Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Hài Râu / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Lan Hài Râu – Paphiopedilum Dianthum

Thật khó có thể nhầm lẫn được loài lan Hài râu với các loài lan khác ở Việt Nam bởi cánh đài bên dính thành lòng thuyền. Hai cánh tràng, dài, xoắn lại, rũ xuống, màu nâu lục, dài 10 – 12cm. Cánh môi dạng túi dài 5cm, màu lục nâu vàng, mép cuộn vào trong. Vùng phân bố của Paphiopedilum dianthum ở Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La và còn mọc ở Trung Quốc, Mianma, Thái Lan

Lan hài râu

Mô tả: Loài lan đất, thân ngắn. Lá thuôn hẹp dài 30 – 40cm, rộng 5 – 6cm, dày, màu xanh đậm ở mặt trên, màu xanh nhạt ở mặt dưới lá. Hoa lớn, xếp 2 – 3 chiếc trên cuống chung dài 30cm. Hoa màu lục vàng. Cánh đài lưng màu trắng ở phần đỉnh, màu lục đậm ở gốc, có nhiều sọc lục. Cánh đài bên dính thành lòng thuyền. Hai cánh tràng, dài, xoắn lạI, rũ xuống, màu nâu lục, dài 10 – 12cm. Cánh môi dạng túi dài 5cm, màu lục nâu vàng, mép cuộn vào trong.

Phân bố: Cây mọc ở Sapa (Lào Cai) và loài này còn phân bố ở Trung Quốc, Mianma, Thái Lan…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Hài

Mình thường trồng chậu đất nung có lỗ, có nhiều người thì trồng bằng chậu gốm, sứ chỉ có 1 lỗ thoát nước ở đáy cũng được. Trồng chậu gốm sứ thì nhìn đẹp hơn, giá thể ít bị thất thoát khi tưới tuy nhiên cần chú ý đến độ thoát nước, nên dùng các giá thể cỡ lớn hoặc đặt 1 cục xốp to dưới dưới đáy để thoát nước tốt, mình trồng chậu đất thì ko lo khoản úng nước tuy nhiên thường xuyên phải bổ sung giá thể vì giá thể hay bị lọt qua lỗ chậu khi tưới.

Cách trồng và chăm sóc Lan Hài

Giá thể thì đa dạng, tiện gì dùng nấy, miễn là cứng, ít hoai mục, lổn nhổn… có thể dùng các loại vật liệu sau: đá thấm thủy, đá nham thạch, than củi, xỉ than tổ ong, sỏi xây dựng, đất đồi rắn,… các bạn có thể dùng 1-2 loại vật liệu trong số các lọai trên cũng được hoặc nhiều loại hỗn hợp tùy điều kiện nơi bạn có, không quá quan trọng. Nếu bạn thắc mắc nếu trồng với giá thể 100% là đá hay xỉ than thì rễ lấy dinh dưỡng ở đâu? Đương nhiên ta phải bón phân cho cây, phân NPK có bán ngoài cửa hàng hay phân gia súc tự xúc ngoài đường về phơi khô cũng được.

Cây hài mới mua về chỉ cần cắt các rễ đã chết khô, rửa sạch, ngâm dung dịch Atonik hoặc B1 khoảng 2-3 tiếng.

Giá thể ta đập viên to cỡ ngón chân cái, viên cỡ ngón tay cái, giá thể trồng hài phải lổn nhổn mới thoáng để rễ hài hít thở. Trộn các loại giá thể ta có theo tỷ lệ bằng nhau, đổ vào đến khoảng nửa chậu, đặt cây đứng vào rồi đổ tiếp hỗn hợp đó cho đến miệng chậu, chú ý đừng để giá thể đầy quá lấp cả thân cây, phải hơi nhô gốc ra một chút, nếu không sẽ hỏng lá gốc. rắc một chút phân gia súc khô, vỏ thông, xơ dừa cắt miếng nhỏ, rêu rừng, phân chậm tan lên trên mặt chậu (có gì dùng nấy), chỉ cần ít thôi đừng ham bỏ nhiều, sau vài tháng ta lại bổ sung thêm phân sau.

