Trồng Và Chăm Sóc Cây Hành Lá

Cây hành lá

Hành lá hay hành xanh, hành non là loài cây có lá rỗng màu xanh nhưng củ hành (thân hành) phát triển chưa hoàn chỉnh. Chúng được trồng làm một loại rau, một loại gia vị vì có một vị thơm nhẹ hơn so với các loại hành tây nhưng vô cùng đặc trưng.

Ở nước ta, hầu như ttrong các bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình, không thể vắng bóng cây hành, vì thế hành lá được trồng quanh năm để phục vụ cho nhu cầu của tất cả mọi người. Hành lãi suất có thể tồng trong chậu, thùng nhựa, xốp và chủ yếu là trồng theo vườn, thâm canh, xen vụ trên diện tích lớn.

Trồng cây hành lá

Hành lá phù hợp với nhiều loại đất, có thể trồng trên đất sét pha thịt, đất thịt, thịt pha cát,… nhưng tốt nhất là đất thịt. Hiện nay ở Việt Nam có hai giống hành lá phổ biến là giống hành gốc tím (hành sậy) và hành gốc trắng (hành hương). Hành tím được người trồng ưa chuộng hơn vì cho năng suất cao hơn, ít sâu bệnh và ít đổ gãy lá hơn nhưng hành hương thì lại được người dùng lựa chọn nhiều vì rất thơm dù thân và lá nhỏ.

Khi làm đất trồng hành cần chú ý là phải nhặt sạch cỏ, xới đất tơi nhỏ. Liếp trồng hành có thể rộng từ 1.2-1.4m, cao khoảng 20-40cm. Vào mùa nắng liếp trồng có thể thấp khoảng 20-25cm là đạt yêu cầu. Rãnh giữa hai liếp rộng 20-30cm. Khoảng cách trồng cây còn phụ thuộc vào mùa vụ, mùa nắng có thể trồng dày hơn mùa mưa. Ta trồng hành bằng gốc, chọn cây già, gốc to, không quá non mềm, lá cứng, có phấn trắng. Hành khi mua giống về nên trồng ngay, cần phải rải một lớp rơm mỏng lên mặt liếp nhằm giữ ấm cho cây sau khi trồng, đặc biệt là mùa mưa. Hành lá có thể được tận dụng trồng trong chậu đặt xung quanh nhà.

Lượng phân bón cần dùng để bón cho cây phụ thuộc vào nhu cầu của cây, độ phì nhiêu của đất. cần bón lót trươc khi trồng và bón thúc để cây phát triển với một lượng phù hợp. Nên ngưng tưới và phun phân bón trước khi thu hoạch từ 7-10 ngày. Chú ý làm cỏ bằng tay để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với hành. Cây hành lá rất cần nước trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển nên cần cung cấp đủ nước 1-2 lần/ngày cho cây.

Trồng hành rất sợ bệnh thán thư , do đó có thể hạn chế bệnh này bằng cách sử lý giống trước khi trồng bằng thuốc Roral, Anvil, Validacin, Ridomyl…. Sâu xanh, dòi đục lá có thể sử dụng Padan, Furadan rãi vào các gốc hoặc phun theo liều hướng dẫn.

Một số lưu ý khi trồng hành lá: Luân canh với cây trồng khác họ để cắt đứt đầu nối sâu bệnh giữa các vụ. chọn giống sạch, nếu cần thiết nên nhúng lá hành giống vào dung dịch thuốc trừ bệnh để xử lý trước khi trồng. mù nắng trồng dày, mùa mưa trồng thưa. Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali. Nên bón thêm phân chuồng hoai vào lần bón lót hoặc phân hữu cơ vi sinh. Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, làm sạch cỏ, tưới dầy đủ nước, tỉa bỏ lá già, lá sâu bệnh. Làm đất xong cần phơi ải, xử lý vôi, tiêu diệt mầm móng bệnh. Cần lên liếp cao, thoát nước tốt, phủ rơm sạch để tránh mầm bệnh lây lan.

