Cách Trồng Phôi Mai Vàng / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Cách Trị Mai Vàng Bị Vàng Lá

Nguyên nhân mai vàng bị vàng do

1. Thiếu dinh dưỡng và vi lượng: thiếu đạm, lân, kali và trung vi lượng.

2. Bị sâu bệnh: thường là bị bọ trĩ, nhện đỏ và bệnh cháy lá, rỉ sắt,…

3. Kỹ thuật chăm sóc: Tưới nước, ánh sáng, đất trồng,…

4. Nguyên nhân thường thấy: chơi tết để trong nhà và ít tưới nước quá lâu làm cây suy kiệt.

Tư vấn miễn phí Cách điều trị mai bị vàng lá qua zalo 0944099345 (Mr. Thông). ========================================================= Lưu ý khi trồng mai vàng:

Phải phun thuốc bọ trĩ định kỳ vì bọ trĩ hút khô nhựa lá, cành non làm cây suy yếu, lá khô vàng, không đâm chồi được. Khi phun thuốc bọ trĩ nên phối hợp chung phân bón lá kích rễ để rễ nhiều, khỏe cây mới hút được nhiều dinh dưỡng.

Tưới nước đầy đủ mỗi ngày, khi tưới thật ướt lá vì bọ trĩ không ưa ẩm

Ngày Mùng 5 tháng 5 AL phải lặt lá thay lá mới vì bộ lá đến 5/5AL là già, không thể chịu đựng đến tết, lá già nhiễm bệnh nhiều và lặt lá kích thích đâm nhiều chồi mới.

===========================================================

Thường cây bonsai mai vàng bị vàng lá do các nguyên nhân sau:

Thiếu nước: do chúng ta không tưới nước đầy đủ, cây thường bị héo. Thường thiếu nước luôn làm cây thiếu dinh dưỡng vì không hút được dinh dưỡng (chứ không phải thiếu phân, vì nếu chúng ta bón phân đầy đủ nhưng không tưới nước đủ hoặc tưới nước không thấm, cây sẽ không hút được dinh dưỡng).

Bệnh vàng lá trên cây mai vàng: như bị cháy lá (mai vàng cháy lá), bị thán thư lá, đốm đồng trên lá hoặc bị nấm trên cành cũng làm vàng lá.

Bị bọ trĩ hoặc bị nhện đỏ cũng làm vàng lá vì bọ trĩ và nhện đỏ đã hút khô nhựa lá.

Bí quyết cách phòng trị cây kiểng mai vàng bị vàng lá. Đầu tiên chúng ta cần xác định đúng nguyên nhân để có phương pháp xử lý đúng.

Nếu thiếu dinh dưỡng đầu tiên chúng ta nên sử dụng phân bón lá với nồng độ thấp để cây phục hồi dần, có thể sử dụng Phân bón Pro 1 hoặc Rong biển Canada. Sau đó, có thể bổ sung dinh dưỡng qua gốc bằng Phân Hữu Cơ Orgevit Hà Lan, hay Phân Bón NPK cao cấp Hakaphos.Thông thường mai vàng bonsai trồng chậu rất dễ thiếu vi lượng, triệu chứng là lá vàng và nhỏ dần, đâm chồi rất yếu. Chúng ta có thể bổ sung vi lượng cho mai vàng tốt nhất là dùng phân bón lá vi lượng Combi của Đức.

3. Nếu mai vàng vàng lá do bệnh thì chúng ta có thể dùng thuốc Norshield 86.2 WG để trị.

Triệu chứng nhìn thấy là mai bị xoắn lá non, lá vàng, giòn, ngưng phát triển.

Cách Trồng Hoa Mai Vàng Ngày Tết

Hoa mai là loài hoa đẹp nhất trong dịp tết nhưng để trồng và chăm sóc loại hoa này không hề dễ dàng. Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa mai khá phức tạp. Để có một cây mai theo ý muốn của người chơi, ngoài những kỹ thuật thường áp dụng như tỉa cành tạo tán, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh việc trồng và chăm sóc mai cần chú ý một số điểm sau:

Hướng dẫn cách trồng hoa mai vàng ngày Tết

Cây mai phát triển tốt nhất trên đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, đất không chua, không bị nhiễm phèn, mặn hoặc các hóa chất độc hại. Vì vậy, cần chọn loại đất có các tính chất như trên, trộn theo tỷ lệ khoảng 70-80% đất và 20-30% phân hữu cơ hoai mục theo trọng lượng đất trong chậu.

