Trồng Cây Duối Làm Hàng Rào

13/08/2023 11:26 +07 – Lượt xem: 21745

Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng cây duối làm hàng rào để bảo vệ và trang trí ngôi nhà của mình. Đến ngày nay, tuy có nhiều loại vật liệu xây dựng thì cây duối vẫn có được sự yêu thích của nhiều gia chủ.

Duối hay còn gọi với nhiều tên khác nhau như duối gai, duối nhám. Cây có thân gỗ nhỏ,các cành khúc khuỷu mọc cao từ 4-8m. Mép lá có phần răng khía, mặt lá nám, mọc so le hình trứng, dài khoảng 3-7cm. Được xem là một loại cây dễ trồng, không kén đất, phù hợp với điều kiện thời tiết gió mùa khắc nghiệt.

Bên cạnh đó, cây duối còn có một công dụng đặc biệt đó là chữa bệnh. Các thành phần từ lá, thân cây đến rễ và lá đều có công dụng riêng để làm thuốc. Theo Đông Y, duối có vị đắng, chát và có khả năng giải nhiệt cao. Cây được dùng để chữa các bệnh như đau răng, tiêu chảy, thông huyết, cầm máu, sát khuẩn, đau răng…

Cây duối còn là loại cây cảnh được vua chúa yêu thích và được gọi với cái tên quý tộc ” Hoàng Anh Mộc”. Qua đây có thể thấy cây duối tượng trưng cho phong thủy may mắn và đem lại tính thẩm mỹ nên bạn hoàn toàn có thể trồng làm hàng rào hoặc cây cảnh trong nhà.

Cách chăm sóc và trồng cây duối làm hàng rào

Cây duối không có giá trị về thương mại nhưng có tính thẩm mỹ cao nên thường được sử dụng để làm hàng rào. Nó có vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, gần gũi nhưng rất thân thương. Khi nhắc về hình ảnh làng quê Việt Nam, người ta thường nhớ tới những hàng rào cây duối. Ngoài ra, cây ruối cũng là loại cây lâu năm và có ý nghĩa phong thủy tốt, có tác dụng trừ tà khí, ma quỷ mang lại cuộc sống yên ấm, hạnh phúc.

1. Cách trồng

Bước 1: Đào lấy bầu xung quanh gốc cây rồi tìm rễ cọc của cây. Tùy vào độ lớn của cây mà bạn đào bầu đất xung quanh theo diện tích phù hợp.

Bước 2: Tiến hành dùng kéo để cắt các rễ con, tuyệt đối không được cắt bỏ rễ cọc. Tiến hành cắt các rễ cây, các nhánh không cần thiết.

Bước 3: Dùng bao nilon quấn quanh gốc sau đó cho đất vào. Để tăng hiệu quả thì trộn đất cùng với cát và phân bò.

Bước 4: Để cây ở nơi thoáng mát, đủ ẩm và tưới nước hàng ngày. Sau một tháng bạn có thể cắt rễ cọc và tiến hành trồng.

2. Cách chăm sóc

Tưới nước: Để cây sinh trưởng và phát triển tốt thì việc cấp nước vô cùng cần thiết và quan trọng. Mặc dù cây sinh trưởng và dễ phát triển nhưng cũng phải cần tưới nước để cây tươi hơn. Tuy nhiên, nếu không tưới đúng cách cũng dễ làm cho cây mau bị chết hoặc rụng lá, thối rễ.

Chúng tôi khuyên bạn nên dùng vòi xịt để phân tán lượng nước tưới cây tránh tích tụ nhiều ở lá hoặc gốc. Mỗi ngày chi nên tưới 1 lần vào sáng hoặc chiều mát. Bạn có thể uốn cong thân cây và dùng kéo để cắt tỉa phần lá để cho hàng rào có chiều cao bằng nhau.

Cây duối vốn dĩ là một loại cây mọc dại có sức sống dai và không cần phải chăm sóc nhiều. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế chăm bón để ức chế sự phát triển của lá cây

3. Lưu ý

Thời điểm thích hợp để trồng cây duối là vào mùa xuân.

