Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Quỳnh / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Cây Hoa Quỳnh Đẹp – Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Quỳnh

THÔNG TIN CHI TIẾT

Hoa quỳnh hoa đẹp tinh khôi

Người xưa đã từng mê mẩn một loài hoa đẹp tinh khôi chỉ nở vè đêm

Ngắm hoa quỳnh nở về đêm là một trong những thú vui rất hoa

Đặc điểm cây hoa quỳnh

Cây hoa quỳnh có tên khoa học là Epiphyllum, thuộc họ Xương rồng – Cactaceae, xuất xứ từ Trung Mỹ. Trong tự nhiên, ở các khu rừng nhiệt đới cây quỳnh bám vào thân cây, chỉ sống dựa vòa chất mùn trên vỏ cây chứ không sống ký sinh.

Hoa quỳnh có hai loại Nhật quỳnh và Dạ Quỳnh. Dạ quỳnh thường nở về đêm nên được mệnh danh là nữ hoàng bóng đêm.

Thuộc họ xương rồng nên cây quỳnh có hình dáng khá đặc trưng. Cây không có lá, Thân cây dài, uốn lượn,  chia thành các thùy dẹp và rộng với độ dày khoảng 3-5mm, độ rộng 1-5cm.

Hoa quỳnh thuộc họ xương rồng, có hoa thuộc loại độc đáo

Hoa quỳnh cũng có hình dáng độc đáo khác biệt.Hoa quỳnh mọc ở kẽ của những vết khía trên thân. Hoa hình chuông, giống chiếc kèn với 3-5 lớp cánh mềm mỏng như lụa dù bề mặt phủ sáp xếp chồng lên nhau tạo hình viền váy ôm lấy nhị hoa nhiều lớp lộng lẫy. Hoa có nhiều màu sắc từ trắng, hồng, đỏ, vàng, cam… với kích thước lớn đường kính đạt 8-20 cm. Các cánh hoa từ từ hé mở đến khi đạt được kích thước lớn nhất. Hoa quỳnh cũng có hương thơm dịu nhẹ, đặc biệt là dạ quỳnh làm thơm ngát cả không gian. Hoa dạ quỳnh chỉ nở trong một đêm , sáng hôm sau hoa đã tàn, còn nhật quỳnh nở đến 3-4 ngày mới tàn.

Cây quỳnh cũng có quả giống dạng quả thanh long, ăn được, nhưng kích thước nhỏ hơn chỉ khoảng 3-4 cm.

Các nhà khoa học đã lai ghép để có được giống hoa quỳnh nở ban ngày

Có thể quan quan tâm: Các giống hoa hồng cổ

Lợi ích và ứng dụng cây hoa quỳnh

Hoa quỳnh đẹp nhưng sớm nở, chóng tàn, từ đặc tính đó loài hoa này được tượng trưng cho những điều đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi. Sự mong manh, thanh khiết của hoa còn tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, e ấp của người thiếu nữ.

Trong tự nhiên, cây hoa quỳnh thường được trồng với cành giao – loài cây có lá thoái hóa rụng hết chỉ trơ lại cành. Quỳnh trĩu xuống, cần nơi gác dựa, trồng cạnh giao trông như chỉ có lá như cần nâng niu. Hai loại cây này như hỗ trợ, bổ sung, âm dương hòa hợp trở thành biểu tượng của tình yêu đẹp. Bên cạnh đó khi trồng quỳnh bên giao thì hoa nở sẽ đẹp, rộ với hương thơm nồng nàn hơn.

Cây quỳnh thường được trồng chậu trưng ở ban công cho rủ xuống hoặc để trên giá kệ trưng ở phòng khách hoặc trồng quỳnh cho leo dựa bám vào vật liệu, trồng chậu treo buông rủ trưng hiên nhà.