Hành trồng từ 45-60 ngày là có thể thu hoạch. Nhưng có thể thu hoạch sớm hơn hoặc muộn hơn tùy theo thị trường và giá cả.

Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Hành Lá

1. Thời vụ trồng cây hành lá

Hành lá có thể được trồng quanh năm, tuy nhiên năng suất mùa nắng cao hơn mùa mưa. Thời gian sinh trưởng 45-50 ngày. Trồng hành trong mùa nắng cần chú ý sâu xanh da láng, trong mùa mưa cần chú ý bệnh khô đầu lá.

2. Chuẩn bị đất trồng hành lá

– Yêu cầu: đất nhiều mùn, thoát nước, ít chua, pH thích hợp từ 6-6,5, nếu pH thấp hơn 5 cần bón thêm vôi và tro bếp.

– Đất trồng hành cần được phơi ải. Kỹ thuật lên liếp hành thay đổi tùy chân đất và tập quán canh tác. Lên liếp vồng cao 35-45cm, chân liếp rộng 1m, khoảng cách giữa hai liếp là 30cm để dễ thoát nước và tiện đi lại chăm sóc.

– Xử lý đất: tiến hành xử lý đất trước khi trồng 3 ngày, sử dụng 1kg Mocap/1.000m2. Rải thuốc lên liếp rồi đảo đều lớp đất chặt.

– Tủ rơm kín mặt liếp ngay trước khi trồng.

3. Khoảng cách trồng hành lá

Hàng cách hàng: 20cm

Cây cách cây: 10cm

4. Phân bón cho cây hành lá

– Tổng lượng phân dùng cho 1.000m 2: phân chuồng hoai 1-2 tấn + 30kg tro + 12,5kg ure, 28kg supe lân, 8kg kali.

– Dạng phân có thể sử dụng ure, DAP, NPK, có thể tăng cường sử dụng thêm các chế phẩm vi lượng (muối borat), chất kính thích sinh trưởng, phân bón lá để tăng cường dinh dưỡng cho hành và giảm hiện tượng cháy đầu lá. Trong trường hợp hành sinh trưởng xấu, có thể dùng Super hume để phun lên hành.

* Bón lót: 1-2 tấn phân chuồng hoai + 30kg tro + 28kg supe lân + 5kg kali.

* Bón thúc:

Nguyên tắc bón thúc: hòa nước, tưới bằng thùng vòi hoa sen. Tưới lượt phân đầu tiên khi hành hồi xanh khoảng 7 ngày sau trồng (NST), 7 ngày tưới phân 1 lần (khoảng 4-5 lần/vụ) tùy theo sinh trưởng của hành và tùy theo mùa vụ. Không nên tưới 10 ngày trước khi thu hoạch.

* Lưu ý: Có thể sử dụng khuyến cáo sau (nếu sử dụng khuyến cáo này thì không bón lót phân lân):

+ Lần 1 (7 NST): 4,5kg ure.

+ Lần 2 (14 NST): 14kg DAP + 1,5kg KCl.

+ Lần 3 (21 NST): 19kg NPK 16-16-8 + 1,5kg KCl.

+ Lần 4 (28 NST): 17kg DAP + 2,5kg KCl.

+ Lần 5 (nếu có, 35 NST): 4,5kg ure.

– Phân bón lá và vi lượng (nếu có) có thể phun kết hợp khi phun thuốc bảo vệ thực vật. Khuyến cáo không nên lạm dụng các chất điều hòa tăng trưởng (ProGib…) dễ dẫn đến hiện tượng rã bẹ, cây vóng, yếu. Có thể sử dụng chế phẩm EM hoặc Crop-master cho hành lá. Nếu dùng Super hume phun 3 lần (lần 2, 4, 5) thì có thể giảm 1/3 lượng đạm dùng cho hành và hạn chế hiện tượng vàng lá, tăng sức đề kháng cho hành.

5. Chăm sóc cây hành lá

– Chú ý làm cỏ kịp thời, không để cỏ chụp hành.

– Tưới đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt.

– Tưới phun cho hành lá; giữ mực nước tưới thấm sâu trong rãnh hành lá.