Tốt nhất đặt chậu trên miệng 1 cái can nhựa chứa nước (có đục 1 hàng các lỗ thủng ngang thân can sao cho khi đặt chậu lên miệng can, hãng lỗ thủng này thấp hơn đáy chậu đất nung ), mục đích để sau khi tưới nhiều lân nước trong can dâng lên tối đa đến hàng lỗ thủng này thì sẽ tràn ra ngoài và không chạm nước đến đáy chậu đất nung. Có thể đặt chậu trên một cái khay nông chứa nước, khi tưới, nước thoát xuống rồi cứ bốc hơi dần lên cho cây hút ẩm. Nếu không thì kê các chậu lan hài trên giàn thép, kê gạch để chậu không chạm đất hạn chế sinh vật có hại. Lan hài không chịu được nhiều nắng, ưa râm mát, nên đặt chậu dưới gốc cây hoặc dưới lưới che tuy nhiên sắp xếp sao cho có nắng sớm chiếu xiên vào cây 1-2 tiếng mỗi ngày thì rất tốt. Nếu nắng buổi trưa trực tiếp chiếu vào thì cây sẽ cháy lá.

Về thuốc mình thường dùng B1, tuần phun một lần theo chỉ dẫn trên vỏ chai. Về tưới nước, ngày tưới 1 lần, ngày mưa hoặc ẩm thì không cần tưới, ta có thể kiểm tra bằng cách cầm 1 viên giá thể lên nếu thấy đã khô hoàn toàn thì có thể tưới, còn ẩm mát thì thôi. Trước mùa hoa 4-5 tháng thôi phun B1, chuyển sang bón NPK giàu P (lân) 10-30-10 mỗi lần/tuần để kích hoa, đồng thời tưới thưa đi 4-5 ngày/lần, còn nếu mưa thì kệ cho mưa, sau ngày mưa 4-5 ngày mới lại tưới, giữ ẩm liên tục không nghỉ làm cho hài không ra hoa. Lan hài từ lúc ở ngọn xuất hiện mèo, phát triển thành nụ đến khi nở hoa khá lâu. Khoảng tháng 6-9 dương lịch vào mùa mưa, nên phun thuốc phòng nấm bệnh (Topsin, Kamsu 2L…) 1 lần/tháng, nếu đã bị bệnh thì phun theo chỉ dẫn trên nhãn 1 lần/tuần cho đến khi khỏi bệnh.

Chú ý nữa là khoảng 15 ngày ta phun nước vôi trong một lần (nếu có vôi) hoặc các bạn ở thành phố khó kiếm vôi thì phun Calcium-Nitrate (Thuốc chứa thành phần Vôi sống 26.5% và Đạm 15.5% giúp cây cứng cáp, hấp thu Lân trong các loại phân bón khác tốt hơn, tăng cường sức chống chịu sâu bệnh đồng thời loại thuốc này có tác dụng kích rễ nữa, liều dùng 1 gói 40g/12-16L nước, tức 1 bình tưới nhỏ 2L nước thì chỉ cần dùng 1/6 gói này (7-8g) . Phun cách nhau 15 ngày, thuốc có bán tại phonglanrung.com với giá bán 10k/gói 40g). Việc phun nước Vôi là để trung hòa độ pH chất trồng. Lan hài phát triển tốt khi pH=7. Việc chỉ tưới phân hóa học hoặc những cơn mưa ở thành phố có axit làm giảm pH chất trồng rất nhanh, pH xuống thấp làm hỏng rễ lan hài từ đó cây không hút được nước và dinh dưỡng và lụi dần đến chết.

Mọi người ấn nút Thích và G+1 ngay bên dưới bài viết giúp mình để ủng hộ nhé.(vào web bằng máy tính mới thấy 2 nút này)

Trồng Và Chăm Sóc Lan Hài

Lan hài thường sống ở vùng lạnh ẩm của núi cao nên chúng không phát triển tốt khi mang xuống đồng bằng do đó gây cho chúng ta ấn tượng là Lan hài khó trồng.

Thật ra thì Lan hài có 2 nhóm:

– Nhóm lá có vân, thường chịu được nhiệt độ ấm, sống tốt ở đồng bằng: nhiệt độ thích hợp cho chúng là15,5°C – 18°C về đêm, nhiệt độ ban ngày 22°C – 26,5°C .

