Cây Cảnh Bonsai Nhật / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Nghệ Thuật Cây Cảnh Bonsai Nhật Bản

(VOV) – Ban đầu, Bonsai là thú vui tao nhã của các gia đình quý tộc, nhưng đến nay, Bonsai đã trở thành nét văn hóa thường ngày tại mỗi gia đình Nhật Bản.

Lịch sử Bonsai được lưu truyền từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ thời nhà Đường (thế kỷ thứ 7) cho tới Edo và Minh Trị (từ thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ thứ thế kỷ thứ 19), trong vòng hơn 300 năm, Bonsai dần phát triển và trở nghệ thuật cây cảnh, thú vui tao nhã của các gia đình quí tộc Nhật Bản. Do việc trồng và chăm sóc Bonsai rất vất vả nên có một thời kỳ dài, đặc biệt trong chiến tranh thế giới thứ hai, thú chơi cây cảnh Bonsai bị thu hẹp, tạo ra hiệp hội những người Nhật cao tuổi thích chơi cây cảnh.

Từ những năm 1980, vẻ đẹp của Bonsai lại sống dậy và lan khắp từ Hockaido – miền cực Bắc đến Kyu-syu – miền Nam Nhật Bản. Tất cả các tầng lớp từ trẻ đến già đều đua nhau trồng Bonsai. Hình ảnh Bonsai đã trở thành nét văn hóa thường ngày tại mỗi gia đình Nhật Bản người ta trang trí Bonsai trước cửa ra vào hay đặt trang trọng Bonsai trên chiếu Tatami trong phòng truyền thống. Họ cho rằng ở đâu có hình ảnh Bonsai thì ở đó có linh hồn linh thiêng của thiên nhiên…

Bonsai trong tiếng Nhật có nghĩa là thu nhỏ thế giới cỏ cây, một bộ môn nghệ thuật tạo ra bức tranh nhỏ thiên nhiên đến điêu luyện. Yếu tố quan trọng để làm nổi lên vẻ đẹp của Bonsai là tìm được nét nổi bật của từng loại cây.

Nghệ nhân trồng Bonsai có thể bắt đầu từ một cây khoảng 20 năm tuổi sau đó phải mất 10 năm thậm chí đến hàng chục năm bỏ nhiều công sức tỉa cành, tạo dáng mới tạo thế như mình mong muốn. Nếu uốn không khéo, Bonsai sẽ dùng cái chết để chống lại vì vậy nghệ nhân luôn coi Bonsai như chính người học trò, luôn động viên chia sẻ với Bonsai vào những ngày nắng mưa hay bão tuyết.

Các nghệ nhân Bonsai của Nhật Bản thường nói, nếu nghệ thuật làm vườn đi tìm vẻ đẹp bên ngoài của cây lá thì nghệ thuật Bonsai lại hướng tới vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong.

Hiện tại Nhật Bản còn lưu giữ loại bonsai chỉ là một cội thông vài lá cao không quá 80cm nhưng đã có tới 500 tuổi. Thân cây đã chết, chuyển sang màu trắng, chỉ có một phần vỏ cây là còn xanh gồng mình lên gánh lấy sự sống.

Từ những năm 1980, Nghệ thuật Bonsai của Nhật Bản đã lan truyền từ châu Á sang châu Âu, tới tận châu Mỹ. Rất nhiều nghệ nhân cây cảnh trên thế giới tới Nhật Bản để học cách trồng và chăm sóc Bonsai. Bonsai là nghệ thuật mà con người phải nghiêng mình trước sự quí giá của sự sống…/.

Thu Hà

Tìm Hiểu Về Nghệ Thuật Cây Cảnh Bonsai Nhật Bản

Bonsai là gì?

Bonsai (Bồn Tài) là tên được dùng để gọi những loại cây cảnh được trồng trong chậu, khay và được các nghệ nhân dùng các dụng cụ cắt, tỉa, tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mang đậm yêu tố thẩm mĩ và ấn tượng thiên nhiên sẵn có. Nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong tự nhiên được thu nhỏ lại trong nhỏ trong chậu, khay hay trên đá bằng 1 kỹ thuật rất cao.nhưng thế và dáng của nó vẫn mang nét cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Ngày nay, Bonsai là nghệ thuật nổi tiếng của xứ sở Phù Tang trên khắp thế giới, mỗi một chậu cây là một tác phẩm điêu khắc sống thể hiện sự hòa hợp giữa nghệ thuật của cái đẹp và nét đặc trưng của nghề làm vườn.