Ngắm quỳnh nở là thú vui tao nhã, giảm stress. Ngày xưa,vào đêm trăng thanh, mỗi dịp hoa sắp nở các cụ thuộc bậc vương giả thường gọi bạn thân đến chơi nhà, pha trà thơm nghi ngút khói, ngắm hoa nở và hàn huyên chờ đợi hoa khai, nhụy nở, cùng hương thơm dịu dàng. Đó là cách thưởng thức cuộc sống thanh tao.

Cây hoa quỳnh còn xuất hiện rất nhiều trong văn chương ví như Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du:

Hài văn lần bước dặm xanh

Một vùng như thể cây quỳnh cành giao.

-Theo Đông y, hoa quỳnh có tính bình, vị ngọt có nhiều công dụng làm long đờm, chữa ho, mát phổi, cầm máu, tiêu viêm.

Thân cây quỳnh có tính mát, vị chua mặn giúp chống đau, tiêu viêm, tiêu thũng.

Theo kinh nghiệm dân gian, người ta phơi khô hoa quỳnh để làm thuốc chữa bệnh đái đường, lao phổi ho ra máu, khản tiếng, viêm họng, chữa mụn nhọt, bầm tím da, tử cung xuất huyết.

Cách trồng chăm sóc cây hoa quỳnh

Cây hoa quỳnh trong tự nhiên có bộ rễ sống rất thông thoáng nên khi trồng quỳnh để cây phát triển tốt, sai hoa, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:

– Ánh sáng:   Trong tự nhiên cây hoa quỳnh không hút nhựa cây, chỉ sống nhờ vào mùn trên vỏ cây. Tuy sống ở khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có độ ẩm cao nhưng rễ quỳnh không bị thối do rễ không bị ứ đọng nước và cây được che chắn bởi bóng cây chủ lớn. Vì thế nên trồng quỳnh ở nơi râm mát, có ánh sáng khuếch tán tránh bị đốt nóng.

– Nhiệt độ: Cây quỳnh ưa khí hậu mát mẻ, khoảng nhiệt độ thích hợp với cây là 18-28oC.

– Độ ẩm: cây ưa ẩm cao nhưng không chịu được úng.

– Đất trồng: không nên trồng quỳnh bằng đất vườn vì độ thoáng xốp kém. Nên trồng bằng loại đất nhiều mùn, chất hữu cơ và thoát nước tốt. Nếu đất mùn trộn thêm lông vịt, lông gà, xỉ than nữa thì tất tốt.

– Tưới nước: Không nên tưới nước quá thường xuyên làm cho rễ bị úng, chỉ nên tưới vừa ẩm.

– Bón phân: không nên bón cho quỳnh bằng các loại phân có hàm lượng nitơ cao. Nhu cầu phân bón của cây cũng ít.

Điều quan trọng để cây lớn nhanh và nhiều hoa, sau mỗi vụ hoa cuối  khoảng cuối tháng 10 cần thay đất mới. Muốn cây ra hoa phải có thời gian chịu hạn,tạo tình trạng khô hạn như xương rồng trên sa mạc:  để đất trong chậu khô kiệt liên tục trong 3-4 tuần trở lên tùy thời tiết mỗi nơi, nhưng không để cây héo.

– Sâu bệnh thường gặp: Quỳnh ít bị sâu bênh, chủ yếu bị thối nhũn do quá nhiều nước.

Nhân giống quỳnh hiệu quả bằng cách giâm cành.

Cây hoa quỳnh đẹp – Cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh

2.2

(44.44%)

9

vote[s]

(44.44%)vote[s]

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Quỳnh

Cây quỳnh Epihyllum nguyên gốc từ tiếng Hy Lạp,gồm chữ Epi là “trên” và phylum là “lá” nghĩa là “trên lá”; hoa, trái và hạt, cành của cây quỳnh đềubắt đầu ở ngay lá. Tên Tiếng Anh là Night Blooming Cactus. Quỳnh thuộc họ Xương Rồng Cactaceae, nhóm Epihyllum.

