Cách Trồng Ớt Sừng Vàng / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Duhocaustralia.edu.vn

Ớt Sừng Vàng Châu Phi

Ớt sừng vàng châu Phi-cây trồng hiệu quả

Khi nhiều nông dân đầu tư trồng cây ăn trái và nhiều loại cây trồng lâu năm khác thì đối với anh Châu Văn Phương ở ấp Phú Trạch 1, xã Cẩm Sơn (Mỏ Cày Nam) lại cải tạo đất trồng cây ớt sừng vàng châu Phi nhiều năm liền trúng vụ thu lãi trên 50 triệu đồng mỗi năm trên một công đất trồng ớt.

Anh Phương rất hài lòng với hiệu quả từ cây ớt sừng vàng châu Phi. Anh so sánh, nếu trồng các loại cây ăn trái lâu năm phải tốn một vốn đầu tư khá lớn, thời gian thu hoạch rất lâu có thể kéo dài từ 2-3 năm. Với nguồn vốn ít ỏi, anh Phương suy nghĩ nên chọn cây gì trồng ngắn ngày mau cho thu nhập và đảm bảo hiệu quả kinh tế không bị thất thu. Khi tìm hiểu thị trường và tham quan nhiều mô hình canh tác hiệu quả anh Phương đã quyết định cải tạo đất trồng ớt và anh đã chọn giống ớt sừng vàng châu Phi để trồng trên 1 công đất mía vừa cải tạo.

Hiện tại, với 1 công đất anh Phương trồng toàn giống ớt sừng vàng châu Phi đang cho năng suất cao. Anh Phương phấn khởi cho biết có lúc cao điểm đúng vào dịp Tết ớt sừng vàng châu Phi bán rất được giá lên đến 35.000 đồng/kg. Cách mỗi ngày anh thu hoạch trên 30kg ớt sừng vàng châu Phi bán với giá 10.000-12.000 đồng/kg, có khi giá xuống thấp nhất là 7.000 đồng/kg nông dân vẫn có lãi.

Kinh nghiệm nhiều năm trồng ớt sừng vàng châu Phi anh Phương cho biết, ớt từ khi có trái thu hoạch có thể kéo dài gần 4,5 tháng. Để cây ớt phát triển tốt nên duy trì đảm bảo đủ lượng nước tưới thường xuyên. Khoảng 2 ngày tưới nước cho ớt một lần. Khi trồng ớt không nên trồng quá dày, khoảng cách trồng hàng cách hàng 9 tấc, cây cách cây khoảng 1 thước. Muốn cây ớt phát triển tốt làm đất là khâu quan trọng, trước khi trồng nên lên liếp cao ráo, rảnh thoát nước tốt tạo điều kiện thuận lợi cho cây ớt phát triển.

Thời gian thu hoạch ớt khá nhanh kể từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch mất từ 3,5-4 tháng là ớt bắt đầu cho trái. Với ớt sừng vàng châu Phi trái to, chín vàng đỏ nên được thị trường rất ưa chuộng, đầu ra dễ bán. Đặc biệt ở loại ớt này có đặc điểm thuận lợi là cây ớt cho trái chín rộ nhanh và đồng loạt nên thuận lợi cho việc thu hái. Mỗi năm, anh Phương phát triển 2 vụ ớt. Anh Phương cho biết, đối với giống ớt sừng vàng châu Phi này, từ khi đặt cây giống đã được ương sẵn xuống liếp trồng thì khoảng 80 ngày sau cây ớt cho thu hoạch lứa đầu tiên. Ngoài ra, ớt cần nhiều kali giúp chắc cây, kháng sâu bệnh nên cần bón NPK (20-20-15) bón thúc mỗi đợt khi cây bắt đầu ra bông, đậu trái. Đến lúc cây cho trái nên bón phân thường xuyên để cây được khỏe mạnh duy trì cho trái lâu. Khoảng 1/2 tháng anh tiến hành bón phân một lần (từ 15-20kg phân NPK/1.000m2 đất trồng ớt). Đối với việc gieo trồng, anh Phương còn sử dụng màng phủ nông nghiệp trong sản xuất nhằm hạn chế sâu bệnh gây hại trú ẩn trong đất ảnh hưởng đến cây trồng và giữ cho đất luôn được tơi xốp lâu, không cỏ đảm bảo cây ớt không bị mất dinh dưỡng khi bón phân.