Nguồn gốc lịch sử của nghệ thuật cây cảnh bonsai Nhật Bản

Nghệ thuật Bonsai có nguồn gốc từ Trung Quốc thời nhà Tần và xuất hiện nhiều vào đời nhà Tống trong các bức tranh điêu khắc, tranh phong cảnh và tranh kiến trúc. Ban đầu, họ chỉ dùng những giống cây lùn có dáng và thế đẹp trong tự nhiên trồng nhờ sự tác động của gió tuyết, thiên nhiên mang vào trong chậu để trang trí nhà cửa.

Sau này, bonsai được du nhập vào Nhật Bản và trở thành bộ môn nghệ thuật đặc trưng, thanh tao của xứ sở Phù Tang. Vào năm 1309 hình ảnh về chậu bonsai đầu tiên xuất hiện ở trong tranh Kasugaaongen – gengi của tác giả Takakane Takasshina. Đây là tác phẩm mở đầu cho sự xuất hiện của nghệ thuật cây cảnh bonsai tại Nhật Bản. Thêm vào đó, nghệ thuật Bonsai Nhật Bản cũng đã được nâng tầm nhờ sự phát triển nghệ thuật tuồng cổ Nô của Nhật với tên gọi là Hachi – no – ki thời kì này.

Nghệ thuật cây cảnh Bonsai Nhật Bản có gì đặc biệt

Với các nghệ nhân và những những yêu thích bonsai sẽ luôn nhận thấy bonsai là loại hình nghệ thuật mang hơi thở riêng biệt, mỗi một tác phẩm bonsai cũng giống như một tác phẩm thơ, hội họa, điêu khắc… chuyên chở tâm hồn của nghệ nhân. Ngày nay, bonsai đang nổi tiếng và nhận được sự công nhận của nhiều quốc gia trên thế giới, đáng chú ý hơn là ngày càng có nhiều người đam mê và đi theo con đường trở thành nghệ nhân bonsai.

Mỗi một chậu cây cảnh bonsai được tạo dáng thì đều mang một câu chuyện và một ý nghĩa khác nhau. Nếu chỉ nhìn ngắm bề ngoài thì không cảm nhận được hết vẻ đẹp của nó mà chỉ có những người đam mê tìm hiểu thì mới hiểu hết từng giá trị cốt lõi của nó.

Nghệ thuật cây cảnh bonsai Nhật Bản mang dáng vẻ của tinh thần nước Nhật với triết lý, tôn giáo, thẩm mỹ hòa hợp và bổ trợ cho nhau. Qua thời gian loại hình nghệ thuật này càng trở nên danh giá và phát triển ở xứ sở Phù Tang và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Cây Bonsai Là Gì? Nghệ Thuật Cây Cảnh Bon Sai Nhật Bản

Thú vui chơi cây cảnh bonsai đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về cây bonsai. Và trong bài viết sau đây, Vườn Ươm Số 1 sẽ cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích về thú chơi cây cảnh đặc biệt này.

Nguồn gốc cây bonsai

Bonsai dịch theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là “cây con trồng trong chậu”. Đây là loại cây có dáng cổ thụ nhưng kích thước nhỏ và được trồng trong chậu cảnh. Bonsai bắt nguồn từ Trung Quốc và lan rộng sang Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ban đầu người ta phát hiện trên núi có các cây nhỏ mọc hoang dã giống cây cổ thụ. Sau đó, họ đã đem nó về trồng trong chậu nhỏ và cắt tỉa làm dáng cho đẹp hơn. Bonsai có sức sống mãnh liệt trong mọi điều kiện, do đó, dù để trong nhà hoặc ngoài sân đều rất thích hợp.

Cây bonsai có kích thước từ nhỏ đến lớn, phổ biến là các loại cây cỡ nhỏ có tuổi đời cao, thân gốc to xù xì, lá xanh mượt. Cây được uốn nắn theo các thế đẹp có phong thủy thịnh vượng, may mắn và tài lộc.

Ý nghĩa của thú vui chơi cây bonsai

Cây bonsai hay còn gọi là cây cảnh dùng để trưng bày trong nhà hoặc ngoài sân đều được. Ý nghĩa của thú chơi cây cảnh bonsai sâu xa là dùng hình ảnh sức sống mạnh mẽ của cây mà động viên cho mỗi người phải kiên trì có quyết tâm trong cuộc sống. Rèn cho ta đức tính kiên nhẫn, cẩn thận và khéo léo trong xử lý công việc.