Cây không có lá thân dẹp dài uốn lượn và có khía,hoa mọc từ khía. Cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ.

Hoa có dạng hình giống hèn Trumpet. Hoa chỉ nở duy nhất môt đêm vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7. Đường kính hoa khoảng 10cm và có thể đạt tối đa là 20cm. Trái hình bầu dục độ dài khoảng 8cm. Khi hoa quỳnh nở, hoa không nở hết ngay mà từ từ hé nở để dần dạt đến kích thước tối đa, rồi sau đó các cánh hoa cụp dần và tàn lụi. Hoa nở vào khoảng 9 đến 10h tối, và lại tàn nhanh vì thế hoa quỳnh càng trở nên quý hiếm.

Thân cây rộng và dẹp, rộng 1-5 cm, dày 3-5 mm, thường với các rìa tạo thùy. Hoa lớn, đường kính 8-16 cm, có màu từ trắng tới đỏ, nhiều cánh hoa.

Quả ăn được, tương tự như quả thanh long từ các loài trong các chi có họ hàng gần như Hylocereus, mặc dù quả của nó không to như vậy mà chỉ dài khoảng 3-4 cm.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Quỳnh nguyên thủy sống trong bóng râm ở sa mạc hoặc tán lá của rừng nhiệt đới nên cây quỳnh tương đối dễ trồng. Có thể trồng bằng cách cắm cành, có mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất xốp và thoát nước là cây phát triển được. Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn tốt nhưng không chịu được úng, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và có tuổi thọ lâu dài.

Cây quỳnh thường trồng ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào nhưng tránh ánh nắng trực tiếp, mô phỏng môi trường sống tự nhiên của nó.

Luôn để đất của chậu quỳnh khô mặt, rồi mới tưới nước. Lúc quỳnh chưa ra hoa đầu mùa, để cho chậu quỳnh khô một hoặc hai tuần hãy tướị

Không tưới thường xuyên quá. Vì cây quỳnh cùng họ với cây xương rồng, chịu khô hạn. Tưới nhiều nước, rễ sẽ bị úng, cây trồng mãi không thấy có lộc non. Không có hoa.

Không trồng quá nhiều cây trong một chậu, khoảng 8 cây một chậu 30cm. Vì qúa nhiều cây, cây nào lên cũng bé tí xíu, không có hoa được.

Muốn có nhiều hoa phải thay đổi đất mỗi năm (hoặc hai nãm một lần) sau vụ hoa cuối, khoảng tháng 10.

Ðổ chậu quỳnh ra, giũ nhẹ cho hết tất cả đất, cắt bớt rễ.

Quỳnh rất dễ trồng, bẻ cành cắm xuống là mọc. Nhưng chỉ những nhánh quỳnh mạnh, to, khỏe của các năm trước, nãm nay mới có hoa.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Tiểu Quỳnh

Thuộc họ xương rồng nên hoa tiểu quỳnh có khả năng chịu hạn rất tốt và cũng không khó tính trong việc trồng, chăm sóc. 1. Đặc điểm hoa tiểu quỳnh

Có thể coi tiểu quỳnh là một loại cây bụi bởi cây mọc thành từng bụi nhỏ, phần thân dẹt, khi trưởng thành sẽ cho hoa mọc ở đỉnh, tương tự như nhiều loài thuộc họ xương rồng khác.Tiểu quỳnh có rất nhiều màu hoa khác nhau như: đỏ, trắng, hồng, tím, xanh, cam, vàng… tùy sở thích mà bạn có thể chọn loại cho màu hoa theo ý mình. Tuy nhiên nếu muốn, bạn cũng có thể ghép để tạo nên cây tiểu quỳnh với nhiều màu hoa khác nhau.

