Hoa mai, hoa đào đã trở thành những loại hoa quá đổi quen thuộc trong ngày Tết truyên thống của người Việt Nam. Tuy nhiên làm thế nào để chăm sóc cây thì lại là một vấn đề khá nan giải cho nhiều người, đặc biệt là những người không có hoặc có ít kiến thức về cây cảnh.
Đặc biệt là đối với hoa mai, tuy không phải là loại cây cảnh khó trồng, khó chăm sóc, nhưng vấn đề nằm ở chỗ làm thế nào cho hoa nở đúng dịp Tết nguyên đáng, không sớm, không muộn.
Để có thể làm được điều đó, ta cần đảm bảo những điều kiện về chăm sóc cây cảnh.
1. Thời vụ trồng hoa mai
Mai thích hợp với thời tiết nóng và ẩm, lý tưởng nhất là trong khoảng từ 25 đến 30 độ C.
Tuy hoa mai và hoa đào đều là những loại hoa được trồng và làm cảnh trong ngày tết, tuy nhiên hoa đào lại được chọn trồng ở vùng có khí hậu lạnh. Còn hoa mai lại không thích hợp.
Nếu được trồng ở những nơi có khí hậu quá lạnh, khoảng 10 độ C trở xuống cây sẽ chết, còn nếu sống được cây sẽ phát triển rất yếu và không ra hoa được.
2. Đất trồng hoa mai
Như đã nói, hoa mai là một trong những loại cây cảnh dễ trồng, không kén đất.
Tương tự như đất trồng các loại cây cảnh, bạn chỉ cần chọn đất trồng tơi xốp và giữ ẩm tốt. Tuyệt đối không để cây gặp tình trạng ngập úng, đất trồng không thoát nước.
Để cây có thể phát triển nhanh và tốt thì nên chọn đất trồng thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, không chua, không phèn, không mặn, không bị nhiễm các hóa chất độc hại.
Bạn cũng có thể dùng đất phù sa, đất cát, đất vườn phối trộn xơ dừa, tro trầu.
Nếu trồng trong chậu, cách làm cũng tương tự như cách chăm sóc cây cảnh sân vườn, bạn nên kê chậu cách mặt đất một khoảng vừa phải, tránh các loại côn trùng và động vật gây hại đến đất và cây.
Cần lưu ý khi chọn chậu trồng cây nên chọn chậu có chiều sâu để rễ cây phát triển tốt, phía dưới chậu nên lót một lớp sỏi để chậu thoát nước dễ hơn.
3. Bón phân cho cây mai
Cũng giống như kĩ thuật bón phân cho cây cảnh sân vườn, bón phân cho cây mai cũng gôm 2 giai đoạn là bón lót và bón thúc.
Phân hữu cơ chính là lựa chọn tốt nhất cho cây mai.
Bón lót cho cây bằng lượng phân bằng 1 phân 10 lượng đất trồng cây, trộn đều với đất trước khi trồng.
Bón thúc cho cây vào giai đoạn rễ cây đã phát triển (sau trồng khoảng từ 10 đến 15 ngày), bón khoảng 50 đến 60 gram cho mỗi lần, lặp lại sau khoảng từ 10 đến 20 ngày.
Đối với các cây lớn hơn thì bạn tăng số phân lên và khoảng cách giữa các lần bón thưa dần ra.
Bạn cần lưu ý một điều là không nên bón sát gốc, mà bón đều ra và tưới đẫm nước.
4. Tưới nước cho cây mai
Cây mai có thể chịu hạn khá tốt, nên bạn không cần tưới nước thường xuyên cho cây, tuy nhiên cũng không nên để cây chịu hạn quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng vàng lá, lá cây khô héo, cây cẵn cỗi.
Cách tưới nước cho cây mai cũng tương tự như các loại cây cảnh khác.
Sử dụng vòi hoa sen để tưới bên dưới gốc của cây, không nên tưới với vòi quá mạnh sẽ phá hủy kết cấu của đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng.
Đối với lá cây thì sử dụng bình xịt để xịt ướt lá, vì tưới nước trực tiếp lên lá cây sẽ làm lá cây bị dập, rách lá.
Số lần tưới nước khoảng 1 lần một ngày hoặc cũng có thể 2 ngày 1 lần, tùy thuộc vào kích thước của cây mà bạn có chế độ tưới nước phù hợp. Nên tưới vào buổi sáng sớm (8 đến 9 giờ) hoặc chiều (4 đến 5 giờ) để đảm bảo cây hấp thụ được tốt.
Đối với mai được trồng trong chậu nên lưu ý tưới cây thường xuyên hơn do đất trong chậu bị hạn chế nên sẽ thoát nước nhanh hơn và nhanh bị khô hơn.
5. Phòng trừ sâu bệnh cho cây
Cây mai thường gặp các tình trạng sâu cắn lá, sâu đục thân, rệp mềm, nhện đỏ ở các đọt non. Bạn có thể xử lý các loại sâu gây hại này bằng tay, hoặc thiên địch của các loại sâu này là chim cũng có thể giúp đỡ bạn.
Bạn cần lưu ý theo dõi và phòng trừ các loại sâu bệnh cho cây trong giai đoạn nụ trổ hoa vì đây là giai đoạn hấp dẫn nhiều loại sâu bệnh nhất.
Bạn cần lưu ý là cây mai rất nhạy cảm với các chất hóa học, vì vậy không nên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như công việc chăm sóc cây cảnh các loại cây khác.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DAFUNA – ĐẤT PHƯƠNG NAM
Số điện thoại: 0901 040 484 hoặc 02923 668 668
Email: lienhe@datphuongnamct.com
Địa chỉ: 212 Nguyễn Văn Cừ (nối dài), phường An Khánh, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.