Phân biệt cây Bonsai, cây dáng thế và cây cảnh trồng chậu

Bonsai đa phần là những cây cổ thụ lâu năm, thể hiện sự trường thọ là ước muốn của con người. Ngoài ra, cây còn tượng trưng cho Quân – Thần – Phụ – Tử; Tam cương – Ngũ thường – Tứ đức. Trong đó Quân là thân cây, cành lớn tượng trưng cho cành cây lớn, Phụ là nhánh cây nhỏ, Tử là lá cây. Tam cương tức ba tầng của cây bonsai, ngũ thường là năm cành của cây, Tứ đức là bốn đoạn của cây.

Cây cảnh là những cây trồng để trang trí, thưởng thức vẻ đẹp của hoa, lá,… là chính.

Cây dáng thế là cây cảnh nghệ thuật với sự tác động của con người tạo thành tác phẩm thể hiện ý nghĩa văn hoá phù hợp với thời đại.

Bonsai là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt.

Mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên sẵn có.

Hay nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong thiên nhiên được thu nhỏ lại nhưng dáng thế, thân của nó vẫn mang nét cổ thụ.

Nhuộm 1 màu thời gian cổ kín được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng 1 kỹ nghệ riêng biệt.

Những dáng cây cảnh bonsai cơ bản Dáng trực

Cây dáng trực là cây có trục thân cây thẳng góc với mặt đất (thế đứng) α = 0 độ (nhìn tổng thể giữa ngọn và gốc hình thành đường thẳng hoặc gần thẳng đứng).

Dáng xiên/ nghiêng hay dáng tà là

Là dáng mà trục của thân cây hơi nghiêng so với phương nằm ngang khoảng α = 20 độ – 70 độ.

Ý nghĩa của cây cảnh dáng trực: Dáng trực trong nghệ thuật cây cảnh nó được nghệ thuật hoá để ẩn dụ thế hiên ngang, bất khuất…

Dáng hoành

Dáng hoành là là dáng cây mà trục của thân cây nằm ngang so với mặt chậu.

Ý nghĩa của cây dáng xiêu: Ngoài thiên nhiên những cây này gặp trắc trở, thiên tai làm đổ nghiêng nhưng cây vẫn sống và vươn lên.

Về thẩm mỹ: Các cây có dáng xiêu thường trông rất mềm mại, duyên dáng nhã nhặn, thường thể hiện hình tượng của người phụ nữ.

Dáng huyền Đặc tính của một số giống cây bonsai phổ biến

Ý nghĩa của cây cảnh dáng hoành: Dáng hoành ở ngoài tự nhiên thường là những cây có điều kiện sống khó khăn nhưng cây vẫn sống và nảy lộc đâm chồi (cây nằm ngang trên mặt đất α = 70 độ ≤ 90 độ).

Về thẩm mỹ: Dáng cây này khá khác thường, ngoạn mục biểu hiện sự mềm mại dịu dáng, duyên dáng…

Cây Duối nhám

Thân cây sần sùi nhiều u bướu, vỏ cây dày, màu xám trắng, có nhựa mủ. Cây Duối nhám có cành nhiều, sù sì, dài. Gỗ mềm dễ uốn dáng. Lá cây là dạng lá đơn, hình trái xoan dài. Mép lá gợn sóng có răng cưa, mặt lá nhám. Lá non màu lục, lá già màu xanh thẫm.

Khi trồng cây, bạn nên lưu ý rằng không để cây ở chỗ nhiều nắng. Khi đó lá sẽ nhỏ và chuyển màu vàng lục. Vào mùa đông, bạn không nên thay chậu hay cắt tỉa cây. Ngoài ra, cần tưới nước thường xuyên không để đất bị khô.

Ý nghĩa của cây cảnh dáng huyền: Ngoài thiên nhiên những cây này thường sống trong điều kiện khí hậu nghiệt ngã nhất (cây ở sườn núi, vách đá…) nhưng cây vẫn có thể sống, gốc cây bám chắc vào đá, treo leo giữa trười mây, ngọn cây vươn lên tạo hình ảnh của sự kiên trì nhẫn nại vượt qua phong ba bão táp hướng tới tương lai phát triển.