– Để tận dụng và tăng hiệu quả sử dụng đất, có thể trồng xen ngò rí, cải xanh hoặc cải ngọt quanh mép liếp.

6. Phòng trừ sâu bệnh cho cây hành lá

– Các đối tượng sâu bệnh hại chính: sâu xanh da láng Spodoptera exigua (xuất hiện rất sớm và gây hại tận đến cuối vụ), dòi đục lá (xuất hiện muộn), sâu ăn tạp (Spodoptera litura), bù lạch (Thrips tabaci), bệnh cháy đầu lá, hiện tượng rã bẹ, bệnh đốm tím Alternaria pori…

– Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, bắt sâu trưởng thành, sâu non, ngắt bỏ ổ trứng, kết hợp làm cỏ bón phân, phun thuốc vào lúc trời mát.

– Nguyên tắc phòng trừ sâu hại bằng thuốc hóa học: Sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học, lưu ý dùng đúng thuốc, đúng thời điểm, ưu tiên sử dụng các thuốc vi sinh, điều hòa sinh trưởng. Bắt đầu phun khi có sâu hại. Đảm bảo không phun trước khi thu hoạch 7-10 ngày.

– Khi sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu xanh da láng hại hành lá, không được dùng một loại thuốc cho mỗi lần phun mà phải dùng hỗn hợp theo khuyến cáo sau (thường phun kết hợp trừ sâu xanh da láng và các đối tượng khác):

+ Lần 1: Atabron 5EC

+ Lần 2: Cascade 5EC

+ Lần 3: Dipel 3.2WP + Cascade 5EC

+ Lần 4: Mimic 20F + SeNPV

+ Lần 5: Dipel 3.2WP + SeNPV

– Không sử dụng Furadan 3H trên hành lá và hạn chế sử dụng Padan.

– Nếu có bệnh đốm tím, bệnh khô đầu lá thì dùng Antracol 50WP, Dithan M45.

7. Thu hoạch

Tiến hành thu hoạch khi hành đủ tuổi (42-45 ngày sau trồng) tùy tình hình sinh trưởng và sâu bệnh. Trường hợp hành xấu có thể lưu thêm vài ngày, nhưng không nên kéo dài quá. Hành lá khi đưa ra thị trường phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Nguồn: theo KS Nông nghiệp Nguyễn Thị Hồng

Xác định thời vụ thích hợp để trồng tỏi, xử lý được tỏi giống trước khi trồng theo đúng quy trình, hướng dẫn trồng và chăm sóc tỏi sau trồng đúng quy trình…

Quy trình chăm sóc (làm cỏ, xới đất, tưới tiêu nước và bón phân) cho tỏi theo đúng yêu cầu kỹ thuật để tỏi sinh trưởng phát triển tốt và tạo ra sản phẩm an toàn theo hướng VietGAP…

Hành tím hay hành lá đều là những nguyên liệu giúp món ăn của gia đình bạn thêm phần hấp dẫn thơm ngon hơn. Tuy cùng một họ hành nhưng hành tím và hành lá còn có những…

Hành Tây,Cách Trồng Và Chăm Sóc

Trong mùa mưa, hành tây ( Allium cepa L.) thường bị rất nhiều bệnh do nấm vì vậy mùa trồng hành chỉ tập trung vào mùa khô, thời kỳ này nhiệt độ phù hợp cho quá trình hình thành và phình to củ. Hành tây là loại cây 2 năm, nó cần nhiệt độ thấp để qua giai đoạn xuân hóa ( 5 – 10 o C trong vòng 1- 2 tháng) do đó hầu hết các giống hành tây không ra hoa hoặc có ra hoa nhưng không kết hạt trong điều kiện miền Bắc nước ta, chỉ trừ một số tỉnh miền núi phía Bắc (Hà Giang). Đất thích hợp nhất để trồng hành tây là đất giàu dinh dưỡng, phù sa.

Hành tây, cách trồng và chăm sóc

– Vụ sớm : gieo từ 10 – 15 tháng 8, trồng đầu tháng 9;

– Chính vụ : gieo từ 5 – 10 tháng 9, trồng 10 – 20 tháng 10.

