Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Xoài / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Xoài

Làm đất: lên liếp cao 0,5 – 0,8 m, rộng 7m. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long(ĐBSCL) đất thấp và có nhiều sét, dễ bị úng nước nên trồng cây trên mô, đ-ường kính mô từ 60-80 cm, cao 30-60 cm. Đất dùng làm mô có thể là đất bãi bồi ven sông, đất mặt ruộng, đất vườn cây ăn trái phơi khô trộn với phân chuồng, tro trấu theo tỉ lệ 2 đất + 1 phân chuồng + 1 tro trấu. Ngoài ra nên bón lót thêm 200-300g phân 16-16-8 trên mỗi hốc ở dưới và xung quanh bầu cây. Sau đó mỗi năm đấp mô rộng thêm ra theo sự phát triển của rễ.

Tiêu chuẩn cây giống: cây giống trồng theo tiêu chuẩn ngành 10TCN -2001, cụ thể là: cây được ươm trong bầu nilon màu đen có chiều cao 20 – 22cm, đường kính bầu 12 cm. Bầu không bị dập, vỡ. Cây ghép sinh trưởng tốt,thân cây mập, chiều cao cành ghép 40 – 50 cm, đường kính 1 cm (đo phíatrên vết ghép khoảng 2 cm), có từ 2 – 3 đợt lộc. Lá cây xanh đậm, không có vết sâu bệnh.

– 2 năm đầu: đào 4 – 5 lỗ xung quanh cách gốc theo hình chiếu của tán, bón phân và lấp đất, số lần bón được chia làm 2 đợt/năm (tháng 4-5và tháng 11 dl). Bón 150 – 300 g phân 16 – 16 – 8 và 100 – 200g Ure/cây/năm hoặc pha 01 muỗng canh phân 16 – 16 – 8 với ½ muỗngure/thùng 10 lít, tưới vào gốc (5 – 6 gốc/thùng) định kỳ 30 ngày/lần.

– Cây 6 – 8 năm tuổi cần nhiều phân để có sản lượng cao. Bón theo công thức 1,09 – 0,9 – 0,96 kg N – P – K / cây/ năm.

Chia làm 3 đợt bónnhư sau:

+ Sau khi thu hoạch: bón 550 – 300 – 240 g N – P – K / cây/năm (phân ure 1,2 kg/cây/năm, Lân Long Thành 2,3 kg/cây/năm, clorua kali0,4 kg/cây/năm)

+ Trước khi xử lý ra hoa 30 ngày, bón theo công thức 180 -300 – 240 g N – P – K / cây/ năm (phân ure 0,4 kg/cây/năm, Lân Long Thành2,3 kg/cây/năm, clorua kali 0,4 kg/cây/năm).

+ Sau khi đậu trái 2 tuần bón 360 – 300 – 480 g N – P – K /cây/ năm (phân 20 – 20 – 15: 1,5 kg/cây/năm, phân ure 130 g/cây/năm,clorua kali 425 g/cây/năm).

Tỉa cành, tạo tán: tỉa cành, tạo tán là khâu chăm sóc không thể thiếu đượctrong canh tác xoài hàng hoá; cần phải thực hiện sớm, ngay từ đầu. Do ưu thế của chồi ngọn nên chồi bên phát triển kém. Bấm ngọn cây sau 1 năm tuổi(khoảng 3 – 4 lần ra đọt) ở vị trí cách mặt đất khoảng 0,6 – 1 m để có nhiều chồi bên. Sau khi cắt ngọn, cây sẽ ra nhiều chồi, chỉ giữ lại từ 3 – 4 chồi theohướng đều nhau. Vị trí phân cành của 3 cành không ở cùng một điểm xuấtphát từ thân chính là tốt nhất.

Bảo vệ hoa và trái: việc bảo vệ hoa và trái non là rất quan trọng. Có thể phun thuốc(Pyrinex, Sago Super, Butyl) bảo vệ hoa lần 1 khi phát hoa dài 2-3cm để ngừa rầy chích hút. Lần hai phun khi hoa đạt kích thước tối đa. Sau đó, ngưng phun thuốc để bảo vệ côn trùng có ích giúp hoa thụ phấn. Trong giai đoạn này, nếu mưa nhiều, nhất là mưa đêm, thì sáng hôm sau rung cành cho rụng bớt hoa không thụ phấn, kết hợp phun thuốc phòng trừ nấm gây bệnh thán thư (dùng thuốc Bendazol, Carbenzim, liều lượng theo hướng dẫn). Cứ hễ mưa xong là phun thuốc.

Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và địa điểm mua cây xoài, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Xoài (Xoài Tím, Xoài Úc, Xoài Thái Lan, Xoài Đài

1. Thời vụ:

– Vụ Xuân: Trồng vào tháng 2 – 3; Vụ Thu: Trồng vào tháng 8 – 10.

