Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan Tiêu / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Nhãn Tiêu Da Bò

Cách trồng cây nhãn tiêu da bò

Thời vụ trồng: Nhãn tiêu da bò có thể được trồng quanh năm nhưng nếu bạn trồng cây vào mùa mưa thì cây có điều kiện thuận lợi phát triển hơn. Thế nhưng, bạn cần chú ý xử lý thoát nước cho cây nếu mưa nhiều ngày liên tục.

Hố trồng: Đào hố trồng có kích thước tối thiểu khoảng 50x50x50cm với mỗi hố cách nhau khoảng 5m, mỗi hàng cây cách nhau khoảng 6m. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại đất mà nên trồng thưa hay trồng dày, nếu bạn trồng trên đất xấu thì nên trồng thưa cây, nếu trồng trên đất tốt thì nên trồng dày.

Tiến hành bón lót cho cây luôn. Phân bón lót gồm đất, phân chuồng hoai mục, phân lân, tro trấu và 1kg vôi. Trộn đều và đổ vào gần đầy hố. Đào hố và bón lót cho cây nên được thực hiện trước khoảng 1 tháng khi trồng.

Giống cây trồng: Để mua được cây giống ăn quả tốt nên mua ở các cửa hàng có uy tín chất lượng. Cây giống có bộ lá xanh tốt, không bị sâu bệnh hại.

Trồng cây nhãn tiêu da bò: Đầu tiên phải rạch bỏ túi bầu ra khỏi bầu đất. Trong quá trình rạch nên làm cẩn thận tránh làm vỡ bầu đất ảnh hưởng đến rễ cây. Đào một hố nhỏ vừa bằng với bầu đất. Đặt bầu đất vào hố rồi vun đất xuống làm thành ụ đất quanh gốc cây. Rải rơm hay rạ quanh gốc giúp cây luôn giữ được độ ẩm. Tưới luôn nước cho cây để giúp bộ rễ nhanh phát triển.

Chăm sóc cây nhãn tiêu da bò

Tưới nước: Tùy thuộc vào từng mùa mà tưới nước hợp lý cho cây. Vào mùa khô cây dễ mất nước cần tưới nước thường xuyên, phải đảm bảo cây luôn có đủ nước để phát triển. Nguồn nước tưới cần được đảm bảo sạch sẽ, không được nhiễm khuẩn hay nhiềm phèn. Khi cây ra hoa thì ngừng tưới nước cho cây.

Bón phân: Kết hợp phân hữu cơ với phân NPK để tăng chất dinh dưỡng cho cây, tăng độ phì nhiêu của đất. Định kỳ bón phân cung cấp dưỡng chất nuôi cây sẽ giúp cây sinh trưởng nhanh, cây kháng được sâu bệnh, cây cho sai quả và chất lượng quả tốt. Sau mỗi năm cần tăng lượng phân bón lên khoảng 15%.

Tỉa cây, tạo tán cho cây: Khi cây có chiều cao khoảng hơn 1m thì dùng kéo bấm ngọn cây để cây cho ra nhiều cành nhánh mới. Việc cắt tỉa sẽ giúp cây có bộ tán đẹp, cây có chiều cao vừa phải giúp bạn tiện chăm sóc cây. Sau vụ thu hoạch, cần cắt bỏ hết những cành vượt, cành sâu bệnh, cành sát mặt đất để cây tập trung dinh dưỡng nuôi những cành còn lại.

Thu hoạch: Sau khi vỏ nhãn tiêu da bò chuyển sang màu nâu sáng với vỏ nhẵn thì tiến hành thu hoạch quả. Nên thu hái vào lúc trời râm mát để bảo quản quả được lâu.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồ Tiêu

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HỒ TIÊU

Nên chọn các cành lươn phát sinh từ các mầm nách gần sát gốc của bộ khung thân chính cây tiêu trưởng thành để nhân giống (ngoài ra cũng có thể dùng tiêu dãi để làm hom)

– Giâm tiêu vào cát ẩm hoặc túi bầu nilon dài 15cm, rộng 10 – 12cm, túi bầu phải đục 2 – 3 lỗ nhỏ ở đáy để thoát nước; Dùng hỗn hợp đất phân cho vào bầu bao gồm 1 phần phân chuồng hoai mục + 3 phần đất mặt làm sạch gốc rễ cây, tơi mịn + 3 – 5% Supe lân, trộn kỹ cho đều; Đổ đất vào bầu không quá kỹ nhưng cũng không qua chặt, tuyệt đối bầu phải thẳng không được gấp khúc để tránh động rễ khi xuất trồng

– Chọc lỗ đặt hom, hai mắt nằm trong đất, mặt đất gần sát với mắt thứ nhất nằm trên không, tiến hành ấn chặt đất tưới đủ ẩm.