Cây ớt sừng vàng châu Phi dễ trồng và ít tốn vốn đầu tư, trong quá trình chăm sóc, anh Phương thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh và chủ động phòng trị các đối tượng sâu bệnh gây hại trên ớt để có biện pháp phòng trị kịp thời. Đối với ớt thường xảy ra bệnh thán thư, gây hại rất nghiêm trọng, gây thối trái hàng loạt thời điểm khi ớt già đến chín, bị nặng cũng có thể bị thất thu hoàn toàn. Vì thế, trong quá trình trồng anh Phương thường xuyên theo dõi diễn biến dịch bệnh trên ớt để có những giải pháp phun xịt, ngăn chặn kịp thời cây ớt mới đem lại năng suất cao. Do được đầu tư chăm sóc tốt nên năng suất ớt phát triển khá thuận lợi, cây có nhiều nhánh, trái sai, chỉ với 1 công đất trồng ớt trừ chi phí hạt giống, phân bón, màng phủ gần 5 triệu đồng, anh Phương vẫn có lãi trên 30 triệu đồng mỗi vụ.

Qua quá trình vượt khó làm giàu, thành công với nhiều năm liền trồng ớt anh Phương phấn khởi nói: “Trồng ớt sừng vàng thuận lợi hơn rất nhiều so với trồng mía trước đây, chi phí đầu tư thấp dễ chăm sóc, dễ trồng, mau cho thu hoạch năng suất và lợi nhuận đạt cao, nông dân đất ít có thể chọn mô hình trồng ớt là cách phát triển  kinh tế bền vững”.

Hoa Phượng

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi

Ngày đăng: 2023-01-23 07:39:46

Ớt là một loại quả gia vị cũng như loại quả làm rau (ớt Đà Lạt) phổ biến trên thế giới. Cây ớt trồng trong chậu có thể làm một loại cây cảnh vì quả ớt có nhiều màu sắc: trắng, đỏ, vàng, cam, xanh, tím… tùy theo giống cây. Quả ớt dùng làm gia vị, thực phẩm vì chứa nhiều vitamin A, vitamin C gấp 5 – 10 lần hai loại sinh tố này có trong cà chua và cà rốt.

Nhờ vậy, nhu cầu và diện tích trồng ớt có chiều hướng gia tăng. Trồng ớt thường cho thu nhập cao, đặc biệt là ớt sừng vàng có năng suất cao, ít nhiễm bệnh, được thị trường ưa chuộng nên bán được giá. Tuy nhiên, cần có vốn và lao động đầu tư cao, trên chân đất lúa cần đầu tư lớn về phân bón. Thời gian sinh truởng kéo dài có nhiều nguy cơ về sâu bệnh hại, đòi hỏi phải có trình độ thâm canh cao.

Có thể trồng quanh năm.

2. Kỹ thuật làm đất trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi:

Đất trồng ớt phải chọn nơi quang đãng, có nhiều ánh sáng, trước đó 2 – 3 vụ không trồng các cây họ Cà như: cà chua, cà tím, ớt… Sau khi dọn đất sạch, cuốc lên một lớp sâu khoảng 2 – 3 tấc (càng sâu càng tốt vì rễ ớt ăn sâu 70 – 80 cm), xáo đất nhỏ lại, nhặt sạch cỏ dại và lên liếp để trồng. Mỗi liếp rộng khoảng 1 – 1,2m, dài tùy ý, cao 15 – 20cm (về mùa mưa hoặc ở những vùng đất thấp có thể làm liếp cao 50 – 60 cm để tránh úng). Giữa hai liếp có rãnh rộng 30cm. Khoảng cách trồng 50 – 80cm (25.000 cây/ha)

3. Kỹ thuật gieo cây con:

Do hạt giống của giống cây nầy rất nhỏ nên nhất thiết phải qua giai đoạn vườn ươm để sản xuất cây con. Sức khỏe của cây con đóng vai trò quan trọng cho sự sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất. Nếu có thể gieo ươm tập trung, với tay nghề cao sẽ tạo cây con khỏe, đồng đều, ít sâu bệnh và giảm giá thành (lượng giống sử dụng: 150 – 200 gr / ha).

Cần chọn đất cao ráo, thoáng, không bị che rợp. Liếp gieo rộng tới 0,8 – 1m, cao 20 – 30cm (tùy mùa vụ và chân đất). Đặt vỉ gieo hoặc bầu gieo lên liếp. Mặt liếp cần bằng phẳng để liếp không đọng nước, cây hưởng ánh nắng, nước tưới và dinh dưỡng đồng đều.

Trộn 1 đất + 1 phân chuồng hoai mục + 0,5 tro trấu (nếu có). Cho đất vào bầu hoặc vỉ gieo. Hạt giống được áo bởi thuốc trừ bệnh như Coc 85, Hạt vàng, Metyl MZ, Ridomyl, Benlate hoặc Rovral, trộn 1gr hạt trong 1ml dung dịch thuốc (1gr thuốc + 400ml nước). Sau đó, gieo hạt vào bầu hoặc vỉ gieo. Hạt gieo sâu khoảng 0,5 – 0,7cm. Sau khi gieo, phủ lưới hoặc rơm. Rải Basudin, Diaphos 10 H, Sagosuper 3 G để trừ kiến và tưới ngay sau khi gieo, sau đó tưới nước giữ ẩm mỗi ngày. Khi hạt nẩy mầm, cần gỡ bỏ lưới hoặc rơm ngay để cây cứng cáp.

