Cách Trồng Rau Sạch Tại Vườn Nhà / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Trồng Rau Sạch Tại Nhà, Cách Trồng Rau Sạch Tại Vườn Nhà

Trồng rau sạch tại nhà, cách trồng rau sạch tại vườn nhà, kinh nghiệm trồng rau sạch, thiết kế lắp đặt vườn rau sạch tại nhà, mô hình vườn rau sạch tại nhà, đất trồng rau sạch tại nhà, hạt giống trồng rau sạch tại nhà…

Cách trồng rau sạch tại vườn nhà

Thiết kế lắp đặt vườn rau sạch tại nhà bởi các giá đỡ, ống nước, hệ thống tưới nhỏ giọt.

Khay trồng rau: bạn có thể sử dụng đồ tái chế như vỏ chai, thùng xốp, bao tải, túi vải, ống nhựa. Bạn hãy nhớ đục lỗ bên dưới để tránh ngập úng cho cây để có thể tiết kiệm chi phí cho gia đình mình. Theo kinh nghiệm trồng rau sạch đây là cách làm vườn rau tại nhà nhanh gọn mà đơn giản nhất.

Thiết kế lắp đặt vườn rau sạch tại nhà: Gíá đỡ, đựng, treo: Bạn có thể để các khay trồng rau bằng các khung sắt thép được ghép nối với nhau. Những hàng rào cũng là một hình thức lựa chọn để đỡ các khay, ống, treo lên rất tiện ích. Bạn có thể để trên sân thượng.

Đất trồng rau sạch tại nhà

Đất trồng rau sạch tại nhà cũng là một nguyên liệu rất quan trọng. Đất phải sạch, giàu dinh dưỡng. Tùy thuộc vào cách bạn chọn khay trồng thì lượng đất sẽ được theo đó mà cho vào sao cho phù hợp.

Kinh nghiệm trồng rau sạch cho hay

Đôi khi người trồng rau chỉ mua hạt giống và tận dụng đất sẵn có tại nhà để trồng rau.Thật ra đất đã sử dụng lâu ngày thường bị chai cứng, ít dưỡng chất cần thiết cho rau. Mặt khác rau là loài cây có bộ rễ ăn cạn trên lớp mặt từ 5-12 cm. Nếu đất không giữ ẩm tốt thì rau rất khó phát triển, cây rau cũng sẽ lên. Nhưng hay bị còi cọc lá nhỏ dần.

Trường hợp trồng rau không dùng phân vô cơ như Urê, Lân, NPK thì rau cũng chậm lớn, lá có hiện tượng nhạt màu do thiếu dinh dưỡng. Nên bổ sung thêm đất dinh dưỡng hay phân trùn quế (phân hữu cơ).

Hạt giống trồng rau sạch tại nhà – Mô hình vườn rau sạch tại nhà

Hạt giống là nguyên liệu có thể cho là quan trọng nhất trong quán trình cách làm vườn rau tại nhà. Mỗi mùa có những loại cây trồng phù hợp với thời tiết. Giống cây có thể mua ở nhiều nơi, các trung tâm cây trông hay các hàng tạp hóa phân bón cũng có bán. Giống cây thường mua tại các trại cây giống. đối với loại gieo hạt có thể mua tại các cửa hàng bán phân bón. Bạn có thể làm vườn rau tại nhà với nhiều loại rau của đa dạng.

Cần phải ngâm ủ hạt giống trước khi gieo vào chậu đất – hạt giống trồng rau sạch tại nhà

Để giúp hạt giống rau đủ độ ẩm nẩy mầm thì rất cần công đoạn ngâm hạt trong thời gian 6-10 giờ. Sau đó đem ủ lại trong lớp khăn ướt trong thời gian 1-2 ngày. Khi thấy hạt vừa nức vỏ thì mới bắt đầu trồng vào chậu đất.

Tái sử dụng lại đất trồng rau sau khi thu hoạch.