Lưu ý cây mai kỵ đất bị úng thủy, thường xuyên ngập lụt. Rễ mai dài vậy nước ngập lâu dài sẽ khiến cây bị héo úa và chết dần.

2. Nhiệt độ thích hợp

Người trồng mai kiểng cần phải chú ý môi trường sống cây mai. Mai là loại cây thích hợp với khí hậu nóng ấm, từ 25o – 30o, có thể chịu được nhiệt độ cao trong nhiều ngày, nhiều tháng. Tuy nhiên, ở những nơi nhiệt độ thấp (dưới 10 độ),cây mai sinh trưởng kém.

Người trồng nên lưu ý tỉa mai chậm nhất cho đến 20 âm lịch. Tùy theo hình dạng của cây mà có cách tỉa phù hợp nhưng thông thường các cây mai tỉa theo dáng cây thông (trên ngắn – dưới dài để cây có hình nón), bình thường các cành được cắt tỉa đi một phần ba là hợp lí.

4. Chiết cành mai

Chọn một cành nhỏ ccây mai, cắt khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó. Dùng hỗn hợp đất với phân chuồng nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại.

Ghép cành: dùng cành cây mai mẹ đem ghép vào cây mai khác để tạo cây mai mới mang những đặc tính của cây mai mẹ. Có một cách ghép khác là ghép mắt, lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang một cây khác làm gốc ghép.

Ghép tam giác: Lấy cây mai làm gốc ghép, lựa chỗ trên gốc cây để ghép cành hay ghép mắt, dùng mũi dao nhọn rạch một hình tam giác nhỏ tương đương hột bắp rồi bóc lớp vỏ đó ra.

Ghép nêm: lấy dao vạt hình cái nêm trên cành ghép và hình lỗ nên trên gốc ghép, ráp khít hai bộ phận trên lại với nhau. Cành ghép và gốc ghép phải có đường kính bằng nhau, cả 2 cây phải có độ tuổi ngang nhau mới tốt. Đặt 2 mối khít với nhau, dùng dây cao su hoặc dây nylon quấn chặt vết ghép sao cho thật chắc.

Nếu ghép nên chọn thời điểm vào mùa mưa. Tại gốc ghép, chọn vỏ cây tươi tốt để tạo chỗ ghép, mắt ghép phát triển và tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.

Phân chuồng (phân trâu bò, tro trấu, xơ dừa…) đã qua ủ là những loại phân tốt. Bạn cần ủ khoảng 5-10kg/gốc, vôi bột khoảng 200-300gr/gốc + 50-100gr lân đầu trâu. Toàn bộ lượng phân này được trộn đều trong hố (hoặc rãnh) trước khi trồng cây con để làm nền dinh dưỡng.

Khi được trồng khoảng 10-15 ngày, cây bắt đầu ra rễ mới, dùng phân NPK 20-20-15+TE đầu trâu hoà loãng để tưới, lượng phânsử dụng từ 50-100 gr/10-15 lít nước, khoảng 20-30 ngày tưới 1 lần. Khi mai đã lớn, lượng phân bón cũng được tăng dần và khoảng cách các lần bón phân cần xa hơn. Loại phân bón qua đất thích hợp cho mai là NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE với lượng bón khoảng 20 -50 gr/gốc/lần bón, cách khoảng 1-2 tháng bón 1 lần.

7. Xử lý để cây mai vàng ra hoa đúng Tết

Đòi hỏi bạn phải áp dụng đồng bộ vừa: Bón phân – Xiết nước – Tuốt lá. Người trồng mai cần phải hạn chế các loại phân có hàm lượng đạm (N) cao. Thời gian từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, hãy dừng hẳn với việc bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước và bắt đầu vào quá trình tuốt lá.

Nếu thấy mai phát triển mạnh và đã có nụ, thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18-20 tháng Chạp.

Nếu như người trồng mai nhận thấy cây mai không sung sức, nụ nhỏ, dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13-16 tháng Chạp. Với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh thời gian từ 4-5 ngày.

Trước khi tuốt lá ngừng tưới nước 2 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì tuốt lá, tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá Đầu Trâu 701.

Thời gian 23 tháng chạp nếu thấy hoa cái bung vỏ lụa dự đoán hoa nở đúng vào dịp tết. Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa khi đó chắc chắn mai sẽ nở muộn nên cần ngưng tưới, đem phơi ngoài nắng vài ngày thì tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm, phun phân bón lá Đầu Trâu 901 để kích thích mai nở sớm cho kịp với thời gian dịp Tết.