– Xếp các túi bầu theo luống rộng 1,2 – 1,5m, làm giàn che kín chống nắng, cứ sau mỗi tháng bỏ bớt giàn che, cuối cùng chỉ để 50 – 60% ánh sáng lọt xuống. Hàng ngày tưới nước tạo độ ẩm cho cây, những ngày có mưa to hoặc độ ẩm cao không tưới.

– Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh trong vườn ươm để xử lý kịp thời, lưu ý cần bơm thuốc phòng bệnh thán thư trên lá và hom (dùng các loại thuốc có gốc đồng để phun như dung dịch Boocdo 1%, Champion, Ridomil…)

– Ở Quảng Trị thời vụ chính để ươm tiêu là tháng 3, tháng 4 ngoài ra còn vụ Thu tháng 9 tháng 10.

– Tiêu chuẩn bầu tiêu giống: Tiêu trồng sau ươm 4 – 6 tháng, chiều dài mầm tiêu 20 – 30cm, lá phát triển ổn định, không sâu bệnh.

Độ pH: 5,5 – 6,5 nếu đất chua phải bón vôi để cải tạo.

– Đào hố: 60cm x 60cm, sâu 50cm.

– Phân bón cho một hố: phần đất mặt + (10 – 15kg) phân chuồng hoai mục + 0,3kg supe lân + 0,5 kg vôi, trộn đều và lấp hố để 15 – 20 ngày mới trồng.

– Khi trồng: Cuốc 1 hố nhỏ đặt bầu (hoặc hom cắt trực tiếp) cách choái 20 – 25cm và nghiêng hướng về choái, dùng dao cắt đáy túi bầu và rạch hai bên túi, tháo túi bầu nén chặt đất quanh bầu (không làm vỡ bầu), tạo bồn ổ gà xung quanh tưới đẫm nước và phủ rác khô lên trên, làm phên che nắng cho tiêu.

Đối với choái xây bằng gạch, tiến hành trồng cách choái 30cm, cây này cách cây kia 30cm.

Ở Quảng Trị mật độ được khuyến cáo là: 2,5 x 2,5m (1.600 gốc/ha)

– Bố trí hàng tiêu theo hướng Đông Tây để tiêu có nhiều ánh nắng nuôi quả.

– Không nên trồng cây tiêu âm dưới mặt đất, vì như vậy sẽ bị ngập úng hoặc gây ẩm độ cao ở gốc tiêu khi mưa lớn hoặc mưa kéo dài, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển gây hại; Tuỳ theo điều kiện đất để lấp đất ngang với mặt đất hoặc rôm lên dạng mu rùa.

+ Bón lót trước khi trồng: Toàn bộ phân chuồng và phân lân.

+ Sau trồng 2 – 3 tháng: bón 1/2 lượng phân đạm + 1/2 lượng phân kali

+ Cuối mùa mưa (Tháng 2 – 3): Bón lượng đạm và kali còn lại

+ Đầu mùa mưa (Tháng 9 – 10): Bón toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/2 phân đạm + 1/2 phân Kali

+ Giữa mùa mưa: Bón lượng phân đạm và Kali còn lại

+ Sau khi hái quả: bón toàn bộ phân chuồng + 1/2 phân lân + 1/2 phân đạm + 1/2 phân kali; Đây là lần bón rất quan trọng nhằm phục hồi sức khoẻ cho cây tiêu sau một vụ thu hoạch và tạo những mầm cành quả mới để tạo tiền đề cho năng suất cao vào mùa vụ tới; Tuy nhiên giai đoạn này thời tiết thường khô hạn nên cần tưới đủ mẩm để bón phân.

+ Khi có mầm hoa (đầu mùa mưa) bón hết số phân còn lại.

* Cách bón: Tuỳ theo độ tuổi của cây tiêu để có phương pháp bón phân cho hợp lý.

