm lượng theo trên bao bì .

Phun tưới trên cây Mai vào buổi sáng với khoảng cách 7 ngày một lần. Theo dõi việc tăng giảm phân và thuốc trừ sâu bệnh tùy theo sự phát triển của cây cho đến khi cành phát triển từ 0.7 – 1cm thì tiến hành ghép là tốt cho cây.

Chăm Sóc Mai Ra Hoa Tết Năm Nhuần – Hoa Mai, Mai Viet Nam, Mai Vang, Cho Thue Mai Tet, Ban Mai Tet, Mai Vang Nam Canh, Mai Bonsai, Ban Goc Mai Vang, Noi Ban Hoa Mai Dep

Kỹ thuật chăm sóc mai sau khi ra hoa tết (năm nhuần)

Cây mai sau khi ra hoa tết xong, cây mai tập trung hết dinh dưỡng để trổ hoa đẹp, cho  nên cây mai sau đó bị suy kiệt, cây mai thời gian này có một số gia chủ đã đổ bia,  nước ngọt, nước trà vào cây mai. Cây mai đã bị khô mấy ngày lại có nước là cây hút nước ngay sau đó cây bị ngộ độc.

Việc đầu tiên đưa cây mai ra chỗ bóng râm và dùng kiềm cắt bỏ những hoa, bông có hạt cắt sạch sẽ để không làm mất sức cây thời gian này, cây cạn dinh dưỡng nếu để trái và bông nở tiếp cây sẽ bị suy kiệt làm ảnh hưởng đến mùa hoa tết năm sau.

Sau khi cắt bỏ hoa và trái xong, tiếp tục cắt tỉa những cành ở trên vườn dài ra cắt ngắn lại tạo sự thông thoáng cho cây có ánh sáng từ trên rọi xuống ít bị sâu bệnh, nấm gây hại  ít hơn.

Thời điểm cắt tỉa ngay từ bây giờ cho đến gần cuối tháng giêng vì thời tiết lúc này ấm áp cây cối đua nhau nhảy lộc đâm chồi, nên việc cắt tỉa tạo dáng lại cho cây rất thuận lợi.

Năm nay là năm nhuần hai tháng tư nhưng vẫn tiến hành cắt tỉa trước tháng giêng, vì cách đây nhiều năm việc cắt tỉa sau tháng giêng, ra tháng hai mới  cắt một ít chồi thậm chí có cây bi khô rất nhiều cành và nằm chờ cho đến đầu mưa nó mới bung tược. như vậy cây mai năm đó bị thất thu. Thời gian này trời rất nóng, cây chưa kịp ra tược non mà bị nắng là cây bị chết khô luôn.

Sau khi cắt tỉa cây mai không còn lá cho nên việc tưới nước phải chú ý không tưới nhiều nước quá làm cho cây mai bị ngộp nước hay gọi úng rễ làm cho non kém phát triển chú ý giữ  độ ẩm cho cây mai là được, nhìn vào chậu mai nếu bị thiếu đất hoặc bị cứng xới nhẹ và nếu cây mai nhỏ dùng tay kéo lên và cho thêm một lớp tro và xơ dừa để chậu mai được thoáng khí, cây mai sẽ phát triển tốt hơn.

Thời gian cây chưa có lá hộ trở thuốc kích thích ra rễ và lá cho cây phục hồi nhanh hơn,

Sau khi cây có lá,  bón phân 30-10-10 và bón một ít phân hữu cơ để cây phát triển tốt .

Phòng trừ sâu bệnh cho cây mai trong những tháng đầu năm.

Đầu năm cây mai mới vừa ra tược non, bọ trĩ  chúng thường hút chích những đọt non làm cho cây bị đứng và khô đọt, thuốc trị bọ trĩ Confidor xịt cách 7 ngày một lần để diệt chúng, phải thường xuyên phòng trừ .

Làm vệ sinh sạch sẽ cây, dùng Coc 85 quét lên cây để phòng trừ nấm bệnh.

Chú ý năm nhuận thời gian chăm sóc thêm một tháng, những tháng cuối năm phải giữ cho bộ lá tốt chậu không thiếu nước, lãi lá mai phải xem nụ thì hoa sẽ nở hoa đẹp trong dịp tết.

