Cách Trồng Ớt Cực Nhiều Quả Tại Nhà Sai Quả

Ớt được xem như một gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình. Vậy còn chờ gì nữa mà không cùng Ăn Sạch Uống Sạch học cách trồng ớt tại nhà siêu dễ này!

1. Thời vụ trồng ớt

Với cách trồng ớt quy mô công nghiệp thường sẽ được gieo vào 3 vụ chính trong năm là Thu Đông, Đông Xuân, Xuân Hè.

Còn với mục đích sử dụng cho gia đình thì bạn có thể trồng bất cứ lúc nào cũng được hết nha!

2. Chọn giống ớt

Ớt cũng có rất nhiều loại chứ không phải riêng gì một loại ớt chỉ thiên mà bạn và gia đình đang dùng. Ngoài ớt chỉ thiên thì còn có các giống như: ớt sừng trâu, ớt sừng bò, ớt chuông,…

Hay như cách đơn giản nhất mà bạn có thể chọn đó chính là dùng những hạt từ quả ớt bạn dùng hằng ngày để gieo trồng.

3. Xử lý đất để thực hiện cách trồng ớt

Đất trồng ớt bạn có thể mua đất sạch hoặc trộn chung với phân bón hữu cơ tại các cơ sở bán vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Hoặc muốn tốt cho cây hơn thì bạn có thể cho các loại đất thịt, đất phù sa ven sông,..

Đất phải đạt độ tươi xốp và thoát nước tốt thì mới có lợi cho cây phát triển.

Với những đất mới mua thì bạn không cần phải làm lại đất. Thế nhưng với những đất đã trồng những loại cây khác thì bạn nên cày xới sâu (từ 20 – 25cm), phơi ải đất từ 10 – 15 ngày trước khi gieo trồng.

Bạn có thể trồng ngay tại vườn nhà mình hay chọn các vật liệu trồng rau thông thường đều có thể học cách trồng ớt tại nhà này.

4. Cách trồng ớt tại nhà 4.1. Gieo giống

Với những loại hạt giống bạn mua ở ngoài hay tại hạt của quả ớt cũng đều nên ngâm trong nước ấm (50 độ C) 3 tiếng trước khi gieo để đảm bảo tỉ lệ nảy mầm của hạt.

Gieo hạt trực tiếp vào đất vườn, chậu,…

Dù là với cách gieo nào thì bạn cũng nên lưu ý không gieo hạt quá gần nhau để cây có thể có đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

4.2. Cách chăm sóc cây ớt

Cách trồng ớt tại nhà chỉ ra rằng ớt là loại cây ưa nước, nhất là khi ra hoa và đậu trái. Tuy nhiên việc độ ẩm trong đất quá cao cũng làm cho cây dễ sinh bệnh và héo úa.

Vào mùa nắng bạn nên tưới cho ớt 3 ngày/lần. Mùa mưa thì nên chú ý để đất trồng ớt không thoát nước được làm úng rễ chết cây.

Khi thấy cây cao được 10cm thì bắt đầu giữ những cây khỏe mạnh và loại bỏ những cây héo úa, cây thiếu chất dinh dưỡng.

Ớt là cây dễ bị bệnh, cho nên khi học cách trồng ớt tại nhà này bạn nên dùng dung dịch gừng tỏi ớt thường xuyên để phòng ngừa những côn trùng bệnh hại phá hoại. Khi thấy có nhánh bị bệnh thì tiến hành cắt bỏ và cách ly để tránh lây lan qua những cây khác.

4.3. Thu hoạch

Sau 2 – 3 tháng là bạn có thể thu hoạch những quả ớt đầu tiên rồi đấy.

Khi thu hoạch xong nên nhổ cỏ, xới đất và bổ sung thêm phân để cây có đủ dinh dưỡng tiếp tục nuôi những lứa tiếp theo.

Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH

Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia

ADD: 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM

Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)

Kỹ Thuật Trồng Ớt Cho Sai Quả

Không phải ai cũng có kinh nghiệm trồng ớt cho quả sai và ngon. Thapxanh sẽ giúp bạn trang bị đầy đủ kỹ thuật về cách trồng rau sạch đối với giống ớt cay mà bạn có thể áp dụng trồng tại nhà.

Với kinh nghiệm chia sẻ về Vậy còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay ngay vào khâu chuẩn bị kỹ thuật trồng ớt, Chúng tôi đảm bảo cây ớt sẽ sinh trưởng phát triển tốt, sai quả. dụng cụ và hạt giống ngay từ bây giờ.

Thời vụ trồng ớt Ớt có thể trồng được 3 vụ chính trong năm ngoài ra bạn vẫn có thể trồng quanh năm: Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 – 9, thu hoạch từ tháng 12 – 1 dương lịch. Vụ chính (Đông Xuân): Gieo hạt tháng 10 – 11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch. Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch.