– Tiêu sau khi trồng tiến hành đào xung quanh gốc tiêu cho phân vào rồi lấp, đào sâu 10 – 30cm cách gốc 30 – 35cm

– Năm thứ 2 trở đi: tiến hành đào cách gốc tiêu 40 – 60 cm tuỳ theo độ tuổi tiêu, độ sâu 10 – 30cm, cho phân vào và lấp hố.

Chú ý: Tránh làm đứt rễ tiêu trong quá trình chăm sóc và bón phân; Trường hợp tiêu lớn rễ tiêu dày đặc trong vườn tiêu, nên dùng que chọc lỗ để bón phân vô cơ, phân hữu cơ bón rãi đều trong vườn; Bón phân khi đất đủ ẩm, nếu không mưa phải tưới nước cho cây sau khi bón phân.

– Năm trồng mới thường xuyên tưới nước cho cây, cần kết hợp che chắn và tủ gốc cho tiêu.

– Thời kỳ kinh doanh tưới nước cho cây là cần thiết.

– Thời kỳ thu hoạch chỉ tưới khi thời tiết nắng hạn kéo dài.

– Sau khi thu hoạch trong mùa khô, cần cắt tỉa bớt lá già và lá bị sâu bệnh để hạn chế bớt sự tiêu phí nước của cây, đồng thời kích thích phân hoá mầm cho vụ sau.

– Không để đọng nước ở gốc cây tiêu, cần đắp mô ở gốc cao lên, nếu vườn tiêu ẩm quá cần thiết phải làm mương thoát nước.

– Cần làm sạch cỏ trong vườn tiêu, hạn chế trồng xen trong vườn hồ tiêu (có thể trồng 2 – 3 năm đầu) nên trồng các cây họ đậu, không nên trồng xen những cây có bộ lá rậm rạp dễ làm tăng độ ẩm trong vườn cây.

Chú ý: Mùa mưa phải bới rác tủ ra xa gốc tiêu để gốc cây tiêu thông thoáng, hạn chế nấm bệnh phát sinh.

Cành ngang xuất hiện ở độ cao trên 2m dùng biện pháp đôn dây tiêu.(thường xảy ra với hom giống là cành lươn)

– Đào rãnh xung quanh choái có độ sâu 10 – 15cm, bón một lớp phân chuồng hoai mục.

+ Cắt hết lá trên đoạn thân già và bánh tẻ đến đoạn phân cành, tiến hành tưới đẫm nước vào thân cây để dễ tách rễ tiêu ra khỏi choái. Gỡ dây tiêu từ dưới gốc lên để tránh xoắn dây, đặt dây tiêu uốn theo rãnh, phần ngọn còn lại buộc vào choái.

– Đối với cây tiêu lớn: ở phía trong giáp với choái cần chọn lọc cắt tỉa bớt sau mỗi vụ thu hoạch, tạo hình tỉa bớt cành yếu bị che lấp ánh sáng, cành bị sâu bệnh, cành lươn để tránh tiêu hao dinh dưỡng và sâu bệnh.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh ta, choái sống phổ biến bà con hay dùng là cây lồng mức, tiêu chuẩn cây choái bảo đảm cho cây tiêu leo bám:

– Cây cao 3 – 4m, đường kính đo cách gốc 1m lớn hơn hoặc bằng 12cm; thân còn tươi, không bị trầy xước, rễ không bị bầm dập.

– Tách hạt sao cho ít bị dập, nhúng hạt vào nước sôi 1 – 2 phút đảo đều (chú ý không nhúng lâu) rồi đem phơi hoặc ủ 5 – 6 giờ rồi phơi (tiêu đen).

– Buồng tiêu có nhiều quả chín chế biến tiêu sọ (tiêu trắng) thì phơi cả buồng khô rồi mới vò lấy hạt.

– Hoặc tiêu chín chế biến thành tiêu sọ phải ngâm nước lạnh (ngâm càng lâu càng trắng) sau 1 – 2 ngày chà và đãi vỏ , ngâm tiếp 1 – 2 ngày chà xát lại đem phơi.

Trên lá thời kỳ đầu một số ở gốc bị vàng, bệnh nặng toàn bộ lá trên cây có màu vàng rơm, tiêu sinh trưởng kém, năng suất thấp. Bị nặng cây bị chết.