Về lý thuyết là đất trồng rau có thể sử dụng được nhiều lần, tuy nhiên do còn tồn dư một phần rễ rau sót lại sẽ là mầm bệnh tồn dư cho lứa trồng rau lần sau.

Để có thể tái sử dụng lại đất sau khi thu hoạch nên nhặt hết lá rễ thừa còn phía dưới, xong đem trải mỏng phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 4-5 ngày cho tiêu diệt mầm bệnh. Sau đó trộn thêm đất dinh dưỡng hay phân trùn quế với tỷ lệ 1:1 rồi đem trồng lại rau mới.

Các mô hình vườn rau sạch tại nhà

Bón phân hỗ trợ phát triển cho rau

Nếu người trồng rau bán trên thị trường thì họ lạm dụng phân hóa học để rau mau lớn. Nên cho nhiều nhánh lá miễn bán nhiều tiền không cần quan tâm đến liều lượng.

Còn khi trồng rau tại nhà chúng ta đã khống chế liều lượng dưới ngưỡng cho phép. Do mình chủ động thì khi thu hoạch rau tại nhà vẫn đảm bảo sạch an toàn.

Phân hóa học như NPK có giá thành khá rẻ dễ tìm, lại dễ sử dụng. Tốt nhất nên pha loãng vào nước sạch tưới cho rau là an tâm.

Kinh nghiệm trồng rau sạch và cách chăm sóc

Cách chăm sóc cây cũng rất đơn giản. Mỗi loài cây khác nhau bạn nên chú ý tới đặc điểm của cây. Nhằm để chọn vị trí ánh sáng hay cách tưới sao cho phù hợp. Ta nên tươi cây và sáng sớm hoặc chiều tối là thích hợp nhất. Bạn cũng cần bón phân, chăm sóc đất, nhặt cỏ. Để có một vườn rau tại nhà tươi tốt nhất.

Lưu ý khi cắt thu hoạch trồng rau sạch tại nhà

Đối với loại rau có thể thu hoạch nhiều lần như mồng tơi, rau muống, chúng tôi cắt rau nên dùng dao hay kéo bén cắt rau không làm dập thân nhánh. Nhờ vậy cây rau sẽ cho lại nhánh mới.

Nếu trồng các loại cải nên nhổ cả cây tỉa thưa ăn dần, các cây cải còn lại sẽ nhanh lớn hơn do không bị canh tranh dinh dưỡng.

Xem video đầu tưới nhỏ giọt zud

Bảng báo giá béc tưới nhỏ giọt trồng rau sạch tại nhà Cài đặt bộ điều khiển tưới sân vườn

Thi Công Vườn Trồng Rau Sạch Tại Nhà

Tổng quát Thi công vườn trồng rau sạch tại nhà

Tên dịch vụ: Thi công vườn trồng rau sạch tại nhà

Loại hình dịch vụ: Thiết kế thi công

Đơn vị cung cấp dịch vụ: IVILA

Năng lực máy móc: Đầy đủ

Năng lực thiết bị: Đầy đủ

Số lượng cán bộ chuyên môn: 20 người

Số lượng công nhân lành nghề: 100% công nhân lành nghề

Ông vua đầu bếp Gordon Ramsay đã từng nói “Lựa chọn thực phẩm không còn tươi là một tội ác”. Bởi thế, làm sao bạn có thể đảm bảo bữa ăn của gia đình luôn có những ngọn rau xanh mướt tươi non, củ quả căng mọng nếu không trực tiếp hái từ vườn rau do chính mình chăm bẵm hàng ngày?

Trồng rau sạch tại nhà – tại sao không?