Hiện nay, giống ớt được trồng phổ biến: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm, ớt Cu tí, ớt Ngũ Sắc, ớt mix, ớ Chuông đỏ, ớt Chuông vàng, ớt Chuông đen, ớt Chuông mix…

Làm Chuẩn bị đất đất tơi xốp trước khi cho vào chậu trồng, có thể trộn trêm đá trân châu, xơ dừa, trấu để cây ớt sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất, bạn nên bón lót 1 chút super lân, phân NPK, Calcium nitrat. Ngoài ra, bạn nên sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.

Xử lý Tốt nhất nên gieo vào hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng. khay ươm hạt, nếu không bạn hãy sử dụng viên nén xơ dừa, viên nén ươm hạt để ươm cây.

Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng: 4kg Ngoài ra bạn nên trồng bằng phương pháp – Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt. – Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo. – Bón phân: Phân nên chia làm 4 lần bón:

Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat. Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat. Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali, 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat. Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat. Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo. thủy canh, dùng dinh dưỡng thủy canh cho củ quả của thapxanh để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Thu hoạch Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng. Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển sang màu đỏ Một số sâu, bệnh thường gặp – Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có thể dùng Confidor, Admire… để phòng trị. – Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín. – Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá, và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Decis… – Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B,…. – Bệnh héo chết cây: Đối với bệnh do vi khuẩn, cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rãi vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score. – Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil,…

Cách Trồng Ớt Peter Hình “Của Quý” Sai Trĩu Quả

Được mệnh danh là loại quả thuộc hàng độc nhất vô nhị, ớt Peter được trồng chủ yếu ở Đông Texas, Louisiana (Mỹ) và Mexico. Loại ớt có hình dạng giống “của quý” của nam giới này đã từng giành giải “Giống ớt gợi cảm nhất” bởi Tạp Chí Làm Vườn Hữu Cơ. Ớt Peter phổ biến có hai màu đỏ hoặc vàng khi chín. Khi du nhập vào Việt Nam, giống ớt kỳ lạ này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều người ưa trồng trọt.

Ớt “của quý” dài khoảng 7-10cm và có đường kính 2,5-3,5cm khi chín. Ngoài hình dáng đặc biệt, ớt Peter cũng thuộc dạng rất cay (cay bỏng lưỡi). Vì vậy, ít khi ớt Peter được dùng trong thực phẩm hàng ngày, mà chủ yếu để ngâm hoặc trang trí.

1. Chuẩn bị

Chuẩn bị đất trồng: Chuẩn bị sẵn đất cát pha, đất thịt pha sét, phù sa ven sông hay đất canh tác lúa. Đây là loại đất trồng thoáng và xốp, giàu chất hữu cơ và cũng khá dễ kiếm.

Dọn sạch cỏ, tưới nước và để đất thoát nước tốt. Bạn cũng có thể bón lót một lượng vừa phải vôi, phân NPK. Bón phân được tiến hành làm ba đợt, một đợt trước khi trồng và một đợt bón sau khi trồng được 20-25 ngày và khi đậu trái tiếp tục bón một lần nữa.

Chọn hạt giống: Bạn có thể chọn mua hạt giống tại các cửa hàng cây giống. Điều này làm cho cây ớt sau này ít mầm bệnh và cho năng suất cao.

Nếu bạn lấy hạt giống từ quả, chọn những quả ớt chín đều, cầm chắc tay và có nhiều hạt đều nhau. Sử dụng trà hoa cúc hoặc 2 muỗng nước oxy già (Hydrogen Peroxide) để khử trùng hạt trong một cốc nước ấm.

Ngâm hạt giống: Ngâm hạt ớt trong nước khoảng 50 độ C (2 sôi 3 lạnh) trong 2-8 tiếng để đẩy nhanh sự phát triển của hạt ớt.

2. Cách trồng ớt Peter

Người dùng có thể sử dụng các khay chuyên nghiệp để gieo hạt hoặc tận dụng các vỉ đựng nước đá cũ tủ lạnh để gieo hạt giống vào đó. Nhớ đục lỗ dưới đáy để đất thoát nước.

Đưa lô ớt đã gieo vào nơi có nhiệt độ ấm áp hoặc đặt trong một căn phòng có đèn sợi đốt chiếu sáng. Đảm bảo nhiệt độ phòng thích hợp để hạt ớt phát triển thành mầm cây.

Sau khi hạt ớt nảy mầm và phát triển, có độ cao 10-15cm, bạn hãy đánh cây ớt ra khỏi lô gieo hạt. Những cây được tách ra trồng riêng vào các chậu phải là cây khỏe mạnh.

Đầu tiên, mỗi ngày vài tiếng đem cây con ra ánh sáng tự nhiên một vài giờ, tăng dần số giờ qua mỗi ngày để cây có thời gian thích ứng tốt với ánh sáng tự nhiên trước khi đưa cây con hoàn toàn ra ngoài trời.

Bạn tỉa các nhánh, lá cây ở bên dưới gốc để gốc cây thông thoáng và phân tán rộng khi cây ớt lên cao khoảng 20cm.

3. Thu hoạch

Với chế độ chăm sóc tốt, 2 tháng sau khi trồng ớt sẽ ra hoa. Lúc này bạn hãy bón thêm phân, thụ phấn cho hoa để cho cây ớt thêm sai quả.