Khi bị bệnh dùng các loại thuốc sau để phòng trị:

– Furadan 3H: đào rãnh xung quanh gốc tiêu, cách gốc 30 – 50cm, sâu 5 – 7cm, bón 30 – 50gam thuốc/gốc

– Môcáp sữa: Dùng 6 – 8ml thuốc pha trong 10 lít nước tưới cho 1 – 2 gốc.

Hoặc dùng các loại thuốc khác theo hướng dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật.

Bệnh thối gốc rễ có 2 dạng:

– Chết nhanh: Cây tiêu bị chết trong thời gian ngắn (15 – 30 ngày sau khi bị bệnh), dây tiêu héo khô và bám trên cây choái.

– Chết chậm: Cây rụng đốt, lá vàng và rụng…cây kéo dài thời gian có khi vài ba tháng mới chết.

Đào hố trồng sớm, xử lý thuốc trước khi trồng (Dung dịch Boocdo 1%, Ridomil…); Chọn giống tốt không bị bệnh, xử lý hom trước khi trồng; làm mương thoát nước tốt trong vườn tiêu; Xử lý thuốc phòng bệnh 2 lần trong năm (đầu và cuối mùa mưa); Xử lý phòng và trừ bằng các loại thuốc sau đây: Dung dịch boocdo1%, Ridomil, champion…Tưới phòng 5lít/gốc, bị bệnh tưới 10 lít/gốc.

Bệnh hại trên hoa làm hạt mới tượng bị khô, đen và thối; bệnh trên cành làm rụng đốt, rụng lá, rụng nhánh…

Dùng thuốc phun và tưới vào gốc

Theo http://khuyennongkhuyenngu.org.vn)

Cây Tiêu Thảo, Cách Trồng Và Chăm Sóc ⋆ Thủy Sinh Việt Nam

Tiêu thảo là một loại cây thực sự không phải quá khó trồng. Tuy nhiên vẫn xảy ra trường hợp bể cùng set up với cùng loại phân nền như nhau điều kiện ánh sáng như nhau nhưng bể có thể phát triển tốt còn bể kia lại không. Một số người cho rằng tiêu thảo phát triển chậm. Nhưng quan điểm của chúng tôi thì nếu các yếu tố khác đầy đủ nếu phần đất nền của bạn thực sự tốt thì tiêu thảo bén lá rất nhanh.

Nhiệt độ:

Tiêu thảo không phải là một loại cây kén về nhiệt độ. Cũng như hầu hết các loại cây thủy sinh khác điều kiện sinh trưởng và phát triển tuyệt vời của nó rơi vào khoảng 20-24ºC vượt quá ngoài điều kiện này thì cây vẫn phát triển nhưng không phát triển mạnh như trong khoảng nhiệt độ này.

Điều kiện ánh sáng:

Một số thông tin cho rằng tiêu thảo cần điều kiện ánh sáng vừa và yếu nhưng theo quan điểm của chúng tôi dựa trên những trãi nghiệm về loại cây này thì nếu bạn muốn lá căng đẹp thì nên sử dụng ánh sáng vừa và mạnh. Bể 1m2 khoảng 300L thì đánh 4-6 tip đèn Odyssea 10000k thì cây ra lá khá nhanh và căng.

Dinh dưỡng cần thiết:

Tiêu thảo là một trong những loại cây thủy sinh dùng rễ để hút chất dinh dưỡng trong phần đất nền của bể nên một phần đất nền giàu dinh dưỡng sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển ổn định. Hầu hết các thương hiệu đất nền công nghiệp hiện nay đều cung cấp chất dinh dưỡng rất tốt cho tiêu thảo trong thời gian đầu. Tuy nhiên thời gian sau khoản 6 tháng đến một năm thì dinh dưỡng không còn dồi dào như trước được nữa. Về vấn đề sử dụng nền trộn cũng vậy thời gian đầu nền trộn rất nhiều dinh dưỡng nhưng cũng thời gian sau nó dần dần cạn đi. Ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng qua đất thì cũng cần bổ sung chất dinh dưỡng qua lá. Hiện nay có rất nhiều loại phân nước đủ để các bạn có thể lựa chọn để cung cấp chất dinh dưỡng cho bể.

Tốc độ phát triển:

Nó phát triển ở mức độ bình thường chậm hơn các loại cây cắt cắm khác khá nhiều. Tuy nhiên nếu cung cấp đủ các điều kiện cho nó thì vẫn có thể phát triển nhanh trông thấy qua các tuần.