– Diện tích phần trống để trồng rau khiêm tốn, dẫn tới lượng thành quả thu được không đủ cung cấp cho gia đình

– Muốn tận dụng tối ưu diện tích nhưng không có kinh nghiệm và kiến thức để xử lý và lắp đặt phần hạ tầng đảm bảo và đúng kỹ thuật (hệ thống cấp thoát nước, xử lý nền, chống thấm, tưới, đèn…)

– Không có thiết kế tổng thể để đảm bảo tính thẩm mỹ và công năng sử dụng cho không gian của mình

– Thiếu kinh nghiệm canh tác: trồng, chăm sóc và thu hoạch các loại cây, rau

– Hoặc đơn giản, đa phần chúng ta đều quá bận rộn, dẫn đến không có đủ thời gian để thực hiện vườn rau như mong muốn

Hiểu được nỗi lo lắng ấy, IVILA đã cho ra đời dịch vụ cung cấp các giải pháp trồng rau sạch tại nhà để giúp bạn có được một nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng nhất. Chúng tôi tự hào là đơn vị đi đầu trong công cuộc tự trồng rau sạch tại nhà, luôn luôn đề cao khẩu hiệu “SẠCH SỨC KHỎE-XANH TÂM TRÍ” !

Bước 1: Tư vấn và thiết kế HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

– Tìm hiểu yêu cầu, mong muốn của khách hàng

– Khảo sát địa điểm, không gian & đo đạc

– Nghiên cứu và tư vấn phương án thiết kế dựa trên đặc điểm không gian và mong muốn của khách hàng

– Tư vấn về phương án thi công (vật liệu, giống cây và phương pháp thi công) miễn phí

– Lên bản vẽ hình ảnh hóa công trình với công nghệ 3D miễn phí

– Trình bày bản thiết kế và cung cấp báo giá

Bước 2: Tổ chức thi công theo đúng tiến độ

Bước 3: Hoàn thành và bàn giao công trình

Bước 4: Đảm bảo chế độ và các dịch vụ chăm sóc, bảo trì cho khách hàng trong quá trình sử dụng

Cách Trồng Rau Sạch Tại Nhà

Ông Vàng, chủ vườn dưa leo và khổ qua ở cánh đồng rau xã Bàu Năng cho biết đứng đầu trong các loại rau quả có tần suất phun thuốc cao là dưa leo, kế đến là khổ qua, đậu bắp, rau cải, bí đao… “Dưa leo từ khi tạo trái đến thu hoạch chỉ cần chừng 7-10 ngày.

Cứ 2 ngày phun thuốc một lần, nếu ít bị ruồi vàng hay sâu tấn công thì giãn ra làm 3 ngày/lần. Có thể tăng liều lượng thuốc tuỳ tình trạng ruộng dưa. Vừa phải phun thuốc trừ sâu, đuổi ruồi vàng vừa phải phun thêm thuốc làm cho trái đều, đẹp nữa”- ông Vàng nói. Cũng theo lời ông, với tần suất thu hoạch 2-3 ngày/đợt đối với dưa leo, khoảng cách từ lần phun thuốc cuối cùng đến khi đem ra chợ bán chỉ khoảng… 24 giờ.

Ông Vàng cho biết thêm: khó có thể tính được một lứa dưa leo cần phải phun bao nhiêu lần thuốc, vì điều này phụ thuộc vào thời tiết, nhưng tính sơ sơ cũng cỡ… vài chục đợt, nào phun kích thích rễ, lá, nào phun cho hoa đậu trái, rồi còn phun để kích thích trái lớn nhanh, đẹp mắt…

Tiền phân bón, tiền thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho một công dưa leo chiếm khoảng vài triệu đồng. Cũng theo ông Vàng, nhờ được phun thuốc mạnh, dưa mới cho sản lượng 4-5 tấn trái/công và như vậy người trồng mới có lời được.

Bên cạnh dưa leo, rau cải cũng được cho vào danh sách bị “tắm” hoá chất nhiều nhất. Với loại rau ăn lá rất phổ biến này, trong suốt thời gian 2 tháng từ lúc trồng, chăm sóc cho tới ngày thu hoạch, trung bình cứ một công rau cải tốn chừng 3 triệu đồng tiền thuốc và phân bón các loại.