Nếu bạn muốn uốn thân cây nên tiến hành vào mùa cây rụng lá.

Không tưới quá nhiều nước, chỉ tưới 1 lần/ ngày vào sáng sớm hoặc buổi chiều.

Kỹ Thuật Trồng Cây Duối Làm Hàng Rào

Đặc điểm cây duối

Duối hay còn gọi với nhiều tên khác nhau như duối gai, duối nhám. Cây có thân gỗ nhỏ,các cành khúc khuỷu mọc cao từ 4-8m. Mép lá có phần răng khía, mặt lá nám, mọc so le hình trứng, dài khoảng 3-7cm.   Được xem là một loại cây dễ trồng, không kén đất, phù hợp với điều kiện thời tiết gió mùa khắc nghiệt.

Bên cạnh đó, cây duối còn có một công dụng đặc biệt đó là chữa bệnh. Các thành phần từ lá, thân cây đến rễ và lá đều có công dụng riêng để làm thuốc. Theo Đông Y, duối có vị đắng, chát và có khả năng giải nhiệt cao. Cây được dùng để chữa các bệnh như đau răng, tiêu chảy, thông huyết, cầm máu, sát khuẩn, đau răng…

Cây duối còn là loại cây cảnh được vua chúa yêu thích và được gọi với cái tên quý tộc “ Hoàng Anh Mộc”. Qua đây có thể thấy cây duối tượng trưng cho phong thủy may mắn và đem lại tính thẩm mỹ nên bạn hoàn toàn có thể trồng làm hàng rào hoặc cây cảnh trong nhà.

Cách chăm sóc và trồng cây duối làm hàng rào

Cây duối không có giá trị về thương mại nhưng có tính thẩm mỹ cao nên thường được sử dụng để làm hàng rào. Nó có vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, gần gũi nhưng rất thân thương. Khi nhắc về hình ảnh làng quê Việt Nam, người ta thường nhớ tới những hàng rào cây duối. Ngoài ra, cây ruối cũng là loại cây lâu năm và có ý nghĩa phong thủy tốt, có tác dụng trừ tà khí, ma quỷ mang lại cuộc sống yên ấm, hạnh phúc.

Cách trồng

Bước 1: Đào lấy bầu xung quanh gốc cây rồi tìm rễ cọc của cây. Tùy vào độ lớn của cây mà bạn đào bầu đất xung quanh theo diện tích phù hợp.

Bước 2: Tiến hành dùng kéo để cắt các rễ con, tuyệt đối không được cắt bỏ rễ cọc. Tiến hành cắt các rễ cây, các nhánh không cần thiết.

Bước 3: Dùng bao nilon quấn quanh gốc sau đó cho đất vào. Để tăng hiệu quả thì trộn đất cùng với cát và phân bò.

Bước 4: Để cây ở nơi thoáng mát, đủ ẩm và tưới nước hàng ngày. Sau một tháng bạn có thể cắt rễ cọc và tiến hành trồng.

    Cách chăm sóc

    Tưới nước: Để cây sinh trưởng và phát triển tốt thì việc cấp nước vô cùng cần thiết và quan trọng. Mặc dù cây sinh trưởng và dễ phát triển nhưng cũng phải cần tưới nước để cây tươi hơn. Tuy nhiên, nếu không tưới đúng cách cũng dễ làm cho cây mau bị chết hoặc rụng lá, thối rễ.

    Chúng tôi khuyên bạn nên dùng vòi xịt để phân tán lượng nước tưới cây tránh tích tụ nhiều ở lá hoặc gốc. Mỗi ngày chi nên tưới 1 lần vào sáng hoặc chiều mát. Bạn có thể uốn cong thân cây và dùng kéo để cắt tỉa phần lá để cho hàng rào có chiều cao bằng nhau.

    Cây duối vốn dĩ là một loại cây mọc dại có sức sống dai và không cần phải chăm sóc nhiều. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế chăm bón để ức chế sự phát triển của lá cây

      Lưu ý

      Thời điểm thích hợp để trồng cây duối là vào mùa xuân.

      Nếu bạn muốn uốn thân cây nên tiến hành vào mùa cây rụng lá.

