Chè xanh là cây trồng lâu năm được trồng phổ biến ở các vùng địa hình đồi núi trung bình, đặc biệt phù hợp với thời tiết ẩm, nhiều mưa. Ở miền Bắc, thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng tháng 8 – 10 hoặc tháng 2 – 3 âm lịch. Ở miền Nam, nên trồng chè vào tầm tháng 5 – 7 đầu mùa mưa. Canh tác cây chè không khó, nhưng để đạt được năng suất cao, chất lượng chè tốt, bà con cần có kỹ thuật trồng chè và chăm sóc cây chè khoa học.
Hiểu rõ về cây chè và kỹ thuật trồng chè
Trồng và chăm sóc cây chè cần tiến hành qua nhiều công đoạn. Trước tiên, bạn cần nắm chắc một số điểm chính của cây chè như sau:
Để trồng chè đạt năng suất, bà con cần chuẩn bị kỹ thuật tổng hợp, từ chọn giống, mùa vụ, đất trồng, cách gieo trồng, chăm bón, ngừa bệnh cây trồng cho tới khâu thu hoạch và chăm sóc sau thu hoạch.
Chọn giống và nhân giống cây chè
Muốn trồng được chè ngon, chất lượng, cây phát triển tốt, kèo dài lâu năm thì bà con chú ý phải chọn giống chè tốt. Một giống chè tốt cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
Sinh trưởng: Cây khỏe, phát triển tốt, phân cành mạnh, tán rộng, nhiều búp, búp cao, ít búp mù, lá to mềm gợn sóng.
Sản lượng và năng suất: cao, ổn định.
Chất lượng: Cây chè có chứa hàm lượng tanin, chất hòa tan cao, màu sắc và hương vị chè tốt.
Khả năng chống chịu với ngoại cảnh, kháng sâu bệnh tốt.
1.1 Phương pháp chọn giống 1.2 Cách nhân giống chè
Có 2 cách nhân giống chè cơ bản:
Nhân giống bằng hạt: Cách này tương đối dễ làm, giá thành thấp, phù hợp với điều kiện canh tác nhỏ lẻ. Tuy nhiên, cây trồng mọc sẽ không đều, dễ bị lai tạp, tỷ lệ nhân giống không cao.
Sản xuất hạt giống quá độ – phù hợp với nương chè, vừa sản xuất lấy búp vừa thu hoạch quả làm giống mùa tiếp theo. Bà con nên chọn các cây sinh trưởng tốt, lưu lại không hái búp để nuôi thành cây giống. Trung bình cứ 1000 cây/ha sẽ cho ra năng suất khoảng 1500kg hạt.
Sản xuất hạt giống trong vườn chuyên – đảm bảo đầu tư chăm sóc cây tốt để tăng năng suất hạt. Trung bình khoảng 3000 hạt/ha.
Lưu ý: Hạt chè tốt cần đảm bảo thuần chủng, tỷ lệ nảy mầm khoảng 75%, hạt có đường kính tối thiểu 13mm, hàm lượng nước trong hạt đạt 28 – 30%/hạt, tử diệp màu trắng sữa.
Nhân giống bằng giâm cành: Kỹ thuật nhân giống này sẽ cho ra cây chè với năng suất và chất lượng chè tốt. Những ưu điểm từ đặc tính cây mẹ sẽ được di truyền sang cây con, hệ số nhân giống cao hơn, tốc độ sinh trưởng nhanh, rút ngắn thời gian thu hoạch, nâng cao sản lượng. Tuy nhiên, nhân giống giâm cành đòi hỏi trình độ kỹ thuật, đầu tư cao hơn, giá thành cây con cũng cao hơn.
Sử dụng loại đất tầng dưới, có màu nâu đỏ, đất tơi xốp, độ pH từ 5 – 6.
Chọn cành chè bánh tẻ, có độ phát dục non, mọc sau khi đón có được kính 4 – 5mm, có 1 lá, 1 mầm. Bà con cắt vát, cắm vào đất, dùng túi bầu PE rồi thành từng luống, sử dụng giàn che cao 1,5 – 1,8m.
Trong quá trình chăm sóc phải đảm bảo độ ẩm cho đất dưới 80%, từ tháng thứ 4 định kỳ tưới phân hóa học 2 tháng/lần với hàm lượng phù hợp. Ví dụ 14g đậm, 6g lân, 10g kali cho vườn ươm khoảng 1m2.