– Nhóm lá không có vân, thích hợp vùng núi cao, lạnh. Nhiệt độ ban đêm 10°C – 13°C, nhiệt độ ban ngày 15,5°C – 18°C.

Vì vậy ở đồng bằng chúng ta có thể trồng Lan hài được và như ta đã biết, quanh Sài Gòn, Gia Định xưa Lan hài mọc khắp mà sách vở còn ghi, như loài Paphiopedilum concolor gọi là Hài Gia Định. Hơn nữa các Lan hài lai chịu được khí hậu nóng ở đồng bằng đã được nuôi trồng khá phổ biến ở nhiều nơi.

Như vậy ngoại trừ ở cao nguyên như Đà Lạt, Buôn Mê Thuột…là những nơi lý tưởng để trồng Lan hài còn ở đồng bằng thì nên chọn những loài chịu khí hậu nóng, thường là những loài có vân ở lá.

1. Ánh sáng

– Lan hài phải được trồng dưới mái che râm mát;

– Độ sáng thích hợp là 30 – 40%, nên trồng dưới mái hiên có ánh sáng khuyếch tán là tốt nhất;

– Thiếu nắng lá sẽ đậm màu, dư nắng sẽ tái nhạt, quá dư nắng lá sẽ bị cháy và cây dễ khô héo.

2. Nước tưới

– Việc tưới nước là quan trọng vì Lan hài mọc nơi ẩm ướt , không có giả hành phù mập để trữ nước;

– Phải giữ ẩm suốt năm, không có kỳ để khô;

– Thường tưới 1-2 lần/ ngày bằng vòi phun sương, mùa khô tưới thường xuyên;

– Tưới nước đẫm trước và sau khi tưới phân;

– Vào mùa mưa các chậu Lan hài phải được đặt lên sạp hay treo lên giàn để chống việc úng nước làm Lan hài bị thối.

3. Chất trồng

– Chất trồng và chậu trồng phải giữ ẩm tốt, chậu trồng nên có nhiều lỗ;

– Chất trồng không nên có đất, hỗn hợp chất trồng tốt là xơ dừa vụn hoặc sợi dớn, than gỗ vụn;

– Với loài sống trên đá vôi cần thêm vài viên đá vôi, hoặc có thể thế bằng vỏ trứng, vỏ sò đập vụn;

– Trộn hỗn hơp rồi cho vào nữa phần chậu, đáy chậu bỏ một lớp than vụn để dễ thoát nước, cho cây vào giữa chậu cho thêm chất trồng phủ rễ nhưng không phủ kín gốc.

4. Bón phân

– Có thể bón NPK 1-2 lần 1 lần, cần có 40ppm Ca++ và 20-30ppmMg++;

– Dùng nước phân hữu cơ pha thật loãng hoặc tốt nhất là nước tiểu pha loãng 1/10;

– Cần theo dõi để bổ sung đá vôi, vỏ sò ốc…;

– Mùa nắng tưới nước và phân thường xuyên, mùa mưa giảm bớt do sự quang hợp giảm. Nếu thấy đầu lá nâu khô thì ngừng hẳn việc tưới phân.

5. Sang chậu

– Sang chậu khi cây trưởng thành mọc ra ngoài chậu, chất trồng bắt đầu mục nát, thoát nước kém, sang chậu ngay sau mùa hoa. Khi sang chậu cần nhẹ nhàng;

– Cần bỏ hết chất trồng cũ, rễ hư thối, cần rửa rễ với thuốc trừ nấm;

– Tưới nước đẫm cho chất trồng ổn định và chờ 3-5 ngày sau mới tưới trở lại, cần tưới sương trên lá vào mùa hè để giữ ẩm, đến khi chồi mới phát triển thì tưới đều trở lại.

6. Nhân giống

– Nhân giống bằng cách tách chiết, kết hợp khi sang chậu;

– Tách cây ra từng bụi 2-3 cây một đơn vị, có thể dùng tay hoặc kéo xắn đứt căn hành giữa chúng;

– Cắt bỏ lá già,rễ hư, bỏ đất trồng cũ rồi trồng vào chậu mới với đất trồng mới.

7. Bệnh trên cây Lan hài

– Bịnh thường gặp là nhện đỏ và rệp bột nên xử lý bằng thuốc chống côn trùng loại Dimethoate mỗi tháng 1-2 lần;

– Dùng thuốc trừ nấm như Orthocide, Benomyl tháng/lần để ngừa việc thối gốc, thối rễ.