      Không tưới quá nhiều nước, chỉ tưới 1 lần/ ngày vào sáng sớm hoặc buổi chiều.

Những Thông Tin Thú Vị Về Cây Duối Cảnh

Giới thiệu cây duối cảnh

Cây duối cảnh được biết đến với những cái tên khác như cây duối bonsai, cây duối cảnh, cây duối nhám bonsai, cây hoàng oanh mộc bonsai… Tên khoa học của cây này là Streblus asper và thuộc họ thực vật Moraceae (họ dâu tằm). Nơi mà cây được phân bố nhiều nhất là tại Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ. Hiện nay, cây được trồng tại khá nhiều khuôn viên và công trình. 

Thực tế, cây phân thành rất nhiều nhánh khác nhau và chỉ cao khoảng 4-8 m. Thân cây cực kỳ cứng cáp và các cành có sự đan xen vào với nhau. Lá duối mang hình dạng trứng nhọn và chỉ dài khoảng 3-7cm, rộng 1,5-2,5 cm. Bên cạnh đó, phần mép lá còn có răng cưa nhỏ, đỉnh tù hay thuôn nhọn. Đây cũng là loại cây đơn tính nên chỉ có một loại hoa duy nhất là hoa đực hoặc hoa cái. 

Ý nghĩa của cây duối cảnh

Cây duối được biết đến là loại cây bonsai vô cùng quý hiếm, dù bạn có nhiều tiền cũng chưa chắc mua được cây này. Các nghệ nhân thường sẽ chăm sóc tạo dáng để mang cây đi trưng bày tại những hội chợ nghệ thuật cây cảnh. Ngoài tác dụng làm cảnh và chữa bệnh thì cây cũng có ý nghĩa phong thủy vô cùng sâu sắc. 

Theo quan niệm phong thủy thì cây này mang lại sự thịnh vượng và an vui cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây cũng giúp trừ tà khí, nạp chính khí cực kỳ tốt. Chính vì thế cây duối thường được trồng ở những nơi sang trọng và linh thiêng. Có thể kể đến như cung vua phủ chúa, lăng mộ thời Hùng Vương, di chỉ cổ… 

Phân loại cây duối cảnh

Thực tế cây duối chỉ có một loại duy nhất, nhưng những nghệ nhân đã cố gắng sáng tạo để tạo ra các thế cây khác nhau để bạn dễ dàng lựa chọn theo sở thích. Cụ thể như sau: 

Duối cổ Thế võ Bình Định

Nhìn qua bạn sẽ thấy cây giống như một người đang tập võ với thế nghiêng mình. Tuy nhiên nếu nhìn ở một góc độ khác thì bạn sẽ lại thấy cây có hình dáng riêng, một hình tượng khá thú vị. 

Cây duối bonsai mini

Cây duối này có hình dáng bắt mắt, độc lạ, tuy nhỏ nhắn nhưng lại cực nổi bật chắc chắn sẽ khiến cho bạn bị mê mẩn. Thân cây uốn lượn như con rắn đang cuộn mình, thân cây to tròn và vô cùng chắc khỏe. 

Cây duối Bàn Tay Phật

Cây duối này có hình ảnh giống như bàn tay Phật nên trông khá đặc biệt. Đặc biệt cây có lá xanh mướt giúp không gian thêm phần sang trọng và quý tộc. 

Cách chăm sóc cây duối cảnh

Giống cây này có giá trị lớn, đặc biệt việc chăm sóc cây không hề đơn giản. Để có thể giúp cây phát triển tốt thì bạn cần phải có bàn tay của những nghệ nhân thực thụ. Bởi khi chăm sóc cây bạn cần phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề như ánh sáng, nước, nhiệt độ, không khí, dinh dưỡng… Đặc biệt bạn cần phải đặt cây ở những nơi thoáng mát, môi trường trong lành, thoáng đãng. 

Trong trường hợp bạn muốn trồng một cây duối cảnh, bonsai thì việc uốn cành khi cây rụng hết lá là vô cùng cần thiết. Bởi lúc này cánh duối lá mềm nên bạn sẽ dễ dàng uốn mà cành cũng không bị gãy. Tuy nhiên đây là điều mà không phải ai cũng có thể làm được, chỉ những nghệ nhân có tay nghề cao mới thực hiện hoàn hảo được công việc này. 

