Cổng Giao Tiếp Điện Tử Thị Xã Sơn Tây

Chợ cây cảnh Sơn Tây có từ bao giờ không ai nhớ được vì theo những người già nhất kể lại thì “Chợ họp đã ở đây từ rất lâu rồi”. Theo năm tháng, qua dòng chảy của lịch sử, chợ cây vẫn vậy, rất đỗi gần gũi để rồi cứ ngày chủ nhật hàng tuần người mua, kẻ bán lại hẹn nhau cùng chơi chợ.

Nói chơi chợ, bởi trong không khí nhộn nhịp, tấp nập của phiên chợ, không phải ai cũng có nhu cầu mua hàng mà người ta rủ nhau đi ngắm cây, xem phố, hòa vào dòng người đông đúc ngược xuôi khác với vẻ trầm tĩnh êm đềm thường ngày của thị xã xứ Đoài.

Ban đầu, chợ chỉ bán cây cảnh nhưng giờ đây nhiều loại mặt hàng khác nhau đã được bày bán, ngoài các loại cây cảnh, hoa… người dân ở những vùng lân cận cũng mang sản phẩm ra chợ bán như: gỗ lũa, cá – chim cảnh, đồ trang trí, trang sức, thậm chí cả chăn, ga, gối, đệm… Tuy nhiên, chợ vẫn bán chủ yếu là các loại cây cảnh, cây hoa tươi. Vào ngày phiên, cây cảnh thường được mang đến từ các làng trồng hoa và cây cảnh ở phường Trung Sơn Trầm, Viên Sơn, Trung Hưng, Phú Thịnh…, cả khu chợ xung quanh Thành cổ và quảng trường Sân vận động tấp nập, rộn ràng kẻ mua người bán. Đối với người dân Sơn Tây, chợ cây cảnh là nơi quen thuộc mỗi khi có nhu cầu mua cây cảnh hay các loại nguyên liệu trồng hoa, cây cảnh. Hình ảnh phiên chợ trở nên thân thuộc, gắn bó với người dân thị xã như nét văn hóa, gắn liền với mảnh đất xứ Đoài nhất, trở thành một phiên chợ độc đáo, nơi giao lưu, gặp gỡ giữa những người làm vườn, người có thú chơi cây cảnh.

Một góc chợ cây Sơn Tây

Chợ cây giống như một ngày hội mua bán vậy, cứ tấp nập người ra người vào. Điểm đặc biệt thu hút khách đến với chợ là các sản phẩm được đem đến đây đều do chính người bán trực tiếp làm ra. Cũng bởi do người bán trực tiếp bỏ công chăm sóc nên hàng mua được thường rất “thật”. Ví như những cây cảnh mang đến chợ thường là những loại cây dễ trồng và dễ nở hoa. Cây của họ mộc mạc chứ không cấy ghép hay nối cành. Tại chợ, hầu như không có chuyện nói thách hay bắt chẹt khách, mà thuận mua vừa bán. Chợ vừa mang vẻ thanh lịch của vùng đất cổ, vừa mang nét bình dị, mộc mạc, dân dã của phiên chợ quê. Đó chính là sự độc đáo hiếm thấy của chợ phiên này.

Thêm điểm đặc biệt nữa của chợ cây Sơn Tây là chợ họp từ sáng sớm, kín hàng hóa và người mua kẻ bán nhưng chỉ đến trưa là tan, người mua hỉ hả vì đã chọn được cây mình yêu thích, người bán cũng bán hết hàng, có còn họ cũng mang lên xe chở về chứ không bán rẻ hay hạ giá, Thành cổ và thị xã lại trở về với vẻ êm đềm vốn dĩ, luyến lưu cùng hẹn phiên chợ sáng chủ nhật tuần sau…/.

Phùng Thị Thùy Nam

Cảnh Quang Xanh Hoàng Sơn

Trồng quất có thể trồng thẳng trực tiếp trên đất nhưng cũng có thể trồng vào chậu. Thường để quất phát triển khoẻ thì nên trồng ngoài đất vườn sau đó mới đưa vào chậu.

Vào dịp Tết Nguyên đán, cây quất cảnh (tắc kiểng) được nhiều người ưa chuộng để trưng bày. Để trồng được một cây quất thương phẩm dạng trung bình (chiều cao cây 1m, đường kính tán 0,6m) thì cần thời gian là 3 năm kể từ khi chiết cành. Đất trồng thường là đất vườn, đất pha cát, sét, bảo đảm được độ thông thoáng và độ ẩm. Độ pH thích hợp đối với đất trồng cây quất là từ 5 – 6.