Hành tây thích hợp với đất cát pha hoặc thịt nhẹ, độ pH 5,5 – 6. Phơi ải 7 – 10 ngày. Cày bừa kỹ, đất nhỏ, tơi xốp; lên luống rộng 1 – 1,2m. Xử lý đất bằng vôi bột trước khi gieo 7 ngày.

– Bón lót : 500 – 800 kg phân chuồng + 7 kg super lân + 2 kg sulphat/ 1 sào Bắc Bộ.

– Lượng hạt gieo : 80g hạt gieo trên 24 m 2 trồng cho 1 sào Bắc Bộ.

Sau khi gieo lấp lớp đất nhỏ lên trên, dùng rơm rạ ngắn 4 – 5 cm phủ lên mặt luống.

– Tưới nước thường xuyên , ngày 1 – 2 lần cho đến trước khi nhổ 1 tuần thì ngưng tưới để huấn luyện cây con. Trước khi nhổ 5 – 6 giờ tưới nước đẫm cho dễ nhổ, hạn chế đứt rễ. Vụ gieo sớm cần có giàn che cho cây con lúc nắng gắt , mưa to.

– Sau khi gieo 37 – 40 ngày thì nhổ đem trồng.

– Tiêu chuẩn cây giống : Cây cao 15 – 18 cm, lá thẳng, cứng, xanh, rễ thẳng, có 4 -5 lá thật.

3 Làm đất trồng

– Nên trồng hành tây trên đất được luân canh với lúa nước để hạn chế sâu bệnh, đất thịt nhẹ, độ pH 5,5 -6, mùn tổng số 1,2 – 1,5%. Đất làm nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống rộng 1m, cao 25cm, rãnh rộng 25cm.

– Nơi trồng xa nguồn nước thải, xa đường quốc lộ trên 100m, xa khu công nghiệp.

– Đất trồng phải chủ động tưới tiêu.

– Khoảng cách trồng : 25 x 13 -15 cm ( mật độ 6.000 – 6.500 cây/sào Bắc Bộ ).

Sử dụng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh, phân rác chế biến.

Phân bón cho 1 ha hành tây : 27 tấn phân chuồng + 120 kg phân đạm + 90kg P2O5 + 120 kg K2O. ( Bón cho 1 sào Bắc Bộ : 800 – 900kg phân chuồng + 10kg phân đạm ure + 16 super lân + 10 kg sulphat kali).

Chia ra :

+ Bón lót : Toàn bộ phân chuồng + phân lân + 20% đạm + 30% Kali

+Bón thúc :

Lần 1 : vào thời kỳ hồi xanh, bón 30% phân đạm;

Lần 2 : sau hồi xanh 15 – 20 ngày, bón 30% đạm + 50% Kali;

Lần 3 : sau đợt 2 : 15 – 20 ngày, bón số phân đạm và kali còn lại, kết hợp vun gốc.

Dùng nước phù sa, hoặc nước giếng khoan. Không dùng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ao tù. Làm cỏ, vun xới, kết hợp với tưới nước, đảm bảo độ ẩm thường xuyên cho cây.

6 Phòng trừ sâu bệnh

Cây hành tây thường ít bị sâu hại. Bệnh hường gặp là bệnh cháy lá hành, bệnh sương mai và bệnh thối nhũn.Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, bón phân phối hợp N -P – K và bón đúng giai đoạn. Đảm bảo chế độ tưới nước hợp lý nhất là những ngày nhiệt độ cao, trời âm u, số giờ nắng ít và mưa kéo dài. Khi thật cần thiết mới dùng thuốc hóa học. Không dùng các loại thuốc đã cấm sử dụng và phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.