Lời kết 

Thông tin liên hệ

TREERA

Hotline: 0886 668 109

02 Phố Dịch Vọng Hậu, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Top 5 Cây Duối Bonsai Dáng Đẹp

post on 2023/03/24 by Admin

Giới thiệu về cây duối bonsai

Cây duối bonsai là một loại cây cảnh nghệ thuật và được ưa chuộng trồng ở việt nam vì nó là loại cây cảnh phong thủy, đem đến tài lộc, phát tài, hưng thịnh cho gia chủ. Cây duối bonsai đa số được trồng trong chậu và chăm sóc cắt tỉa theo nhiều dáng vóc tư thế khác nhau để trang trí cho không gian khu vườn thêm đẹp hơn.

Thêm vào đó, khi cây duối được trồng pha trộn kết hợp với hòn non bộ xung quanh sẽ đem đến một không gian khu vườn xanh vô cùng đẹp với nét đẹp hoang dã của rừng núi được tôn lên.

Cây duối bonsai là loại cây với thân hình nhám cứng cáp, thân hình của nó có vóc dáng gốc to và ngọn nhỏ đẹp trông như có sức mạnh đầy khỏe khoắn và hiên ngang. Góc rễ của cây rất nhiều và to. Nhánh của cây được phân tán khúc khuỷu ra mọi tư thế uốn lượn, từ đáng nghiêng nghiêng đẹp mắt thể hiện được sự kiên cường, bất khuất để cây đâm chồi nảy nở vươn lên qua mọi điều kiện khắt nghiệt. Lá cây duối tròn tròn nhọn nhọn giống như hình thoi, quanh mép có viền rang cưa nhỏ.

Thường cây duối có nhiều kích thước khác nhau, được trổ cao lên đến 5 mét – 8 mét tùy theo thời gian nuôi trồng và điều kiện chăm sóc.

Cách chăm sóc cho cây duối bonsai

Tưới nước

Cây duối bonsai nên được trồng ở bên ngoài sân trong những ngày tháng ấm áp trong năm, nơi cây có thể tiếp nhận được những ánh nắng đầu tiên của buổi bình minh và những tia nắng cuối cùng khi hoàng hôn dần buông xuống.

Hãy nên tưới cây thường xuyên hàng ngày, giữ ẩm cho đất trong chậu cây. Nếu thời tiết quá nắng nóng sẽ khiến đất trong chậu cây bị khô và cằn cõi, nên tưới nước cho cây nhẹ nhàng phun lên đều xung quanh cây.

Cây duối có thể chịu được sự ngập úng vì bản chất cây duối vốn ưa nước nhưng đừng lạm dụng việc tưới quá nhiều nước thường xuyên lên cây sẽ dẫn đến cây bị ngập úng, bên cạnh đó khi tưới dung vòi phun nước quá mạnh sẽ làm cho cây bị rụng đi lá.

Bón phân

Cây duối nên được bón phân đều đặn khi đất trong chậu có dấu hiệu khô cằn và mất đi chất dinh dưỡng. Khi đó, bạn nên bón phân đầy đủ cho cây để cây có đầy đủ khoáng chất, thúc đẩy sức khỏe tốt nhẩt.

Dù cây duối có khả năng sống sót mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng để cây của bạn phát triển toàn diện và tốt tươi nhất thì việc bón phân cây là điều không thể thiếu trong việc chăm sóc cây cảnh.

Cắt tỉa

Bản chất của cây duối có khả năng đâm chồi rất mạnh khi cây có đầy đủ nguồn cung cấp dinh dưỡng thì lá sẽ rất dày và xanh mượt.

Muốn giữ được vóc dáng của cây duối đẹp thì ta nên có những kiến thức chăm sóc cắt tỉa và trau dồi thêm những kỹ thuật như quấn thân cây, quấn nhánh, uốn theo mọi góc độ để có thể tạo ra được những đường nét tuyệt đẹp của cây vì cây cũng khá mềm nên dễ uốn nắn theo nhiều tư thế.