Cần tiến hành 2 – 3 lần trong suốt giai đoạn vườn ươm, tỉa những bầu có 2 cây, dặm sang chỗ khác.

Các lần sau: Tỉa bỏ cây yếu, cây dị hình, dời bầu gieo xa hơn cho cây cứng cáp, kết hợp nhổ cỏ, bón thúc thêm nếu cây xấu.

Trước khi cấy 5 – 7 ngày, giảm nước từ từ, trước khi cấy 2 – 3 ngày ngưng tưới (tưới lại khi cây có biểu hiện héo) để rễ phát triển, cây cứng lại thì khi cấy cây ít chết. Trước khi cấy 2 – 3 giờ, cần tưới thật đẫm cho cây hút no nước, chờ ráo nước thì chuyển cây ra ruộng để cấy. Nên cấy cây lúc chiều mát, tránh làm vỡ bầu, ấn chặt gốc và tưới ngay sau khi cấy cho cây không mất sức. Cây con đạt 5 – 6 lá thật (25 – 30 ngày) có thể đem cấy.

4. Kỹ thuật chăm sóc Ớt Sừng Vàng Châu Phi:

Trồng dặm Ớt Sừng Vàng Châu Phi:

Sau khi cấy 7 ngày, kiểm tra đồng ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tuới ngay để tránh cây bị héo.

Cách tưới nước cho Ớt Sừng Vàng Châu Phi:

Đảm bảo đầy đủ nước cho cây sinh trưởng, giữ ẩm thường xuyên, tránh quá khô hoặc quá ướt.

Hướng dẫn cách bón phân cho Ớt Sừng Vàng Châu Phi:

– Bón lót khi làm đất (ha) 30 tấn phân chuồng hoai + 1.500kg vôi (để ớt có nhiều quả)+ 200 kg 20-20-15, nếu có màng phủ nông nghiệp.

– Bón thúc: Chia đều số lượng phân NPK còn lại (800kg) làm 4 – 6 lần, giữa các lần bón thúc hoặc thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá như Miracle – Gro, Yogen… Khi trái bắt đầu lớn, phun định kỳ CaCl2 0,4% trên trái, ½ tháng/lần.

Khi trồng được 20 – 25 ngày, tiến hành tỉa bỏ những nhánh gốc dưới cháng ba của cây, giúp cho cây ra hoa tập trung, dễ chăm sóc, tạo sự thông thoáng cho ruộng, ít bệnh.

Cây ớt mang nhiều trái, gặp gió mạnh dễ đổ ngã, cần cắm cây chống đỡ, tốt nhất là 1 cây chà/1 cây ớt, có thể 3 – 4 cây ớt cắm 1 cây chà. Sau đó, dùng dây nilon đen căng thật thẳng theo hàng cây chà đã cắm, căng nhiều tầng, tầng dưới cùng ngay bên dưới điểm phân cành, buộc dây vào thân ớt để cây có thể đứng vững.

– Đối với côn trùng: Phun định kỳ 5 – 7 ngày/lần để phòng sâu xanh, rầy, rệp, ruồi đục trái… có thể dùng Bassa, Oncol, Lannate, Fastac, Sherpa, Confidor,Supracide…

Phổ biến là loài Pythium sp. Phát sinh khi nhiệt độ không khí cao, ẩm độ đất cao. Không để đất bị úng hoặc mưa lớn rơi trực tiếp xuống vườn ươm. Nên xử lý đất trước khi đặt bầu hoặc vỉ bằng Benlate C, Sun-phát đồng 1%. Trước khi đưa cây con ra ruộng trồng, phải phun thuốc trừ bệnh bằng Ridomil, Rovral, Daconil…

* Bệnh thán thư hay đén trái:

Đây là một trong những bệnh gây hại rất nghiêm trọng, gây thối quả hàng loạt thường gây hại khi ớt già đến chín, bị nặng cũng có thể bị thất thu hoàn toàn. Nấm bệnh tồn tại rất lâu trong đất, trên cây và trong hạt cây bệnh, nông dân thường gọi nôm na là bệnh “đén trái”. Bệnh rất khó phòng trị trong mùa mưa, vì bệnh chỉ xuất hiện rất trễ khi trái chín.

Tác nhân: do nấm Colletotrichum spp.

Đầu tiên có vết ướt trên quả, sau đó lan rộng, biến thành màu tối thường có vết vòng, ở trung tâm vết bệnh có màu đen. Trong thời tiết ẩm, thấy có lớp bào tử nấm màu hồng cam trên bề mặt vết bệnh.

Điều kiện lây lan và phát triển:

Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa, có nhiều sương mù, bệnh lan truyền do nấm tồn tại trên tàn dư cây của vụ trước, ở những đất trồng ớt quanh năm, bón phân không cân đối.