Kỹ thuật nuôi trồng hoa lan

Lan Hài Gấm Có Gì Đặc Biệt, Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Hài

Hoa lan nói chung được coi là đỉnh cao của vẻ đẹp tự nhiên, hiếm có. Thể hiện sự trang nhã và đẳng cấp riêng được mọi người trên thế giới công nhận. Trong khi đó, lan hài gấm lại thể hiện một vẻ đẹp kiêu sa không thể sánh bởi sự quý hiếm của nó.

Lan hài gấm là gì?

Lan hài gấm ở Việt Nam thường được gọi bằng những cái tên khác như lan hài đốm, vạn điểm hài…. Thuộc bộ phong lan, nhóm lan đất. Loại này rất quý hiếm nên rất khó phát hiện và tìm ra. Với hoa toa, màu sắc sặc sỡ, đặc biệt là có kiểu dáng hoa rất lạ và cuốn hút.

Được thị trường nước ngoài ưa chuộng, nhất là Anh, hoa lan được coi là biểu tượng của sự sang trọng bởi loài hoa này rất hiếm chỉ những người giàu có mới đủ khả năng thưởng thức. Trong khi đó, đối với Nhật Bản lan lại biểu trưng cho sự giàu có và viên mãn.

Đặc điểm ở hoa:

Hoa trải to sải dài hai bên màu xanh bóng chấm đốm, phía dưới cánh màu hung đỏ, cụm hoa cao từ 5-7 cm, mỗi cành từ 1 đến 3 hoa. Màu sắc thật và tươi mới, có những bông cực đại đường kính lên tới 7cm với màu vàng óm đốm đỏ đầy huyền bí.

Lan hài gấm không có thân, lá thường xanh có đốm trắng điểm xuyến, thường lan hài gấm nở rộ vào tháng 3, 4 và được mọi người nhân giống bằng hạt. Hoa của nó có cánh môi biến đổi thành chiếc túi trông giống những chiếc hài của người xưa.

Cấu tạo hoa:hai cánh đài bên, một cánh đài trên, một cánh đài dưới, và cánh môi biến đổi thành chiếc túi.

Loại lan hài gấm này được mọi người tìm thấy trong rừng sâu, rừng nguyên sinh rậm nhiệt đới. Mọc ở các vách núi đá vôi dựng đứng có độ cao từ 800-1550m, hay được phát hiện trong các khe nứt hay hốc đá ẩm, ít đất ở các vách dựng đứng gần đỉnh núi.

Đặc điểm sinh trưởng:

Lan hài gấm là loại sinh trưởng chậm, mọc ở vach núi cao nên khó thuần dưỡng, ánh sáng yếu và độ ẩm trung bình 80%. Tuy vậy, hài gấm lại nở rộ vào mùa xuân, thời gian hoa nở kéo dài, lâu tàn với nhiều màu sắc.

Hệ thống rễ mảnh và nhạy cảm, với hệ thống lông hút bao quanh rễ, hệ thống lông hút này có nhiệm vụ hút nước, chất dinh dưỡng và trao đổi oxy. Lưu ý, lan hài gấm cần độ ẩm chứ không thể ngập trong nước, dễ bị úng.

Thân hài lan gấm rất nhỏ mà người ta thường nói lan hài gấm không thân, chính vì thế mà nước và chất dinh dưỡng ở thân rất ít mà tập trung ở lá. Lá lan hài là bộ đẹp, nhiều loại như:

Có loại mặt dưới lá có chấm tím mặt trên lá có vân như: Hài Hồng ( paph Delenatii ), hài Ráp ( Paph Malipoense ). Loại lá xanh cả mặt dưới và mặt trên của lá như: Hài hằng ( Paph hangianum ).

Đặc biệt mặt dưới hài gấm có nhiều lỗ khổng nên khi bón phân phun lá nên phun mặt dưới để đạt hiệu quả cao hơn. Và đặc biệt hơn, khi gặp nhiệt độ ngoài trời quá nóng, quá cao, các lỗ khổng này sẽ khép lại tránh mất nước và bay hơi để đảm bảo độ ẩm cho cây sinh trưởng.