2. Mật độ, khoảng cách:

Có thể trồng thưa, dày khác nhau tuỳ điều kiện đất đai, khả năng thâm canh, kỹ thuật cắt tỉa cành, duy trì độ lớn khung tán, xử lý ra hoa… Mật độ trồng trung bình từ 300-350 cây/ha (6m x 5m); trồng dày khoảng cách (4 x 5m hoặc 3 x 3,5m) mật độ 500 – 950 cây/ha.

3. Cách trồng:

+ Đào hố: Đào hố vuông, rộng 70 – 80 cm, sâu 50 – 70 cm.

+ Bón phân lót cho 1 hố: 20 – 30kg phân chuồng mục + 1- 2kg super lân + 0,1kg Kali + 0,3-0,5kg vôi bột. Trộn đều phân với đất, lấp bằng miệng hố (công việc này làm xong trước khi trồng khoảng 1 tháng). + Cách trồng: Đào một hốc nhỏ ở chính giữa hố, rạch bỏ túi bầu ni lon và đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất vừa bằng cổ rễ, nén chặt xung quanh. Sau đó cắm 2 cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh lay gốc làm chết cây. Sau trồng 1 tháng cây ổn định, rạch nilon ở vết ghép để cây sinh trưởng, phát triển.

4. Chăm sóc.

* Tưới nước:

Cần phải tưới nước sau trồng. Trời nắng hạn tưới 1 lần/ngày, đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện thời tiết và sinh trưởng để tưới.

* Bón phân.

– Cây còn non: Bón phân NPK, mỗi cây 0,3 – 0,5 kg, bón tăng dần theo tuổi lớn của cây. Cây cho thu hoạch quả: Mỗi cây bón 1,5 – 2,0kg phân NPK. Bón 2 lần bón/năm chủ yếu khi xoài ra hoa và sau thu hoạch quả. Để giúp cho cây ra hoa đều, tăng tỷ lệ giữ quả; có thể dùng chất kích thích ra hoa, đậu quả.Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc sâu 15- 20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước

* Cắt tỉa, tạo hình.

Bắt đầu cắt tỉa cành khi cây được 1 năm tuổi, để lại 2 – 3 cành tạo tán cây phát triển cân đối. Mỗi năm cắt tỉa một lần vào thời kỳ sau khi thu hoạch quả, cắt bỏ hết cành tăm, cành sâu bệnh, tạo cho tán cây luôn có độ thông thoáng, cân đối.

II. Thu hoạch, bảo quản:

Khi quả già, vỏ quả hồng sáng, độ chín đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả).Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

Trồng xoài trên lọai đất nào là thích hợp và tưới tiêu ra sao?

Đất trồng xoài phải thoả mãn các yếu tố sau: độ dầy tầng canh tác ít nhất 1 m tính từ mặt đất trồng, có cơ cấu thịt pha cát hay thịt nhẹ với tỷ lệ sét không quá 50%, tơi xốp, mực nước ngầm thấp hơn 80 cm. Độ pH KCl đất từ 5,5 – 7,2.

Hệ thống tưới tiêu phải đảm bảo điều tiết lượng nước cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây xoài tương đương với lượng nước 11.000 m3 /ha/năm

Chúc bà con thành công!

      Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO -  HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: Khu 31ha, Ngõ 237, Đường Ngô Xuân

Quảng, TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

Cán bộ phụ trách: Ks. Diệu Anh

HOTLINE  - 0432161283/0963643451

Website chính: http://giongcaytrongcongnghecao.com/

CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU

Cách Chăm Sóc Cây Xoài Úc

Giống Xoài Úc với nhiều ưu điểm vượt trội: dễ trồng, dễ chăm sóc, lợi nhuận kinh tế cao nên nó nhanh chóng được các nhà vườn chọn trồng. Các khâu chăm sóc Cây Xoài Úc vẫn là tưới nước, tỉa cành tạo tán, bón phân, phòng trừ sâu bệnh.

Cách chăm sóc Cây Xoài Úc

Tưới nước: Nhà vườn cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

Phòng trừ cỏ dại: Nhà vườn phủ gốc Xoài bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Ngoài ra, cần làm cỏ định kỳ vào vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần để giúp cây thẩm thấu phân bón tốt hơn.

Tỉa cành tạo tán

Cây Xoài Úc là loại cây ra hoa đậu trái ở đầu cành, vì thế việc tạo tán tròn đều nhận ánh sáng từ mọi phía sẽ thuận lợi cho việc ra hoa đậu trái. Thời gian tạo tán là khi cây có chiều cao 1m cắt tỉa cành chỉ để lại chiều cao khoảng 0,8m, cây phát triển 5-7 cành mới cắt chỉ để 3 cành khung tỏa đều 3 hướng làm cành cấp I.