Về thẩm mỹ: Dáng cây thể hiện sự mềm mại, dịu dàng, sự tươi trẻ… song tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.

Cây Cần Thăng

Đây là loại cây cần thăng gỗ nhỏ, phân cành ngang, thân nổi u bướu. Vỏ cây có nhiều vết sần, màu trắng xám, cành có gai. Lá cây thuộc dạng lá kép lông chim với 9 – 11 lá phụ. Lá màu xanh bóng, có hình trái xoan ngược.

Cây sinh trưởng và phát triển rất nhanh nên cần cắt tỉa chồi liên tục để duy trì dáng. Ngoài ra, khi bạn quấn dây vào vỏ thì phải thường xuyên kiểm tra, tránh việc cây lớn nhanh sẽ gây vết hằn trên thân cây.

Cây Đa lá trơn

Cây này thuộc dạng gỗ lớn, thân cành có nhiều rễ khí sinh. Vỏ màu nâu xám, có nhựa mủ, cành cây dài. Lá thuộc loại lá đơn mọc cánh, màu xanh ngọc bích, gốc tù tròn và dày bóng.

Bình thường các cây đa lớn sẽ được trồng làm cây bóng mát trong nhà, sân vườn.

Để giữ dáng cây khi trưng trong nhà thì cần chọn chỗ có nhiều ánh sáng, cưa cắt cành to thường xuyên để giữ dáng.

Cây Đa lông

Đây là cây gỗ lớn, cành non có lông mịn màu vàng, phân cành nhiều. Lá thuộc dạng lá đơn mọc cách, hình bầu dục, mũi nhọn ở đỉnh gốc lá. Lá cây có màu xanh pha trắng, có lông màu vàng.

Khi trồng cây này, Vườn Ươm Số 1 khuyên bạn nên lấp đất tạo ụ lần đầu để có bộ rễ đẹp. Ngoài ra, cần lưu ý không bày cây dưới ánh nắng gắt.

Cây Lộc vừng

Cây Lộc vừng thuộc dạng cây bụi, lá kép màu xanh thẫm, có hình trái xoan thuôn ở đầu. Thân cây xù xì, vỏ màu xám đen, gỗ mềm.

Khi cây ra hoa quả thì cần hạn chế cắt tỉa, cần bón phân thúc cho cây. Lưu ý tưới nước khi thấy đất mặt chậu se lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể bó đá vào gốc và cho nước vào ngâm.

[Tổng hợp] Top Cây lộc vừng ĐẸP NHẤT ở việt nam và thế giới

Cây phong lá đỏ

Phong lá đỏ có nguồn gốc trừ Trung Quốc và Nhật Bản, với sắc đỏ rực rỡ của lá sẽ mang đến cho không gian nơi ở của bạn thêm phần ấm áp và một nét dịu dàng của mùa thu, thích hợp để trang trí trên bàn làm việc. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc nên chúng rất được ưa chuộng.

Cây sinh trưởng mạnh mẽ trong điều kiện đất thoát nước tốt, nếu sử dụng làm bonsai thì phải tưới nước hằng ngày và để cây dưới bóng râm, không nên để dưới ánh nắng trực tiếp thời gian lâu vì có thể sẽ làm hư lá.

Để tạo thêm nét đẹp cho cây chúng ta có thể tỉa chồi, tỉa lá quanh năm nhưng phải có kỹ thuật và sự cẩn thận, chúng có thân, cành, lá đẹp nên rất được ưa chuộng bởi các nghệ nhân bonsai.

Thay chậu 2 năm một lần vì rễ phát triển rất nhanh. Vào mùa xuân cây có thể bị phát bệnh bởi các loài rệp, bạn có thể sử dụng thuốc xịt hoặc loại bỏ rệp bằng tay.

Phân cành nhiều, cành cây mập và cong.

Hoa Lộc vừng có màu đỏ, mọc đơn và mọc chùm ở nách lá.

Cả hoa và lá đều có mùi thơm.

Quả Lộc vừng màu đỏ, tròn bằng ngón tay.

Cây Si

Si rất được phổ biến trong bộ sưu tập cây cảnh bonsai, giống như Đa hay Sanh, trong tự nhiên cây Si cũng là loại cây có thân gỗ lớn, rễ to, sức sống dồi dào, phát triển tốt trong mọi điều kiện khó khăn và sinh trưởng phổ biến trong nước ta, tán rất to cho bóng mát rất đáng kể.