Một số vấn đề phát sinh khi trồng tiêu thảo:

Có một số vấn đề phát sinh khi trồng loại này là khi mới mua về khi trồng xuống thì nó sẽ bị rửa và rụng lá, điều này thì hết sức bình thường khi mua cây từ tiệm về do không thích nghi kịp với điều kiện trong bể về vấn đề này thì bạn yên tâm một thời gian sau thì nó sẽ phát triển trở lại. Bên cạnh đó không chỉ riêng gì tiêu thảo các loại cây khác các bạn khi mua về đừng vội cắm ngay vào đất mà hãy ngâm ở một góc bể khoảng 2-3 ngày cho cây thích nghi cần rồi khi đó mới cắm vào bể.

Một vấn đề phát sinh khác khi trồng là khi trồng một thời gian cây xuất hiện tình trạng vàng lá thì cũng đừng lo lắng quá, tại vì cây lúc này đang thiếu sắt trong điều kiện của bể. Lúc này bạn nên bổ sung vi lượng cần thiết để cây phát triển trở lại.

Cách sắp xếp chúng vào bố cục

Tiêu thảo là một loại cây đặt biệt có thể sắp chúng vào mọi phần trong bể

Tại tiền cảnh thì có loại tiêu thảo mini, tiêu thảo Prava, tiêu thảo mũi tên,… nhiều tên gọi cho loại tiêu thảo này. Chúng có thể dùng để thay thế các cây tiền cảnh và trãi nền cũng tương đối đẹp, do nó nhỏ và tốc độ phát triển tương đối nên bạn có thể bố trí nó trong phần hốc đá cũng rất hợp lý.

Tại trung cảnh: Một số loại tiêu thảo có kích thước vừa ( tức lớn hơn tiêu thảo mũi tên một ít) Một số loại như tiêu thảo Flamingo có màu hồng phấn cũng rất thích hợp để bạn làm điểm nhấn trong phần trung cảnh của bể.

Tại phần hậu cảnh: Một số loại tiêu thảo có táng lá rất bự và mầu xanh rất tối nên lúc này bạn có thể đặt chúng vào góc hồ thủy sinh để có thể tăng thêm độ sâu cho chúng.

Cám ơn các bạn đã theo dõi!

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trồng Tiêu I Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Tiêu

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu

Chào bà con! Hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến bà con một số kinh nghiệm trồng tiêu, quy trình kỹ thuật trồng tiêu, chăm sóc tiêu đạt năng suất cao và ổn định. Bài viết được biên tập dựa vào tài liệu trồng tiêu của Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia và kinh nghiệm riêng của người viết. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người

A – Giới thiệu tổng quan về cây tiêu

Tiêu hay còn gọi là cây hồ tiêu, có tên khoa học Piper nigrum, là cây thuộc họ dây leo, hình dáng tương tự cây trầu không, phân bố nhiều ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Sản phẩm thu hoạch chính là phần hạt, được sử dụng cho mục đích làm gia vị và bào chế các loại dược phẩm. Tiêu đã được con người biết đến và khai thác hàng ngàn năm nay.

Tại Việt Nam, tiêu bắt đầu được trồng từ giai đoạn Pháp thuộc, là cây công nghiệp chủ lực được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên, Miền Trung, Đông Nam Bộ… Những năm gần đây mặc dù giá có xu hướng giảm nhưng vẫn là nguồn thu nhập lớn dành cho bà con nông dân.

Tuy nhiên việc trồng tiêu đại trà không nắm vững kỹ thuật, dễ dẫn đến tình trạng phát sinh bệnh tật, đặc biệt là các bệnh chết nhanh chết chậm, lây lan rất nhanh, hủy diệt vườn tiêu trên diện rộng. Do đó để có được lợi nhuận khi trồng tiêu, bà con nên có chế độ chăm sóc tiêu bài bản, đúng quy trình. Đây cũng chính là nội dung của bài viết hôm nay

B – Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu

1 – Yêu cầu của đất trồng tiêu

Đất trồng tiêu yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là phải thoát nước tốt, không bị ngập úng

Thủy cấp (mực nước ngầm) cách mặt đất ít nhất 2m-3m trở lên

Đất giàu mùn, kết cấu nhẹ, tơi xốp, tầng canh tác từ 1 – 1,5m

Độ pH của đất từ 5.5 – 7.0. Nếu cao hoặc thấp hơn cần điều chỉnh lại cho phù hợp

Trồng tiêu trên đất có độ dốc nhẹ được xem là phù hợp nhất, tuy nhiên cũng cần chú ý đến khâu nước tưới trong mùa khô và chống xói mòn trong mùa mưa

Đối với các loại đất chuyển đổi từ cây công nghiệp khác sang như: đất trồng cà phê, đất trồng bơ, đất trồng ca cao… Cần có các biện pháp cày xới đất, xử lý tuyến trùng, trồng 1-2 vụ màu để cải tạo đất.