8. Chưng mai ngày Tết quan tâm điều gì ?

Chậu mai khi chưn trong nhà nên để nơi thoáng mát, đủ sáng không để gần quạt hay chỗ có gió sẽ làm mai mất nước nhiều gây ra tình trạng hoa bị rụng, nụ sớm. Không nên để mai chỗ quá tối vì sẽ không đủ ánh sáng cho mai quang hợp, chồi sẽ vươn dài, lá sẽ xảy ra tình trạng ra nhanh, hoa rụng sớm.

Không nên để mai gần bóng đèn có công suất lớn nhiệt độ lại cao cũng làm mai nở nhanh, chóng tàn. Nếu là cành mai cắm trong bình phải thui gốc để giữ nhựa và giảm tình trạng vi khuẩn gây thối.

Wikicachlam

Cách Bón Phân Cho Mai Vàng

Mọi thắc mắc sẽ được tư vấn miễn phí qua điện thoại hoặc zalo 0944099345.

Người chơi cây mai vàng thường lo lắng không biết bón phân gì cho cây mai vàng của mình, không biết dùng loại phân bón nào, cách bón phân như thế nào, bón liều lượng bao nhiêu, bón phân cho cây mai vàng vào giai đoạn nào của cây?

Từ trước giờ chúng ta thường nghĩ phân bón cho mai vàng là phân lạnh (Urea) hoặc phân NPK hay gọi là phân ba màu. Nhưng chúng ta thường rất ngại dùng các loại phân bón đó vì sợ chết cây hoặc ngâm vô nước thì chậm tan.

Khoa học ngày càng tiến bộ. Ngày nay, có 1 loại phân gọi là phân phức hợp cao cấp dạng bột chúng ta có thể dùng bón cho mai vàng rất tốt. Chúng tôi giới thiệu 2 loại rất tốt đó là

Tưới gốc hoặc bón đều được.

Phun trên lá cũng thích hợp.

Tan nhanh và tan hoàn toàn trong nước.

Khả năng hấp thu rất cao.

Liều lượng dùng rất thấp 1-2g/ 1 lít nước.

Dùng tốt cho kiểng mai vàng, bonsai, hoa, phong lan, rau màu…

Vì vậy, cách tốt nhất là chúng ta pha phân bón vào nước với tỉ lệ 1g / 1 lít nước. Sau đó chúng ta tưới đều vào gốc, vào chậu. Có thể 2-4 tuần tưới 1 lần để cây đầy đủ dinh dưỡng sinh trưởng phát triển tốt.

Ngoài ra đối với cây mai vàng sau tết chúng ta cần phải có cách xử lý đặc biệt hơn, phân bón cho mai vàng sau tết cũng phải khác một chút vì cây mai vàng sau cả một quá trình cho hoa, kiệt sức vì sử dụng dinh dưỡng dự trữ, bộ rễ đang bị yếu nên cần phải tăng cường phục hồi bộ rễ trước rồi mới đến bón phân.

Vậy là chúng ta yên tâm, không phải lo lắng nữa về Phân bón cho mai vàng. Nếu chúng ta còn thắc mắc gì về vấn đề phân bón cho mai vàng kiểng, Cách Bón Phân Cho Mai Vàng, hay về Sâu bệnh và cách phòng trị cho mai vàng, hoặc là Cách trị mai vàng bị vàng lá hãy gửi email về greencareconnect@gmail.com hoặc zalo 0944099345 sẽ được tư vấn miễn phí.

Mai Vàng Bị Vàng Lá

Hãy gọi ngay hoặc zalo 0944.099.345 để được tư vấn miễn phí và hướng dẫn cách trị mai vàng bị vàng lá.

Các nguyên nhân mai vàng bị vàng lá phổ biến là: bị bọ trĩ hút khô nhựa, nhện đỏ hút nhựa, thiếu dinh dưỡng và nấm bệnh tấn công.

Cách trị mai vàng bị vàng lá trong các trường hợp như sau:

1/ Mai vàng bị vàng lá do bọ trĩ:

Bọ trĩ là loài khó nhìn thấy bằng mắt thường. Thường tấn công phần lá, nhất là lá non. Chúng hút nhựa lá làm lá mai vàng bị xoắn/ nhún lại, khi bị nặng có khi bóp thấy lá mai bị giòn do đã khô nhựa. Làm lá mai không phát triển nữa, dần dần lá bị vàng.