Với những phiến lá to nên sự quang hợp của nó rất tốt, tích cực làm trong lành không khí, giảm các khí độc gây hại cơ thể. Rất thích hợp trồng ở những ngôi chùa, sân vườn café hoặc nhà hàng, khách sạn.

Với hình thể to lớn, cây si thích hợp làm cây bonsai cỡ trung hoặc đại, rất ít người sử dụng làm cây bonsai mini để bàn. Tán lá rất to nên có thể tạo ra nhiều kiểu tán cây đa dạng tùy theo ý muốn.

Cây si không kén đất trồng nên rất dễ chăm sóc, chú ý lượng nước tưới và bón phân hợp lý thì cây sẽ phát triển mạnh mẽ. Vào mùa lạnh nên cắt tỉa rễ mọc từ cành để cây được thông thoáng dễ đâm chồi nảy lộc.

Cây sanh bonsai

Chúng ta đã thấy rất nhiều cây sanh to, thậm chí là cây sanh cổ thụ với những cọng rễ to rũ xuống từ những tán cây phía trên. Ngoài việc để che mát, các cây sanh mini còn được các nghệ nhân bonsai chăm sóc uốn tạo chúng thành một trong những loại cây kiểng có giá thành rất cao.

Tùy theo chiều cao từ 20cm cho đến 1m mà có thể trưng bày ở các bạn công đến nhà hàng hay quán café sân vườn, giúp không gian thêm tươi mát. Cây Sanh không kén đất, thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, cần một lượng nước lớn để sinh trưởng và phát triển. Khi thiếu nước cây sẽ phát triển chậm, trên thân xuất hiện các điểm lồi trắng. Ngoài bộ phận rễ gốc, trong mùa mưa còn hình thành thêm các loại rễ từ trên cành cây và ăn dài xuống đất. Cành Sanh dẻo, rất dễ uốn, từ trên cành, hình thành các tán lá rộng và rậm rạp nhìn rất bắt mắt.

Cây Du

Cây Du có tên khoa học là Ulmaceae, thuộc một họ thực vật có hoa bao gồm các loài du và cử. Là loại cây thích khí hậu ấm áp ôn hòa, thích ánh sáng nhưng không thích nắng gắt, thích bóng râm, có khả năng chịu khô hạn và đất bạc màu nhất định, thích đất ẩm ướt và khả năng ra chồi non mạnh.

Cây có gỗ nhỏ, vỏ cây du có màu xám nhạt khi lúc trưởng thành vỏ sẽ tự bong ra. Lá cây du nhỏ hình oval rìa mép lá có hình răng cưa. Cây du là loại ưa nước, khi trồng nên tưới nước nhiều cho cây.

Nên đặt cây trên ban công, bệ cửa sổ hoặc sân vườn có đủ ánh sáng mặt trời, mùa hè không cần phải che mát, vào mùa đông nên đặt chậu ở trong phòng.

Cây du mọc rất khỏe cần xén tỉa chồi liên tục để duy trì dáng cây như mong muốn. Chú ý khi quấn dây vào vỏ, thường xuyên kiểm tra để tháo dây tránh tạo vết trên thân, khi thay chậu cần nâng rễ và tạo rễ nổi cho cây.

Cây Mai chiếu thủy

Cây mai chiếu thủy là một loài cây thân gỗ với cành nhánh dài mảnh, dễ uốn nắn, tạo dáng bonsai.

Các loại cây cảnh quý cho gia đình thêm đẹp

Cây bonsai thường được trồng ở đâu?

Cây bonsai có khả năng thích nghi cao nên dù để trong nhà hay ngoài vườn đều có thể sinh trưởng tốt.

Có những loại cây bonsai mini, có kích thước nhỏ thường được để trên bàn làm việc. Những loại bonsai lớn hơn có thể được đặt ở phòng khách hay trưng ngoài vườn.

Cây bonsai có khả năng tạo cảnh quan đẹp, giúp cho không gian thêm phần trang trọng, tươi mới. Cây bonsai còn giúp thanh lọc không khí. Đó cũng chính là lý do thú chơi bonsai đang được rất nhiều người ưa chuộng.