– Bệnh sương mai (Peronospora sp.) thường xuất hiện giai đoạn nhiệt độ thấp ( <20 o C), ẩm độ không khí cao ( trên 90%), có thể dùng các thuốc : Boocđô, Roval 50WP, Ridomil 72 WP …

– Bệnh thối củ do vi khuản ( Ervinia sp.) hoặc loài nấm (Botrytis) gây hại từ lúc củ chắc đến khi thu hoạch và bảo quản. Phòng trừ bệnh bằng cách xử lý hạt giống trước khi gieo và bón phân cân đối, không bón quá nhiều đạm. Khi bệnh xuất hiện có thể dùng thuốc Daconil 75WP, Kasuran 45 +2WP…thời gian cách ly 2 tuần.

Sổ tay trồng rau an toàn

Củ Hành Tây (Cách Trồng, Chăm Sóc Và Tác Dụng Của Hành Tây)

Hành tây là một trong những loại rau yêu thích của hầu hết mọi người trên thế giới. Trồng hành tây rất dễ và mang lại lợi nhuận cao.

Đầu tư để trồng hành ở quy nông trại không tốn quá nhiều chi phí và việc chăm sóc cây hành cũng rất dễ dàng. Vì vậy, hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu các kỹ thuật, mẹo và ý tưởng trồng hành.

Loại đất và khí hậu thích hợp để trồng hành tây

Hành tây có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ ​​đất thịt pha cát đến đất thịt pha sét với khả năng thoát nước tốt. Độ pH tối ưu của đất trồng hành là 6,5-7,5.

Hành thích nghi tốt ở nhiệt độ 16-24°C ở giai đoạn sinh dưỡng của cây con. Nhiệt độ 30-35°C là lý tưởng trong giai đoạn cây hành trưởng thành cho đến khi thu hoạch. Hiệu suất tốt nhất có thể đạt được trong thời tiết ôn hòa, không quá lạnh, không quá nóng và lượng mưa nhiều.

Thời gian thích hợp trồng hành

Hành tây sẽ rất khó phát triển và cho năng suất cao nếu không được trồng đúng thời điểm. Nếu củ hành được trồng khi thời tiết lạnh giá, hành tây có thể chết hoặc dễ trổ hoa hơn so với trồng vào mùa xuân. 

Nếu trồng hạt hành tây, bạn nên ươm cây con trong nhà, ít nhất khoảng 45 ngày trước khi đem ra ngoài trồng. Đảm bảo gieo hạt hành 45 ngày trước khi ngày cuối cùng của mùa đông kết thúc, sau đó chuyển hành ra ngoài trồng khi thời tiết ấm lên.

Kỹ thuật trồng hành tây

1. Ươm cây hành giống

Hạt hành giống được gieo trên luống có chiều rộng 1,2m và chiều dài luống 3-4m. Cây con sẽ sẵn sàng để cấy trong 45-50 ngày sau khi gieo. Tỷ lệ gieo hạt hành giống được khuyến nghị là 7 đến 9 kg/ha.

Sau khi gieo ươm khoảng 45-50 ngày, cây con có 2-3 lá thật, cứng đanh cây, mập mạp, xanh đậm là có thể nhổ đem trồng ở vườn được.

2. Chuẩn bị đất trồng hành

Cày đất tơi xốp mịn và kết hợp trộn đất với 5 tấn phân hữu cơ hoại mục vào lần cày cuối cùng trước khi trồng cây hành con. khoảng cách trồng cây hành con là khuyến nghị là 15X10cm. 

Đất nên được cày bừa kỹ, phơi ải được thì tốt, nhặt sạch cỏ dại rồi lên luống rộng 1.2-1.4m, cao 15-20cm, san phẳng mặt luống.

3. Cách trồng hành tây

Trồng cây hành con vào các hố đã đào sẵn sao cho lớp đất bên trên cây con không dày quá 2,5cm. Nếu vùi cây con quá sâu trong đất, hành có thể co lại và hạn chế khả năng sinh trưởng. 

Dùng tay hoặc giày để vỗ chặt mặt đất bên trên cây hành mới trồng. Hành tây sẽ phát triển tốt hơn trong đất được lấp chặt. Mỗi cây con nên được trồng cách nhau 10-15 cm để đảm bảo củ hành có không gian phát triển.

3. Tưới nước 

Tưới nước ngay sau khi trồng. Những ngày đầu nên tưới 2-3 lần/ngày, các ngày sau có thể tưới ngày một lần.