Cách chăm sóc và trồng lan hài gấm

Độ ẩm: Lan hài gấm cần có đủ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp cho phát triển và sinh trưởng. Nước của cây thường được dự trữ trong lá nên cần duy trì độ ẩm và tưới nước thường xuyên ở mức 60%. Một tuần nên tưới từ 1 đến 2 lần vào sáng sớm là tốt nhất. Vào mùa khô, không nhất thiết tưới trực tiếp mà nên tưới dưới sàn nhà để nước bốc hơi duy trì độ ẩm hoặc đặt chậu lên trên khay nước có đặt đá sỏi cách mặt nước.

Ánh sáng: Vì loại lan hài gấm thường mọc sâu dưới tán rừng lá rộng nên bản chất của nó không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp. Nên cần che chắn bằng rèm để ánh sáng mặt trời yếu đi không chiếu trực tiếp dễ làm cháy lá.

Bón: Trong giai đoạn phát triển thì cần thúc Nito. Khi cây đã phát triển hoàn toàn thì thúc phân 10-20-10 để kích hoa. Không nên tưới phân quá nhiều mà chỉ từ 1 đến 2 lần/tháng

Lên chậu: Lan hài gấm phù hợp nhất trồng trong chậu đất xét, một chậu nên dâm từ 2-3 cây con. Giá thể nên trộn vỏ thông, dương xỉ, đá thô, cát. Không nên trộn giá thể quá dày không thể thoát khí, có thể trộn than cục.

Cách Chăm Sóc Lan Hài

Ở giai đoạn cây cần sinh trưởng, ta cần bón cho lan phân có hàm lượng nitơ cao (30-10-10). Ngay khi cây đã trưởng thành cần bón thúc phân có hàm lượng 10-20-10 để kích thích trổ hoa. Chỉ nên tưới phân cho lan từ 2-3 lần trong 1 tháng vào mùa hè và 1-2 lần trong tháng vào mùa đông.

Hầu hết các loại phong lan Paphiopedilum đều cần ánh sáng yếu, thích hợp nơi có bóng râm như trong nhà hay bên cửa sổ, vì vậy không nên để chậu lan trực tiếp dưới ánh nắng, lá nhanh chóng sẽ bị cháy nếu ánh sáng quá nhiều. Đây là loài rất thích hợp trồng trong nhà, hay bên bệ cửa sổ.

Nhiệt độ và sự thoáng khí

Có hai nhóm, nhóm lan hài có lá đốm phát triển ở điều kiện khí hậu ấm thì phát triển tốt ở nhiệt độ trung bình 24-27°C vào ban ngày, khoảng 16°C vào ban đêm; còn đối với nhóm lan hai có lá xanh phát triển ở khí hậu lạnh thì nhiệt độ trung bình 22°C vào ban ngày, khoảng 12°C vào ban đêm. Luôn đảm bảo độ thóang khí tốt, nhất là vào mùa đông, để tránh nhiễm nấm và vi khuẩn gây bệnh cho cây. Vào mùa đông cần giữ độ ẩm thấp để tránh rễ bị thối rữa; và tăng độ ẩm vào mùa nóng để rễ không bị cháy.

Có thể sử dụng chậu bằng plastic hay đất sét đều thích hợp. Mỗi chậu chứa tối đa từ 3-5 cây con (giả hành), đặt sâu vào khoảng nửa chiều cao chậu. Giá thể nuôi trồng có thể dùng 40% vỏ cây thông, 30% dương xĩ, 15% đá thô, 15% cát. Giá thể trong chậu dùng để trồng không quá dày để không khí có thể lưu thông tạo sự thoáng khí. Cứ sau 1 năm thay chậu 1 lần để lan phát triển tốt hơn. Khi thay chậu hay giá thể cho cây, thật cẩn trọng vì rễ của cây rất ít, mảnh và dễ nhạy cảm.

Chậu lan dùng vỏ cây thông, lá thô, hoặc cát

Phong lan Paphliopedium có căn hành dưới đất, nên có khả năng mọc con như một số loài tre. Việc nhân giống được tiến hành khi cây con đã đến tuổi trưởng thành, có thể tách cây con ra khỏi cây mẹ với một ít giá thể có bám rễ và trồng và một chậu khác.

Nguồn: chúng tôi