Thời gian giâm cành tốt nhất khoảng tháng 12 hoặc tháng 7,8. Đủ 8 tháng, cây con có thể xuất vườn đi trồng.
Thời vụ trồng chè xanh
Tùy vào vùng địa hình, khí hậu mà trồng chè cho phù hợp.
Với các tỉnh vùng Đông – Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, nên trồng chè vào khoảng tháng 8 – 10, thời điểm trồng đẹp nhất là trong tháng 9.
Vùng cao Tây Nguyên, nên trồng chè khoảng giữa tháng 5 – giữa tháng 8, tốt nhất trong tháng 6.
Tuổi chè cây con chè gieo hạt khoảng 3 – 4 tháng, cây con giâm cành khoảng 4 – 5 tháng.
Lựa chọn và chuẩn bị, làm đất trồng
Chè nên trồng ở những địa hình đồi có dốc. Độ dốc từ 5 – 250cm, độ dốc tốt nhất từ 5 – 100cm. Tầng đất mặt sâu trên 50cm, tầng đất canh tác dày, mực nước ngầm sâu, giàu mùn và dinh dưỡng. Độ pH = 4 – 6.
Thiết kế đồi chè
Tùy loại địa hình, có thể thiết kế đồi chè theo 2 mô hình sau:
Thiết kế theo hàng, theo lô chè Thiết kế đồi chè theo mạng lưới giao thông
Hình thức này phù hợp với đồi chè rộng. Khi thiết kế, cần tạo đường từ đồi chè nhập đường trục chính trong vùng chè. Mặt đường nên rộng từ 3 – 4m, độ dốc 50, mép đường trồng cây có rảnh 2 bên để thoát nước.
Mật độ và khoảng cách cây chè
Mật độ: cứ 16.000 cây – 18.000 cây/ha đối với đất tốt, 25.000 cây/ha đối với đất xấu.
Khoảng cách cây: 1,2m – 0,4m/1 cây với đất trung bình, độ dốc dưới 100; 1,5m – 0,4m/cây với đất tốt; 0,8 – 0,4m/cây với đất xấu.
Trồng cây bóng mát cho chè
Chè là cây ưa ánh sáng tán xạ nên trong đồi chè, bà con cần trồng nhiều cây bóng mát. Thông thường, 1ha chè cần trồng khoảng 150 – 250 cây, trồng xen giữa 2 hàng chè, cứ 4 hàng trồng 1 cây, các cây cách nhau khoảng 10m, độ che phủ ánh sáng mặt trời khoảng 30 – 35%.
Kỹ thuật chăm sóc cây chè Bón phân
Theo hướng dẫn của công ty phân bón Hà Lan thì bà con sử dụng 3 loại phân để chăm chè như sau:
Bón lót bằng phân hữu cơ:
Cứ 1ha bón khoảng 20 – 30 tấn phân hữu cơ, 500kg supe lân hoặc 20 tấn phân hữu cơ, 300 kg hữu cơ Neem cake và 150 kg NPK tan chậm.
Phân được trộn đều, bón dưới hàng và phủ 1 lớp đất.
Bón phân chè kiến thiết cơ bản, giai đoạn từ 2 – 3 năm sau trồng: Bón phân chè kinh doanh: Tủ gốc
Tủ gốc chè giúp loại bỏ cỏ, rác quanh gốc, ngăn ngừa cỏ dại, giữ ấm đồng thời chống xói mòn, tăng nguồn dinh dưỡng cho chè. Sau khi bà con cày bừa, xới xáo thì tủ rác kín khoảng trồng của hàng chè hoặc quanh gốc chè với độ dày từ 10 – 20cm.
Tưới nước cho cây
Vào các tháng hạn từ tháng 11 – tháng 4 và thời điểm hạn chính vụ nên tưới chè để đảm bảo độ ẩm khoảng 60%. Bà con nên sử dụng phương pháp tưới phun mưa bề mặt với vòi di động hoặc cố định để tăng hiệu quả tưới tiêu.
Phòng trừ sâu bệnh Các loại sâu bệnh gây hại búp chè: Một số nhóm đối tượng sâu bệnh chính như:
Cách phòng: Trồng cây bóng mát, sử dụng các loại thuốc hóa học diệt trừ chuyên dụng.
Một số loại bệnh hại chè thường gặp:
Bên cạnh các phương pháp phòng trừ sâu bệnh trên, bà con có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để phòng ngừa và diệt trừ sâu bệnh hại cây như canh tác, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học,…