Biện pháp phòng trị cho cây Ớt Sừng Vàng Châu Phi:

– Khi bệnh xuất hiện thì không tưới nước lên cây để phòng tránh lây lan nhanh

– Hái và tiêu hủy trái bị hư

– Có thể phun ngừa bằng một số thuốc: Score 250 EC, Antracol 70 WP, Folan 50 SC, Super Mastercrop 21 AS, Penncozeb 80 WP, Cocman 69 WP, Dithane M-45 80 WP, Topsin M 70 WP… 1-2 tuần phun 1 lần khi trái còn nhỏ.

* Bệnh thối đít trái do thiếu Canxi:

Phun định kỳ 7 – 10 ngày/ lần khi cây bắt đầu cho trái bằng CaCl2, hoặc nitrat canxi nồng độ 20 – 25gr/16 lít.

Chú ý: Canxi trong cây không chuyển vị, nên cần phun lên trái chứ không qua lá.

6. Thu hoạch Ớt Sừng Vàng Châu Phi:

Bắt đầu thu hoạch 105 ngày sau khi gieo.

Trái non màu trắng, xanh hơi vàng nhạt, khi trái chuyển qua màu vàng (trái già) và một phần trái hơi cam là có thể thu hoạch. Thịt trái dày, rất cay, thơm. Trái dài 10 – 12cm. Nếu chăm sóc tốt, năng suất có thể đạt 25 – 40 tấn/ha.

Sở khoa học công nghệ Đồng Nai

TIN TỨC KHÁC :

Ớt Sừng Vàng – Cách Trồng Đúng Chuẩn Để Cho Vụ Mùa Bội Thu

Những giá trị mà ớt sừng vàng mang lại

Đây là loại ớt được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam cũng nhu thế giới. Quả ớt có thịt dày, mùi thơm đặc trưng và vị rất cay. Kích thước chúng đạt đến 10- 12cm.

Giống ớt này mang lại những giá trị sau đây:

Là loại trái cây gia vị được nhiều gia đình ưa chuộng;

Ngoài dùng làm gia vị chúng còn được dùng làm cảnh vì mỗi giai đoạn quả có nhiều màu sắc: từ đỏ, cam, vàng cho đến trắng, xanh hay tím…;

Quả ớt sừng vàng châu Phi chứa hàm lượng vitamin A và vitamin C cao gấp 5 -10 lần cà rốt hay cà chua;

Do nhu cầu thị trường ngày càng tăng nên nên đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Đặc biệt giống ớt này có tỷ lệ sâu bệnh thấp.

Kỹ thuật trồng ớt sừng vàng châu phi đúng chuẩn Chuẩn bị đất

Đất trồng ớt phải tơi xốp, thoáng khí. Trước khi trồng bạn nên dọn sạch cỏ, cuốc đất cho tơi sau đó lên liếp rộng 1 – 1,2m và cao 15 – 20cm. Giữa mỗi liếp đất nên chừa rãnh rộng 30cm.

Nếu đất trồng nằm ở khu vực đất trũng, thấp hoặc trồng vào mùa mưa, bạn nên làm liếp cao 50 – 60cm để hạn chế ngập úng rễ gây chết cây.

Bạn nên chọn những nơi quang đãng có nhiều ánh sáng, trước đó không trồng ớt hay cà chua, cà tím…

Tiến hành gieo cây con

Vì hạt giống ớt sừng vàng khá nhỏ nên trước khi trồng bạn hãy gieo hạt. Cách gieo hạt như sau:

Chuẩn bị liếp đất gieo hạt bằng phẳng để khi gặp mưa không bị đọng nước và giúp cây tắm nắng, tưới nước đồng đều;

Có thể dùng vỉ gieo hay bầu ươm hạt. Giá thể gieo hạt là hỗn hợp đất trộn với phân chuồng ủ hoai và tro trấu.

Gieo hạt ớt vào bầu hoặc vỉ đã chuẩn bị. Gieo sâu 0,5 – 0,7cm.

Sau đó dùng rơm rạ hay lưới phủ lên bầu và tưới nước nhẹ nhàng để cấp ẩm cho đất. Đồng thơi duy trì việc tưới nước hàng ngày cho cây.

Khi hạt đã nảy mầm, bạn gõ bỏ lớp che phủ trên bầu hay vỉ gieo để cây phát triển khỏe mạnh.

Tỉa và trồng cây

Trong quá trình cây sinh trưởng, bạn nên để ý những bầu có 2 – 3 cây thì nhổ tỉa và trồng vào bầu khác. Những cây yếu, dị dạng, kém phát triển thì bạn nên chọn ra để riêng một khu vực để cây cứng cáp hơn.

Sau khi gieo được 25 – 30 ngày, cây ớt sừng vàng có 5 – 6 lá thật thì bạn có thể trồng.