Thuốc phòng trị bọ trĩ mai vàng: có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học Actimax 50WG

Thường vào tháng 6 trở đi mai vàng bị nhện đỏ tấn công rất nặng, nhất là lá già, chúng cũng hút nhựa lá, làm lá mai bị vàng (hơi ửng đỏ), lá trở nên thô ráp, và dễ rụng, làm hoa nở sớm.

Thuốc phòng trị nhện đỏ mai vàng: có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học Actimax 50WG

Thường rất nhiều trường hợp là tết cây mai rất sung, hoa nhiều, rất đẹp. Nhưng sau tết cây bắt đầu yếu và lá vàng dần. Một trong những nguyên nhân là cây bị suy sau khi ra hoa quá nhiều, tết mang vào nhà quá lâu làm cây thiếu quang hợp và rễ bị hư hỏng nặng nên cây yếu dần.

Cách khắc phục tốt nhất là chúng ta phun phân bón lá kích rễ, bổ sung vi lượng, nhất là Zn. Cần phối hợp thuốc bọ trĩ giúp cây dễ đâm chồi trở lại.

Có thể dùng phân bón lá vi lượng Pro 1

4/ Mai bị vàng lá do nấm bệnh

Nhất là giai đoạn cuối mùa hè, đầu mùa mưa, ẩm độ cao, lá bắt đầu già, nấm bệnh rất dễ tấn công như bệnh thán thư/ cháy lá, rỉ sắt, nấm hồng, đốm nâu tấn công lá mai làm lá bị vàng và dễ rụng.

Dùng thuốc đặc trị Norshield

Bấm vào xem hướng dẫn sử dụng Norshield

Cách Kích Nụ Mai Vàng Tết

Kỹ thuật cách kích nụ mai vàng Tết là cây mai phải có bộ lá thật tốt, nhiều chồi, kích nụ vào khoảng tháng 6 đến tháng 9 AL, sạch sâu bệnh.

Hãy liên hệ ngay qua zalo 0944099345 (Mr. Thông) để được tư vấn miễn phí về cây mai vàng.

Để cây mai nở vào đúng dịp Tết là một kỹ thuật, nghệ thuật.

1/ Cây mai vàng muốn Tết có thật nhiều nụ hoa, nở hoa nhiều và đẹp thì cần phải được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt suốt cả năm. Cành nhánh nhiều, lá nhiều, xanh mướt, dày và không sâu bệnh thì mới tạo được nhiều nụ hoa và cho hoa đẹp đều đặn qua từng năm.

2/ Xử lý bộ lá: mai vàng phải được thay bỏ bộ lá già vào giữa năm, thời điểm tốt nhất là mùng 5 tháng 5 AL. Nếu chúng ta không thay bỏ bộ lá đó thì bước sang tháng 8-10 bộ lá sẽ tự rụng và trổ hoa lát đát. Như vậy hết nụ và rất khó điều chỉnh hoa tết.

3/ Nếu chúng ta đã giải quyết 2 vấn đề trên thì chúng ta làm nụ khoảng từ tháng 6 đến tháng 9. Từ tháng 6, bộ lá cây mai đã thành thục và sung mãn, bộ lá nhiều và xanh sậm, nụ hoa đã bắt đầu phân hóa và hình thành ở giai đoạn này. Nếu được nuôi dưỡng tốt, lúc này cây mai đã tượng nụ tương đối rõ.

4/ Giai đoạn lặt lá làm bông: đến giai đoạn này rất quan trọng, mỗi cây phát triển khác nhau nên sẽ được chọn ngày lặt lá khác nhau. Thông thường trước và sau ngày 15/12 Âm Lịch.

Kính chúc gia đình Tết có được những chậu mai tươi đẹp, sung túc.

Rất hân hạnh được tư vấn cụ thể từng trường hợp cho cây mai vàng của quý vị về

1. Dinh Dưỡng Phân Bón cho mai vàng

2. Cách trị mai vàng bị vàng lá

3. Mai vàng bị vàng lá do thiếu vi lượng

4. Sâu bệnh và cách phòng trị cho mai vàng

5. Chăm sóc mai vàng sau tết

6. Cách chăm sóc mai sau tết

Hãy liên hệ ngay qua zalo 0944099345 (Mr. Thông) để được tư vấn miễn phí về cây mai vàng.