– Không trồng quá nhiều ớt, để tránh sự ảnh hưởng phân tán nhánh về sau. Tưới nước hàng ngày.

– Không nên trồng ớt quá dày trong một chậu cây, ảnh hưởng đến sự phát triển phân tán nhánh về sau. Nếu trồng ớt trong các chậu to, nhớ giữ khoảng cách 20-30 cm.

– Rải thêm rơm rạ ẩm xuong quanh gốc cây, nhớ bắt sâu, vun xới đất cho cây.

(Ảnh: Chilli Grown & Plant T, Growing Chillies, Out of My Seed)

Tự Trồng Ớt Cay Tại Nhà Sai Quả

Tự trồng ớt cay tại nhà sai quả

Khi thời tiết ấm dần lên, tối thiểu là 32 – 34oC và có vị trí đón được nhiều ánh nắng, bạn có thể dễ dàng trồng một số loại ớt trong nhà. Giống ớt anh đào, ớt chỉ thiên và ớt chuông… đều thích nghi tốt với môi trường trong nhà.

Ớt cần khá nhiều không gian, do đó, bạn nên trồng chúng trong những chậu cảnh hoặc dụng cụ trồng khác có thể tích lớn, từ 3- 5 lít. Nếu bạn mới trồng lần đầu, cách tốt nhất là mua cây giống về trồng thay vì gieo hạt.

1. Thời vụ trồng ớt:

Ớt có thể trồng được 3 vụ trong năm:

Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 – 9, thu hoạch từ tháng 12 – 1 dương lịch.

Vụ chính (Đông Xuân): Gieo hạt tháng 10 – 11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch.

Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch.

2. Giống:

Hiện nay, giống ớt được trồng phổ biến: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm…

3. Chuẩn bị đất:

Làm đất tơi xốp trước khi cho vào chậu trồng, để cây ớt sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất, bạn nên bón lót 1 chút super lân, phân NPK, Calcium nitrat. Ngoài ra, bạn nên sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.

4. Gieo trồng:

Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng.

5. Chăm sóc:

– Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.

– Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.

– Bón phân: Phân nên chia làm 4 lần bón:

Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng: 4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.

Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.

Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali, 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.

6. Thu hoạch:

Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng.

Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển sang màu đỏ

7. Một số sâu, bệnh thường gặp:

– Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có thể dùng Confidor, Admire… để phòng trị.

– Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.

– Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá, và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Decis…

– Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B,….

– Bệnh héo chết cây: Đối với bệnh do vi khuẩn, cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rãi vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.

– Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil,…

Kĩ Thuật Trồng Ớt Sai Trĩu Quả Tại Nhà

Thời vụ trồng ớt cay tại nhà Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt cay tại nhà

Do trồng tại nhà nên lựa chọn đất trồng phù hợp. Nên mua ở những cửa hàng bán sẵn. Kỹ thuật trồng ớt cay tốt nhất là gieo hạt hoặc có thể mua giống cây con về trồng. Nếu chọn phương pháp trồng bằng hạt có thể tận dụng trái ớt khi đã chế biến vỏ rồi ngâm hạt ớt trong nước ấm khoảng 50 độ C khoảng 3 tiếng. Tỷ lệ pha nước ngâm hạt là 2 sôi : 3 lạnh.

Sau đó cho một ít đá sỏi xuống đáy chậu để đất ít hoặc không bị trôi đi nhiều dinh dưỡng khi tưới rồi phủ đất lên. Lưu ý nên để khoảng cách hạt giúp cây mập hơn. Có thể gieo trực tiếp vào chậu hoặc vào khay hạt giống, các cốc giấy nhỏ… rồi đặt chậu ở chỗ nhiều ánh sáng.

Khi cây nảy mầm, nên tưới nhẹ nước hàng ngày. Khi cây cao khoảng 10 cm nên chọn cây khỏe, mập, thẳng và loại bỏ cây nhỏ, yếu, cong. Hàng ngày, bạn có thể tưới thêm nước vo gạo 2 hai lần/ngày. Khi cây lớn hơn, bạn tiếp tục bón bã chè vào gốc và tỉa bớt lá để cây tập trung ra hoa, đậu quả.

Cần nhớ rằng, ớt cần nhiều nước nhất lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Giai đoạn này thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít. Nếu khô hạn kéo dài thì tưới rảnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 3-5 ngày tưới/lần. Tưới thấm vào rãnh tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu.

Tỉa nhánh và phòng bệnh cho cây ớt cay

Để cây phát triển mạnh và tạo sự thông thoáng nên tiến hành tỉa nhánh và lá. Giúp cây đứng vững cần làm giàn và nhớ không được để cành lá và trái chạm đất. Việc làm này cũng giúp hạn chế thiệt hại do sâu đục trái và bệnh thối trái. Sau mỗi đợt ớt chín, bạn cần xới đất ở gốc rồi và thay lớp đất trên cùng bằng cách thêm đất mới, cắt tỉa lá, cành để ớt ra nhiều đợt quả hơn.