Do bộ rễ ăn nông nên hành tây cần tưới nhẹ, tối ưu nhất là tưới bằng phương pháp nhỏ giọt và thường xuyên. Tránh tưới nước theo cách xối từ trên cao xuống dễ gây bệnh lá. Nếu tán lá có màu hơi vàng, không khỏe mạnh thì cây đang thừa nước quá mức.

Hành tây trong suốt mùa sinh trưởng đến khi gần thu hoạch sẽ cần nước nhiều hơn. Nếu hành không đủ nước sẽ không tạo được củ lớn. Khi hành bắt đầu rụng lá và có thể thu hoạch củ, nên dừng tưới nước và để đất khô.

4. Bón phân

Khối lượng phân bón cho 1.000 m2 đất trồng (một sào đất): Vôi + lân: 50 kg – 60 kg, phân hữu cơ sinh học Better HG 01: 1000kg. Better NPK 16-12-8-11+TE 70 kg.

Cách bón: Bón lót: Toàn bộ vôi + lân + phân hữu cơ sinh học Better HG 01 + 20 kg Better NPK 16-12-8-11+TE..

» Bón thúc lần 1: 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE: Hòa nước tưới.

» Bón thúc lần 2: 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE: Hòa nước tưới.

» Bón thúc lần 3: 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE: Hòa nước tưới.

» Bón thúc lần 4: 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE: Hòa nước tưới

» Bón thúc lần 5: 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE: Hòa nước tưới

5. Kiểm soát cỏ dại 

Nên thường xuyên loại bỏ cỏ dại, xới đất để cây hành có năng suất củ tốt nhất. Hành tây khá dễ chết vì hệ thống rễ mỏng manh, dễ bị tổn thương hoặc dễ bị ảnh hưởng do cỏ dại hoặc bị nhổ lên. Dùng cuốc đào hết ngọn cỏ trồi lên, thay vì nhổ cỏ ra vì nhổ cỏ có thể kéo theo cả rễ hành và cản trở hành phát triển.

6. Phòng ngừa sâu bệnh

Hành tây có thể kháng sâu bệnh tốt, nhưng vẫn có thể bị giòi ăn củ. Bạn nên dùng xà phòng diệt côn trùng theo hướng dẫn để kiểm soát giòi.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng theo phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM. Chú ý các loại sâu bệnh hại như sương mai, thán thư, đốm vòng, thối ướt, rỉ sắt, đoi đục lá, nhện đỏ…

Thu hoạch và bảo quản hành tây

Thu hoạch củ hành tây

Hành nên được thu hoạch ở giai đoạn “củ hành đã chín”. Điều này quan trọng trong vì có thể giúp củ hành sau khi thu hoạch có thể được bảo quản trong khoảng sáu tháng.

Dấu hiệu nhận biết củ hành đến độ chín là khi cây ngừng ra lá và ra rễ mới. Những lá hành bị ngã gãy là biểu hiện cây đã trưởng thành.

Thời điểm thu hoạch phụ thuộc vào một số yếu tố thời vụ gieo trồng, giống cây trồng, giá cả thị trường và tình trạng của cây trồng… Nói chung, khi thấy lá hành gãy rụng khoảng 50% là thời điểm thu hoạch tốt nhất. 

Củ hành được thu hoạch bằng cách dùng tay kéo nhẹ nếu đất xốp. Nếu đất khô cứng có thể dùng dụng cụ thủ công. Sản lượng củ hành thu hoạch dao động từ 20-30 tấn/ha tùy vào điều kiện thổ nhưỡng, giống và kỹ thuật canh tác.

Bảo quản củ hành

Để củ hành được bảo quản lâu nên để củ phát triển đầy đủ. Những củ còn non do thu hoạch sớm không thể bảo quản được trong thời gian lâu. Củ hành thu hoạch muộn dễ bị nhiễm bệnh và dễ nảy mầm trong thời gian bảo quản.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hành Lá Cho Năng Suất Cao

Hành lá có tên khoa học là Allium fistulosum thuộc họ Hành (Alliaceae). Tên tiếng Anh là Green onion (hành lá).