Đất mới khai hoang cũng xử lý tương tự, đặc biệt cần có các biện pháp đo độ pH của đất để xử lý đưa về mức phù hợp

2 – Lựa chọn trụ trồng tiêu

Trụ tiêu là nơi tiêu đeo bám để sinh trưởng, tồn tại trong suốt vòng đời. Một số nơi trụ tiêu còn được gọi là choái tiêu hay nọc tiêu. Thường chia làm 2 loại trụ: Trụ sống và trụ chết

Trụ sống: Là các loại trụ dùng cây sống thân gỗ, thường là cây lâm nghiệp lâu năm, thân phát triển thẳng, lớp vỏ sần sùi. Một số cây thường dùng làm trụ tiêu như: Cây gòn, cây muồng đen, cây núc nác, cây sưa đỏ, cây lồng mức…

Trụ chết: Là các loại trụ làm bằng cọc gỗ, cọc bê tông hoặc xây bằng gạch. Thường có chiều cao tối thiểu 3m tính từ gốc. Yêu cầu chung là phải có độ bền cao, phần chân cọc chôn sâu để tránh được gió mạnh gây gẫy đổ

Nhìn chung trồng tiêu trụ sống sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho tiêu phát triển, cây được che bóng tự nhiên, chi phí triển khai thấp, nhưng nhược điểm là thời gian triển khai lâu (phải trồng cây trụ trước 2 năm mới thả tiêu được), cây làm trụ cạnh tranh dinh dưỡng với tiêu, đồng thời hàng năm phải tiến hành rong tỉa cành rất tốn công. Tùy theo chi phí mà bà con lựa chọn phương án phù hợp

3 – Khoảng cách và mật độ trồng tiêu

Mật độ trồng và khoảng cách trồng phụ thuộc nhiều vào loại trụ cũng như xen canh hay trồng thuần. Cụ thể như sau

Trụ chết (cọc gỗ, trụ bê tông): Khoảng cách trụ 2,2 x 2,2m hoặc 2,5 x 2,5m. Tương đương 1.600 – 1.800 trụ/hecta

Trụ sống (cây lâm nghiệp): Khoảng cách trồng 3 x 3m hoặc 3 x 2,5m. Tương đương 1.100 – 1.400 trụ/hecta

Trường hợp cây trụ sống như có thân thẳng, tán nhỏ (cây gòn, cây núc nác…) thì có thể triển khai trồng với với khoảng cách tương tự như trụ chết

Đối với trồng xen canh tiêu và cà phê: Có thể trồng tại các ngã tư bồn cà phê hoặc trồng tương đương 1 hàng cà phê (2-3 hàng cà phê 1 hàng tiêu)

Lưu ý: Mật độ trồng không nên vượt quá 2.000 trụ/hecta

4 – Lựa chọn giống tiêu phù hợp

Nhìn chung các khu vực đủ điều kiện trồng tiêu thì hầu hết đều phù hợp với các giống tiêu có trên thị trường hiện nay. Thứ tự ưu tiên bà con có thể lựa chọn như sau:

Giống sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, năng suất trung bình: Giống tiêu trâu, giống tiêu sẻ, giống tiêu phú quốc, giống tiêu lộc ninh

Giống sinh trưởng mạnh, kháng bệnh kém, năng suất cao: Giống tiêu vĩnh linh

Giống sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, năng suất cao: Giống tiêu Srilanka, giống tiêu Thekken (đang theo dõi thêm)

Mặc dù theo phân loại kể trên có thể thấy các giống tiêu mới như Srilanka, Thekken đang thể hiện ưu thế vượt trội, tuy nhiên còn phụ thuộc rất nhiều vào quy trình chăm sóc. Nếu chăm sóc tốt thì các hạn chế kể trên đều có thể khắc phục được. Năng suất trung bình có thể đạt đến 5-7kg/trụ. Bà con cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu mua tiêu giống xin liên hệ