Trước khi trồng cây vào đất, bạn nên giảm tưới nước tầm 2 – 3 ngày. Khi tiến hành trồng, bạn tưới nước trở lại với lượng nước thật nhiều để bầu cây no nước.

Sau đó đợi cây ráo nước rồi chuyển đi trồng. Lựa chọn lúc trời mát mẻ để trồng cây. Bạn trồng nhẹ nhàng để không làm bể bầu và dùng tay nhấn chặt gốc đồng thời tưới nước ngay sau khi trồng để lấy lại sức cho cây.

Cách chăm sóc ớt sừng vàng châu phi Tưới nước

Tùy vào tình hình thời tiết mà bạn điều chỉnh lượng nước tưới. Bạn nên tưới nước vào gốc cây. Tuyệt đối không nên tưới quá nhiều nước dễ làm úng cây dẫn đến năng suất thấp hoặc chết cây.

Trồng dặm

Sau khi trồng được 1 tuần bạn nên theo dõi để trồng dặm những gốc cây bị chết.

Việc này nên được tiến hành khi chiều mát. Sau khi trồng bạn nên tưới ngay để cây nhanh bén rễ.

Tưới nước: tưới vào gốc, vừa đủ ẩm, tuyệt đối không để ớt sừng vàng bị úng. Nếu cây bị úng, hoa sẽ rụng, năng suất thấp và có thể thối rễ.

Cắt tỉa

Để cây cho nhiều nhánh nuôi được nhiều quả, bạn hãy thực hiện việc cắt tỉa. Nếu không cắt tỉa, không những cây không sinh nhiều nhánh mà còn khiến cây có trọng tâm cao, dễ gãy đổ do mưa gió.

Bón phân

Để cung cấp dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh bạn cần nhờ đến phân bón. Bạn có thể dùng phân gà, phân bò và phân NPK.

Phòng trừ sâu bệnh

Giống ớt sừng vàng Châu Phi là giống ớt ít bị sâu bệnh. Thỉnh thoảng chúng bị xoăn ngọn. Bạn nên phun thuốc kịp thời để phòng trị bệnh triệt để không làm ảnh hưởng đến năng suất cây.

Thu hoạch

Sau khi trồng cây khoảng 100 – 105 ngày bạn có thể tiến hành thu hoạch ớt dần. Đặc điểm màu sắc quả ớt thay đổi theo từng giai đoạn:

Khi còn non chúng có màu xanh, trắng và hơi ngả màu vàng nhạt;

Lúc quả già, màu ớt chuyển qua vàng;

Khi quả ớt chuyển sang màu cam là thu hoạch được.

Nếu được chăm sóc tốt và đúng kỹ thuật, mỗi hecta cây trồng sẽ cho năng suất từ 25 – 40 tấn.

3.8

/

5

(

5

bình chọn

)

Kỹ Thuật Trồng Ớt Sừng Vàng Cho Mùa Bội Thu

Tổng quan về ớt sừng vàng

Ớt sừng vàng là một loại ớt cao sản thuộc loài Capsicum annuum. Chúng có đặc điểm chung là có mùi thơm, độ cay vừa phải. Như nhiều loại ớt khác, độ cay của chúng phụ thuộc vào độ chín của quả. Thông thường quả ớt càng chín sẽ càng cay, trong khi những quả non sẽ có độ cay thấp hơn.

Chúng có màu vàng tươi khi chín có thể chuyển sang màu đỏ, cam, tím,… tùy theo loài. Có lẽ vì sự đa dạng màu sắc mà nhiều nơi người ta còn trồng ớt sừng vàng như một loại cây cảnh.

Cây trường thành cao khoảng 40 tới 70 cm. Chúng có trồng ở nhiều vùng khí hậu, nhưng chúng phát triển tốt nhất là ở vùng khí hậu ấm áp. Trái cây trưởng thành sẽ có chiều dài khoảng 10cm tới 20cm. Chúng có dạng hình hơi cong và nhiều người nói chúng giống như quả chuối thu nhỏ.

Trong ớt sừng vàng chứa chủ yếu là nước tới 92%. Ngoài ra còn rất nhiều carbohydrat, chất béo và protein. Ớt sừng vàng cũng là nguồn giàu vitamin C, vitamin B6, vitamin A rất tốt cho hệ miễn dịch.

Nhiều người nói rằng ăn ớt với lượng vừa phải có thể tăng khả năng miễn dịch của cơ thể con người tương tự như ăn cam. Nhiều nghiên cứu ban đầu cho thấy ớt sừng vàng chứa lượng vitamin C, vitamin A nhiều hơn cà rốt và cà chua.

Kỹ thuật trồng ớt sừng vàng

Kỹ thuật trồng ớt sừng vàng không hề khó, chỉ cần lưu ý vài điểm sau đây là bạn có thể có một vườn ớt sừng vàng sai trĩu quả.