Tỉa cành tạo tán cho Cây Xoài Úc

Khi cành cấp I dài 0,5-0,8m tỉa tiếp và chỉ để lại 3 cành làm cấp II và từ cành cấp 2 chỉ tỉa để lại 3 cành cấp III. Sau đó, nhà vườn ngưng tỉa để cây phát triển tự nhiên, bởi lúc này cây đã có bộ khung vững chắc và tán sẽ phát triển theo dạng tròn.

Đặc biệt, hàng năm sau khi thu hoạch nên cắt tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành khuất trong tán, cành mất cân đối, để cây thông thoáng. Việc tỉa cành nên làm ngay sau khi thu hoạch trái để dễ dàng xử lý cây ra hoa.

Bón phân và phòng trừ sâu bệnh

Bón phân: Sẽ chia làm 2 giao đoạn. Giai đoạn cây tơ bón 100-150 gram phân NPK 20-20-15+TE/gốc/lần. Cây con năm đầu tiên nên pha phân vào nước tưới 2 tháng/lần. Giai đoạn cây lớn, khi cây cho trái gia tăng lượng phân bón sau khi thu hoạch để cây đủ sức nuôi trái năm sau.

Bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho Cây Xoài Úc

Phòng trừ sâu bệnh: Xoài Úc cũng có thể bị một số loại sâu bệnh như Sâu Đục Thân, Rầy Xanh, Ruồi Đục Quả, Bệnh Thán Thư, Bệnh Phấn Trắng, Bệnh Muội Đen, Bệnh Cháy Lá, Bệnh Thối Đọt…Nhà vườn cần thường xuyên kiểm tra Vườn Xoài để kịp thời phát hiện sâu bệnh và kết hợp các biện pháp diệt trừ sinh học, hóa học để cây nhanh sạch sâu bệnh.

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Xoài

Quy trình trồng và chăm sóc cây xoài

Kính thưa quý bà con, xoài là loại cây ăn quả rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Xoài dễ trồng, tuy nhiên, để chăm sóc sao cho đúng kỹ thuật và mang lại năng suất cao thì có lẽ nhiều bà con vẫn chưa nắm rõ. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý bà con quy trình trồng và chăm sóc cây xoài đạt hiệu quả cao.

Xoài có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất vàng, đất vàng đỏ, đất Feralit, đất phù sa mới ven sông,đất phù sa cổ, kể cả vùng đất cát ven biển, nhưng tốt nhất là bà con nên trồng trên đất cát hoặc cát pha thịt, thoát nước tốt, có tầng đất dầy ít nhất 1,5-2m, có thủy cấp nông không quá 2,5m. So với các loại cây ăn quả khác, xoài là cây chịu được úng tốt nhất. Với đất nhẹ kém màu mỡ giúp cho cây dễ có nhiều hoa và kết quả, đất quá màu mỡ đủ nước chỉ giúp cho cây phát triển tốt, nhưng ít quả. Xoài thích hợp ở đất có độ pH từ 5,5-7, với đất có pH nhỏ hơn 5, cây sẽ kém phát triển. Ở vùng đất thấp, trước khi trồng bà con cần phải lên líp cao sao cho mực nước ở thời điểm cao nhất cách gốc ít nhất là 1m.

Xoài được trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là nên trồng vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, với số lượng ít, bà con có thể trồng vào nhiều thời vụ, miễn là phải tránh thời điểm rét đậm và nắng nóng, sau khi trồng phải lưu ý cung cấp đủ nước tưới cho cây.

Hiện nay, giống xoài được trồng phổ biến nhất có 5 giống là xoài cát chu, xoài cát Hòa Lộc, xoài bưởi, xoài tứ quý và xoài khiêu xa vơi. Trong 5 giống này thì xoài cát Hòa Lộc và xoài tứ quý là 2 giống nổi tiếng nhất vì cho trái ngon, vị ngọt thanh, trái to, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho nên nhà vườn và người tiêu dùng cũng đều ưa thích. Ngoài 5 giống xoài trên, còn một số giống xoài truyền thống, bà con trồng bằng hột, nhưng do hiệu quả kinh tế không cao nên ít được trồng. Đó là xoài xiêm, xoài châu hạng võ, xoài thanh ca, xoài tượng, xoài thơm,…

Cây xoài được nhân giống bằng nhiều cách như gieo hạt, ghép, chiết cành,…nhưng phổ biến nhất là phương pháp ghép. Cụ thể là giống được bà con ghép trên gốc ghép là giống xoài hôi hoặc xoài bưởi, cây được ươm trong bầu nilon có chiều cao 20-22cm, đường kính 12cm. Bầu không dập, vỡ. Cây ghép cần đảm bảo sinh trưởng tốt, thân mập, chiều cao cành ghép khoảng 40-50cm, đường kính 1cm (đo phía trên vết ghép khoảng 2cm), có 2-3 đợt lộc. Lá cây xanh đậm, không sâu bệnh.