Hành lá là loại cây rau màu được nhiều các hộ gia đình nuôi trồng tại nhà, nó là cây rau dễ trồng. Cây hành lá hầu như không thể thiếu trong các bữa cơm gia đình, nó là cây gia vị có mùi thơm dễ chịu giúp cho các món kèm trở nên ngon hơn. Chính vì vậy cây hành lá được trồng quanh năm để phục vụ nhu cầu cho các bà nội trợ.

Cây hành lá không kén đất trồng chính vì vậy nó là loại cây rau màu dễ trồng. Nhưng muốn trồng cho cây hành lá có năng suất cao thì nên trồng trên đất thịt. Kỹ thuật trồng và chăm sóc là yếu tố quan trọng nhất đến quyết định năng suất và chất lượng cây trồng.

1. Cách chọn giống hành để có năng suất cao

– Hiện nay các hộ nông dân thường trồng 2 loại hành là chính là hành gốc tím và hành hương (hành gốc trắng). Loại hành gốc tím được các chọn trồng nhiều hơn vì cho năng suất cao hơn, ít sâu bệnh và ít đỗ gãy so với hành hương.

– Sử dụng giống hành có thể trồng lại giống mùa trước hoặc mua giống từ các cửa hàng uy tín bán giống ở địa phương, thời gian sinh trưởng phát triển của 2 giống hành này là từ 40-45 ngày.

+ Hành hương: lá nhỏ, bụi nhỏ, có mùi thơm đặc biệt, năng suất 0,5 tấn/500 m 2, dễ nhiễm bệnh vàng lá, phát triển nhanh được dùng cho các món ăn tại các gia đình, quán phở, gia vị trong ngành thực phẩm

+ Hành gốc tím: lá to, bụi lớn, năng suất 0,5-0,75 tấn/500 m 2, thị trường rất ưa chuộng, được sử dụng nhiều trong ngành thực phẩm, thuộc những loại rau gia vị nhiều người ưa thích

2. Thời vụ trồng hành lá

Giống hành lá có thể trồng quanh năm, nhưng thích hợp trồng nhất là vào mùa nắng nóng. Thời gian sinh trưởng của 2 giống hành là tương tương nhau từ 40-45 ngày là có thể thu hoạch một vụ.

3. Kỹ thuật làm đất

– Luống trồng hành có thể rộng 1,2- 1,4 m, cao khoảng 20 – 40 cm, đất phải được làm tơi nhỏ, sạch cỏ dại. Mùa nắng luống trồng có thể thấp khoảng 20-25 cm là đạt yêu cầu.

– Làm luống hành rộng chiều ngang từ 1 – 1,2m chiều dài tùy thuộc vào diện tích của ruộng. Vào mùa mưa do mưa nhiều nên làm luống cao 30cm để chống rễ không bị úng, tránh bị lụt. Mùa khô lên luống cạn 15 – 20cm để giữ ẩm cho cây, khoảng cách giữa 2 luống là 25 – 30cm để thoát nước và đi lại chăm sóc.

4. Xử lý hạt giống

Nhằm đảm bảo hành giống không bị nhiễm bệnh, nấm gây hại lây lan sang vụ tới trước khi khi nhổ hành giống 1 – 2 ngày, tiến hành phun Regent 800WP hoặc Map-permethrins 50EC, nếu sâu nhiều có thể xử lý bằng Dylan, Vimatox, Scorpion,… theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

5. Kỹ thuật nhân giống hành

– Có 2 cách nhân giống hạt hiện nay rất phổ biến được các bà con áp dụng.