Lê Trang

Hoa Mai Việt Nam

Qúa Trình Chăm Sóc Cây Mai Vàng Trong Một Năm

Qúa trình chăm sóc cây mai vàng trong một năm

Cây mai từ xưa đến nay luôn là loài cây may mắn được nhiều người chọn để chưng và mỗi độ tết đến xuân về. Các gốc mai lớn tuổi, sần sùi, đường cong đẹp được định giá lên tới vài chục triệu đồng. Nghề chơi mai cũng được xem là nghề mưu sinh chính của nhiều hộ gia đình. Vậy kỹ thuật chăm sóc cây mai trong một năm như thế nào để cây mai phát triển tốt nhất chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

Để một cây mai có giá trị người ta dựa vào các yếu tố như độ xù sì của gốc, loại cây mai, dáng thế của cây… tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất là làm sao cho cây khoẻ mạnh và ra hoa nhiều vào đúng dịp tết. Điều kiện sinh trưởng sinh trưởng của cây mai cũng rất cơ bản nhưng khiến một cây mai phát triển mạnh thân cành mập mạp, cành lá xum xuê thì cần rất nhiều kỹ thuật mà chỉ có các nghệ nhân chuyên nghiệp mới làm được.

Từ tháng 1 – tháng 6

Đây là giai đoạn quan trọng sau khi cây mai ra hoa đợt tết thì cây đã bị suy yếu nên sau tết chúng ta bắt đầu tiến hành phục hồi cho cây. Đầu tiên ta tiến hành thu tàn bằng cách cắt ngắn 30% các cành chỉa ra ngoài, một năm sau các cành này mọc dài ra là vừa đủ đẹp.

Thay đất: trong quá trình thay đất ta cắt bớt phần rễ già ở hai bên thành chậu việc rễ quá dài sẽ khiến cây khó hút dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi cắt khoảng 15 ngày cây sẽ bắt đầu ra rễ cám nên không cần quá lo lắng lưu ý không nên cắt quá sát.

Trộn đất theo công thức xơ dừa, trấu sống, đất thịt… nếu có thêm phân động vật đã mục trộn chung vào thì càng tốt. Rải một lớp trấu sống ở dưới chậu để cây thoát nước tốt, xơ dừa có tác dụng giữ ẩm cho rễ, trấu sống giúp chống ngập úng, đất thịt và phân giúp cây có đầy đủ dinh dưỡng.

Trong tự nhiên cây mai có thể vươn rễ đi khắp nơi để tìm nguồn dinh dưỡng tuy nhiên khi trồng trong chậu chúng ta phải thường xuyên bón phân định kỳ mỗi 2 tuần/lần. Các loại phân được khuyến cáo là phân hữu cơ nếu sử dụng phân vô cơ phải tuân theo liều lượng nhất định tránh cây bị xót.

Tưới nước: cây mai đặc biệt thích nước sông, nước mương, nước ruộng các loại nước này chứa nhiều dưỡng chất cho cây mai phát triển… nếu không có thể tưới nước giếng. Tuy nhiên với các hộ gia đình ở thành phố sử dụng nước máy chứa nhiều clo tưới sẽ dẫn đến cây bị chết.

Khi trời nắng ngày tưới nước hai lần, trời mát tưới ngày một lần tuỳ theo độ to của gốc mà tưới lượng nước cho phù hợp.

Không khí: các nhà vườn trồng mai chuyên nghiệp luôn đặt cây mai ở trên cao hẳn so với mặt đất. Lý do được giải thích là tạo không khí lưu thông thường xuyên giảm các loại bệnh nấm mốc thường xuất hiện trên cây mai.

Ánh sáng: cây mai rất thích ánh sáng trực tiếp vì vậy hạn chế đặt cây mai vàng ở dưới tán lá cây khác hoặc gần các bức tường. Định kỳ mỗi 2 tuần xoay cây mai một góc 180 độ để cho cây mai phát triển đồng đều hơn.

Lưu ý: nên thường xuyên quan sát cây mai xem đất có bị ướt hay khô quá hay không. Kiểm tra xem trên lá, thân có biểu hiện gì lạ hay không để xử lý kịp thời. Tại các nhà vườn người ta thường phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích định kỳ 1 tháng/lần chứ không đợi đến lúc cây có bệnh mới tiến hành điều trị.

Giai đoạn từ tháng 6 – tháng 12

Giai đoạn này cây đã khoẻ, cành lá xum xuê vì vậy yêu cầu chế độ dinh dưỡng rất cao. Vì thế chúng ta nên tập trung bón các loại phân có nồng độ đạm và lân cao.

Từ tháng 6 – tháng 9: đây là giai đoạn cây mai bắt đầu phân hoá nụ vì thế chúng ta nên bón phân Lân (DAP) để cho các nụ to khoẻ hơn.

Đây cũng trùng thời điểm mùa mưa cây thường bị các bệnh như đốm lá, rỉ sắt có thể sử dụng các thuốc đặc trị như Insuran, Ridomin để phun định kỳ 1 tháng/lần.

Từ tháng 9 – tháng 12: các nụ hoa đã bắt đầu hình thành nhiều cây bắt đầu ngừng phát triển lá để tập trung dinh dưỡng nuôi nụ hoa. Lúc này không nên bón các loại phân Ure hay Lân sẽ khiến cây bị ức chế và trổ hoa trước tết.

Keyword: Qúa trình chăm sóc cây mai vàng trong một năm