5 – Chuẩn bị đất và tiến hành trồng tiêu

Chuẩn bị hố trồng tiêu

Ngoài các yêu cầu về đất như đã trình bày ở phần 1, thì việc chuẩn bị hố trồng cũng rất quan trọng. Kích thước và lượng phân bón lót cụ thể như sau

Kích thước hố: 40x40x40cm (Hố đơn, đào 2 bên trụ, mỗi hố trồng 1-2 bầu tiêu) hoặc 60x60x60cm (hố đôi, đào 1 bên trụ, mỗi hố trồng 3-4 bầu tiêu). Mép hố cách trụ tiêu 20-30cm

Bón lót: Mỗi hố tiêu như vậy bà con bón 20-30kg phân vi sinh công nghiệp hoặc phân chuồng hoai mục (ủ từ 6-12 tháng) + 0,3 – 0,5kg phân lân + 1 thìa canh bột nấm đối kháng Trichoderma

Xử lý mối mọt: Trường hợp trồng trên cọc gỗ, có thể bổ sung thêm các loại thuốc sau dạng bột hoặc hạt (Furadan, Basundin) để hạn chế mối mọt tấn công

Trộn phân với lớp đất mặt, lấp đầy hố, hơi vun cao và tưới đẫm nước sau khi chuẩn bị

Việc chuẩn bị hố trồng cần tiến hành trước 1 tháng so với thời điểm xuống giống. Giúp hệ vi sinh phát triển, cây con sẽ có tỷ lệ sống cao hơn

Thời điểm trồng và kỹ thuật trồng tiêu con

Thời điểm trồng: Nhìn chung, nếu đã trang bị hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc chủ động về nước tưới thì có thể trồng tiêu quanh năm. Thậm chí tỷ lệ sống sẽ cao hơn nếu trồng vào mùa khô, đất đai khô ráo, độ ẩm vừa đủ. Tuy nhiên nếu không đáp ứng được các yêu cầu này thì bà con nên trồng tiêu vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 4-5 dương lịch)

Kỹ thuật trồng tiêu con

Chính giữa hố trồng bà con dùng cuốc xẻng, đào 1-2 lỗ có kích thước bằng lớn hơn bầu ươm 1 chút (tùy theo số lượng bầu tiêu/trụ)

Dùng kéo hoặc dao cắt lớp nilon bên ngoài bầu ươm, tránh làm vỡ bầu đứt rễ

Đặt cây con vào chính giữa lỗ, thân hướng về phía trụ 1 góc 45 độ. Mặt bầu bằng hoặc cao hơn mặt đất xung quanh

Lấp đất đồng thời nén nhẹ xung quanh gốc. Đảm bảo không có khoảng trống xuất hiện, tiêu dễ bị còi cọc

Phần gốc tiêu và trụ nên được vun cao hơn xung quanh để tránh đọng nước

Sau khi trồng cần tưới nước ngay, trường hợp nắng nóng kéo dài, cần kết hợp các biện pháp che lưới hoặc phủ gốc bảo đảm được độ ẩm để tiêu không bị khô héo

Có thể đánh bồn nhẹ xung quanh trụ, đường kính 1 – 1,5m. Tiện cho việc tưới nước và bón phân sau này.

6 – Chăm sóc tiêu định kỳ

Tưới nước cho tiêu

Việc tưới nước cho tiêu cần duy trì trong suốt mùa khô, tiêu có bộ rễ nhỏ, ăn nông, nên dễ bị khô héo nhưng cũng không chịu được ngập úng. Việc tưới nước nên tưới vừa đủ, tốt nhất nên triển khai bằng biện pháp tưới nhỏ giọt hoặc tưới béc. Không nên tưới bằng ống có áp lực cao như tưới cà phê.

Vào mùa khô, nên có các biện pháp giữ ẩm cho gốc bằng cỏ khô, vỏ trấu, rơm rạ, xác bèo… Hiện nay một số hộ tiến hành trồng cỏ lạc dại xen giữa các hàng tiêu, cũng có tác dụng rất tốt trong việc giữ ẩm, cải tạo đất và chia sẻ dịch bệnh với tiêu

Buộc dây tiêu

Buộc dây tiêu: Việc buộc dây tiêu cần tiến hành liên tục, dựa vào sự phát triển chiều cao của tiêu, mặc dù có hệ thống rễ bám nhưng vẫn phải buộc để hỗ trợ. Nên sử dụng các loại dây nilon, có độ bền cao, hạn chế dùng dây có nguồn gốc thực vật (dây thừng, vỏ chuối…) dễ gây phát sinh nấm bệnh. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến việc phát triển đường kính của trụ tiêu sống, thường xuyên nới lỏng để tiêu không bị chèn ép, dập nát do cây trụ sống phát triển.