1. Thời vụ trồng ớt sừng vàng

Ớt sừng vàng là loại cây hàng năm hoặc nhiều năm. Điều này có nghĩa là bạn có thể trồng ớt mỗi năm hoặc để nhiều năm chúng đều có thể ra quả. Nhưng để đạt năng suất cao thì nên trồng ớt sừng vàng hàng năm.

Ớt sừng vàng có thể trồng quanh năm đều có thể phát triển tốt. Tuy nhiên để đạt năng suất cao, người nông dân nên tập trung vào các vụ mùa chính: Đông Xuân, Thu Đông và Xuân Hè.

Với vụ Đông Xuân thông thường sẽ tiến hành gieo hạt vào khoảng tháng 11 tháng 12 và thu hoạch vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau. Trong khi đó vụ Thu Đông thường được tiến hành trồng vào tháng 9, tháng 10 và thu hoạch vào tháng 12 hoặc tháng 1. Vụ Xuân Hè sẽ tiến hành trồng vào tháng 2 tháng 3 và thu hoạch vào tháng 5 tháng 6.

Ớt sừng vàng ưa thích khí hậu ấm áp. Do đó nếu ở miền Bắc sẽ được trồng nhiều vào vụ Hè Thu do khí hậu miền Bắc thường có mùa đông khá lạnh, trong khi miền Nam khí hậu ấm áp hơn sẽ trồng được nhiều vụ mùa năng suất cao hơn. Nếu muốn trồng vụ Đông Xuân hoặc Thu Đông nên có những biện pháp thích hợp để che chắn cho ớt.

2. Chuẩn bị đất trồng ớt sừng vàng

Để ớt sừng vàng đạt năng suất cao thì đất trồng là một trong những yếu tố quan trọng. Đất có tốt thì cây trồng mới tốt được. Đất trồng thông thường phải đảm bảo yêu cầu tơi xốp, thoát nước tốt.

Các loại đất cát pha, đất thịt pha cát, hoặc đất thịt pha sét,… sẽ thích hợp để trồng ớt sừng vàng. pH đất nên trong khoảng từ 5.5 tới 6.5 không bị nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn. Khu vực đất trồng nên ở nơi thông thoáng có ánh sáng đầy đủ và hệ thống cũng như nguồn nước hợp lý.

Đất trồng ớt sừng vàng tốt nhất nên là đất đã được luân canh những cây ngắn ngày như lạc, đậu tương, lúa,… Nếu vụ trước trồng các loại cà như cà chua, cà tím,.. thì không nên trồng ớt sừng vàng ngay mà nên luân canh các loại cây khác sau vài vụ hoặc 1-2 năm rồi mới tiến hành trồng ớt sừng vàng.

Việc luân canh sẽ tránh gây nhiễm các mầm bệnh từ các cây khác vào ớt sừng vàng, giúp cây phát triển một cách tốt nhất. Đặc biệt là với các loại cây họ cà thông thường sẽ rất dễ truyền các mầm bệnh gây hại.

Đất trồng nên được cày bừa tơi xốp, lên lại luống, loại bỏ sạch cỏ. Các luống có kích thước trung bình rộng khoảng 1m tới 1.2m, cao khoảng 20 cm tới 30cm. Kích thước có thể điều chỉnh khác biệt tùy thuộc vào điều kiện trồng. Nên chừa một lối đi rộng cỡ khoảng 30 cm giữa các luống.

Hạt ớt sừng vàng hiện nay được bán khá phổ biến. Với số lượng lớn bạn nên mua tại các cửa hàng hạt giống cây trồng. Hiện tại các trang mạng xã hội và thương mại điện tử như Shopee hoặc Lazada đang bán với giá trung bình khoảng 15k cho một túi 10 hạt.

Hạt ớt khá nhỏ do đó bạn nên ươm chúng trước để đảm bảo mật độ cũng như chất lượng cây trồng cần thiết. Hạt nên được ngâm nước ấm khoảng 40 độ C sau đó tiến hành ươm vào vỉ ươm hoặc bầu ươm. Hiện nay khá phổ biến dạng bầu ươm viên nén xơ dừa thân thiện với môi trường và giá cả hợp lý.

Khi cây bắt đầu này mầm thì có thể tiến hành trồng cây nhưng trước đó hãy tiến hành tỉa cây con trước. Những bầu có từ 2- 3 cây con cùng mọc tốt nên tiến hành tách ra bầu khác. Nhưng cây yếu kém nên để riêng ra để có chế độ chăm sóc cho cây phát triển tốt trở lại.

Khi ớt sừng vàng có từ 5 tới 6 lá thật bạn có thể tiến hành trồng chúng ra ngoài ruộng vườn. Bạn nên chọn khi thời tiết mát mẻ để tiến hành trồng cây. Đào các lỗ có cùng độ sâu và chiều rộng gấp đôi chiều rộng của bầu rễ của cây.

Sau đó tiến hành cho bầu xuống và hơi nén đất xuống. Các cây nên cách nhau từ 18 cm tới 24 cm. Các hàng cũng nên cách nhau khoảng 24 cm để đảm bảo cây có thể phát triển và cho quả một cách tốt nhất.

Cách chăm sóc ớt sừng vàng

Ớt sừng vàng ưa thích ẩm ướt do đó việc tưới nước đều đặn hàng ngày là điều rất cần thiết. Bạn nên tưới cho ớt sừng vàng vào buổi sáng sớm và chiều muộn và nên tưới vào gốc cây. Tránh tưới vào trời nắng có thể khiến cây bị táp lá, kém phát triển.

Mặc dù ưa thích môi trường ẩm ướt. Nhưng trong quá trình tưới nước cần chú ý không nên tưới quá nhiều khiến cây bị úng nước. Vào mùa hè có nhiều mưa tần suất tưới nên giảm xuống và chú ý để thoát nước cho những luống ớt sừng.

Nếu vào những ngày nắng nhiều, khô hanh, bạn nên tiến hành tưới nước cho cây hai lần mỗi ngày để đảm bảo độ ẩm cần thiết cho cây phát triển.

Phân hữu cơ nên được bón cho ớt sừng vàng hai lần một tháng. Tránh sử dụng phân bón có hàm lượng nitơ cao, nếu không cây sẽ phát triển về chiều cao và lá nhiều hơn và kém phát triển hoa quả.

Ngoài ra, trong lúc chuẩn bị đất trồng cây, phân hữu cơ cũng nên được bổ sung vào đất. Đồng thời ớt sừng vàng cũng cần các nguyên tốt vi lượng đặc biệt là magie, bạn có thể bổ sung các nguyên tốt vi lượng này lúc cây đang phát triển giai đoạn đầu.

Ngoài ra bạn có thể tạo một lớp phủ trên bề mặt đất trồng cây một lớp rơm rạ. Chúng vừa có tác dụng giữ ẩm vừa có tác dụng cung cấp dinh dưỡng về lâu dài cho cây ớt.

Cắt tỉa cây là một trong những việc quan trọng trong kỹ thuật trồng ớt sừng vàng cho năng suất cao. Khi cây phát triển cao khoảng 30 cm, bạn nên tiến hành cắt bỏ bớt ngọn và tỉa cây. Việc này sẽ giúp cây thông thoáng hơn.

Đồng thời việc cắt tỉa cây sẽ kích thích cây phát triển nhiều nhánh, nhanh ra hoa và quả. Tránh cây phát triển quá cao có thể cây đổ cây. Ngoài ra nó cũng giúp cây loại bỏ những bông hoa nở sớm, giúp ớt sừng vàng ra đúng chuẩn mùa vụ.

Tạo giàn cho ớt sừng vàng

Cây ớt sừng vàng trong một số trường hợp có thể cần giàn để đỡ cây tránh đổ đặc biệt khi trời mưa gió nhiều. Tuy nhiên việc này cũng không quá cần thiết. Giàn thông thường sẽ được làm khi bạn muốn cây phát triển cao.

Mùa thu hoạch ớt sừng vàng

Ớt sừng vàng sẵn sàng để thu hoạch khi trưởng thành hoàn toàn. Thông thường chúng mất khoảng từ hơn 2 tháng tới 3 tháng để có thể thu hoạch. Khi những quả ớt dài khoảng từ 10 tới 20 cm là có thể tiến hành thu hái.

Tùy thuộc vào giống ớt sừng vàng, chúng có thể đồng đều màu vàng nhạt, đỏ hoặc cam xung quanh ngọn. Dùng kéo để cắt phần cuống cao hơn quả khoảng một cm. Không nhổ ớt bằng tay vì có thể làm hỏng cây.

Thời gian sinh trưởng của ớt sừng vàng tương đối ngắn những chúng vẫn có thể mắc một số bệnh. Sên và rệp là hai đối tượng gây bệnh chính và thường gặp nhất ở ớt sừng vàng. Tuy nhiên hiện nay cũng có nhiều chế phẩm thuốc có sẵn trên thị trường để tiêu diệt các loài này.

Bạn nên quan sát và tiêu diệt chúng ngay khi có dấu hiệu. Nếu để cây bệnh nặng có thể những loại thuốc sẽ không còn tác dụng, bạn đành phải loại bỏ những cây bệnh để tránh lây bệnh trong các cây lành khác.

Ngoài ra còn có một số biện pháp để phòng tránh bệnh cho cây như là tránh tưới quá nhiều. Gieo hạt giống chất lượng tốt và sử dụng đất sạch bệnh rất hữu ích trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền qua đất.

Cây Ớt Sừng Vàng Châu Phi Giúp Dân Thoát Nghèo

Vậy là tôi đặt mua về trồng thử hơn 1 công (1.000m2) đất rẫy của gia đình. Lúc đầu cũng hồi hộp vì giống lạ, cách chăm sóc cũng không được hướng dẫn rành rọt. Trồng hai tháng là ớt cho thu hoạch. Mỗi tháng thu hoạch một lần được từ 600-700ký, năm ngoái giá ớt lên tới 30.000đ/ký, lời to so với trồng lúa. Bình quân mỗi công ớt cho thu nhập từ 35-40 triệu đồng/vụ, giá ớt hiện tại chỉ có 11.000đ/ký nhưng người trồng ớt vẫn lời so với trồng lúa”.

Ông Tha cho biết thêm: Ớt sừng vàng Châu Phi là giống ớt khi chín trái có màu hơi vàng, đỏ tươi chứ không đỏ sẫm như ớt sừng trâu bình thường và đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường với giá khá khả quan. Trồng lúa chi phí ban đầu rất nặng, từ khâu làm đất, xuống giống, làm cỏ, bón phân, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích…khi thu hoạch lại bấp bênh vì giá cả thất thường, nhiều khi lỗ nặng.

Còn trồng ớt chi phí nhẹ hơn rất nhiều, lại không phải mất thời gian chăm sóc, năng suất lại ổn định, cho thu hoạch liên tục, dù có rớt giá thì người trồng ớt vẫn có lãi so với trồng lúa. Chỉ cơ ngơi của mình và của mấy gia đình kế cận, vợ ông Tha hãnh diện: “Nhà cửa, xe cộ, tiện nghi sinh hoạt trong gia đình cũng được mua sắm từ tiền bán ớt cả. Nói chung nhờ cây ớt mà chúng tôi thoát nghèo”.

Còn gia đình ông Lâm Binh chỉ trồng thử khoảng 350m2 ớt nhưng đã thu được trên 8 triệu đồng từ cây ớt sừng Châu Phi. Nếu tính lợi nhuận qui ra sẽ đạt trên 150 triệu đồng/ha đất (chỉ trong vòng 4 tháng). Gia đình bà Lâm Thị Siêu, hàng xóm với ông Lâm Văn Tha, cũng chỉ trồng khoảng 2 công nhưng thu hoạch được gần 70 triệu đồng/vụ. Nhà cửa của bà Siêu được xây cất khang trang, rộng rãi, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ cũng từ tiền bán ớt. Còn anh Lâm Bạch Thái năm nay cũng mạnh dạn trồng khoảng 1,3 công ớt sừng Châu Phi và đang cho thu hoạch lần đầu tiên. Anh Thái cho biết: “Thấy bà con trồng ớt có lãi hơn so với trồng lúa, tôi cũng mạnh dạn vay tiền mua giống trồng thử xem thế nào. Cách đây vài bữa, tôi hái thử được hơn 10ký đưa ra chợ nhập, lúc này ớt đang rớt giá, chỉ còn 11.000đ/ký nhưng vẫn lời hơn nhiều hơn so với trồng lúa. Hiện tại ở địa phương giá lúa là 4.700đ/ký, tính ra lãi mỗi công lúa chỉ hơn 1 triệu đồng, còn trồng ớt thì chắc chắn lãi hơn nhiều, mỗi ký ớt bằng gần 3 ký lúa đấy”.

Để có tiền mua giống, vật tư, bà con phải vay bên ngoài hoặc mua thiếu của các đại lý, sau khi thu hoạch bán ớt sẽ trả dần (có tính lãi suất). Vì vậy, bà con rất mong được chính quyền quan tâm giải quyết cho vay vốn từ ngân hàng để bà con chủ động sản xuất, phát triển mở rộng diện tích cây ớt và tìm nơi tiêu thụ sản phẩm cho người trồng ớt vì hiện tại chúng tôi trồng theo kinh nghiệm và tự đưa sản phẩm đi tiêu thụ nên rất bấp bênh.

Vấn đề thứ hai mà hiện nay bà con đang lo lắng là việc trồng ớt cũng chỉ dựa theo kinh nghiệm chứ chưa được hướng dẫn về kỹ thuật từ cán bộ ngành nông nghiệp nên khi cây ớt bị nhiễm bệnh bà con không biết đó là bệnh gì, phun thuốc phòng trừ ra sao… từ đó, dẫn tới có không ít hộ bị thiệt hại về diện tích do ớt bị bệnh như thối thân, gãy cành, rụng trái…. Anh Lâm Bạch Thái nói: “Nếu được cho vay vốn ngân hàng và được tư vấn hướng dẫn về kỹ thuật trồng cũng như cách phòng trừ sâu bệnh thì bà con chúng tôi sẽ mở rộng hơn việc trồng ớt và đạt hiệu quả cao”.

Hi vọng, cây ớt sừng vàng Châu Phi sẽ bén duyên, bén rễ trên đất Sóc Trăng nói chung, trên đất An Ninh nói riêng giúp người nông dân làm giàu một cách ổn định, bền vững.