Cách chăm sóc cây bonsai

Chăm sóc cây bonsai không khó nhưng cần sự tỉ mỉ. Bạn cần đặt cây ở vị trí có nhiều ánh sáng. Ví dụ như gần cửa sổ, ban công… nhưng ánh sáng không được quá gắt. Với 1 số loại cây, bạn cần tránh ánh nắng từ 11h30 – 14h30.

Cây bonsai không cần tưới quá nhiều để tránh thối rễ. Bạn có thể phun sương cho lá cây để cây xanh tốt nhưng không được tưới đẫm. Ngoài ra, bạn cũng cần thay chậu khoảng 2 năm/lần để tạo đất mới và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Bạn nên thay chậu vào mùa xuân hoặc thu.

Bên cạnh đó, bạn nên cắt tỉa và uốn nắn cây thường xuyên để giữ được dáng đẹp. Cây phát triển mạnh vào màu xuân và đây cũng là thời điểm tốt nhất để cắt tỉa cây.

Hoa mai chiếu thủy nhỏ có màu trắng, dạng ngù ở ngọn các cành hướng xuống dưới (hướng xuống đất) hay được gọi là cây mai chiếu thủy (hướng xuống mặt nước).

Lá cây mai chiếu thủy có dạng trái xoan đến dạng giáo, nhọn ở đỉnh và góc ở phần gốc, cuống ngắn hoặc gần như không có, kích thước lá tùy thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống và giống cây.

Cây Thông Đen Bonsai – Vua Của Bonsai Nhật Bản

Cây thông đen Nhật Bản là gì?

Cây thông đen Nhật Bản là loại cây biểu tượng cho Nhật Bản và được biết đến là một giống cây cảnh đẹp dành cho nhà vườn. Đây là loại cây dễ thích nghi và có sức đề kháng khá tốt.

Giới thiệu về thông đen

Trước những năm của thế chiến thứ hai (1939-1945), dân Nhật thích cây bonsai thường lên núi đào mấy cây đẹp, cây còi về chơi. Thì cũng chẳng khác các bạn bên nhà hiện nay là mấy.

Có điều, thời này người Nhật không chuộng Thông đen bonsai. Lúc đó, người Nhật chỉ coi trong Thông trắng Nhật Bản (Japanese White Pine, Pinus parviflora) và Thông đỏ Nhật Bản (Japanese Red Pine, Pinus densiflora). Với họ, Thông đen Nhật Bản không có nét quý phái, thanh tao như Thông trắng, Thông đỏ. Thông đen, từ thân với vỏ nứt toác, lá thô và cứng như dáng vẻ của một lực điền. Nhưng họ vẫn gieo hạt thật nhiều thông đen để lấy gốc ghép thông trắng, vì thông trắng không có vỏ đẹp và sức phát triển rất yếu.

Sau đệ nhị thế chiến, người Nhật thua trận, kinh tế đình trệ. Song song với việc một số rất đông quân đội Hoa kỳ còn đang đóng lâu dài tại Okinawa, việc bán những cây bonsai cho người Mỹ đã lóe ra một hướng buôn bán mới. Thế là, dân Nhật đổ xô lên núi đào cây Juniper shimpaku (Juniperus sergentia) về làm bonsai bán. Được vài năm, Nhật Hoàng sợ tiêu tán hết rừng núi nên ra lệnh cấm chỉ. Không cho phép bất kỳ ai lên núi đào bất cứ cây gì.

Thế là chỉ còn 3 đường để tạo cây giống: gieo hạt, chiết từ những cây mang từ núi về trồng, và giâm cành. Chiết và giâm cành thì cây Juniper chịu được, còn ươm hạt Juniper thì không ăn. Trăm hạt chưa được một. Nhưng Thông đen thì khác. Thông đen gần như không chiết được ra hồn, giâm cũng không được, chỉ còn cách gieo hạt. Mà Thông đen thì 10 hạt lên gần như cả 10.

Đặc điểm cây thông đen Nhật Bản

Cây Thông đen Nhật Bản được nhân giống bằng 3 cách: Gieo hạt, chiết từ cây mẹ hoặc giâm cành, hiện nay thì thông đen phù hợp với việc gieo hạt nhất, tỷ lệ nảy mầm lên đến 90 %, nhưng có khuyết điểm là khó chiết và khó giâm cành, tỷ lệ chết cao. Nên thông đen cây con thì nhiều còn để có cây mẹ thật, thân đẹp là cực kỳ hiếm.