Cắt tỉa cành tạo tán cho tiêu

Trồng tiêu từ dây lươn: Sau khoảng 9 – 12 tháng. Tiêu sẽ ra cành tay (ra cành ác). Lúc này bà con gỡ tiêu khỏi trụ, thực hiện kỹ thuật đôn tiêu.

Trồng tiêu từ dây ác: Cũng trong khoảng thời gian từ 9 – 12 tháng, tiến hành hãm ngọn, cắt tiêu để các mặt đất 30-40cm, để tiêu phát triển thêm nhiều dây chính, mức độ phủ trụ cao hơn

Tiêu kinh doanh: Hàng năm sau vụ thu hoạch, cắt bỏ các cành vàng úa, già cỗi, cành đã ra trái 2-3 vụ. Các dây tiêu mọc vượt ra khỏi trụ (tiêu thòng) cũng cần cắt bỏ. Phần cắt bỏ có thể tận dụng làm nguồn vật liệu nhân giống

Bón phân cho tiêu

Phân hữu cơ: Rất quan trọng cho sự phát triển của bộ rễ, cần bổ sung ít nhất 1 lần/năm. Thường tiến hành bón vào đầu mưa hoặc sau vụ thu hoạch. Mỗi trụ bà con bón 20-25kg. Sử dụng phân vi sinh công nghiệp hoặc phân chuồng ủ hoai. Phân nên chứa các loại vi sinh hữu ích và nấm đối kháng Trichoderma. Khi bón nên lấp phân bằng cách đào rãnh các tán tiêu 20-30cm.

Phân đa lượng (NPK): Đối với tiêu con giai đoạn kiến thiết: Bón với mục đích thúc cây sinh trưởng (bón thúc). Mỗi năm bón 4-6 lần, mỗi lần 100g-200g/trụ (thành phần đạm N và lân P cao hơn so với kali K) khi bón nên kết hợp tưới nước để phân tan nhanh, cây dễ hấp thu hơn. Đối với tiêu kinh doanh: Mỗi năm bón 3-4 lần, mỗi lần bón 0,5 – 1kg/trụ (giai đoạn cây nuôi trái cần tăng tỷ lệ Kali để giúp cây đậu trái nhiều, trái to và đều)

Phân trung vi lượng: Bón gốc hoặc phun qua lá tùy theo dạng sản phẩm. Mỗi năm tiến hành 1-2 lần vào mùa mưa. Có thể kết hợp với thuốc trừ sâu, phân bón lá để tăng hiệu quả và tiết kiệm công lao động

Bón vôi cho tiêu: Việc bón vôi chỉ nên tiến hành khi độ pH của đất cần điều chỉnh. Khi bón nên rải trên mặt đất, giữa các lối đi, không nên bón sát gốc tiêu

7 – Phòng trừ sâu bệnh cho tiêu

Tiêu nhìn chung rất mẫn cảm với dịch bệnh, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tình trạng bệnh lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng trên diện tích lớn. Mỗi bệnh có triệu chứng và các phòng trừ khác nhau. Do đó để tránh làm cho bài viết quá dài và tiện cho bà con theo dõi. Chúng tôi xin tách phần này thành bài viết riêng. Bà con có thể đọc tại liên kết sau

Sâu bệnh trên cây tiêu và cách phòng trừ hiệu quả

Chuyên mục hướng dẫn trồng tiêu

Trường hợp bà con cần mua tiêu giống: giống tiêu vĩnh linh, giống tiêu trâu, giống tiêu srilanka, giống tiêu thekken… có thể liên hệ với vườn ươm chúng tôi theo địa chỉ sau

VƯỜN ƯƠM GIỐNG CÂY TRỒNG TIẾN ĐẠT Địa chỉ: 280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Giấy phép kinh doanh: 40A8026362 Điện thoại: 0944 333 855 – 0945 857 356 Hân hạnh được phục vụ!