– Nhân giống bằng biện pháp gieo hạt: Lượng hạt giống được gieo thường từ 2-3g/m 2. Ngâm hạt 8-12 giờ sau đó vớt ra ủ 12-24 giờ cho hạt nứt nanh rồi mang gieo trên luống, gieo hạt cách hạt 7cm, hàng cách hàng 12cm. Đất dùng trong gieo hạt cần làm tơi nhỏ, sạch cỏ dại, tưới đẫm nước. Sau khi gieo hạt giống xong phủ một lớp đất mỏng để che hạt, sau đó phủ một lớp đất trấu lên bề mặt luống để giữ ẩm cho đất, chống xói đất khi tưới nước và phòng cỏ dại mọc trên mặt luống. Hành phát triển cao 7-10 cm tiến hành đưa ra ruộng lớn chăm sóc.

– Nhân giống hành bằng cách tách tỉa từ các tép hành: Qua quá trình chăm sóc hành hành sẽ đẻ nhánh từ 2 – 4 tép, chiều cao mỗi tép từ 7 – 15cm, lúc này có thể đem làm giống để trồng đại trà trên thửa ruộng lớn.

6. Kỹ thuật trồng hành

– Khoảng cách hàng cách hàng 15 – 20 cm. Khoảng cách cây cách cây 10 – 15 cm. Mỗi hốc, 2 tép hành. Khoảng cách trồng còn tuỳ thuộc vào mùa vụ. Mùa nắng có thể trồng dày hơn mùa mưa.

Khoảng cách cây cách cây 10-15cm

– Khi hoàn thành hãy rải lớp rơm, rạ mỏng lên trên bề mặt giúp giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại mọc, giữ ấm cho hành vào mùa mưa, thời tiết lạnh giá, sương muối vào mùa đông.

7. Kỹ thuật bón phân cho hành

– Lượng phân bón cho 1 sào (500m 2): 1.000 kg phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh hoặc tro bếp ủ với nước phân chuồng, 12kg đạm urê, 25kg lân super, 5kg kali clorua.

– Bón lót: 500kg phân chuồng, 25kg lân trộn đều với đất mặt khi lên luống hoặc bón theo rãnh, lấp một lớp đất mỏng, sau đó trồng cây con.

– Bón thúc:

+ Lần 1: sau trồng 7 – 10 ngày, pha loãng 2kg đạm urê để tưới, nồng độ 0,5 – 1% (5-10g ure/1 lít nước).

+ Lần 2: sau lần 1 khoảng 10 ngày, pha loãng 2kg đạm urê để tưới nồng độ 0,5 – 1% (5-10g ure/1 lít nước).

+ Lần 3: sau lần 2 khoảng 10 ngày, bón theo rãnh giữa 2 hàng hành với lượng từ 6kg urê, 500kg phân chuồng, 3kg kali.

+ Lần 4: sau lần 3 khoảng 10 ngày, pha loãng 2kg urê, 2kg kali để tưới.

8. Kỹ thuật chăm sóc và tưới nước cho hành lá

– Làm cỏ: Vào thời điểm cây bắt đầu sinh trưởng cỏ thường mọc lên và ăn các chất dinh dưỡng cung cấp cho hành, chính vì vậy cần làm cỏ bằng tay để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với hành.

– Tưới nước: Cây hành rất cần nước trong quá trình sinh trưởng cung cấp đủ nước cho cây 1 – 2 lần/ngày.

9. Phòng ngừa sâu bệnh hại

– Trồng hành rất sợ bệnh thán thư: Do đó có thể hạn chế bệnh này cần xử lý giống trước khi trồng bằng thuốc Roral, Anvil, Validacin, Ridomyl…

– Sâu xanh, dòi đục lá có thể sử dụng Padan, Furadan rãi vào gốc hoặc phun theo liều hướng dẫn.

10. Thu hoạch hành lá

– Tùy thuộc vào giá cả và yêu cầu người mua hành trồng được 45-60 ngày là có thể thu hoạch. Trước khi thu hoạch từ 10-15 ngày bà con ngưng việc bón phân hay thuốc bảo vệ thực vật tránh việc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên hành lá.

Thu hoạch hành lá rửa sạch ráo nước

– Thời gian thu hoạch tốt nhất là vào buổi chiều sau khi thu hoạch rửa sạch bằng nước giếng khoan hoặc nước giếng, để khô ráo qua đêm rồi sáng mai đóng gói và tiêu thụ.