Tương tự như hoa quỳnh hương, cây tiểu quỳnh cũng nở hoa vào ban đêm, do đó loài hoa này còn được đặt cho biệt danh là “nữ hoàng bóng đêm”. Hoa tươi khá lâu, nếu được chăm sóc tốt thì có thể thưởng lãm được trong vòng 1 tuần mới tàn.

Tiểu quỳnh chịu hạn tốt nhưng lại là cây ưa bóng râm, không thích ánh sáng do đó rất thích hợp cho việc trồng để trang trí nội thất như đặt trên bàn phòng khách, bàn làm việc, trước hiên nhà. Không chỉ giúp điểm tô không gian sống, thanh lọc không khí, tiểu quỳnh còn mang lại ý nghĩa trừ tà, thu hút tài lộc, may mắn. Do đó càng phù hợp hơn để trang trí nội thất. Đây cũng là lý do vì sao vào dịp tết, rất nhiều gia đình đều bài trí chậu tiểu quỳnh trong nhà.

2. Cách trồng và chăm sóc hoa tiểu quỳnh

Một đặc điểm nữa mà bạn cần biết để trồng và chăm sóc tiểu quỳnh tốt hơn, đó chính là cây thích độ ẩm cao, không chịu được lạnh. Nền nhiệt lý tưởng nhất cho loài cây này sinh trưởng và phát triển là khoảng 25 độ C. Do đó đối với các vùng ở Miền Bắc thì bạn nên che chắn kỹ cho tiểu quỳnh vào những ngày trời lạnh, hoặc mang cây vào trong nhà.

Đất dùng để trồng tiểu quỳnh phải là loại tươi xốp, thoáng khí, hơi chua và giàu chất dinh dưỡng. Trước khi trồng, có thể bón lót trước bằng một ít phân hữu cơ, sau đó vùi lên một lớp đất rồi mới cho tiểu quỳnh lên. Sau khi trồng xong hãy tưới một ít nước để vừa tạo độ ẩm, không nên tưới quá đẫm, cũng không cần tưới thường xuyên, chỉ cần duy trì độ ẩm vừa phải cho đất và che chắn cẩn thận khỏi ánh nắng gay gắt là được.

Ở thời điểm cây phát nụ, bạn nên bổ sung một ít phân lân như thế hao ra sẽ đều, bông to và đậm màu hơn. Giai đoạn hoa đã nở thì nên hạn chế việc tưới nước và đem cây vào nhà nếu trời lạnh.

Muốn nhân giống tiểu quỳnh thì chúng ta có thể giâm thân hoặc là ghép cành. Nếu chọn phương pháp giâm thân thì nên tiến hành vào mùa xuân, thu hoặc mùa hè, lý tưởng nhất vẫn là mùa thu.

Cách giâm cành khá đơn giản, bạn chỉ cần cắt vài đốt thân bánh tẻ sau đó hong khô trong mát khoảng 1 – 2 ngày rồi cắm vào đất cát tơi xốp, rưới lên ít nước cho vừa ẩm. Đều đặn từ 3 – 5 ngày thì tưới nước 1 lần, khoảng 1 tháng sau cành sẽ ra chồi mới và bén rễ.

Đối với phương pháp ghép, bạn nên tiến hành vào mùa xuân hoặc là mùa thu, chọn các đốt thân bánh tẻ để ghép vào cây xương rồng hoặc thanh long. Trên thân cây chủ, bạn dùng dao đã qua khử trùng cắt ngang rồi khoét hình chữ V. Cành tiểu quỳnh phải dẹt 2 bên, bóc bỏ vỏ rồi cắm vào thân cây chủ với độ sâu từ 2 – 3 cm, buộc chặt, cố định lại bằng ni lon, che mát và tránh mưa, không tưới nước tránh làm úng, tầm 1 tháng sau thì tiểu quỳnh sẽ bắt đầu phát triển mạnh trên thân cây chủ.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Nhật Quỳnh

Hoa nhật quỳnh thường nở vào thời gian từ tháng 10 cho tới tận tháng 3 năm sau. Tức là hoa nở vào tết dương lịch và tết âm lịch. Hoa nhật quỳnh nở lâu, hoa có mùi hương thơm, và có nhiều mầu sắc khác nhau. Và là một loài hoa đẹp hiếm thấy, và cách trồng thì vô cùng đơn giản. Hôm nay mình sẽ chia sẽ cho các bạn thấy cách trồng và chăm sóc hoa nhật quỳnh cực kỳ dễ chăm sóc và không quá khó.