Bạn hãy cắt tỉa cây thường xuyên để giữ cho nó có vóc dáng hoàn hảo nhất nhưng đừng quá lạm dụng việc cắt tỉa quá nhiều sẽ khiến cho cây mất đi sự tăng trưởng vốn có của nó.

Thay chậu

Cây duối sẽ cần được thay chậu vào mỗi 2 đến 3 năm khi bạn đã kiểm tra và xác định kỹ phần rễ của cây. Khi rễ cây trở nên quá già, quá chặt thì chúng cần được cắt tỉa lại và đặt vào một vùng đất mới trong chậu mới.

Việc thay chậu mới cho cây được thực hiện vào mùa xuân hoặc mùa mưa sẽ dễ dàng hơn, khiến cho cây hút nhanh được dưỡng chất trong vùng đất mới sẵn có.

Lợi ích và công dụng

Thân của cây duối trông rất khỏe khoắn và cứng cáp thể hiện được sự dũng mạnh toát lên khí chất của sự mạnh mẽ nên khi cây bị các tác động tiêu cực như việc va chạm xướt vào thân cây thì cây cũng có khả năng liền đi vết xẹo rất nhanh và không bị ngã.

Cây duối có 2 loại là duối đực và duối cái. Cây duối đực ra hoa dạng chùm nhỏ, còn cây duối cái thì đâm hoa kết trái tạo ra quả duối nhỏ như hạt ngô (bắp), quả duối ăn được vì có vị ngọt ngọt.

Lá của cây duối vì hình dáng vốn có là lá ráp nên hay được dung như một loại giấy nhám để làm nhẵn mặt gỗ (đánh bóng gỗ) trong việc chế tạo gỗ.

Vỏ duối được dùng làm bông và làm giấy vì bản chất chứa nhiều chất xơ. Bên cạnh đó, cây duối được sử dụng để chữa bệnh sâu răng, đau bụng, phong thấp, nhiễm khuẩn…

Vì cây duối có vóc dáng rất đẹp, vững và lạ nên tạo được sự hấp dẫn thường được dùng làm cây cảnh để trang trí trong nhà và ngoài sân với mọi không gian cho mỗi cây với kích cỡ khác nhau, tạo được cảm giác thiên nhiên tươi xanh, gần gũi, đem đến tài lộc, may mắn.

Top 5 cây duối bonsai dáng đẹp

1. Vị trí số một

Cây có tuổi thọ trên dưới 30 năm và hơn 10 năm tạo dáng. Thông tin từ nghệ nhân Nguyễn Ngọc Sơn và cũng là chủ nhân của cây cảnh trên. Cây có đường kính nổi bật, bộ rễ cây lên đến 20cm, chiều cao cây gần 1m5 không tính chậu chứa. Trong quá trình chăm sóc, nghệ nhân tập trung vào phần cân bằng của thân và táng cây. Bộ rễ dưới đất được cắt tỉa để kích thích sự phát triển hợp lý của các nhánh. Trong khi bộ rễ nổi là điểm nhấn chính làm nên một kiết tác hiếm có này.

2. Vị trí số hai

Theo như cách nghĩ của tôi, một nghệ nhân bonsai châu á. Những thế cây của một số nước như Trung Quốc và các nước khác ngoài Nhật Bản thường có thế dị. Nếu nói rõ ràng hơn, chúng có kiểu dáng có một không hai. Và thường là rất hiếm để tìm ra một cây có dáng na ná như vậy. Như tác phẩm trên mang tên “Thế Võ Bình Định”. Nhận xét cây có dáng bạt phong ở táng lá, trong khi thân mang dáng dấp văn nhân. Có người còn nhận xét thế cây như một nàng tiên đang chải tóc dưới dòng sông xanh.

3. Vị trí số ba

Để có được một giá trị liên thành. Những cây cổ bonsai ngoài tuổi tác còn có kiểu dáng truyền cảm hứng giá trị. Tác phẩm trên thuộc sở hữu của một người Việt tại Phú Thọ. Cây có dáng chữ “Tâm” theo lý dãi của nghệ nhân. Tuy vậy, khó có thể nghĩ theo cách của Trung Hoa. Diễn giải ấy ít được nhìn nhận một cách đúng đắn.