Một nông dân trồng bí đao gần đó khẳng định: ở cánh đồng này, trồng rau mà không phun thuốc thì không thể có rau để thu hoạch, bởi sâu bệnh bây giờ nhiều lắm. Và người trồng phải thường xuyên phun các loại thuốc kích thích cho rau quả thì năng suất, sản lượng mới cao (gấp nhiều lần so với việc trồng “chay”- không phun thuốc). Có “no nê” thuốc thì rau quả mới có được vẻ tươi non, bóng bẩy, bắt mắt người tiêu dùng.

Trên cánh đồng rau ở xã Chà Là, qua quan sát, chúng tôi thấy có khá nhiều vỏ chai thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cây trồng vứt vương vãi khắp nơi. Coi nhãn hiệu thấy tên: Sha chong Shuang; Marshal, Emaben… Trên tất cả nhãn mác đều có ghi lời cảnh báo: cực độc, độ độc cao, hoặc độ độc mạnh. Điều đó cho thấy bà con nông dân trồng rau sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu mà không quan tâm đến tác dụng nguy hại của nó.

Tại cánh đồng đậu bắp bạt ngàn ở xã Bàu Năng, tôi thấy một người đàn ông đeo khẩu trang kín mít đang phun thuốc cho các luống đậu bắp đang vào mùa thu hoạch sai trĩu trái. Mùi thuốc bốc lên nồng nặc. Phía đằng sau là những luống đậu bắp đã được phun thuốc xong cách đó vài giờ.

Cùng thời điểm, có vài người đang thu hoạch trái đậu bắp. Đầu bờ ruộng, có hai thùng thuốc tăng trưởng cây trồng đã được pha chế sẵn để “tắm” cho trái đậu bắp trước khi thu hoạch.

Hỏi thì được biết, không chỉ đậu bắp mà bất cứ loại rau trái nào cũng đều “sáng phun, chiều hái” hoặc “chiều phun, sáng hái”, bởi có như vậy trông chúng mới xanh tươi, mới đẹp! Nhìn những trái đậu bắp ngon mắt, chúng tôi không khỏi… phát ớn khi nghĩ tới các loại hoá chất độc hại đã ngấm vào đó không biết bao nhiêu mà kể! Sau khi được “tẩm ướp toàn diện” chúng cứ thế ung dung bước lên bàn ăn hằng ngày của mỗi gia đình.

Qua tìm hiểu từ một số nông dân, được biết thói quen của nhiều người hiện nay là cứ thấy cây trồng có dấu hiệu của sâu bệnh là xịt, phun thuốc… với liều lượng càng đậm đặc càng tốt. Người tiêu dùng vô tình sử dụng các loại rau quả tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… chẳng khác nào đưa chất độc vào người, không sớm thì muộn cũng phát sinh bệnh tật nguy hiểm.

Ở một cửa hàng vật tư nông nghiệp tại TP. Tây Ninh, chị bán hàng khá bận rộn bởi lượng khách tới đây mua phân bón, các loại thuốc dùng cho cây trồng khá đông. Ở đây các loại thuốc dành cho rau quả thứ gì cũng có: thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, tạo trái… với giá khá rẻ.

Thuốc tăng trưởng pha chế sẵn được chuẩn bị “tắm” cho rau quả.

“Cây non thì phun thuốc kích thích rễ, cây lớn thì kích thích lá, ngọn. Dưa leo, bí đao, khổ qua thì phải dùng thêm thuốc tạo trái, kích cho lớn trái, đều, đẹp, bóng… Em lấy loại nào?”- chị bán hàng hỏi rồi không cần chờ câu trả lời của người mua hàng, chị quay vào sạp lục lọi trong vài giây, bê ra mấy loại thuốc đựng trong chai lọ, túi.

Một chai nhỏ chừng bằng 3 ngón tay có thể hoà trong 5 lít nước- có công dụng làm cho cây bén rễ nhanh, giá chỉ chừng 15.000 đồng. 4 lọ lớn 250ml là thuốc kích thích cho cây trồng tốt lá, vọt đọt và giúp đậu trái, trái mau lớn, bóng mượt… giá mỗi lọ cũng chỉ 25.000- 35.000 đồng. Thì ra, những thứ được gọi là “thần dược” của rau quả lại rất rẻ và rất dễ kiếm.

Nghe và thấy tận tai, tận mắt mới biết suốt vòng đời sinh trưởng của một cây rau, tính từ khi chúng mới được gieo hạt đến khi cho thu hoạch, bất cứ giai đoạn nào cũng đều bị tẩm ướp, tắm táp bằng các thứ chất độc gây nguy hiểm cho sức khoẻ và cả tính mạng con người.

Trong lúc nhiều bà con nông dân trồng rau vẫn còn giữ thói quen sử dụng thuốc hoá học một cách vô tội vạ cho cây trồng, thì tốt nhất người tiêu dùng hãy cảnh giác với các thứ rau quả “to, đẹp bất thường” khi ra chợ chọn mua về để chế biến cho bữa ăn gia đình.

6 Cách Trồng Rau Sạch Tại Nhà

Lý do trồng rau sạch tại nhà

Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo rằng một người bình thường nên tiêu thụ ít nhất 300 gam rau mỗi ngày để duy trì sức khỏe thể chất tốt. Nhưng mức tiêu thụ rau trung bình của chúng ta chỉ là 30 gam. Vì vậy, chúng ta phải trồng và sử dụng nhiều loại rau bổ dưỡng.

Nếu có một khoảng không gian trống, chúng ta hoàn toàn có thể làm một khu vườn nhỏ xinh tại nhà. Có thể sử dụng phương pháp trồng rau thủy canh để tiết kiệm diện tích trồng mang lại nhiều lợi ích. Cần chọn khu vực có ánh sáng mặt trời, hệ thống thoát nước và tưới tiêu tốt để trồng rau.

Trồng rau sạch là loại bỏ hoàn toàn phân bón hóa học và thuốc trừ sâu và chỉ sử dụng phân hữu cơ để làm vườn tại nhà. Có thể sử dụng phân chuồng, phân gia cầm, phân cừu, bột bánh, phân trộn, nước bùn sinh học và bột xương nếu có sẵn. Và tất nhiên cũng có thể sử dụng phân bón vi lượng.

Những yếu tố cần lưu ý khi trồng rau sạch tại nhà

Lấy lượng bằng nhau gồm đất, bột khô, phân và cát / xơ dừa và trộn đều tạo hỗn hợp đất trồng rau.

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác về việc chọn đất trồng cho những loại cây khác nhau. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi đã lựa chọn hỗn hợp đất trồng phù hợp với hầu hết các loại rau phổ biến hiện nay.

Cần tưới nước cho rau hằng ngày và theo dõi thường xuyên tình trạng những cây rau của bạn.

Sau mỗi vụ có thể trồng thêm vụ sau bằng cách bón thêm phân hữu cơ bằng cách xới xáo đất. Lưu ý không làm liên tục cùng một vụ.

Phân hữu cơ và thuốc trừ sâu hữu cơ

Nếu muốn có đất màu mỡ tốt để có năng suất dồi dào, đất phải giàu phân hữu cơ. Vì thế, cần bổ sung phân xanh, phân gia súc, phân trộn,… vào đất theo yêu cầu tùy từng loại cây trồng.

Phân hữu cơ rất hữu ích cho sự phát triển và chức năng của nhiều vi sinh vật duy trì sự sống của đất. Chúng cũng giúp ngăn ngừa mất độ ẩm của đất. Có thể làm và sử dụng nhiều loại phân hữu cơ khác nhau.

Lưu ý quan trọng chúng ta cần sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học, không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường và an toàn nhất.

Tự làm phân bón đơn giản, hiệu quả

Mẹo làm tăng hoạt động của vi sinh vật có lợi trong đất

Cho 500 g phân và 100 g bơ sữa vào nồi và trộn đều. Dùng vải bông che miệng chậu rồi đặt chậu vào chỗ râm mát.

Sau 24 giờ, thêm 200 ml nước tiểu bò, trộn đều và buộc lại. Khuấy nó 50 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối. Vào ngày thứ 16, thêm 100 ml sữa và 100 ml sữa chua, trộn đều và để thêm 5 ngày nữa.

Cách sử dụng: Pha loãng 20 lần với nước và sử dụng trên rau. Phun lên cây làm tăng tốc độ phát triển của cây. Đổ vào đất làm tăng tốc độ hoạt động của vi sinh vật trong đất.

Hỗn hợp trứng – Cách làm và tác dụng

Sắp xếp 12 quả trứng trên một tờ giấy hình chữ “v”. Đổ nước cốt chanh vào sao cho ngập trứng. Đậy kín và để trong bóng râm trong vòng 15 ngày.

Vào ngày thứ mười, quả trứng bị thối hoàn toàn. Khuấy đều hỗn hợp rồi cho 300 g bột đường thốt nốt vào trộn đều lần nữa. Đậy nắp và để trong bóng râm thêm 10 ngày.

Cách sử dụng: Có thể dùng để giảm ra hoa và đậu quả nhiều hơn cho cây. Có thể trộn với 150 ml hỗn hợp trứng và pha với 5 lít nước.

Cách làm hỗn hợp cá

Cho vào thố nhựa, giã nhuyễn 250 g cá, thêm 250 g bột thốt nốt, trộn đều, đậy vung chống dính và để nơi râm mát.

Mất 15 đến 20 ngày để chuẩn bị hỗn hợp cá. Sau 25 ngày là có thể lọc và sử dụng được, cần đậy kín bình (hạn sử dụng – 3 tháng).

Cách sử dụng: Có thể sử dụng bằng cách pha loãng 3 ml trong 1 lít nước.

Cách làm phân trùn quế đơn giản

Chuẩn bị một thùng nhựa hoặc thùng gỗ, thùng xốp có kích thước dài 45 cm, rộng 30 cm và cao 45 cm. Đục 2-5 lỗ dưới đáy để thoát nước ra ngoài.

Trải 5 cm cát xuống đáy hộp và 3 cm xơ dừa lên trên. Sau đó rải phân ở độ sâu 8 cm và để lắng 450-500 con giun.

Sau 20-25 ngày, lót chất thải nhà bếp và rác (giấy, lá, v.v.) lên trên và tiếp tục cho đến khi dày khoảng 20 cm. Sau đó trải một bao tải lên trên thùng.

Nên phun nước hàng ngày để duy trì độ ẩm cần thiết. Chuột, bọ và kiến ​​có nhiều khả năng làm hại giun đất. Vì vậy, bạn nên trải lưới thép trên hộp để tránh khỏi sự tấn công của chúng.

Rắc bột nghệ xung quanh hộp để tránh kiến ​​phá hoại. Để hộp ngoài nắng 35-40 ngày và giun sẽ xuống khi mặt trời lặn. Sau đó loại bỏ lớp phân trộn trên cùng. Hộp này có thể được sử dụng lại để làm phân trộn. Sử dụng hai hộp phân trộn cùng nhau sẽ giúp loại bỏ giun và lắng cặn rác nhà bếp hàng ngày.

Những điều cần chú ý

1. Không để chai nhựa hoặc đồ nhựa trong thùng.

2. Không để các vật liệu có dầu hoặc dễ cháy.

3. Không nên dùng các loại thức ăn có nhiều gia vị đậm cho trùn ăn. Thỉnh thoảng dùng gậy gỗ để khuấy

4. Độ ẩm từ phân trùn quế thấm qua các lỗ. Thêm lượng nước gấp 5 lần và đổ lên cây.

6 phương pháp trồng rau sạch tại nhà phổ biến

Sử dụng thùng xốp

Chúng ta có thể tận dụng thùng xốp để trồng rau sạch ngay tại hiên nhà hoặc trên sân thượng.

Hãy bắt đầu gieo hạt vào miếng mút xốp đã tẩm nước trước đó. Như vậy, cây sẽ nhanh phát triển rễ hơn

Chuẩn bị thùng xốp đã đục lỗ thoát nước. Đảm bảo thùng xốp còn nguyên vẹn, không bị mục nát. Sau đó rải đều hỗn hợp đất trồng cây lên thùng xốp (chiếm khoảng 3/4 thùng)

Sau khi đã mọc rễ con, chuyển cây vào thùng xốp. Lưu ý thao tác nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh vào rễ.

Tưới nước cho cây hàng ngày. Cung cấp đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Theo dõi cây thường xuyên để phòng tránh nguy cơ sâu bệnh kịp thời.

Sử dụng khay chậu nhựa

Có thể nhiều bạn sẽ thấy thùng xốp không bền, dễ bị hỏng thì khay chậu nhựa sẽ là một giải pháp cho vấn đề này. Với giá cả hợp lý, dễ tìm mua tại các cửa hàng tiện lợi, khay chậu nhựa cũng rất dễ vệ sinh và có nhiều kiểu dáng sẽ giúp cho không gian nhà bạn trở nên đẹp hơn so với việc dùng thùng xốp.

Sử dụng chậu ghép

Đây là một cách làm khá tiện lợi. Ta có thể tự làm bằng cách dùng các miếng nhựa hoặc miếng gỗ để ghép vào tạo bồn trông cây. Sau khi sử dụng nếu không có thời gian trồng và chăm sóc, có thể gỡ và cất đi.

Chậu ghép trồng rau xuất hiện nhiều trên thị trường hiện nay với nhiều kiểu dáng độc đáo. Ưu điểm của nó là có thể lắp ghép theo ý muốn một cách đơn giản tùy thuộc vào diện tích không gian ngôi nhà bạn.

Sử dụng thùng gỗ

Thùng gỗ cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn. Với thiết kế đơn giản nhưng không kém phần sang trọng, mới lạ và đẹp mắt. Hãy biến không gian nhà bạn trở nên xanh hơn nhờ những thùng gỗ trồng rau siêu xinh!

Tuy nhiên, để chậu gỗ luôn bền đẹp, khi sử dụng ta cần lưu ý những điều sau:

Không đặt chậu tại những nơi ẩm ướt

Không để quá nhiều đất trong chậu

Không tưới quá nhiều nước

Không tưới nước lên thành gỗ

Sử dụng trụ trồng rau- Mô hình tháp rau

Trụ trồng rau, mô hình tháp rau hiện nay đang được phát triển rất rộng rãi. Đây là một trong những hình thức của phương pháp trồng rau thủy canh được áp dụng phổ biến với nhiều tính năng nổi trội:

Không cần đất, không cần tưới nước

Không cần bón phân, không dùng thuốc trừ sâu

Rất ít sâu bệnh

Năng suất cao

Thời gian thu hoạch ngắn

Phương pháp này phức tạp hơn nhưng có độ thẩm mỹ cao hơn rất nhiều. Có rất nhiều dịch vụ chuyên lắp đặt trụ trồng rau tại nhà. Cần lưu ý những điều cơ bẩn sau đây:

Đặt trụ ở nơi có đủ ánh sáng, ít nhất 6h/ngày, thoáng khí.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của từng loại máy móc, thiết bị và tuân thủ đúng quy định nhà sản xuất do hệ thống này hoạt động bằng điện năng.

Theo dõi sự phát triển của cây hàng ngày. Cung cấp đủ dung dịch dinh dưỡng cho cây theo yêu cầu.

Treo chậu cây để tiết kiệm tối đa diện tích

Ngay cả khi không có chỗ trong nhà, bạn cũng có thể dễ dàng tự trồng rau bằng cách cắt chai sữa, rửa thật sạch. Sau đó xâu thành dây treo và đục lỗ dưới đáy chai để trồng các loại rau như cà chua, dưa chuột, cà tím, đậu hoặc ớt. Điều này cũng giúp bạn không phải mất thời gian để tưới nước.

Theo: Ngọc Lan