Trồng quất có thể trồng thẳng trực tiếp trên đất nhưng cũng có thể trồng vào chậu. Thường để quất phát triển khoẻ thì nên trồng ngoài đất vườn sau đó mới đưa vào chậu. Đất trồng cần lên líp cao, thiết kế mương nước xung quanh, líp rộng từ 4 – 6m, mương khoảng từ 20 – 30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và thậm chí có thể chết.

Quất không trồng bằng hạt vì cây dễ bị biến dị, chậm ra trái. Nên áp dụng phương pháp trồng chiết cành. Sau khi chọn cành chiết rồi tiến hành khoanh vỏ, để khô 3 – 4 ngày, quấn rơm nhào với đất bùn ướt, bên ngoài bao một lớp nylon có lỗ thoát nước.

Để cây phát triển tốt trong giai đoạn đầu cần chăm sóc và quản lý tốt như bón phân, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh,… Bón lót mỗi gốc 20 – 25kg phân chuồng hoai, ráo mục. Bón thúc với phân N-P-K 16-16-8 mỗi gốc trung bình từ 0,3 – 0,5kg/năm, chia làm 2 lần bón cách nhau 40 ngày. Khi cây chuẩn bị ra hoa, bón thêm phân KCl 100g/gốc để tăng cường đậu trái và trái ít bị rụng.

Ngoài ra để cây phát triển mạnh, cành lá xanh mướt, cần phun thêm phân bón lá, cứ 15 ngày phun một lần. Quất là loại cây cho ra trái quanh năm, nhưng để điều chỉnh cho quất có trái đúng vào dịp tết, cần có kỹ thuật. Đến khoảng tháng 5, 6 âm lịch bắt đầu phải thăm chừng thường xuyên vườn quất. Nếu phát hiện thấy cây nào có trái phát triển mạnh thì tiến hành đào bứng cây trồng vào chậu, chú ý đừng để vỡ bầu rễ.

Sau 1 tháng, cây sẽ có một đợt ra hoa đầu tiên, nên lẩy bỏ hết, đến đợt sau ra hoa nở rộ, đợi cho các cánh hoa rụng hết, cỡ một tuần lễ, là bắt đầu bón thúc phân chuồng hoai, phân lân, nhất là phân hóa học K2SO4 cỡ 10g cho một bình 8 lít. Không nên bón phân KCl, trái sẽ mất mùi thơm. Có thể rắc thêm vôi bột cách xa gốc 10 – 15cm. Lưu ý tỉa cành, tạo nhánh cho cây quất có dáng đẹp. Tiếp tục tưới nước chăm sóc phòng trừ sâu bệnh, mỗi tháng bón thúc thêm phân 1 lần, đến tháng 12 âm lịch, khi trái quất bắt đầu chín mới thôi.

Giới Thiệu Về Tiểu Cảnh Cảnh Quan Sơn Hà

Giới thiệu

Tiểu cảnh sân vườn tại Sơn Hà tự hào mang đến khách hàng những không gian đẹp và lãng mạng nhất, tạo cảm giác thư thái cho khách hàng mỗi sáng thức dậy, hay là nơi thư giãn và nghỉ dưỡng sau những giờ làm việc mệt nhọc.

Tiểu cảnh sân vườn tại Sơn Hà tự hào mang đến khách hàng những không gian đẹp và lãng mạng nhất, tạo cảm giác thư thái cho khách hàng mỗi sáng thức dậy, hay là nơi thư giãn và nghỉ dưỡng sau những giờ làm việc mệt nhọc. Thiết kế tiểu cảnh sân vườn đáp ứng tốt cho sử dụng, thư giãn và nghệ thuật đòi hỏi phải kết hợp rất nhiều yếu tố: phù hợp theo kiến trúc sẵn có, môi trường, khí hậu, đất đai thổ nhưỡng, các công trình công cộng xung quanh, lựa chọn loại cây thích hợp, phong cách của chủ nhân… 

1. Sự uy tín của chúng tôi

Chúng tôi nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của việc giữ uy tín trong mọi hoạt động của Thuận Phát. Đội ngũ nhân viên trẻ và đầy nhiệt huyết cùng với tác phong làm việc thực sự nghiêm túc là nền tảng giúp chúng tôi giữ vững giá trị này. Chúng tôi cũng đặc biệt coi trọng sự chính xác trong tiến độ thi công và hiểu rằng đó cũng là điều khách hàng luôn coi trọng.