Ta có thể bỏ qua những càng hoa nhật quỳnh nhỏ, hoặc thân quá cỗ ( già ) và chỉ để lại những cành to và đầy đặn. Và để riêng những cành vừa cắt cất vào trong chỗ mát,

Hoa nhật quỳnh là cây không cần quá nhiều nước, một tuần cần tưới 1 lần nước, mùa đông có thể 2 tuần tưới 1 lần là tốt nhất. Do vậy cần chú ý đất trồng dành cho cây hoa nhật quỳnh cần thoát nước tốt.

Cách trồng: Để chổ mát khoảng 10 ngày cho vết cắt khô mặt để không bị thối gốc, có thể bôi vào vết cắt nước vôi pha loãng

Khoảng một tháng sau, sẽ có các cành quỳnh mọc thẳng, mạnh từ dưới đất lên, sau đó ta ghim chặt vào những cọc đã định vị để cho cây tiếp tục phát triển thẳng đứng lên.

Sau đó bạn cứ chăm sóc sau khoảng thời gian nhanh nhất là 2 năm thì cây hoa nhật quỳnh sẽ bắt đầu cho ra hoa liên tục. Tùy theo cách chăm sóc của bạn đã đúng theo quy trình chưa.

Đến mùa mưa hàng năm thì ta ngừng hẳn tưới nước. Vì mùa mưa sẽ có mưa nhiều, và nếu ta tưới nước thì sẽ khiến cho bộ rể của cây rất dễ bị thối và không phát triển được nữa. Nên vì thế bạn đầu ta phải chọn đất và vùng đất có khả năng thoát nước tốt nhất.

Và nếu như ta trồng cây quỳnh nhật trong chậu thì ta nên định kỳ phải thay đất 1 lần để cho cây có đủ chất dinh dưỡng và có được lớp đất mới. Sẽ khiến cho cây phát triển nhanh hơn.

– Cắt bớt rễ

– Bỏ bớt nhánh nhỏ/xấu/quá cỗi, giữ lại những cành to, thân (lá) dầy.

– Cắt ngắn bớt nhánh cao quá

– Đặt cây quỳnh vào chậu, cho đất vào, ấn nhẹ cho chắc gốc, tưới cho đẫm nước. Sau đó để chậu quỳnh trong chỗ mát ba bốn tuần, rồi đem ra nắng.

Sau khoảng 1 tuần cây bắt đầu hồi phục lại và tiếp tục phát triển rất nhanh

Ta chi cần chú ý một chút và có thể loại bỏ được những con sâu đáng ghét đi. Và chăm sóc cây hoa nhật quỳnh của riêng bạn trở nên tốt nhất,

Cách Trồng Cây Hoa Quỳnh

Cây hoa quỳnh tạo ra những bông hoa to, quyến rũ, thường có mùi thơm và hai ngày cuối cùng. Cây hoa quỳnh là về đêm hoa của chúng nở vào ban đêm. Cây hoa quỳnh chủ yếu là epiphytic (họ phát triển trên cây khác, nhưng chỉ sử dụng chúng như là một hỗ trợ). Chúng thường được trồng trong các giỏ treo để chứa các thân cây dài, lõm, có lá, nhưng có thể được trồng trong các thùng chứa.

Điều kiện phát triển của cây hoa quỳnh

Cây hoa quỳnh cứng đến khoảng 10 ° C, nhưng đòi hỏi ít nhất 15 ° C trong mùa mọc, do đó trồng tốt nhất trong nhà kính nóng, nhà kính hoặc trong nhà.