Cây xoài là cây đại thụ, sống lâu, từ 30-50 năm, do đó có thể trồng thưa (8m x 8m, hoặc 10m x 10m), cũng có thể dày hơn (5m x 6m) sau đó tỉa thưa dần. Trước khi trồng 1-3 tháng, bà con đào hố vuông, rộng 70-80cm, sâu 50-70cm. Bón phân lót cho hố gồm 20-30kg phân chuồng mục + 0,1kg kali + 1-2kg super lân + 0,3-0,5kg vôi bột. Trộn đều phân với đất, sau đó lấp miệng hố (công việc này cần làm trước khi trồng khoảng 1 tháng).

Bà con đào một hốc nhỏ ở chính giữa hố, bỏ túi nilon và đặt bầu cây vào giữa, lấp đất sao cho vừa bằng cổ rễ, sau đó nén chặt xung quanh. Cắm 2 cọc chéo chữ X vào cây và buộc lại để tránh lay gốc, dẫn đến chết cây. Sau khi trồng, phủ rơm, rác mục xung quanh gốc và tưới nước giữ ẩm cho cây trong tháng đầu để tạo độ ẩm cho rễ phát triển. Sau khi trồng 1 tháng, cây ổn định, rạch túi nilon ở vết ghép để cây sinh trưởng và phát triển. Đến khi cây được 3 cơi lá thì nên bấm đọt. Khi cây ra chồi thứ cấp, bà con chọn 3 chồi phát triển mạnh nằm theo hình tam giác đều rồi bấm đọt như trên, đến khi chồi non của 3 chồi này mọc đủ 3 cơi lá nữa thì bà con bấm ngọn tiếp. Cứ thế bấm đọt 3 lần thì thôi, để cây phát triển tự nhiên. Khi cây đến giai đoạn cây trưởng thành, bà con nên cắt tỉa những cành mọc trong tán,cành bị sâu bệnh, cành quá gần mặt đất, cành không hiệu quả và cuống hoa, nhánh vụn của mùa trước.

Trong giai đoạn cây còn nhỏ, mới trồng 1-3 năm tuổi. Thời gian này cây sinh trưởng mạnh, hầu như quanh năm để hoàn thiện bộ khung tán. Vì vậy, việc cung cấp đủ phân, nước, diệt trừ cỏ dại thường xuyên nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cây sinh trưởng là rất cần thiết.

– Bảo vệ hoa và trái non: Việc bảo vệ hoa và trái non là rất quan trọng. Bà con có thể phun thuốc (Butyl, Pyrinex, Sago Super) bảo vệ hoa lần 1 khi phát hoa dài 2-3cm để ngăn rầy chích hút. Lần hai phun vào khi hoa đạt kích thước tối đa. Sau đó, bà con ngưng phun thuốc để bảo vệ côn trùng có ích giúp cho hoa thụ phấn. Trong giai đoạn này, nếu trời mưa nhiều, và nhất là mưa đêm, thì sáng hôm sau bà con rung cành cho rơi bớt hoa không thụ phấn, kết hợp với phun thuốc phòng trừ nấm gây bệnh thán thư (Bendazol, Carbenzim). Cứ mưa xong là phun thuốc. Khi trái non đạt tới kích thước đường kính 1-2mm, bà con phun thuốc ngăn bệnh tán thư. Dùng các loại thuốc như Viben-C, Antracol, và phun Fastac, Pyrinex để ngăn sâu, rầy. Sau khi xoài cho quả thường phải qua thời kỳ rụng sinh lý, kéo dài 35-45 ngày. Qua thời kỳ này xoài không rụng nữa. Giai đoạn này, bọc quả là hiệu quả nhất nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu mà vẫn bảo vệ được trái xoài khỏi sâu bệnh hại, vừa giúp cho vỏ xoài trắng đẹp. Xoài thường ra hoa lẻ tẻ, không đồng loạt. Để xoài ra hoa tập trung, bà con cần phải xử lý bằng ka-li-nitơ-rát (KNO 3) nồng độ 1,25-1,5% phun ướt hết các lá xoài. Sau khi phun 3-7 ngày, xoài sẽ ra hoa.

Khi quả già, vỏ quả có màu hồng sáng. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần được phân loại. Nếu vận chuyển đi xa thì nên đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả).

Bà con có thể sử dụng dụng cụ hái trái cây 3A3m của công ty Cổ Phần Đầu Tư Tuấn Tú chế tạo để hái quả cho nhanh và an toàn hơn.

Sau khi thu hoạch, bà con dùng máy cắt tỉa cành trên cao 3A để cắt tỉa bớt các cành già, cành sâu bệnh vệ sinh xung quanh tán cây để đảm bảo an toàn cho sinh trưởng của cây về sau.