2. Chất lượng công trình của chúng tôi

Chất lượng công trình là yếu tố hàng đầu trong tiêu chí hoạt động của tiểu cảnh sân vườn Sơn Hà

Với tác phong làm việc nghiêm túc và sự sáng tạo của  đội ngũ trẻ, chúng tôi đầu tư nhiều công sức để tìm được giải pháp thiết kế tối ưu nhất nhằm làm hài lòng khách hàng.

Chúng tôi xây dựng những tiêu chí giúp đảm bảo chất lượng công trình. Đội ngũ kiến trúc sư của chúng tôi luôn làm việc chặt chẽ với khách hàng nhằm tạo nên những công trình có chất lượng mà vẫn đảm bảo đúng với sở thích của khách hàng.

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

Thiết kế, thi công: sân vườn, tiểu cảnh, cảnh quan, núi non bộ, tranh tường, …. tại nhà phố, chung cư, biệt thự, nhà hàng, cafe, khách sạn, resort, công viên, trường học.

Thiết kế, thi công: đài phun nước, hồ bơi.

Cung cấp thi công đá trang trí, gạch lát sân vườn

Cung cấp, bảo dưỡng và cho thuê cây cảnh, cây xanh văn phòng.

Thi công lắp đặt tranh sơn dầu, đá ốp tường, cây giả

Rau Rừng Gia Lai (Rau Rừng Trường Sơn, Rau Rừng Tây Nguyên)

RAU RỪNG. Một loại rau dân dã nhưng vị ngon rất đặc biệt, vừa ngọt, vừa mát, vừa thơm, ăn hoài không ngán. RAU RỪNG không hẳn là tên của loại rau này, chỉ biết người ta tìm thấy rau mọc nhiều ở rừng, đem về ăn ngon mà trở thành đặc sản. Gọi là RAU RỪNG GIA LAI vì xuất phát người ta biết đến RAU RỪNG ở địa phương này. Nhiều nhà hàng ở Gia Lai, Đăk Lăk… đã đưa rau rừng vào thực đơn. Du khách phương xa đến ăn, ai cũng trầm trồ. Và rồi, RAU RỪNG bắt đầu xuất hiện ở một số nhà hàng tại Sài Gòn.         Các bạn có thể chế biến RAU RỪNG với món luộc chấm mắm cua, mắm kho quẹt rất thanh mát. Cũng có thể xào với thịt bò rất tuyệt, nhất là khi cho thêm chút dầu mè, dậy hương thơm hấp dẫn. Ngoài ra, có thể xào đơn giản với tỏi. Và đặc biệt có thể dùng làm rau cho món lẩu cua đồng, lẩu hải sản… chúng tôi

Một đặc sản của núi rừng Tây Nguyên được biết đến nhiều trong thời gian gần đây đó là:. Một loại rau dân dã nhưng vị ngon rất đặc biệt, vừa ngọt, vừa mát, vừa thơm, ăn hoài không ngán.không hẳn là tên của loại rau này, chỉ biết người ta tìm thấy rau mọc nhiều ở rừng, đem về ăn ngon mà trở thành đặc sản. Gọi làvì xuất phát người ta biết đến RAU RỪNG ở địa phương này. Nhiều nhà hàng ở Gia Lai, Đăk Lăk… đã đưa rau rừng vào thực đơn. Du khách phương xa đến ăn, ai cũng trầm trồ. Và rồi,bắt đầu xuất hiện ở một số nhà hàng tại Sài Gòn.Các bạn có thể chế biến RAU RỪNG với món luộc chấm mắm cua, mắm kho quẹt rất thanh mát. Cũng có thể xào với thịt bò rất tuyệt, nhất là khi cho thêm chút dầu mè, dậy hương thơm hấp dẫn. Ngoài ra, có thể xào đơn giản với tỏi. Và đặc biệt có thể dùng làm rau cho món lẩu cua đồng, lẩu hải sản…

Hải Sơn Phát Triển Kinh Tế Sinh Vật Cảnh

Mặc dù thị trường sinh vật cảnh những năm qua gặp nhiều khó khăn nhưng phong trào sinh vật cảnh xã Hải Sơn (Hải Hậu) vẫn phát triển ổn định. Doanh thu hàng năm từ sinh vật cảnh của xã đạt khoảng 6 tỷ đồng, tạo việc làm, thu nhập cao cho nhiều hộ dân.