4. Vị trí số bốn

Sẽ dễ dàng thấy những bộ rễ to bấu vào những tản đá ở nhưng khe suối. Chúng buộc phải như vậy trong điều kiện sống ngoài thiên nhiên. Tác phẩm trên có một sự khác biệt rất lớn. Một hệ thống cây chằn chịt trải theo chiều ngang. Làm lộ ra thân cây chắc khỏe, cây cao nhất cũng là điểm tựa cho những cây thấp hơn. Độ tuổi của cây đã đạt đến ngàn năm thăng trầm lịch sử. Quả là một kiệt tác của tự nhiên.

5. Vi trí số năm

Kiệt tác bonsai ngoài trời cao đến 2m chưa bao gồm chiều cao của chậu. Cây được nghệ nhân trồng từ một gốc cây cổ ngàn năm. Các nhanh từ rễ chính không to như thân, chứng tỏ cây được chăm khoản hơn 10 năm về trước. Với bộ rễ và tuổi thọ bất cân xứng như thế. Đã xếp cây vào hàng quý hiếm bật nhất.

Keyword: Top 5 cây duối bonsai dáng đẹp

Có Nên Trồng Cây Duối Ở Trước Nhà Không?

Cập nhật ngày 28/07

Cây Duối thân gỗ, to, thường được trồng làm hàng rào. Một số loại nhỏ, thế cây đẹp được ưa chuộng trồng làm cây cảnh, chúng được giới chơi cây yêu thích. Cây Duối là cây gì?

Cây Duối hay còn gọi là cây dúi, cây Duối nhám, cây Duối gai. Cây Duối có sức sống mãnh liệt, thích nghi với mọi điều kiện, mọi môi trường sống. Cây Duối ít sâu bệnh và có tuổi thọ cao. Cây Duối thân cao khoảng 4 – 8m, lá nhọn và rất ráp, dài khoảng 3-7cm, rộng khoảng 1,5 – 2,5cm. Quả của cây Duối màu vàng, quả nhỏ nhưng có vị ngọt.

Cây Duối có vị đắng, chát, có khả năng giải nhiệt tốt. Nó còn có công dụng chữa bệnh. Các thành phần của cây từ lá, thân cho đến rễ đều có công dụng làm thuốc chữa bệnh. Cây này được dùng để chữa đau răng, tiêu chảy, thông huyết, cầm máu, sát khuẩn, đau răng,… Một số công dụng chữa bệnh của từng bộ phận như sau:

Lá Duối được dùng trong việc chữa viêm sưng đường tiểu, trị bệnh bạch đới khí hư, chống chứng tiểu khó, bệnh kiết lỵ, ngăn ngừa phù thũng, xúc tiến trữ lượng sữa ở mẹ sau sinh. Lá Duối còn được chế biến trị mụn nhọt đầu đinh, lở loét da.

Hạt Duối mang lợi ích đối với chứng chảy máu cam, tiêu chảy, tốt cho bệnh bạch ban.

Vỏ cây Duối nấu nước sắc dùng được cho bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, Tình huống giải độc rắn cắn nhai trực tiếp.

Rễ Duối được xem phương thức hạ sốt, chống kiết lỵ, giảm đau, giảm viêm sưng, an thần, chống động kinh.

Đặc tính mủ cây Duối sát trùng, trị đau gót, bàn tay nứt nẻ, áp dụng hiệu quả trên màng tang thái dương, làm dịu tình trạng đau dây thần kinh đầu.

Có nên trồng cây duối ở trước nhà không?

Cây Duối hay còn được gọi là Hoàng Anh Mộc, là giống cây lâu năm nên được nhiều người ưa thích với ý nghĩa phong thuỷ, mang tài lộc cho gia đình. Đây cũng là giống cây được sử dụng để trừ tà, giúp gia đình có cuộc sống hạnh phúc hơn. Từ xa xưa, với ý nghĩa trừ tà Duối cảnh đã được trồng nhiều ở các lăng mộ, các di chỉ cổ và trong cung vua. Đây là loại cây cảnh mà các vua chúa yêu thích.