Việc người Nhật thời gian gần đây họ bắt đầu thấy thông đen có nhiều thế đẹp và dễ cải tiến hơn thông trắng cũng như thông đỏ. Giá trị của thông đen cũng vì thế mà được tăng lên đáng kể, số lượng bonsai thông đen cũng tăng lên chóng mặt

Cùng với các sự phát triển mạnh mẽ của bonsai thì người Nhật gắn liền với thông đen, người Nhật lúc này coi thông đen là vua của bonsai

Từ đó cho đến nay, những cây bonsai Thông đen thường có giá trị cao, có lẽ bởi vẻ đẹp đầy “nam tính” của nó

Cách trồng thông đen ở việt nam

Thông đen hợp với khí hậu Nhật bản nhưng một điều quan trọng là ở Việt Nam nó khác hoàn toàn khí hậu Nhật Bản, và điều đặc biệt là thông đen vẫn trồng được ở VIệt Nam, ở Sài Gòn và ở Đà Lạt.

Thông đen Nhật Bản ở Sài Gòn phát triển mạnh mẽ, cây thông đen ở Sài Gòn thường dư năng và thiếu sương đêm, cây phát triển bình thường, 1 năm bung đọt 2 lần.

Thông đen Nhật Bản trồng ở Đà Lạt thừa sương đêm nhưng thiếu thời gian chiếu sang, thông đà lả bung đọt 1 năm 1 lần. Cách tạo sương đêm: Sử dụng vòi tước tự động hoặc thiết kế thủ công cây sẽ phát triển tốt và cho lá đều.

Kết.

Ý Nghĩa Cây Da Nhật Bonsai Đẹp

Mô tả sản phẩm

hiện nay được nhiều người sử dụng tạo hình nghệ thuật đưa ra cây bonsai có thế đẹp. Cây có kích thước nhỏ nhắn nên phù hợp đặt để ở các vị trí chật hẹp, không chiếm quá nhiều diện tích trong nhà bạn. Loại cây này có nguồn gốc tại Nhật Bản với lá cây tròn nhỏ, thân gỗ, cây có ra hoa và trái. Hiện nay có rất nhiều chơi cây cảnh tìm mua loại cây này để đặt để tại văn phòng, nếu cây lớn hơn có thể để ở sân vườn, phòng khách… Cũng giống như các loại cây bonsai khác thì cây da Nhật này cũng luôn mang một nét đẹp riêng biệt.

Một số cây có dáng nhỏ gọn thường được trang trí trong phòng khách, phòng làm việc đều khiến không gian thêm hài hòa hơn. Những chiếc lá màu xanh bóng, hình bầu dục và nhọn ở 2 đầu, cây cho những bông hoa nhỏ sau đó là kết trái màu đỏ tía. Nhờ vào đặc điểm của cây mà loại cây cảnh này cũng được nhiều người làm quà tặng cho bạn bè đồng nghiệp vào dịp đặc biệt.

Cây da Nhật cũng có ý nghĩa rất đặc biệt, trong phong thủy thì ông cha ta trồng chúng để giúp tránh tà, xua đi khí xấu trong gia đình và mang đến những điều tốt lành cho gia chủ. Nhờ vào điểm này mà cây được nhiều trồng, lựa chọn nhiều. Nên cây được áp dụng nhiều trong việc trang trí, làm quà tặng, làm đẹp không gian…

– Cây da Nhật bonsai đợi khi đất khô thì mới cần tưới nước, không tưới quá nhiều gây ngập úng rễ cây. – Khi thay đất trong chậu cho cây thì chỉ nên thay khoảng 2 đến 3 năm 1 lần vào cuối xuân. Chuẩn bị đất thì nên chọn đất hỗn hợp bao gồm tham mùn, đất thịt, cát trộn đều với nhau. – Việc cắt tỉa và giằng dây khi tạo dáng cho cây thì cần phải đợi đúng thời điểm. Có thể là lúc thay chậu lần đầu. Sau đó tiến hành bảo quản cây được ổn định hơn. Các tán lá rậm nhiều cành cần cắt tỉa bớt để cho các chồi non phát triển đồng thời tạo dáng cho cây đẹp hơn. – Vào mỗi mùa xuân đến thu thì người trồng nên bón phân cho cây và sau đó cách 2 tháng bón phân lại đồng thời chăm sóc nhiều thời điểm trong năm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển.