Cách Trồng Rau Muống Tại Nhật / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Kinh Nghiệm Trồng Rau Muống Ở Nhật

Người Nhật không ăn rau muống nhiều như người Việt mình, dù thỉnh thoảng cũng thấy siêu thị có bán rau muống, nhưng đắt vô cùng, một bó rau muống khoảng 10 cọng được bán với giá 150 yên (khoảng 40.000 đồng), hôm nào gặp may thì có thể mua được giá rẻ 100 yên (khoảng 27.000). Để ăn thoải mái như ở nhà thì chắc chỉ đủ tiền ăn rau chứ chẳng có tiền mua thức ăn khác. Nghĩ thế nên hai vợ chồng tôi lên kế hoạch tận dụng ban công nhà chung cư để trồng rau muống.

Hồi đầu không biết, cứ gieo hạt (mang từ Việt Nam sang) mà chờ đợi mòn mỏi chẳng thấy nảy mầm, tới khi quên béng là đã gieo hạt thì nó mới bắt đầu nảy, nhưng lớn rất chậm và còi cọc, lại hay bị sâu ăn hết cả ngọn. Nản quá mà không biết làm cách nào, tình cờ ra siêu thị lại thấy họ bán rất nhiều rau mầm, và là mầm rau muống, dùng để chế biến các món salad ăn sống, đặc biệt là còn nguyên rễ. Tôi mua thử về với hy vọng cắm xuống đất trồng là lên thành cây rau muống.

Quả nhiên là thành cây rau muống thật, cắm xuống đất, chịu khó tưới nước thường xuyên, chỉ 3 tuần sau là có rau muống ăn, chắc vì đây là mầm rau muống nảy mầm trên đất Nhật nên chịu được khí hậu Nhật, chứ không như hạt cây Việt Nam mang sang trồng không lớn lên nổi.

Mỗi lần thu hoạch là cả nhà tha hồ ăn rau muống, mà là ăn thoải mái không phải đắn đo suy nghĩ, vì một gói rau mầm chỉ có 100 yên nhưng ăn được 3 bữa rau muống đầy đặn. Vặt hết một lượt thì rau lại lên một lượt mới cũng trên phần thân cây còn lại, nhưng lần này thì chỉ thu hoạch được bằng một phần ba lần đầu nên thu hoạch xong lần hai thì phải nhổ hết đi rồi gieo đợt mầm khác thì mới có rau ăn.

Tuy thế, rau muống cũng chỉ trồng được vào mùa ấm, mà lên tốt nhất là mùa hè, tầm từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa đông thì rau cũng chết hết, hoặc siêu thị lại không bán mầm rau muống nữa nên chẳng có nguồn cây giống, chúng tôi đành lại “nhịn” chờ đến “vụ” sau vậy.

Trong lúc chờ đợi rau muống không lên nổi, thì nhà tôi trồng rau bí. Người Nhật chỉ ăn quả bí đỏ mà lại không ăn rau bí, nên nếu thèm rau bí, có cách là mua quả bí về ăn, còn hạt mang ra gieo cây, đảm bảo lên um tùm, và lên rất nhanh, với điều kiện mỗi ngày phải tưới ít nhất một xô nước to (cho khoảng 0,5m2 đất), nếu là mùa hè thì tưới gấp đôi. Quên tưới nước, cây sẽ còi, chậm lớn, hoặc dài lêu nghêu nhưng không ra hoa ra lá, tưới nước vo gạo cũng tốt vô cùng, nhưng nhà tôi hay quên lắm, nên thỉnh thoảng mới được một bữa nước gạo, còn đâu chỉ toàn nước lã thôi.

Rau bí có ưu điểm là gieo hạt rất mau nảy mầm, một khi đã nảy mầm thì rất nhanh được thu hoạch, nhưng có nhược điểm là phần thân già rất nhanh, ăn nhiều xơ, nên nếu tiếc rẻ cứ muốn cho cây vươn thêm nhiều cành con thì hầu như phần thân sẽ không ăn được, chỉ có lá và cành nhỏ thôi.

Nhưng với tôi thì như thế lại thật chuẩn, vì nhặt rau bí, khó nhất là phần thân, đằng này chỉ toàn phần cành nhỏ với lá, nên lại quá dễ dàng cho tôi. Có lần tôi còn làm được một bữa hoa bí nhồi thịt hấp, và còn ra cả quả bí con con nữa, nói vậy để biết là rau bí dễ trồng như thế nào. Mùa đông cũng có rau ăn, nhưng lên không được nhanh như mùa hè, và rau cũng hơi còi, do phải chống chọi cái rét, khô, hanh của mùa đông nước Nhật. Nhưng dù sao có cũng còn hơn không.

Câu chuyện ốc nấu chuối đậu

Đi xa, tôi chỉ toàn thèm những món Việt Nam dân dã, nhất là những món không có đủ nguyên liệu để nấu trên đất khách quê người, như món ốc nấu chuối đậu mà cả nhà tôi vẫn thích ăn.

Ở Nhật, thuỷ hải sản vô cùng phong phú về chủng loại nên ốc không phải là vấn đề, chỉ có chuối xanh là khó kiếm. Tất nhiên là nếu đặt hàng tại những cửa hàng thực phẩm Việt Nam thì cũng có thể có, nhưng đắt và hiếm vô cùng; còn siêu thị Nhật, thì mua được chuối xanh là điều không tưởng, mặc dù chuối bán ở Nhật đa số là chuối chưa chín vàng, mà còn hơi ương ương, và hầu hết là chuối nhập khẩu từ các nước nhiệt đới, nên tôi đoán chắc họ nhập chuối xanh rồi về ươm cho chín, thì mới tránh dập nát trên đường vận chuyển. Nhưng khi tôi hỏi người ta xem có chuối xanh bán không, thì chỉ toàn gặp những cái lắc đầu của người bán.

Ấy thế mà không ngờ lại có lúc mua được chuối xanh trên đất Nhật, nhưng một năm chỉ có duy nhất một đợt mà thôi, nghe hơi kỳ cục, nhưng là sự thật. Người Nhật mua chuối xanh về chỉ là để … thắp hương cho người quá cố vào dịp Obon tháng 8 hàng năm, như lễ thanh minh tảo mộ của người Việt, nên những siêu thị lớn đều có bán chuối xanh, mà bán cả một nải rất đều, rất đẹp, và quan trọng là rất rẻ chỉ khoảng 300 yên (80.000 tiền Việt) một nải 15 quả gì đó. Nhưng nếu bạn biết bình thường ở đây 198 yên một bịch chuối chín 5 quả thì sẽ thấy 300 yên một nải chuối xanh vẫn là quá rẻ.

Kinh nghiệm là phải tranh thủ mua luôn vài nải, nhà tôi thường mua hai nải, vì chỉ có hai vợ chồng nên mỗi lần ăn giỏi lắm cũng chỉ hết 5 quả, bọc từng quả vào giấy báo, cất vào ngăn đá tủ lạnh, để dành ăn dần những lúc cơn thèm nổi lên. Chất lượng của chuối xanh đông đá không khác là bao so với chuối xanh tươi đâu.

Còn hương vị “mẻ” đặc trưng của món này, tôi thay bằng sữa chua không đường, cho chút ít vào thôi là chuẩn như mẻ xịn luôn, ăn xong là đỡ hẳn nỗi nhớ quê nhà.

Khánh NgọcBạn yêu thích các món ăn, nhà hàng Việt ở nước ngoài? Xin mời chia sẻ về chúng hoặc hộp thư nguoivietvnexpress@gmail.com

Cách Trồng Rau Muống Tại Nhà

Rau muống là loại rau xanh thường xuyên có mặt trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt từ thành thị đến nông thôn. Bởi dễ ăn và giá thành tương đối rẻ nên các bà nội chợ thường lựa chọn loại rau này để chế biến thành nhiều món ăn đơn giản mà lại ngon miệng. Có thể kể đến như rau muống xào tỏi, canh rau muống, rau muống luộc…

Tuy nhiên, bạn biết không, rau muống được cảnh báo là loại rau chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật lớn nhất hiện nay gây nguy hại đến sức khỏe người dùng.

1. Chuẩn bị trước khi trồng rau muống

Đặt các chậu trồng trước cửa nhà, trên sân thượng hoặc ban công đều được.

Rau muống ưa nước nhưng cũng rất nhanh chết nếu bị ngập úng. Vì vậy khi trồng trong chậu nhựa, thùng xốp hay giàn giá treo bạn phải tạo các lỗ thoát khi khi cây.

Các lỗi này không cần khoét to quá, đường kính khoảng 2cm. Vừa đủ không gian thoát nước tốt khi ngập úng vừa tránh đất bị rửa trôi nhiều.

Rau muống rất dễ trồng và không kén đất. Tuy nhiên để cây sinh trưởng tốt bạn ưu tiên chọn đất thịt, nhiều bún nước hoặc đất phù sa màu mỡ.

Trước khi gieo hạt, bạn phải làm kỹ đất bằng cách nhặt bỏ rác rưởi, đá sỏi còn lẫn. Cào tơi đất và bón lót trước một lớp phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ sinh học.

Có 2 cách để trồng rau muống: trồng bằng hạt giống hoặc trồng bằng thân của rau muống.

2. Hướng dẫn trồng rau muống đơn giản – hiệu quả

Cũng giống như cách trồng nhiều loại cây bằng hạt khác, hạt giống rau muống phải được ngâm trong nước từ 4-6 tiếng. Nước ngâm hạt phải là nước ấm, nhiệt độ khoảng 30-40 độ C.

Sau khi ngâm hạt trong nước ấm, bạn rửa lại hạt với nước lạnh rồi ủ tiếp vào khăm thấm nước ẩm trong 6-10 tiếng. Sau quá trình ngâm và ủ như vậy, hạt sẽ nứt ra và có dấu hiệu nảy mầm thì bạn sử dụng được.

Trên ruộng rau muống bạn tạo các luống với độ cao khoảng 20-25 cm. Trước đó, đất trồng phải được cày xới kỹ để đất tơi xốp và bón phân lót hợp lý để cây có điều kiện tốt nhất để phát triển.

Bên cạnh đó, để tránh ảnh hưởng từ thời tiết bạn phủ lên một lớp rơm rạ khô. Trong vòng một tuần đầu bạn tưới nước 2 lần/1 ngày để hạt nhận đủ nước trổ mầm lớn lên. Nếu thời tiết nắng nóng hoặc mưa nhiều bạn chủ động cân đối số lần tưới và lượng nước tưới cho phù hợp.

Khi gieo hạt trong thùng xốp trước tiên bạn phải khoét các lỗ để thoát nước trước. Rửa sạch thùng để tránh vi khuẩn sinh sôi gây hại cho hạt. Đất trồng bạn cũng trộn kỹ như các cách trồng trên rồi đổ vào thùng xốp. Bạn dùng một chiếc que nhỏ vạch các đường sâu khoảng 0,5cm rồi đặt hạt vào các đường rạch đó, lấp đất lên và tưới nước.

Sau khi gieo hạt là thời điểm quan trọng vì cây còn yếu nên phải che chắn cẩn thận. Bạn dùng rơm rạ, trường hợp không có rơm rạ có thể dùng bìa cát tông hoặc vỏ bao tải, bao xi măng đậy lên.

Khi cây con cao khoảng 3cm bạn vun lại đất cho cây đứng vững.

Cây con lớn dần lên sẽ trổ ra nhiều lá. Lúc này bạn cần loại bỏ bớt các cây con sao cho khoảng cách giữa các cây con và các hàng trồng khoảng 12-15cm.

Nếu bạn chọn cách trồng rau muống bằng chính thân cây thì cần lưu ý các điểm sau. Trước tiên, đất trồng làm kỹ và cào xới thật tơi xốp, bón phân lót đầy đủ. Bên cạnh đó, cành rau muống giâm phải là những cành già, có rễ mọc ở các mắt cành, chiều dài khoảng 20cm là đủ.

Bạn đào các đường rãnh, giâm cành theo chiều nghiêng. Khoảng cách mỗi cành khoảng 8-10cm rồi lấp đất lên sao cho đất phủ sâu 3-4 đốt cành. Sau đó bạn tưới nước, che chắn cẩn thận để tránh động vật hoặc thời tiết làm tổn hại đến cành giâm.

3. Kỹ thuật chăm sóc rau muống

Rau muống là loại ưa ẩm, chúng ta thấy rau muống mọc nhiều là phát triển tốt ở ao đầm, ven sông, ven hồ. Chính vì vậy điều tiên quyết khi chăm sóc rau muống là bạn phải cấp đủ nước cho cây.

Rau muống rất dễ sống, bạn không cần phải mất công chăm sóc nhiều. Tuy nhiên nếu muốn cây nhanh lớn, lá xanh đẹp thì bạn cần bón thêm phân lân, đạm, u-rê trong quá trình sinh trưởng của cây.

Nếu cây có hiện tượng vàng lá, bạn xử lý bằng cách pha phân u-rê + lân với nước rồi tưới đều trên mặt lá vào buổi sáng và buổi chiều khi tưới thì rửa lại lá.

Sau khi bón phân cho rau lần 1, 10-15 ngày sau bạn bón tiếp lần 2. Trong lần bón phân này bạn pha loãng phân NPK với nước sạch theo tỷ lệ hợp lý rồi tưới đều lên rau muống. Thời điểm lý tưởng để bón phân là lúc chiều mát.

Rau muống sống khỏe và sinh trưởng tốt nhưng không phải vì thế mà bạn chủ quan với các loại bệnh thường gặp ở rau.

Các loại sâu ăn lá, sâu xanh, sâu khoang là nguyên nhân khiến lá cây rau muống bị vàng vọt, sứt sẹo… Để tránh các loại sâu bọ này làm hại đến rau. Khi vừa mới phát hiện bạn có thể dùng phương pháp thủ công và bắt bỏ sâu. Tuy nhiên nếu diện tích phá hoại lớn, số lượng sâu nhiều thì bạn nên dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ tận gốc.

Nếu rau muống bị hại bởi loài rầy cách hiệu quả là bạn sử dụng Bassa 50ND, Cyperan 25EC… để phun trừ.

Bên cạnh đó có một loại bệnh cũng rất phổ biến ở rau muống là bệnh rỉ trắng. Bệnh này thường gặp vào mùa mưa. Khi phát hiện cây bị bệnh bạn dùng Score 250 EC, Sherpa 20EC, Regent 80WG, Dithane 80WP, Sumicidin 10EC. Hoặc thuốc sinh học NPV để phun toàn bộ cây rau để phòng ngừa có thể làm giàn liếp cho cây trước khi vào mùa hè.

4. Thu hoạch rau muống

Thời gian rau muống có thể thu hoạch được là sau 4 -6 tuần. Rau muống không chỉ thu hoạch một lần. Nếu xử lý tốt sau các lần thu hoạch thì rau cho lá ăn từ 5-6 đợt.

Khi cây rau cao khoảng 30-40c, phiến lá dài, ngọn xanh mướt là có thể ăn được. Bạn dùng móng tay hoặc dao bấm ngang thân cây, cách gốc khoảng 3-4cm để chồi non nứt. Sau khi thu hoạch, bạn bón NPK hoặc u-rê để nuôi dưỡng và kích thích cây tiếp tục cho lá.

Lời kết

Không khó để trồng và chăm sóc rau muống đúng không nào. Những ngày hè nóng bức có được bát nước luộc rau muống và đĩa rau xanh do chính tay mình trồng còn gì tuyệt vời hơn nhỉ!

Cập nhật 2706/2023

Hạt Giống Rau Muống – Cách Trồng Rau Muống Đơn Giản Tại Nhà

Rau muống là loại rau phổ biến quen thuộc với các gia đình Việt. Rau muống chế biến được nhiều món ăn ngon như nấu canh, luộc hay xào tỏi. Ngoài ra, đây cũng là loại rau có hàm lượng dưỡng chất dồi dào tốt cho sức khỏe và có hương vị dễ ăn. Vậy trồng rau với hạt giống rau muống như thế nào? Bài viết này sẽ là câu trả lời dành cho bạn.

1. Hạt giống rau muống nước lá to là gì?

Rau muống nước lá to là loại rau rất quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Lá rau muống này thường có độ dài và to hơn loại rau muống thường. Mặt lá nhẵn và mịn dài khoảng 3-6mm tùy thời điểm thu hoạch. Hạt giống rau muống nước có thể trồng được cả dưới nước và trên cạn cho năng suất tương đối cao. Thời điểm gieo hạt rau muống tốt nhất là từ tháng 2 đến khoảng tháng 8.

Rau muống nước được trồng phổ biến với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào bao gồm khoáng chất, vitamin C, B1, Protein,… cần thiết cho sức khỏe con người. Ngoài ra, trong Đông Y rau muống còn là loại thực phẩm tuyệt vời để thanh nhiệt giải độc cũng như kích thích hệ tiêu hóa.

Chất sắt trong rau muống đặc biệt dễ hấp thụ cho người bị thiếu máu, đặc biệt là phụ nữ có thai. Rau có nhiều chất xơ và protein giảm những bệnh lý mãn tính. Tuy nhiên, hiện nay vấn nạn rau phun thuốc kích thích mọc nhanh nhiều và được cảnh báo về những nguy hại cho sức khỏe. Điều này khiến chị em nội trợ muốn hạn chế tối đa mua rau từ các nguồn không đảm bảo. Thay vào đó, nhiều gia đình đã quyết định chọn mua hạt giống rau muống và trồng rau ngay tại nhà.

2. Cách ủ hạt giống rau muống và ươm cây con

Cách ủ hạt giống rau muống là một trong những bước ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ mọc và chất lượng rau trồng.

Nếu bạn trồng rau trên ban công nên chuẩn bị sẵn thùng xốp, xô chậu, đất dinh dưỡng, hạt giống rau muống và bình xịt. Sau Khi chuẩn bị xong, chúng ta tiến hành theo từng bước sau đây:

Cách ủ hạt giống rau muống

: ngâm hạt giống rau muống trong nước ấm khoảng 40 độ C trong 3-6 giờ. Sau đó, vớt hạt giống ra và rửa lại bằng nước sạch trước khi ủ vào khăn ẩm 30 độ C trong 6-8 tiếng. Hết thời gian ủ, bạn thấy hạt giống nứt ra thì để ráo và chuẩn bị đem gieo.

Chuẩn bị dụng cụ gieo: Thùng xốp cần đục vài lỗ nhỏ phía hai bên gần đáy để nước thoát ra ngoài. Tránh đục lỗ to vì

hạt giống rau muống lá to

là giống ưa nước. Kê thùng cách mặt đất ít nhất 5cm.

Gieo

hạt giống rau muống

: Cho đất dinh dưỡng vào thùng xốp và tưới nước trộn cho đến khi đất ẩm thì san phẳng. Dùng xẻng nhỏ kẻ đường thẳng vào đất có độ sâu khoảng 0,5cm và rắc hạt giống lên. Rắc đều tay, tránh rắc quá dày và nên có khoảng cách vừa phải. Tiếp theo, lớp đất mỏng lên và dùng bình xịt tưới phun lên mặt đất tạo độ ẩm.

Trong quá trình hạt giống rau muống nảy mầm thành cây non bạn nên để thùng rau ở chỗ mát, che đậy trên bằng rơm hoặc cỏ khô trong một tuần. Trong thời gian này, bạn nên xịt nước cho thùng rau 2 lần mỗi ngày. Từ tuần thứ 2, nếu thấy hạt nhú lên bạn cần mang ra chỗ nắng nhẹ cho cây nhanh phát triển. Khi cây cao tầm 3-4cm tiến hành vun gốc để giúp cây con bám đất tốt hơn.

3. Chăm sóc rau muống mang lại hiệu suất cao

Khi hạt giống rau muống đã mọc thành cây con có khoảng 4-5 lá to, bạn có thể tỉa bớt những cây con khác để đảm bảo mật độ cây vừa phải cho rau phát triển. Bạn chú ý tỉa sao để khoảng cách giữa các hàng rau và các cây rau cách nhau khoảng 15cm.

Như đã nói ở trên, hạt giống rau muống nước là loại rau dễ sống và nhanh mọc. Rau ưa nước, ít sâu bệnh nên không đòi hỏi quá nhiều thời gian chăm sóc của người trồng. Bạn chỉ cần bớt chút thời gian tưới nước cho cây 1-2 lần mỗi ngày, đặc biệt mùa khô và nắng nóng cây sẽ cần lượng nước nhiều hơn. Vào mùa mưa, để giảm tình trạng rau bị dập nát do ngập úng và gió rét bạn nên che phủ cho rau.

Để rau phát triển tốt hơn, bạn có thể bón thêm phân nhưng không cần quá thường xuyên. Phân đạm và lân là hai loại phân cần thiết giúp rau phát triển nhanh, lá to và non nhất.

Rau muống rất nhanh được thu hoạch. Bạn chỉ cần khoảng 4-6 tuần kể từ khi gieo hạt giống rau muống. Sau mỗi đợt thu hoạch, bạn nên bón thêm phân cho rau và khoảng 25 ngày sau có thể tiến hành thu hoạch lần hai. Khi thu hoạch, bạn dùng dao cắt cách gốc khoảng 4-5cm để cây tiếp tục nhú mầm mới.

4. Dùng rau muống lá to như thế nào đảm bảo sức khỏe

Không sử dụng rau muống cùng sữa và các chế phẩm từ sữa như bơ, sữa chua, phô mai. Sự kết hợp này làm cản trở quá trình hấp thu canxi.

Trước khi dùng rau nên nhặt và ngâm vào nước muối pha loãng, rửa từng cọng để loại bỏ hết bụi bẩn.

Người bị mắc các chứng bệnh về khớp và huyết áp cao nên hạn chế ăn rau muống.

Dùng rau muống vừa đủ, mỗi ngày một bữa và tránh ăn rau muống trong nhiều ngày liên tiếp.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:

CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

CS3: Số 354, Kim Giang, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

Cách Gieo Hạt Rau Muống, Tự Trồng Rau Muống Bằng Hạt Tại Nhà

Cây rau muống là cây rất phổ biến ở nước ta. Rau muống có thể dùng làm thực phẩm để làm nhiều món ăn và có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Cây rau muống có thể trồng bằng hạt hoặc trồng bằng cách dâm cành. Nếu trồng bằng cách dâm cành, các bạn chỉ cần chọn các cây già vùi xuống đất trồng như bình thường là được. Còn nếu trồng bằng hạt rau muống thì các bạn có thể gieo hạt và 25 – 30 ngày sau có thể thu hoạch rau muống. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ hướng dẫn các bạn về cách gieo hạt rau muống để các bạn biết cách trồng rau muống tại nhà bằng hạt đơn giản, tiện lợi.

Hạt giống rau muống

Hạt giống rau muốn có màu hung hoặc màu đen tùy loại. Hạt nhìn hơi dài và không có hình dáng cụ thể. Các bạn có thể hiểu quả rau muống có dạng nang tròn (hình tròn nhưng không tròn vo) bên trong chưa 4 hạt hoặc nhiều hơn. Các hạt này ghép lại với nhau sẽ tạo thành hình quả rau muống. Vì thế, hình dạng của hạt rau muống không giống nhau.

Hạt rau muống hiện được bán rất nhiều trên thị trường. Nếu các bạn mua theo cân (kg) thì khá rẻ chỉ khoảng 60 – 100 ngàn nhưng nếu mua theo gói nhỏ cũng không đắt. Nhiều shop bán hạt rau muống lẻ chỉ khoảng 5 – 10 ngàn đồng là được một gói khoảng 50 – 100 hạt. Các bạn sau khi mua hạt rau muống về hãy làm theo hướng dẫn gieo hạt trên bao bì để đảm bảo tỉ lệ hạt nẩy mầm được tốt nhất.

Cách gieo hạt rau muống

Hạt rau muống rất dễ trồng và dễ gieo. Bạn có thể dùng hạt rau muống mới mua về gieo trực tiếp xuống đất sau đó tưới nước ngày 2 – 3 lần là hạt có thể nảy mầm. Cách này đơn giản dễ làm nhưng tỉ lệ nảy mầm thường chỉ đạt được khoảng 60%. Nếu muốn tỉ lệ nảy mầm cao hơn đạt 80 – 90% thì bạn cần ngâm và ủ hạt rau muống trước khi gieo. Cách làm cũng rất đơn giản:

Cách ngâm hạt giống rau muống

Ngâm hạt rau muống rất dễ, bạn hãy lấy một cái bát nhỏ, cho 2 phần nước sôi 3 phần nước lạnh rồi cho hạt rau muống vào ngâm. Khi ngâm nhớ dùng đĩa nắp nhựa đậy bát nước vào để nước không bị nguội đi nhanh chóng. Thời gian ngâm khoảng 4 tiếng thì vớt hạt rau muống ra.

Cách ủ hạt giống rau muống

Sau khi ngâm xong, các bạn cần ủ hạt rau muống để hạt nứt nanh. Cách ủ đơn giản là bạn lấy một cái khăn mặt ẩm bọc hạt rau muống lại sau đó để ủ như vậy trong khoảng 6 – 10 tiếng đến khi thấy hạt rau muống có dấu hiệu nứt vỏ (nứt nanh) thì mang ra gieo.

Cách gieo hạt rau muống đã nứt nanh

Khi hạt đã nứt vỏ các bạn mang ra gieo trong đất. Bạn có thể rải đều hạt rau muống sau đó phủ một lớp đất mỏng lên hoặc dúi hạt xuống dưới đất sau đó lấp lại đều được. Chú ý không nên gieo hạt rau muống quá dày sau này cây phát triển lên lại mất công tỉa bớt. Tất nhiên, nếu bạn muốn trồng rau muống mầm thì gieo dày một chút cũng không sao.

Về đất gieo rau muống, phần này NNO sẽ nói rõ hơn trong các bài viết về cách trồng rau muống. Tuy nhiên, cây rau muống không kén đất nên bạn dùng đất nào cũng được chỉ cần chú ý trước khi gieo hạt rau muống nên bón phân để cây sau khi nảy mầm có nhiều dinh dưỡng phát triển.

Tổng kết lại, có 2 cách gieo hạt rau muống là gieo hạt trực tiếp xuống đất hoặc ngâm ủ hạt cho nứt vỏ rồi mới gieo. Cách gieo hạt trực tiếp lâu nảy mầm hơn và tỉ lệ nảy mầm thường đạt khoảng 60%. Còn cách gieo hạt bằng phương pháp ngâm, ủ hạt trước khi gieo hơi mất công hơn chút nhưng nhanh nảy mầm hơn và tỉ lệ nảy mầm có thể đạt được 80 – 90%. Lời khuyên từ NNO là bạn hãy làm theo cách sau vì ngâm ủ hạt rau muống cũng rất đơn giảm mà lại cho tỉ lệ nảy mầm cao hơn hẳn.

Cách Trồng Rau Muống Sạch Tại Nhà

Cách trồng rau muống trong thùng xốp

Rau muống là rau thông dụng thường dùng trong các bữa ăn của người Việt. Hiện nay trên thị trường tỷ lệ rau muống cung ứng trên thị trường nhiễm kim loại nặng và hóa chất gây hoang mang cho người tiêu dùng. Xu hướng trồng rau muống sạch trong mỗi hộ gia đình trở thành tất yếu. Vậy trồng rau muống cần điều kiện gì? Cách trồng rau muống cho thu hoạch quanh năm? Cách chăm sóc rau muống sạch tại nhà? Trồng rau muống từ hạt như thế nào? Xoay quanh nhiều câu hỏi của bạn đọc, Cẩm nang cây trồng qua bài viết xin chia sẻ cách trồng rau muống sạch tại nhà cụ thể như sau:

1. Nên trồng rau muống vào thời điểm nào là thích hợp?

– Cây rau muống thích thời tiết nắng ấm, không chịu lạnh. Nên thời điểm thích hợp trồng khi nhiệt độ trên 20 o C.

– Có thể trồng rau muống quanh năm nhưng thích hợp nhất là bắt đầu từ mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 9 dương lịch hàng năm. Mùa đông từ tháng 11 rau nhanh ra hoa, cỗi, chát, cứng và phát triển chậm.

Gieo rau muống trong thùng xốp

2. Chuẩn bị dụng cụ trồng rau muống sạch tại nhà

– Khi trồng cần chuẩn bị một số vật dụng trồng tận dụng sẵn có như chậu, thùng xốp, khay nhựa, … Tùy vào từng điều kiện của mỗi hộ gia đình để lựa chọn các vật dụng trồng có kích thước, chất lượng khác nhau. Nhưng cần đảm bảo vật dụng trồng có thể thoát nước tốt và có chiều cao chứa giá thể trồng tối thiểu từ 10 cm trở lên mới đảm bảo cho cây rau muống sinh trưởng phát triển tốt.

Vật tư trồng rau muống tại nhà

– Chuẩn bị giá thể trồng rau: Giá thể trồng có thể sử dụng giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T – Rát, giá thể Peatmoss Terraerden, … Giá thể có thể tự phối trộn theo công thức phối trộn bao gồm: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/4 đất + 1/2 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m 3 giá thể).

– Giống rau muống: Nên mua tại các đơn vị cung ứng uy tín chất lượng, đảm bảo đúng giống, tỷ lệ nảy mầm của giống cao. Hiện nay trên thị trường có hai loại giống chính: Giống thân tím và giống thân trắng. Tùy vào nhu cầu, sở thích để chọn lựa giống phù hợp.

3. Cách gieo rau muống tại nhà

– Trồng rau muống có thể trồng bằng cách trồng trực tiếp bằng cây rau muống hoặc gieo bằng hạt. Tuy nhiên hiện nay trồng trong thùng xốp thì việc gieo trồng bằng hạt cho chất lượng rau tốt và thời gian thu hoạch dài.

* Cách gieo hạt rau muống trong thùng xốp

– Xử lý hạt giống rau muống trước khi gieo: Hạt giống mua về đem ngâm nước ấm 54 o C (2 sôi 3 lạnh) trong thời gian khoảng 3 – 6 giờ. Sau đó vớt hạt đem ủ vào trong khăn ướt từ 6 – 10 giờ khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

– Cho giá thể vào trong khay đã định sẵn. Tiến hành tưới ẩm giá thể trước khi gieo. Rải đều hạt thành hàng với khaongr cách 10 x 15 cm, sau đó lấp đấp phủ kín hạt. Gieo xong tưới phun lại lần nữa. Dùng lưới che, bìa đậy kín khay. Cho khay vào nơi thoáng mát. Hằng ngày tưới đủ ẩm cho cây từ 1 – 2 lần.. Sau 10 – 15 ngày cây phát triển thành cây con. Tháo lưới vật dụng che đậy chuyển cây ra vị trí đầy đủ ánh sáng và tiếp tục các bước chăm sóc tiếp theo.

Cách gieo rau muống trong thùng xốp

4. Cách chăm sóc cây rau muống trong thùng xốp

– Tưới nước cho cây rau muống: Là cây có thể sinh trưởng trong điều kiện thủy canh nên việc tưới nước cần đảm bảo đất duy trì độ ẩm từ 80 – 85% cây sinh trưởng phát triển tốt. Trường hợp trời mưa không cần tưới, vào mùa nắng nóng tưới 1 – 2 lần/ngày.

– Chế độ bón phân cho cây rau muống: Do cây phát triển thân lá mạnh và cho thu hoạch thân lá nên cần cung cấp dinh dưỡng cho cây. Cần bón tăng hàm lượng đạm để cây phát triển thân lá khỏe, lá to, chất lượng rau mềm, non.

+ Bón thúc lần một vào thời điển cây ra từ 2 – 3 lá thật. Lượng bón 8 – 10 gram ure + 10 gram Super lân hòa với 4 lít nước tưới cho cây. Tưới vào chiều mát hoặc sáng sớm.

Cách chăm sóc rau muống tại nhà

+ Sau bón thúc lần 1 có thể sử dụng các dòng phân phun hỗ trợ như vitamin B1, antonik, phân bón qua lá, … để tăng sức đề kháng cho cây rau, tăng chất lượng rau thành phẩm.

+ Bón thúc lần 2 cách lần 1 từ 15 – 20 ngày. Liều lượng từ 8 – 10 gram NPK pha với 4 lít nước tưới cho cây vào lúc chiều mát.

+ Cần ngừng bón phân trước thời điểm thu hoạch rau từ 7 – 10 ngày để đảm bảo rau không tồn dư đạm gây mất an toàn cho người sử dụng.

– Sau trồng từ 40 – 50 ngày có thể tiến hành thu hoạch đợt 1. Thời gian thu hoạch lần tiếp theo cách lần kế cận từ 20 – 25 ngày.

– Khi thu hoạch tiến hành dùng kéo cắt sát gốc, chừa lại gốc khoảng từ 2 – 3 cm. Sau mỗi lần thu hoạch tiến hành bón phân thúc cho rau kích thích rau bật chồi cho lứa rau tiếp theo.

Thu hoạch rau muống đúng thời điểm

Nguồn: Admin tổng hợp – NO

Vitamin B1 có tác dụng hỗ trợ điều hòa sinh trưởng cho cây, giúp cho hạt mọc mầm mạnh, giúp cho việc cấy ghép được dễ dàng, tăng cường sự sinh trưởng của bộ rễ, đồng thời…

Hàm lượng Humic Acid: 40 – 80%; Ngoại quan: Dạng bột mịn màu đen; Độ tan của Axit Humic: không tan trong nước, tan trong dung dịch kiềm…

Rau cải cúc là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, rất được ưa chuộng. Để có thể gieo trồng cải cúc tại nhà trong khay, thùng xốp, … cần tuần thủ một số kỹ thuật như sau:

Mùa đông ở nước ta thường có biên độ nhiệt không ổn định làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển của rau màu.

Rau xà lách là loại rau dễ trồng, tốn ít không gian và cho năng suất cao. Vì vậy loại rau này rất phù hợp trong việc trồng trong các vật dụng tận dụng tại nhà.