Nghệ nhân sinh vật cảnh Nguyễn Tuấn Phong, xóm 4, xã Hải Sơn (Hải Hậu) chăm sóc vườn lan.

Từ lâu, xã Hải Sơn được đánh giá là “lá cờ đầu” trong phong trào sinh vật cảnh huyện Hải Hậu. Hội Sinh vật cảnh xã hiện có 343 hội viên, trong đó có 11 nghệ nhân sinh vật cảnh, hoạt động theo 11 chi hội xóm. Xã hiện có 5 làng được UBND huyện công nhận làng nghề sinh vật cảnh là: Đông Thành, Trần Phú, Nam Bình, Hưng Thịnh và Năm Sơn. Từ năm 2010, xã đã quy hoạch, hình thành các vùng chuyên canh, đồng thời khuyến khích các nghệ nhân xây dựng mô hình nhà vườn cây cảnh, nhà lưới hoa lan. Toàn xã có trên 72ha với hàng nghìn hộ tham gia trồng, chăm sóc cây cảnh; trong đó phần lớn là cây thế. Ông Nguyễn Tuấn Phong, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh xã Hải Sơn cho biết: Trong bối cảnh khó khăn về thị trường tiêu thụ, Hội Sinh vật cảnh xã đã vận động hội viên và nhân dân chuyển đổi theo hướng đa dạng các loại hình cây cảnh nghệ thuật, cây cổ lâu năm; tích cực giao lưu học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong việc cắt tỉa, chăm sóc cây cảnh để có nhiều tác phẩm đẹp, có giá trị. Hội Sinh vật cảnh xã tiếp tục duy trì hoạt động của tổ kỹ thuật cây cảnh với các hội viên có tay nghề cao trực tiếp truyền đạt kinh nghiệm chăm sóc, uốn tỉa cây thế cho các hội viên trẻ để tạo lớp kế cận truyền nghề. Hàng năm, Hội Sinh vật cảnh xã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề Hải Hậu, Hội Nông dân huyện tổ chức 2 lớp dạy nghề, 4 cuộc hội thảo tại các chi hội sinh vật cảnh xóm nhằm trang bị thêm kiến thức, cách làm phù hợp với thị trường tiêu thụ sinh vật cảnh. Ngoài ra, Hội Sinh vật cảnh xã vận động hội viên trồng thêm hàng chục cây xanh trong khuôn viên các nhà trường, công sở, nhà văn hoá. Đến nay, trên các tuyến đường trục xã, trong khuôn viên các nhà văn hoá xóm, các hộ gia đình, các công sở, nơi thờ tự đều có cây xanh, cây cảnh đẹp có giá trị kinh tế cao. Để nâng cao sức tiêu thụ sản phẩm cây cảnh nghệ thuật, Hội Sinh vật cảnh xã động viên hội viên tích cực tham gia các cuộc trưng bày, triển lãm sinh vật cảnh trong và ngoài tỉnh để học tập, nâng cao tay nghề nhằm sáng tạo các tác phẩm sinh vật cảnh, tìm kiếm thị trường. Năm 2023, qua 3 lần tham gia trưng bày, triển lãm sinh vật cảnh do Trung ương Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, Hội Sinh vật cảnh tỉnh tổ chức, Hội Sinh vật cảnh xã đã giành 10 giải Vàng, 8 giải Bạc, 9 giải Đồng cho các tác phẩm cây cảnh đẹp và được khách hàng chọn mua. Nhờ công tác tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân phát triển sản xuất, làm dịch vụ sinh vật cảnh, phong trào sinh vật cảnh xã vẫn duy trì ổn định; nhiều gia đình đã có thu nhập ổn định từ hoa, cây cảnh nghệ thuật. Năm 2023, doanh thu bán hoa, cây cảnh của xã đạt khoảng 6 tỷ đồng, trung bình mỗi hộ gia đình trồng hoa, cây cảnh bán được từ 30-50 triệu đồng. Nhiều hộ làm giàu từ nghề trồng cây cảnh và được tôn vinh danh hiệu “nghệ nhân làng nghề” bởi bàn tay khéo léo và sở hữu những cây có giá trị hàng trăm triệu đồng. Nghệ nhân sinh vật cảnh Trần Văn Trung, ở xóm 7 đã hơn 20 năm trồng cây cảnh; gia đình hiện có 3 vườn cây cảnh với tổng diện tích trên 10 nghìn m 2… Với niềm đam mê sẵn có, ông trau