Loài cây này vừa mang lại giá trị về mặt thẩm mỹ, vừa mang ý nghĩa phong thuỷ như vậy nên được nhiều dân chơi cây cảnh ưa thích lựa chọn. Nếu bạn đang phân vân không biết có nên trồng trước là không thì câu trả lời quá rõ ràng, là có. Đừng lo lắng về diện tích, mặc dù là giống cây to nhưng với kỹ thuật hiện nay, giống cây này có thể được ép trồng trong chậu, bửng để trong nhà, ngoài sân với kích thước nhỏ hơn.

Kết hợp với sự chăm sóc tỉ mỉ, các hình thức tạo dáng cho cây hiện nay cũng đa dạng hơn nên người chơi hoàn toàn có thể lựa chọn một mẫu theo ý mình để trong nhà. Chơi cây cảnh vừa giúp tạo khoang cảnh thiên nhiên, vừa mang lại may mắn và là thú vui tao nhã của rất nhiều người.

Đối với không gian bên ngoài ngôi nhà (hiên nhà, sân, trước nhà,…), bạn có thể thoải mái bày trí các chậu cây duối sao cho phù hợp và không gây bất tiện khi mọi người đi qua. Nếu trồng trong nhà, gia chủ nên đặt cây ở phòng khách, nên chọn cây bonsai nhỏ gọn, kiểu cách để tôn lên nét đẹp không gian.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Duối

Cây Duối là một cây có rễ cọc rất to, thân cây lại nhiều mủ. Chính vì vậy nếu bạn dùng phương pháp chiết cành thì cây khó sống được. Muốn trồng cây Duối thì bạn có thể tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Đào lấy bầu xung quanh gốc cây sau đó tìm rễ cọc của cây Duối. Tùy theo cây Duối to hay nhỏ mà bạn có thể đào bầu đất xung quanh theo diện tích to hay nhỏ.

Bước 2: Bạn tiến hành dùng kéo để cắt các rễ con đi và nhớ là không nên cắt rễ cọc. Bạn tiến hành cắt các rễ câu, cách nhành không cần thiết.

Bước 3: Bạn dùng bao nilon để quấn quanh gốc cây sau đó cho đất vào. Nếu muốn có hiệu quả thì tốt nhất bạn nên trộn đất cùng với cát và phân bò.

Bước 4: Để cây ở nơi thoáng mát, đủ ẩm và tưới nước cho cây hàng ngày. Khoảng một tháng sau khi trồng thì bạn có thể cắt rễ cọc và tiến hành cho vào chậu cảnh.

Chăm sóc cây Duối

Duối là một loại cây rất ưa nước. Nó có thể sống và phát triển rất mạnh chỉ cần có nước (thậm chí không cần bón phân). Cây này không chịu được khô hạn, khi đất bị khô, cây suy kiệt rất nhanh. Trừ một số cây nếu trồng trong chậu cạn rồi dần dần làm cho nó thành duối cạn (nó sẽ có khả năng chịu khô tốt hơn).

Do đó, để cây phát triển tốt, cần chăm sóc cây như sau:

Loại đất: đất gì cũng được

Nước: Tưới nước đều, giữ ẩm cho đất (cây này có thể ngâm nước, cho bám đá rồi ngâm nước cũng được vì cây Duối có rễ khá đẹp). Tuy nhiên nếu chăm cây tốt quá lá nó sẽ rất to, nên tán không đẹp.

Thời gian thay chậu: Thay chậu thì cũng như các cây khác, khi mùa xuân hoặc mưa chờ lúc lá già thì sang chậu.

Uốn cây: Cây này khá mềm nên uốn dễ. Cây duối có mùa thay lá sẽ trơ ra toàn xương, bạn có thể uốn và cắt tỉa vào thời điểm đó. Cây đâm chồi khá mạnh.

Như vậy, có thể trồng cây Duối trước nhà ở bất kỳ vị trí nào mà không ảnh hưởng đến hoạt động của mọi người. Khi chăm sóc nên để ý tới nước vì cây ưa nước, không cần bón phân nhiều.