Đặt chậu trong ánh sáng, ánh sáng được lọc, độ ẩm từ vừa phải đến cao. Để tăng độ ẩm, hãy đặt chậu hoa vào khay chứa đầy sỏi và giữ cho nước này tràn lên với nước, nhưng không đủ để nước tiếp cận bề mặt. Cây hoa quỳnh đòi hỏi phải có môi trường nuôi cấy mạnh. Phát triển chúng trong phân ủ xương rồng tiêu chuẩn với thêm muối hoặc perlite. Ngoài ra, trộn ba phần phân compost loam, với hai phần grit hoặc perlite và một phần phân compost vô tuyến than bùn. Cắt tỉa Cành dài có thể bị cắt hoặc rút ngắn. Các chồi non thường phát triển chỉ sau vụ cắt. Tuy nhiên, cẩn thận đừng để nước dưới nước sau khi cắt tỉa vì nhu cầu nước của cây sẽ giảm xuống.

Xem: lan bầu rượu nếp; hoa sam

Cây hoa quỳnh là loại hoa đẹp dễ chăm sóc lớn có thể trở nên không ổn định trong bình của chúng. Hoặc đổ lại vào một cái nồi nặng hơn, chẳng hạn như đất nung, hoặc một cái hộp lớn hơn, chẳng hạn như chảo. Ngoài ra, hãy thử sử dụng mía và buộc các thân cây lên, nhưng điều này có vẻ khó coi. Nhân giống: Cây hoa quỳnh có hai phương pháp nhân giống thành công nhất là do hạt và cành. Gieo hạt: Gieo hạt vào mùa xuân hoặc mùa hè; Đổ đầy bình chứa chứa phân trộn cây hoa quỳnh và phân tán đều trên bề mặt; Làm ẩm phân ủ nhẹ bằng máy phun sương mịn; Áo đầm với một lớp mịn mịn; Đậy nồi bằng túi plastic hoặc đặt vào trong một cái lò xo và giữ ở nhiệt độ 21 ° C; Hủy bỏ lớp phủ sau khi hạt đã nảy mầm; Giữ cho phân ủ ẩm, nhưng không ướt; Đánh răng khi cây con trở nên đông đúc và đủ lớn để cầm thoải mái; Chúng sẽ mất từ ​​4 đến 7 năm để nở hoa.

Giâm cành:

Lấy cành ghép vào mùa xuân đến cuối mùa hè. Cắt thân cây giống lá thành các phần 15-22.5cm và để cho nó khô trong vài ngày ở nơi ấm áp; Đổ một chậu đầy một phần ba với phân ủ xương rồng và phủ một lớp sỏi. Chèn sâu 2,5-5 cm; Giữ cho phân ủ ẩm ướt và duy trì nhiệt độ 18-24 ° C; Họ nên rễ trong ba đến sáu tuần và hoa vào năm sau, nếu lấy vào đầu mùa. Sâu bệnh và vấn đề Cây hoa quỳnh có nhiều vấn đề về nhà cửa và nhà kính: rệp sáp, rầy mềm và nhện nhện đỏ.

Mẹo trồng hoa quỳnh

Từ giữa mùa xuân cho đến cuối mùa hè, hãy tưới nước cho cây khi phân ủ bắt đầu khô ráo, nhưng đừng để cây đứng trong nước. Áp dụng phân bón cây xương rồng mỗi hai tuần. Để khuyến khích nở, hãy di chuyển Cây hoa quỳnh vào mùa đông vào nơi lạnh hơn, khoảng 11-14 ° C và để phân ủ vừa ẩm cho đến khi nụ hoa hình thành. Một khi điều này xảy ra, tăng nhiệt độ và tiếp tục chế độ tưới bình thường.

Cách trồng hoa;cách trồng rau