dồi, học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt nhu cầu thị trường, thành lập trang website ” chúng tôi ” để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đưa cây cảnh Hải Sơn trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông còn tham gia giảng dạy nghề chăm sóc, uốn tỉa cây cảnh cho hội viên, người dân đam mê sinh vật cảnh ở các xã, thị trấn trong huyện. Anh Nguyễn Văn Đông, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cây cảnh nghệ thuật xã được khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến bởi nghệ thuật tạo tác các loại cây thế, cây cảnh. Hiện anh đang sở hữu khoảng 200 tác phẩm cây cảnh nghệ thuật dòng sanh Nam Điền. Trong đó, nhiều tác phẩm có dáng cổ, độc đáo như: Cây sanh dáng “Mai phong thủ thế cách” (giải Vàng tại Triển lãm Trung ương Hội Sinh vật cảnh Việt Nam năm 2023), cây sanh dáng “Phương lão mai” có tuổi đời trên 60 năm… Nhiều gia đình phát triển cây cảnh theo hướng chuyên canh để nâng cao chất lượng sản phẩm, dày công tạo tác những cây cảnh nghệ thuật đẹp, độc, lạ để thu hút khách và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Gia đình anh Nguyễn Văn Đang xây dựng mô hình nhà vườn chuyên trồng các loại tùng. Qua nhiều năm, số lượng tùng trong vườn nhà anh Đang đã lên tới 120 cây cổ thụ, trong đó đa phần là các giống cây Tùng La Hán, Tùng lá kim có tuổi đời trên 20 năm; nhiều cây được định giá hàng trăm triệu đồng. Gia đình anh Phạm Văn Nam phát triển nghề trồng cây cảnh theo hướng chuyên về cây bonsai. Bằng sự khéo léo, sáng tạo, cùng lối tư duy cây cảnh hiện đại, anh Nam đã sưu tầm và tạo tác được hàng nghìn tác phẩm, phong phú về chủng loại, đa dạng về kích cỡ, với nhiều hình thức thể hiện độc đáo, mới lạ. Hiện nhà vườn của gia đình anh rộng khoảng 3.600m 2, gồm cây cảnh mi ni, cây bonsai đa dạng chủng loại với những loài cây quý, lâu năm. Trong đó có nhiều cây “độc, hiếm” như tùng tuyết, tường vi, mai tứ quý… có dáng cổ, đẹp, có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh phát triển các loại cây cảnh nghệ thuật, cây thế, những năm gần đây, mô hình trồng, chăm sóc các loại hoa như: địa lan, phong lan… phát triển mạnh. Năm 2023, Câu lạc bộ Hoa lan Hải Sơn được thành lập với 37 hội viên do ông Đỗ Kim Tuyến là chủ nhiệm. Nhiều hội viên sở hữu nhà vườn rộng lớn; tiêu biểu như chị Vũ Thị Hương ở xóm 7, đã đầu tư xây dựng nhà lưới ươm trồng các loại phong lan, địa lan có diện tích 1.000m 2 với kinh phí gần 1 tỷ đồng. Mỗi năm, gia đình chị xuất ra thị trường hàng chục giò phong lan và các loại địa lan, cho thu nhập từ 200-300 triệu đồng. Đến nay, toàn xã có khoảng 40% số hội viên Hội Sinh vật cảnh xã chuyển đổi sang mô hình trồng phong lan, địa lan trong nhà lưới.

Thời gian tới, Hội Sinh vật cảnh xã Hải Sơn tiếp tục vận động hội viên phát triển đa dạng các loại hoa, cây cảnh, gắn sản xuất với phát triển thị trường tiêu thụ. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào uốn tỉa, gieo trồng các loại cây phôi; mở rộng giao lưu trao đổi kinh nghiệm, tổ chức tập huấn truyền nghề, dạy nghề, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật cho hội viên và nhân dân. Chủ động tìm thị trường tiêu thụ, tạo thu nhập ổn định cho các hộ làm kinh tế sinh vật cảnh./.